PV Alex Tang- Bàn Phím gõ tiếng VIệt- 2019

Tin Mừng Cho Người Việt-Bàn Phím Gõ Tiếng Việt

LGT: Một vấn nạn lớn cho người trung niên hoặc cao niên: gõ tiếng Việt có dấu. Muốn gõ, họ phải bỏ ra vài ngày cho đến vài tuần cho nhớ, dù là gõ kiểu VNI hay Telex. Vài năm nay, Facebook là môi trường mở, rất good và quyến rũ nhiều người tham gia thảo luận về mọi vấn đề thế nhưng vấn nạn trên đã hạn chế người Việt trung niên hay cao niên. Giới trẻ thì ít bị vì họ đã học gõ từ lâu. Tuy vậy hôm nay xin chính thức báo tin mừng: kể từ nay quý vị “mù gõ” (tức là không biết gõ tiếng Việt có dấu) sẽ hết bị “mù”! Chúng ta đã có bàn phím gõ tiếng Việt. Xin mời Hoàng Lan Chi phỏng vấn Alex Tang (tên Việt là Đường Hoàitrung).

Hàn Quốc và Nhật Bản đều có bàn phím riêng. Việt Nam thì chưa. Cá nhân tôi nghĩ rằng đây là một đóng góp lớn, là “niềm tự hào dân tộc”. Tuổi trẻ Việt ở hải ngoại vẫn yêu, vẫn nhớ tiếng Việt, và đã dành 10 năm để tìm tòi hầu đóng góp vào việc gõ tiếng Việt nghĩa là góp phần “người trẻ hải ngoại bảo vệ tiếng Việt”.

****************

Hoàng Lan Chi: Xin chào Alex Tang. Tôi đang sử dụng bàn phím gõ tiếng Việt do Alex gửi tặng. Dùng rất tốt. Tôi muốn phỏng vấn Alex Tang về “Hành Trình Bàn Phím Gõ Tiếng Việt”. Trước hết xin vui lòng cho biết đôi chút về tiểu sử?

Alex: Chào cô Lan Chi và khán thính giả. (Alex rời VIỆT NAM lúc 9 tuổi, cùng ba má và em trai 6 tháng tuổi vượt biên và vượt biển qua Hồng Kông, sau đó bay sang Phi Luật Tân, và cuối cùng bay đến Hoa Kỳ. 27 năm qua, gia đình định cư tại Houston, TX do ông dượng bà dì đón về). Hồi nhỏ Alex thích đọc sách và thả diều. Ba của Alex nói là học ngôn ngữ có lợi đến bộ não. Nên đêm về má của Alex thường đọc chuyện nhi đồng bé chờ đón giao thừa ru Alex ngủ. Mỗi lần đưa tiễn thân nhân tại phi trường Tân Sân Nhất, má đều mua cho Alex chiếc máy bay bằng mốp có động cơ xoắn dây thun. Chơi không lâu thì máy bay đó nếu không bị gãy cánh, thì cũng bị sút chong chóng. Rồi má Alex lấy báo cũ, tre khô, và cơm nguội dạy Alex làm diều. Khi đi học, Alex chọn ngành kinh doanh, ngoại ngữ và hàng không. Học xong, Alex nhập ngũ Không Quân Hoa Kỳ (US Air Force). Sau khi giải ngũ, Alex làm việc tại phi trường Bush và Hobby của Houston Airports System. Gần đây thì Alex đã nghỉ làm việc cho Cơ Quan An Ninh Vận Chuyển (TSA) của Bộ Nội An (DHS) để tập trung toàn thời gian vào Ablenaut Corporation, một Tiểu Thương Mại của Cựu Quân Nhân (SVOB) do Alex thành lập năm 2017. Dưới đây là tấm hình con đội nón, má ôm bằng chụp tại buổi lễ tốt nghiệp Đại Học Hàng Không Embry Riddle (ERAU ) vào năm 2018.

Hoàng Lan Chi: Xem như Alex làm việc về “hàng không”. Vậy cơ duyên nào đã khiến Alex có ý tưởng về một bàn phím gõ tiếng Việt?

Alex: (Alex đã từng phụ giảng Việt ngữ vào mỗi sáng chủ nhật, đã từng làm thông ngôn tại bệnh viện, và đã từng dịch văn bản cho chính phủ địa phương trong lúc theo đuổi ngành quản lý hàng không trên 10 năm qua. Những việc Alex vừa kể đều có liên hệ mật thiết đến chữ Việt và bàn phím.) Tiếng Việt là phần mềm của bộ não cũng như Window là phần mềm của điện não. Cái khổ của người Việt khi dùng bàn phím là chữ Việt ta chưa có bàn phím Việt chính thức tuy hiện nay thế giới có khoảng 14* phần mềm gõ chữ Việt. Điều ngạc nhiên nhất là đã gần 400 năm qua từ khi Chữ Việt đầu tiên được hình thành trong quyển từ điển ba ngôn ngữ Việt Bồ La, Chữ Việt ta vẫn chưa có bàn phím Việt do người Việt phát minh, chế tạo, và phổ biến ra ngoài. Đối với riêng Alex, đây là một sự thiếu sót của Chữ Việt, là một sự thiệt thòi của Tiếng Việt, và là một sự thất thoát của Người Việt. Vì thế, bao năm qua Alex đã miệt mài nghiên cứu và phát triển bàn phím Việt tiêu biểu để cống hiến đến mọi người. Có bàn phím Việt thì mới gõ tốt chữ Việt thì mới bảo tồn tiếng Việt thì mới tự hào người Việt như các dân tộc bạn.

Hoàng Lan Chi: Thời gian từ khi “thai nghén” đến khi hoàn tất là bao lâu?

Alex: Dạ thưa cô Lanchi, quá trình là trên 10 năm tìm tòi, nghiên cứu, và 2 năm phát triển. Tổng cộng là hơn 1 chu kỳ 12 con giáp.

Hoàng Lan Chi: Tại sao lại quá lâu như vậy?

Alex: Dạ lâu vì có vài yếu tố tác động. Lúc đầu Alex tìm tòi chữ Việt vì do tính hiếu kỳ của sở thích cá nhân, một mình một bóng. Sau này Alex nghiên cứu chữ Việt vì có nhu cầu viết bài và dịch ngữ, rồi bắt đầu chia sẻ với người chung sở thích. 2 năm gần đây những lỗ trống kiến thức đó được phát triển và những thông tin lặt vặt liên quan đến chữ Việt xưa kia nay tụ thành hệ thống căn bản. Nói tóm lại là nghiên cứu để tìm tòi những kiến thức mới chưa bao giờ có. Tuy chậm, nhưng có tiến triển đều là chuyện thường (research leads to new knowledge, it is slow and steady which is normal). Ta có thể ví nghiên cứu như tre mọc rễ và phát triển như trúc mọc thân vậy. Lúc đầu chậm, lúc sau nhanh.

Hoàng Lan Chi: Alex tìm tòi một mình hay có ai cùng làm việc?

Alex: Vì đây là quá trình nhiều thử thách để bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa, đương nhiên là Alex làm việc chung với hai bậc sư phụ khả kính và khả tin: thầy Nguyễn Văn Nghĩa và giáo sư Mai Thanh Truyết cùng tìm tòi những vấn nạn thường gặp trong chữ Việt. Có nhiều ngày hai vị này nhẫn nại ngồi nghe Alex thêm bớt ý kiến cả 4 tiếng đồng hồ. Thường thì thầy Nghĩa và Gs Truyết đặt vấn đề rồi đêm về Alex là người suy nghĩ nát óc bạc tóc tìm giải pháp.

image015 1

image016

Hoàng Lan Chi: còn gia đình, ví dụ cha mẹ, cô dì hay người yêu. Họ đã đóng góp ra sao cho việc “tìm tòi” này của Alex?
Alex: À! Cảm ơn cô gợi ý.Ông bà ta có câu, “ở nhà nhờ cha mẹ, ra ngoài nhờ bạn bè”. Đúng vậy, ngoài hai thầy và song thân ra, người bạn mà Alex muốn dành chút thì giờ cảm ơn là người bạn đồng hành trong bốn năm trời qua, người bạn thông cảm cho sự miệt mài quên đêm, và cũng là ánh sáng trong bóng tối, cô Đỗ Nguyệt Ánh.

Hoàng Lan Chi: Có thể kể sơ lược các giai đoạn tìm tòi?

Alex: Hỏi đến đây thì Alex nhớ đến mùa học cuối của dự án tốt nghiệp 2018. Vào năm 1977, NASA phóng ra quả đất hai chiếc phi thuyền thám hiểm không gian tên Voyager 1 và Voyager 2. Trên mỗi chiếc phi thuyền thám hiểm này đã chứa một chiếc dĩa vàng (Golden Record). Mặt dĩa đã ghi khắc nhiều thông điệp bao gồm hình ảnh, âm thanh, và tiếng chào của 55 ngôn ngữ của nhiều sắc tộc trên quả đất. Mục đích của NASA là nếu có loài thông minh nào từ hành tinh khác trong vũ trụ khám phá và giải mã được thông điệp trên chiếc dĩa vàng này, thì sẽ biết là ở tại thái dương hệ này, trên hành tinh thứ ba từ mặt trời này, có một nền văn minh đang mong mỏi muốn được kết bạn với nền văn minh của quý vị trong vũ trụ này. Vậy quý vị muốn biết Alex khám phá được gì không? Trên chiếc dĩa vàng đó có một câu TIẾNG VIỆT lưu lại và gửi gắm cho người hành tinh khác. Nếu hiện tại người nói thông điệp này còn sống và xem được buổi phỏng vấn hôm nay do cô Lanchi chủ bút, thì Alex xin chân thành gửi đến anh bạn lời chào thân hữu.

Nghe phút 4:53 https://www.youtube.com/watch?v=PPDn7-TKwZs

https://www.youtube.com/watch?v=L6zulqXLPUw

http://www.collectspace.com/news/news 090517a voyager 40th anniversary golden record.html

Hoàng Lan Chi: Thế mạnh của Unikey là “Bảng gõ tắt”. Nó tương tự tool “Auto correct” của Word. Vậy software hỗ trợ cho bàn phím gõ tiếng Việt của Alex có tool này không và cách vận hành của nó như thế nào?

Alex: Điểm mạnh của bàn phím Vitoky™ là nó có 47 nút chánh bao gồm 45 ký hiệu như sau: 27 phụ âm, 12 mẫu âm, và 6 thanh điệu. Thứ nhất, các chữ và dấu kể trên được sắp đặt trên mặt nút. Mỗi chữ một nút, mỗi dấu một gõ. Nếu ta thấy được, thì ta gõ được. Nghĩa là trọn bộ 39 mẫu tự và 5 dấu đều hiện trên bàn phím Vitoky™. Nếu dùng bộ gõ Unikey để gõ 44 ký hiệu đó, ta phải gõ 63 lần (bao gồm 11 chữ đôi và 7 chữ đơn phải gõ từ 2 đến 3 lần thì chữ mới hiện ra. Vậy ta biết là bàn phím Vitoky™ giảm số gõ đến 30%. [(44÷63)x100=70%]. Điểm đáng lưu ý nhất là bàn phím Việt này có thể thay thế bàn phím Anh vì nó có chức năng song ngữ. Về phần gõ tắt, đương nhiên là ta có bộ gõ Việt Tốc Ký™ như sau và xin tóm lược bằng bốn câu bảy chữ (thất ngôn tứ tuyệt) dưới đây:

Hoàng Lan Chi: được biết có thể Alex sẽ hợp tác với Luraco, một công ty khá lớn mà chủ nhân là “hậu duệ VNCH” để nghiên cứu sản xuất ra bàn phím gõ tiếng Việt. Xin vui lòng chia sẻ?

Alex: Hiện tại thì Alex được cô Lan Chi giới thiệu đến anh Tom Lê (CEO) và anh Ts Huy Lê (Founder) của Luraco tại Dallas, TX để hy vọng mình sẽ có thể cống hiến bàn phím này đến người Việt. Trước mắt Alex đang lập kế hoạch và sẽ công khai kết quả sau buổi hợp trong tương lai gần đây.

Hoàng Lan Chi: Nếu bây giờ mọi người muốn mua thì phải làm thế nào? Giá tiền kèm cước phí nội địa HK là bao nhiêu?

Alex: Nếu khán thính giả muốn mua, xin gửi điện thư đến banphimviet2019. Hãy nhớ điền tên họ, địa chỉ, và ý kiến thiết kế. Ví dụ: 1, 2, hay 3 màu, 1 hay 2 ngôn ngữ, và để tên hay không và mấy chữ. Giá tiền là tùy vào lựa chọn, chỉ khoảng ($40-50) hoặc (75- $100) cho các loại bàn phím khác nhau. Bưu phí khách hàng trả riêng.

Hoàng Lan Chi: tôi đề nghị 100 người ghi danh đầu tiên mua sẽ đặc biệt được Alex “thiết kế keyboard” có tên của họ, được không?

Alex: Đương nhiên được nếu là 100 người đầu tiên.

Hoàng Lan Chi:

Bàn phím do Alex tặng Hoàng Lan Chi

Xin được giải thích thêm cho quý độc giả: 1-2 màu có nghĩa bàn phím mầu đen, các chữ mầu ( trắng-white hay xanh-bleu). Tên riêng được in ở phím space bar và có mầu tùy ý thích người mua. Trong hình chụp keyboard của Hoàng Lan Chi: chữ mầu trắng là chính, các chữ phụ mầu bleu và tên Hoàng Lan Chi có mầu vàng. Keyboard này sẽ không phải là “keyboard chuẩn của Mỹ”. Một số vị trí các key của “keyboad chuẩn” đã bị thay đổi. Ví dụ:

1) Dấu hỏi ngã được đưa lên hàng 3 ở bên phải.

2) Các dấu sắc huyền hỏi ngã nặng : được dùng trên keyboard. Nhìn thấy rõ ràng. Không cần nhớ quy tắc như gõ kiểu VNI hay telex hay VIQR…

3) Các chữ đặc biệt ư, ơ,, a, ă, â ở hàng trên cùng ( nơi có các number của keyboard chuẩn Mỹ). Đặc biệt hàng này có thêm những chữ Việt hay dùng như Nq, Nh, Ng, Ch

4) Gõ chữ thường như keyboard Mỹ. Chữ Hoa: Shift hoặc Capslock.

5) Bấm phím Shift ở bên phải: sẽ dùng các ký tự mầu xanh.

6) Muốn dùng “number” : dùng bên phải.

Do đó với những cao niên hay trung niên chưa học gõ tiếng Việt bao giờ: có lẽ sẽ nhanh hơn những người như Hoàng Lan Chi ( vì đã học kiểu gõ VNI hay telex cả trên 10 năm rồi). Tuy thế, vì bàn phím Vitoky™ giúp ích nhiều cho những người viết Anh-Việt nên hiện giờ Hoàng Lan Chi đang dành mỗi ngày 10 phút để học bàn phím này.

“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. ( NBH)”.

Vì thế nếu như bạn có nhu cầu viết tiếng Việt, tham gia Facebook với bạn bè Mỹ Việt thì nên dành thì giờ học gõ tiếng Việt với bàn phím Việt. Bạn không phải nhớ muốn gõ sắc thì phải gõ 5 keys này (s, a, số 8, số 1, c) mà đơn giản chỉ gõ 4 keys ( s,ă,c, dấu sắc). Mọi cái cho quý bạn nhìn thấy ở bàn phím. Như thế quý bạn sẽ không còn là “những người mù gõ”, gây khó chịu cho người khác khi gõ không dấu. Quý bạn có thể tham gia cho ý kiến (comment) về mọi vấn đề với bạn hữu qua mail, Facebook bằng chữ Việt có dấu. Ý tưởng của quý bạn sẽ được netters đọc nhanh và hiểu khá dễ dàng, không mất thì giờ “đoán” mà có khi còn “đoán sai”.

Bài này từ trong nước nói về các loại keyboards: https://my-best.vn/15417/. Quý bạn có thể chọn keyboard tùy ý thích và “order” riêng.

Hoàng Lan Chi thực hiện

6/2019

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on PV Alex Tang- Bàn Phím gõ tiếng VIệt- 2019

Trần Song Hải- Chúc Mừng Châu Ngọc Hà-Ngọc Ngữ về v ới nhau sau khi hát chung “Cô nữ sinh Gia Long ” của Nguyễn Văn Đông – March 25, 2023

Trần Song Hải is at Melia Vinpearl Tay Ninh.

Chúc Mừng Châu Ngọc Hà-Ngọc Ngữ về với nhau sau khi hát chung “Cô nữ sinh Gia Long ” của Nguyễn Văn Đông

Tây Ninh, Vietnam ·

Chúc mừng Ca Sỹ Châu Ngọc Hà và Ca Sỹ Ngọc Ngữ lên xe hoa với…. nhau vào thứ bẩy tuần này, tại quê hương Tây Ninh. Hai người này đúng có duyên thiệt, hát chung với nhau một bài, rồi yêu nhau, rồi hát tiếp chung với nhau, rồi yêu nhau nhiều hơn nữa, cuối cùng cùng rủ nhau vô 1 nhà…. Mời các bạn cùng nghe bài hát định mệnh đó…

Cô nữ sinh Gia Long trên sân khấu Thúy Nga:

https://youtu.be/WNA2JO45tuo

CEO của trung tâm Thuý Nga chị Tô Ngọc Thuỷ còn “gài” thêm cho 2 bạn hát chung “Đám cưới đầu xuân” cách đây hơn năm và CD “Thiệp hồng anh viết tên em”… không ngờ đám cưới đầu xuân thật…. Quá có hậu cho hai bạn và có hậu cho trung tâm Thúy Nga.

https://youtu.be/gC0Qfi1oryc

LanChi Hoang

Nói cho đúng ra thì cặp này phải cảm ơn cô Lan Chi đó con ơi Biết sao không? vì cô yêu cầu Marie Tô phải cho bài cô Nữ Sinh Gia Long vào chương trình Chiều Mưa Biên Giới, tưởng nhớ Nguyễn Văn Đông chứ trước kia rất rất ít người biết bài hát đó. Vì cô là cựu nữ sinh Gia Long nên khi biết bài đó, cô hỏi chú Nguyễn Văn Đông và chú có mail cho cô là chú không lancer nhiều vì khi ra đời, một người chê hình cô nữ sinh ở bản nhạc coi buồn. Cô bèn reply chú Nguyễn Văn Đông ( Đúng vậy. Anh làm gì mà cho hình nữ sinh Gia Long không đẹp gì hết) Nhưng vì là “cô nữ sinh Gia Long” dính tới trường cũ nên cô yêu cầu Thủy thế. Trong chương trình, Kỳ Duyên cũng có nói trên sân khấu ” Bài này do cô Hoàng Lan Chi gửi tới Thúy Nga bla bla..” và khi Marie Tô live stream trước khi trình chiếu, cũng có nhắc tại sao có ” Cô NS Gia Long” trên sân khấu Thúy Nga. Marie Tô rất công phu y như đạo diễn nước ngoài. Marie Tô hỏi xin cô ..phù hiệu Gia Long (!). Cô bèn passer qua cựu hội Trưởng Gia Long đang ở cùng Orange County vời Thủy nhưng cô đó chưa kịp trả lời thì Thủy đã xin được ở đâu đó phù hiệu đó cho Châu Ngọc Hà mặc áo dài trắng và có phù hiệu Gia Long cũ rất đúng điệu!

Có lẽ chú Nguyễn Văn Đông rât thiêng nên sau đó, bản nhạc này “nổi” lên. Thế là khắp nơi cựu nữ sinh Gia Long khi họp bạn đều hát bài này. Nhạc phẩm này do Châu Ngọc Hà- Ngọc Ngữ cũng được khán thính giả khắp nơi ưa thích. Họ biết đến cặp này qua bài hát đó. ( CNH-Ngọc Ngữ có kể trong 1 live stream nào đó , cô có xem) Rồi sau đó họ yêu nhau.

Nếu họ có về Tây Ninh làm đám cưới, Hải nhắc họ nên đến viếng mộ chú Nguyễn Văn Đông và nếu cảm ơn thì cặp này phải cảm ơn cô Hoàng Lan Chi này nè mới đúng Nguyễn Văn Đông cũng phải cám ơn cô em gái này vì nếu cổ không lancer qua Thúy Nga thì nhạc phẩm này vẫn còn nằm trong bóng tối!

Link bài cô viết từ khi Nguyễn Văn Đông còn sống và cô hỏi chú Đông về nhạc phẩm này :

http://hoanglanchi.com/?p=7881

Chúc Châu Ngọc Hà-Ngọc Ngữ hạnh phúc thật lâu.Cô tin chú Nguyễn Văn Đông sẽ phù hộ cho họ.

Trần Song Hải LanChi Hoang Quá hay và có hậu…

LanChi Hoang Trần Song Hải Cũng vui vui vì người có audio, thử của Nguyễn Văn Đông nhiều để giúp Thúy Nga đính chính là cô Hoàng Lan Chi . Lý do đính chính: khi đó Thúy Nga đang bị “đánh” do vụ VFT-từ thiện gì đó.

Phan Kỳ Nhơn chỉ trích Thúy Nga giả vờ làm chương trình Nguyễn Văn Đông để chạy tội! Ai dè khi Thủy liên lạc cô để xin tài liệu thực hiện chương trình thì cô cho biết, ngày xưa chú Nguyễn Văn Đông có mail, kể cho cô nghe vụ Thúy Nga mời chú. Chú còn cẩn thận attach bằng cớ là THƯ MỜI nữa chứ. Cô là người cũng rất cẩn thận, mở một folder riêng về Nguyễn Văn Đông và tập trung ở đó mọi thứ ( mails qua lại, chương trình, bài tạp ghi, chương trình phát thanh ..) Nhờ đó khi live stream trước khi trình chiếu, Thúy Nga công bố 2 bức thư được nhận từ cô, chứng minh Thúy Nga đã mời Nguyễn Văn Đông từ 2006 chớ không phải “chạy tội” gì hết!!

Vui vui vì chú đã ra đi mà chú cũng se duyên được cho cặp ca sĩ dễ thương này nên duyên chồng vợ. Tiệm bánh của gia đình chú ở Phú Nhuận. Cô Thu vợ chú Nguyễn Văn Đông vẫn ở đó. Châu Ngọc Hà- Ngụy Ngữ có thể liên lạc cô Thu để thăm viếng chú Nguyễn Văn Đông, người giúp gián tiếp cặp này nổi tiếng và sau đó về với nhau!

Trần Song Hải LanChi Hoang Cô cho con xin địa chỉ tiệm bánh Nguyễn Văn Đông.

LanChi Hoang Trần Song Hải đã gửi qua inbox, địa chỉ số phone rồi

Nhung Tran Em rất thích hai bạn này! Mừng cho hai bạn!

Pleiku Eyes Em mới vào nghe bài hát se duyên, quá hay luôn anh ơi! Chúc hai bạn trăm năm hạnh phúc ạ

Vu Hoang oh 2 bạn ca sỹ này về cùng nhà luôn rồi ha

PS: Trần Song Hải, Giám đốc Tàu Cao Tốc Sài Gòn -VT, thân phụ là Hạm Trưởng 1 HQ VNCH. Hải còn làm bia Hoàng Sa, Trường Sa. Có thể coi hiện nay Hải là “ một đại gia” ở Sài Gòn . Hải đọc bài viết của tôi ở Facebook, thích và làn quen mấy năm rồi (HLC)

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on Trần Song Hải- Chúc Mừng Châu Ngọc Hà-Ngọc Ngữ về v ới nhau sau khi hát chung “Cô nữ sinh Gia Long ” của Nguyễn Văn Đông – March 25, 2023

HLC-Nhỏ to phụ nữ- Phụ Nữ với Đồ Lót- Feb 23, 2023

Trích LanChiYesterday-Những vụn vặt đời sống quanh tôi

NHỎ TO PHÁI NỮ – PHỤ NỮ VỚI ĐỒ LÓT

Hôm qua các bạn có tưởng tượng được không tôi text cho con trai gần 50t như sau

Hôm nay, mẹ ở trong phòng, hoàn toàn không biết trời mưa. Khi ra sau, ngạc nhiên thấy thằng nhóc đã đem quần áo của bà vào phơi ở cái cây. Đến chiều ra sau, lại ngạc nhiên vì nó lại đem mớ áo đó ra phơi! Tối, mẹ bảo "Con à, nếu trời mưa, đem vào cái cây sào bên trong để phơi rồi thì thôi vì có gió cũng khô mà. Con không cần lại đem ra ngoài đâu". Nó " Tại có nắng"!!! Bi thấy không, cái thằng mới 20t mà có ý tứ vậy đó, Mẹ hơi ngượng vì mẹ ít thích ai đụng vào quần áo mình vì có souchien (slip thì không vì mẹ già, không mặc slip nữa!). Đó, giáo dục thời mẹ nó vậy. Còn con T, chuyên môn để quên slip trong phòng tắm. Mẹ phải nhắc hoài. Phụ nữ nên hạn chế, không để người khác nhìn thấy đồ lót nhất là slip của mình. Con CP ít để lộ đồ lót. Mẹ hay có ý tứ, souchien dấu xuống dưới áo trong giỏ đồ dơ. Tại giáo dục của “con nhà giáo" nó kỹ lưỡng vậy đó. Hiểu chưa. Nhiều nhà không dạy nên con gái trong nhà để hay phơi đồ lót lung tung. Coi bê bối quá”

Thật ra tôi chia sẻ những “nếp nhà” để cho nó thấy mà dạy lại …2 thằng con nó và cũng là để khen ngợi đứa Xoài, hay không khen đứa Ổi!

Tôi không biết tự đâu (vì chắc chắn mẹ tôi không dạy) nhưng từ thuở trung học, mới đệ tứ 14t, khi đến nhà kia, vào phòng chị em nọ, tôi giật mình khi thấy mấy bà này vứt đồ lót lung tung trong phòng. Nhìn rất “gớm ghiếc”. Lúc đó tôi thầm nhủ “Tôi mà là đàn ông chắc không dám lấy mấy nường bê bối này’!! Có thể tôi suy ra rằng con gái nên kín đáo cất đồ lót của mình vì mẹ tôi cấm chúng tôi không được mặc đầm ở nhà vì có bố và em trai! Hở hang chút xíu là không được với “bà via” khó giàn trời đó. ( Nhưng khi lập gia đình , được trả 100% tự do là "Ký điệu" HLC khi ấy tha hồ diện đầm ngắn!)

Với tôi, đàn bà con gái không nên phơi đồ lót quá lộ liễu cho mọi người thấy. Càng không nên để ai đó nhất là khác phái nhìn thấy đồ lót của mình. Tôi già, 74 t mà vẫn thấy ngượng khi thằng nhỏ (vai vế như cháu nội ngoại) đụng vào souchien (vì nó phơi dùm quần áo bà của bà khi trời mưa. Bên Úc ít dùng máy sấy như ở Mỹ).

Cá nhân tôi cũng không thích “đụng vào” đồ lót của ai, dù là con gái (còn nhỏ) hay con trai. Có lẽ tính tôi hơi “cổ” chăng? Với tôi , đó là những gi “kín đáo” mà chúng ta chỉ nên giữ cho mình và người chồng/người tình thôi. Không nên bầy ra cho bá quan văn võ nhìn thấy.

Mỗi khi thấy con bé kia giặt và để quên slip trong phòng tắm, tôi nhắc nó, phải cất đi ngay. (Nó ở chơi ít lâu) Thậm chí nó phơi đồ lót lung tung, tôi cũng ngứa mắt. Đồ lót thì tập trung phơi ở cái cây tròn để phơi ngoài nắng. Nếu tTrời mưa thì đem vào cả cây tròn nhỏ đó. Con này cứ phơi slip lung tung, tôi thấy “gớm”. Có lần tôi thấy chị ta phơi cái khăn lông cũ, tôi la. Nó cãi là mới nhưng tại màu kem. Tôi không đồng ý “ Áo mặc ngoài con có thể chọn mầu kem nhưng khăn lông thì không vì màu đó rất cũ. Mà đồ lót hay khăn lông mà cũ thì cô luôn có cảm tưởng bẩn, dơ, gớm!" Lần khác, mèn ơi, tôi thấy một cái slip cũ của nó, tôi kêu nó vứt đi ngay “Trời ơi, như cái cháo lòng”! Người Bắc hay ví đồ cũ có mầu đục đục như mầu cháo lòng! Chị ta cười “Trời ơi, xấu hổ quá. Con đã tính vứt rồi mà lại quên’. Tôi mỉa mai trêu ghẹo “Ừa, xấu hổ thiệt”!!

Túm một phát là đàn bà con gái nên cất đồ lót cho kín đáo, không nên bạ đâu quăng đó, bạ đâu phơi đó. Nên thay ngay khi đã cũ vì cái “ấn tượng” của người khác lúc nhìn thấy cái đồ lót cũ của Xoài sẽ theo người ta rất lâu! Đồ lót của mình thì người “đụng” vào chỉ nên: chồng, con gái. Quá lắm thì là con trai ruột của mình khi mình già. Không nên để người khác “đụng” vô.

Không biết có cụ bà nào có suy nghĩ giống “bà chằng” không há? Giới trẻ đời này thì miễn bàn. Một số không nhỏ có vẻ rất “phóng túng” (!) trong việc “show đồ lót mọi lúc mọi nơi”??!!

CÁC COMMENT

Hung Nguyen

Cởi ra thì rất mê nhưng nhìn thấy không mặc trên người thì ghê lắm ,

LanChi Hoang

Hung Nguyen tại sao vậy? giải thích chị nghe coi? tại sao đàn ông nhìn thấy đồ lót phụ nữ ( vd phơi đi) cũng thấy "ghê"?

Theresa Thuy Le Con mới về VN thăm mộ mẹ và được đứa bạn thân mời ở nhà nó. Ở VN họ chỉ có xài máy giặt chứ không xài máy sấy. Bạn con nó thương con lắm. Sáng nó dậy thật sớm giặt đồ bằng máy rồi phơi. Đồ lót thì nó lại giặt tay rồi cũng phơi trong sân. Ngại quá nhưng con không cản nó được.

LanChi Hoang Theresa Thuy Le Thấy thương há. Nhưng mình nhắc, để mình giặt đồ lót. Xưa, du lịch Mỹ từ VN 1 tháng, cô toàn mua slip xài 1 lần, souchien thì cô tự giặt và lén phơi dấu trong góc kẹt. Lý do, ông chú rể cứ ôm cái job giặt đồ cho cả nhà ( 3 người và cô là 4). Vì thế để quần áo cho chú giặt thôi.

LệUyên Victoria Cô có thoi quen quần lót giặt liền phơi riêng nên khi du lịch chi cần mang 2 cái

LanChi Hoang LệUyên Victoria Mua slip giặt 1 lần đi bạn. Souchien đúng là nếu tự giặt, chúng ta chỉ cần đem theo 3 cái là tối đa hén

Kimberly Tuyet Duong Các cháu gái ngồi Honda mà vẫn phơi q..n l.ot được vì có "nắng Sài Gòn" đấy chị ơi! Lol

LệUyên Victoria Mình cùng ý nghĩ vì cùng tuổi

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on HLC-Nhỏ to phụ nữ- Phụ Nữ với Đồ Lót- Feb 23, 2023

Bài viết công phu- Pham Văn Kỳ Thanh- Một Vài Cảm Xúc Âm Nhạc Qua Trường Ca ” Con Đường Cái Quab” của Ph ạm Duy- Aug 5, 2022

Phạm Văn Kỳ Thanh

MỘT VÀI CẢM XÚC ÂM NHẠC QUA TRƯỜNG CA “CON ĐƯỜNG CÁI QUAN” CỦA PHẠM DUY

Hoàng Lan Chi viết: Lâu lắm HLC mới được đọc một bài nhận định rất công phu như bài này của Phạm Văn Kỳ Thanh. HLC rất thích thú vì có nhiều điều mình chưa hoặc không biết và nhất là những nhận định luôn kèm bằng cớ của PVKT. HLC vẫn mê nhạc quê hương của Phạm Duy, nhạc lính của Nguyễn Văn Đông. Vì thế được đọc một bài viết hay là một hạnh phúc. Đây là những gì HLC cảm nhận được sau khi đọc bài của PVKT:

🌺 1) PHẦN NHẬN ĐỊNH CÁI TÊN “TRƯỜNG CA”

Quả là vài vị có lý khi cho rằng dùng “Trường Ca” là không đúng lắm nhưng tôi thích ý kiến của GS Nghiêm Phú Phi ( Trích: Như thế, theo tôi nếu với một chủ đề nhất định như “Con Đường Cái Quan” để diễn tả một cuộc hành trình xuyên Việt tác giả có thể gọi tác phẩm của mình là Trường Ca. Còn nếu không định diễn tả một chủ đề nhất định, tác giả có thể gọi tác phẩm của mình là Liên ca khúc.) . Thiển ý cá nhân là Phạm Duy muốn diễn tả chủ đề “Nam Trung Bắc” với tên “Con Đường Cái Quan” nên có lẽ chúng ta chấp nhận được cái tên gọi “Trường ca”

🌺 2) NHẬN ĐỊNH “Để Dấu Hóa Biểu Ở Đầu Đoạn Nhạc”

Tôi rất thú vị khi được đọc ý kiến của Trần Văn Khê. ( Trích: Nhạc của “Con Đường Cái Quan” thiên về nhạc thức (modale) hơn là nhạc thể (tonale), vì Phạm Duy dùng nhiều tam liên âm, tứ liên âm, ngũ liên âm hơn là toàn âm giai của hệ thống bảy âm của Tây Phương). Ô Trần Văn Khê nhận định đúng với suy nghĩ của Phạm Duy (Trích: Phải làm sao vừa đi được vào lòng đám thanh niên đầy nhựa sống và ham thích những cái gì mới mẻ, vừa trung thành với mục đích của đời mình là đề cao âm điệu dân tộc.”)

🌺 3) NHẬN ĐỊNH GIÒNG NHẠC BÁC HỌC-ĐẠI CHÚNG

Tôi rất thích khi đọc được điều này (Trích: Dù sinh hoạt trong dòng âm nhạc Bác Học hay Đại Chúng, cái thiên tài của người sinh hoạt mới đáng kể. Cái thiên tài có thể định được bởi sự Đạt Tới Cái Đẹp Cho Riêng Mình Và Đối Tượng Phục Vụ. Nỗi mặc cảm về sự đồ sộ của hình thức thường chỉ được thành hình ở những người tập sự trong bất cứ bộ môn sinh hoạt nghệ thuật nào. )

🌺 4) Tôi cảm ơn PVKT vì qua bài này tôi biết được những ai đã viết về nhạc học VN: Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Phạm Đình Hổ, Hoàng Yến, Nguyễn Đình Lai, Trần Văn Khê, Nguyễn Thuyết Phong, Trần Quang Hải, Lê Tuấn Hùng, Ernie Duane Hausch (cải lương VN), John Paul Trainor (Lý thuyết Âm Nhạc VN), Nguyễn Vĩnh Bảo, Hùng Lân. Miền Bắc VN có Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý, Nguyễn Văn Phú, Đặng Văn Lung, Hồng Thao và Trần Linh Quý. Một công trình khảo cứu khác của Nguyễn Văn Phú, Lư Nhất Vũ.

Tôi thấy PVKT đề cập đến Dzoãn Nho nhưng không biết Dzoãn Nho nào? Nếu là Trần Doãn Nho thì người miền Nam.

🌺 5) Tôi được biết Trần Văn Khê, Thụy Loan và John Paul Trainor định những yếu tố của điệu thức là Thang âm, Cung Bắc, Tình cảm . Còn Dzoãn Nho định nghĩa điệu thức lại khác ( Trích: Điệu thức là sự tổng hợp của các âm trong mỗi liên kết Công Năng đã được xác định, là hệ thống các mối tương quan công năng của các âm ấy. Công Năng có hai dạng Ổn Định và Trụ Lại. Dạng ổn định luôn luôn mang lại cảm giác tĩnh và ngững nghỉ trong khi đó dạng trụ lại thu hút tất cả những chất liệu mang tính không trụ lại chung quanh nó)

🌺 6) Sau khi có được “lý thuyết” về “Định Thức” từ các tác giả trên thì PVKT mới đưa nhận định của ông về “CON ĐƯỜNG CÁI QUAN”

PVKT đã chứng minh qua tất các ca k1huc chính của Con Đường Cái Quan đều có những “âm nào” của nhạc Việt ba miền Bắc Trung Nam.

Tôi rất thú vị khi đọc nhận xét của PVKT về PHẦN 2 ( MIỀN TRUNG) với nhạc phẩm đặc sắc mà tôi rất mê “ Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi” ( Trích PVKT: Theo tôi đoạn này là đoạn đặc sắc nhất của phần hai, về cả sự vận dụng tam liên âm cổ truyền lẫn sự chuyển cung tài tình của nhạc Tây Phương (đoạn “Như ánh tháp vàng…ngọn lửa thiêu…”)

🌺 7)Tổng kết, PVKT nhận xét: Trích ( Tổng kết lại tác giả đã cho người nghe ba khí hậu âm nhạc tại ba miền. Miền Bắc với ngũ cung đứng, miền Trung với nét đặc thù Điệu Nam Hơi Ai và miền Nam với Điệu Nam Hơi Oán. Tựu chung tác giả không vấp phải khuyết điểm nào quan trọng khi vận dụng những nét nhạc truyền thống để dựng lên tác phầm của mình)

Hoàng Lan Chi viết: Đi sâu vào nhạc thuật thì tôi không rành. Tôi thưởng thức âm nhạc chỉ thuần túy bằng tình cảm con tim và giống đa số thính giả VN, tôi nghe lời ngang nghe nhạc. Nếu melody có hay nhưng lời không hay thì tôi cũng không thích. NHưng với Phạm Duy, bậc thầy về “lời” thì có lẽ chúng ta miễn bàn

Tôi mượn câu kết này của PVKT nói về “CON ĐƯỜNG CÁI QUAN” vì tôi hoàn toàn đồng ý với PVKT: Hơn nữa vừa trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân, tác giả đã có dịp đi khắp ba miền đất nước để sống và sưu tầm những âm điệu truyền thống. Cũng trong cuộc kháng chiến này tác giả đã có dịp thử nghiệm bao nhiêu ca khúc gọi là “Dân Ca Phát Triển”. Với căn bản đó tác giả đã có công lớn làm giàu cho kho tàng âm nhạc Việt Nam hiện đại.

Cuối cùng, tôi nghiêng mình cảm ơn Phạm Văn Kỳ Thanh về bài viết công phu này. Quen biết đã lâu, phỏng vấn PVKT về con đường Nhạc Việt, biết là PVKT mê nhạc dân tộc nhưng hôm nay được “thưởng lãm" một bài phân tích công phu, kỹ lưỡng như thế này: quả đáng quý. Hèn gì mà Phạm Duy đã ca ngợi.

Bây giờ xin mời bạn hữu đọc bài viết của Phạm Văn Kỳ Thanh nhé

🌺 🌺 🌺 🌺 🌺

Một buổi sáng mùa hè năm nay ghé thăm nhạc sĩ Phạm Duy tôi được ông và Duy Cường cho nghe trường ca “Con Đường Cái Quan” đã được bỏ hết phần lời ca và phần nhạc phụ soạn bởi những âm thanh điện tử pha lẫn với phần vĩ cầm diễn bằng nhạc khí thật.

Dù phần phụ soạn chưa xong nhưng sau khi nghe xong, tôi có một số cảm tình với cái nhìn mới của Duy Cường về “Con Đường Cái Quan”.

https://youtu.be/cNZ6Lod5XDA

Ở một không gian mới, với người thưởng ngoạn mới, lề lối sinh hoạt mới, trường ca “Con Đường Cái Quan” chắc chắn phải khác với sự diễn đạt cách đây gần ba mươi năm. Điều nhận xét chung đầu tiên là nghệ thuật thâu thanh bây giờ tiến vượt bậc so với những thập niên trước. Còn về vấn đề diễn tấu theo ý tôi, không thể tựa trên căn bản nghệ thuật để thẩm định giá trị của nó qua hai lối diễn tấu khác nhau ở hai thế hệ khác nhau. Gần đây nghe ban "The Righteous Brothers" hát lại bản “Unchained Melody” với phần phụ soạn nhạc khí không thay đổi, tôi cũng không thể nhận ra được là lần này anh em nhà Righteous hát hay hơn hay dở hơn. Dù ba mươi năm sau với tuổi già “The Righteous Brothers” giọng hát códoãng ra đôi chút. Nhưng cũng chính vì đặc tính này bản nhạc lại mang đến một cảm xúc khác đó là chưa kể sau khi xem phim “Ghost” người nghe lại được trang bị bởi ý niệm triết lý sự bất diệt của linh hồn. Với sự tiến bộ của ngành kỹ thuật âm thanh, ấn bản mới của "unforgettable" đã ghép tiếng hát của Nathalie Cole với tiếng hát của bố là Nat King Cole cách đây gần bốn mươi năm, phần phụ soạn được giữ nguyên. Một lần nữa tôi cũng không nhận ra được bố con nhà Cole ai hát hay hơn ai. Đã từ bao nhiêu thế hệ, nhạc cổ điển Tây Phương tiếp tục được làm mới bởi người điều khiển mới, nhạc công mới, trên phương diện diễn đạt mới tuy bài bản vẫn như cũ. Đó là chưa kể trường hợp "Hooked on Classics", những nhạc sĩ “thời trang”, “nghịch ngợm” trên những tác phẩm của những bậc thầy của bao thế hệ như Bach,Beethoven , Chopin…qua lối trình tấu bằng những dụng cụ âm nhạc điện tử. Họ đổi cả tốc độ diễn tấu khiến làm “khó chịu” không ít đối với con người nghe “nghiêm chỉnh”.

Trở lại với “Con Đường Cái Quan”, như thế, dù khoan dung với lối diễn đạt mới, vấn đề vẫn phải đặt ra là qua trường ca “Con Đường Cái Quan”, hoàn tất cách đây ba mươi năm, nhạc sĩ Phạm Duy đã thành công ở mức độ nào khi ông cải biến hoặc mang nguyên những làn điệu dân ca thuần túy vào tác phẩm của ông? Câu hỏi kế tiếp là, ba mươi năm sau, Duy Cường với cái nhìn mới, có giữ được phần nào nhạc tính dân tộc qua lối trình tấu bằng nhạc khí với những biến khúc thêm vào hay không?

PHẠM DUY VÀ CON ĐƯỜNG CÁI QUAN

Theo tác giả, “Con Đường Cái Quan” được soạn xong phần đầu vào năm 1954 tại Paris để phản kháng hiệp định Genève chia đôi đất nước (1) . Toàn bộ tác phẩm hoàn tất vào năm 1960 tại Sài Gòn. Trường ca “Con Đường Cái Quan” gồm 19 đoản khúc. Sáu đoản khúc đầu tiên được dành cho miền Bắc: Anh Đi Trên Đường Cái Quan, Tôi Đi Từ Ải Nam Quan, Đồng Đăng Có Phố Kỳ Lừa, Người Về Miền Xuôi, Này Người Ơi, Tôi Đi Từ Lúc Trăng Tỏ. Sáu đoản khúc kế tiếp dành cho miền Trung: Ai Đi Trong Gió Trong Sương, Ai Vô Xứ Huế Thì Vô, Ai Đi Trên Dặm Đường Trường, Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi, Gió Đưa Cành Trúc La Đà, Tôi Xa Quê Nghèo Ruộng Nghèo. Và bảy đoản khúc cuối cùng dành cho miền Nam: Anh Đi Đường Vắng Đường Xa, Nhờ Gió Đưa Về, Đi Đâu Cho Thiếp Theo Cùng, Đèn Cao Châu Đốc Gió Độc Gò Công, Cửu Long Giang Và Về Miền Nam, Giả Ơn Cái Cối Cái Chày và Về Miền Nam, Đường Đi Đã Tới.(2)

Vào thập niên sáu mươi, sau khoảng hai mươi lần trình diễn tại miền Nam Việt Nam, trường ca “Con Đường Cái Quan” đã gây ra nhiều phản ứng của giới âm nhạc tại Sài Gòn cũng như tại Paris. Số báo Văn Học 102, phát hành tại Sài Gòn tháng ba, năm 1970 đặc biệt nói về cuộc đời và tác phẩm của Phạm Duy, ông Đào Sĩ Chu, giáo sư Nghiêm Phú Phi, nhà nhạc học Trần Văn Khê đã có ý kiến về “Con Đường Cái Quan”.

Về phần hình thức ông Đào Sĩ Chu cho rằng nhạc sĩ Phạm Duy không nên dùng chữ Việt để chỉ định tiết tấu của từng đoản khúc. Thêm vào đó ông Đào Sĩ Chu cũng đề nghị về nhạc thể nên xếp “Con Đường Cái Quan” vào Liên Ca khúc Tự Do (Suite Vocale Libre) của nhạc cổ điển Tây Phương. Ý kiến đầu tiên được nhạc sĩ Phạm Duy trả lời là ông cố ý để tiếng Việt để người diễn hiểu rõ ràng ý muốn tác giả, theo ông tiếng Latinh (thật ra là tiếng Ý) không lột hết được điều ông muốn. Tuy nhiên, ông cũng xác định ghi cẩn thận tốc độ máy đánh nhịp (métronome) ở đầu mỗi đoản khúc để người diễn có ý niệm chính xác về tốc độ của nhịp điệu.

Giáo sư Nghiêm Phú Phi, Giám Học trường Quốc gia Âm Nhạc cho rằng: “Trường ca của Phạm Duy có giá trị về nhạc cũng như về lời. Nhưng có một điểm tôi không đồng ý với Phạm Duy đó là danh từ “Trường Ca”. Trường ca, theo thiển kiến phải là một bài ca dài, một khối bất khả chia lìa gói một chủ đề nhất định. Nếu cần phải kể một thí dụ, về khía cạnh văn nghệ, tôi sẽ ví Truyện Kiều là một trường ca. Một trường ca có thể hát hai ba tiếng đồng hồ, Các bài tình ca, tâm ca của Phạm Duy hát bất quá mười lăm phút, chưa thể liệt vào trường ca được. Mặt khác, theo tôi thấy thì dù là tình ca, tâm ca của Phạm Duy cũng chỉ là một loạt bản nhac nối nhau và có gắn liền với nhau, chớ không phải là một nguyên khối…”

Về thể nhạc trường ca, trong số báo Văn Học 21 tháng 10, năm 1987 xuất bản tại Hoa Kỳ tôi cho rằng hình thức (form) này rất đặc biệt trong nhạc Việt Nam và đã có nhiều người sử dụng với độ dài ngắn khác nhau cho tác phẩm của mình. Với một chủ đề nhất định “Ý nhạc chơi vơi”, Nguyễn Văn Qùy cho đăng trên báo Tia Sáng tại Hà Nội, vào thập niên 50, một ca khúc dài hơn 100 ô nhịp (mesure). Ngoài ra, Lê Thương với “Hòn Vọng Phu”, Văn Cao với “Sông Lô”, Trần Văn Khê với “Đi chùa Hương” (phổ thơ Nguyễn Nhược Pháp), Cung Tiến với “Mùa hoa nở” và gần đây “Vang vang trời vào xuân”, Phạm Đình Chương với “Hội Trùng Dương”, Hoàng Thi Thơ với “Ngày trọng đại” và “Máu Hồng Sử Xanh”, Trần Bửu Đức (tức Tống Ngọc Hạp) với “Việt Nam sử ca đại hợp xướng”, Lê Văn Khoa với “Cuộc tình của chúng ta” và nhiều tác phẩm khác nữa được sáng tác ở miền Bắc trong thời gian đất nước phân chia. Như thế, theo tôi nếu với một chủ đề nhất định như “Con Đường Cái Quan” để diễn tả một cuộc hành trình xuyên Việt tác giả có thể gọi tác phẩm của mình là Trường Ca. Còn nếu không định diễn tả một chủ đề nhất định, tác giả có thể gọi tác phẩm của mình là Liên ca khúc. Như trường hợp Cung Tiến viết Liên ca khúc “Vang vang trời vào xuân” để phổ nhạc bài thơ với những chủ đề khác nhau của Trần Kha. Hoặc Lê Văn Khoa viết liên khúc dân ca miền Nam “Cuộc tình của chúng ta”.

Còn một thể loại nữa là vừa đại hợp xướng vừa đại hòa tấu. Theo tôi được biết có mình Hải Linh viết “Đà Lạt trăng mờ” và “Tấu lạy bà” theo ý thơ của Hàn Mặc Tử. Hai tác phẩm này đã được trình tấu với ban Tiểu nhạc hòa tấu Nưu Ước (New York Little Symphony) tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn vào cuối thập niên 50. Trong tác phẩm này nhạc trưởng Hải Linh để phần hợp xướng là chính. Trái lại, Beethoven trong Symphony số 9 để phần nhạc là chính, mãi đến phần cuối mới cho vào hợp xướng “Ode To Joy” phổ thơ của Schiller.

Vẫn về phần hình thức của “Con Đường Cái Quan” nhà nhạc học Trần Văn Khê cho rằng không nên để dấu hóa biểu (Armature) trên mỗi đoản khúc, vì đây không phải là loại “nhạc thể” (musique tonale). Chẳng hạn trong đoản khúc “Đồng Đăng Có Phố Kỳ Lừa” có ba dấu hóa biểu là Fa thăng, Đô thăng, Sol thăng nhưng chỉ có một hóa biểu Đô thăng là có công dụng cho suốt bài trong khi đó mỗi khi sử dụng nốt Fa tác giả lại phải hạ xuống bằng dấu bình (bécarre). Còn trong suốt đoản khúc không có nốt Sol nào cả. Nhạc của “Con Đường Cái Quan” thiên về nhạc thức (modale) hơn là nhạc thể (tonale), vì Phạm Duy dùng nhiều tam liên âm, tứ liên âm, ngũ liên âm hơn là toàn âm giai của hệ thống bảy âm của Tây Phương. Khiến sự để dấu hóa biểu ở đầu đoạn nhạc hơi thừa thải. Về điểm này nhạc sĩ Phạm Duy trả lời là đối tượng của ông khi viết “Con Đường Cái Quan” là những người học nhạc Tây Phương, cho nên ông phải để dấu hóa biểu ở đầu mỗi đoạn nhạc để cho người nghe đệm đàn dễ nhận ra âm giai chính.

Tóm lại về phần hình thức của “Con Đường Cái Quan” ông Đào Sĩ Chu và giáo sư Nghiêm Phú Phi đứng trên quan điểm nhạc thuật Tây Phương thiên về nhạc thể (tonale) để phát biểu ý kiến. Ngược lại nhà nhạc học Trần Văn Khê đứng trên quan điểm nhạc Đông Phương thiên về nhạc thức (modale) để góp ý. Còn tác giả khẳng định quan điểm là đối tượng phục vụ của mình là những người học nhạc Tây Phương. Tuy nhiên, tác giả không quên đề cao âm điệu dân tộc trong tác phẩm của mình, nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố: “Phải làm sao vừa đi được vào lòng đám thanh niên đầy nhựa sống và ham thích những cái gì mới mẻ, vừa trung thành với mục đích của đời mình là đề cao âm điệu dân tộc.”

Nhìn một cách tổng quát, âm nhạc Việt Nam có ba nền âm nhạc rõ rệt: Nền-Âm – Nhạc – Truyền – Thống, Nền – Âm – Nhạc – Sáng – Tác – Theo – Nhạc – Thuật – Tây – Phương, và nền âm nhạc thứ ba tùy theo mức độ ảnh hưởng nhạc truyền thống hoặc nhạc Tây Phương nhiều hay ít gọi là Nền – Âm – Nhạc – Cải – Biến. Trong mỗi khuynh hướng đó lúc nào cũng có hai dòng song song và sinh hoạt liên tục là: Bác Học và Đại Chúng. Sự phân loại hai dòng sinh hoạt âm nhạc đó tựa trên nền tảng phức tạp của nhạc thuật sáng tác và trình tấu hơn là giai cấp xã hội. Tất nhiên nền tảng lý thuyết của âm nhạc bác học phức tạp sẽ mất một thời gian lâu hơn và công phu hơn để đạt tới trình độ sáng tác, diễn tấu và thưởng ngoạn hoàn hảo. Chính vì yếu tố công phu để học hỏi và sáng tác, diễn tấu và thưởng ngoạn, sinh hoạt của dòng âm nhạc bác học hấp dẫn một thành phần dân chúng ít hơn trong xã hội. Ngược lại nền tảng lý thuyết của dòng âm nhạc đại chúng ít phức tạp hơn, nên có số đông người trong xã hội tham dự vào sinh hoạt sáng tác, diễn tấu và thưởng ngoạn. Đó chỉ là cách nói chung chung. Trên phương diện nghệ thuật, không phải là đại hòa tấu khúc nào cũng hoàn toàn đạt đến đỉnh cao. Và cũng không hẳn một ca khúc ngắn ngủi không thể đạt tới cái đẹp làm ngây ngất lòng người. Dù sinh hoạt trong dòng âm nhạc Bác Học hay Đại Chúng, cái thiên tài của người sinh hoạt mới đáng kể. Cái thiên tài có thể định được bởi sự Đạt Tới Cái Đẹp Cho Riêng Mình Và Đối Tượng Phục Vụ. Nỗi mặc cảm về sự đồ sộ của hình thức thường chỉ được thành hình ở những người tập sự trong bất cứ bộ môn sinh hoạt nghệ thuật nào.

Theo sự phân loại ở trên, Nền – Âm – Nhạc – Cải – Biên của Việt Nam gây ra nhiều tranh luận nhất trong hơn nửa thế kỷ qua. Một tác phẩm dù được sáng tác dưới hình thức Bác Học hay Đại Chúng đều mang lại những sự phê bình nghiêm khắc. Một tác phảm cải biên không khéo thường bị chê là “lai căng” đối với người nặng về nhạc truyền thống, hoặc bị chê là “nhà quê” đối với người thiên về nhạc Tây Phương. Cả hai thái độ “dè bỉu” đều cực đoan và không “đứng đắn”. Nền – Âm – Nhạc – Cải – Biên đứng giữa hai cực Truyền Thống và Tây Phương. Nếu người phê bình không nắm vững Lý Thuyết Âm Nhạc Truyền Thống hoặc Lý Thuyết Âm Nhạc Tây Phương và nếu không xác định vị trí của mình đứng trên nền tảng lý thuyết nào để phê bình một tác phẩm Âm – Nhạc – Cải – Biên thì dễ bị có thành kiến cực tả hoặc cực hữu. Đó là thái độ của người “Sờ Voi”.

Nền tảng lý thuyết Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam, hiện nay so với ba mươi năm trước, lúc xảy ra những tranh luận về “Con Đường Cái Quan”, đã tiến một bước dài song song với sự phát triển của ngành nghiên cứu Âm Nhạc Dân Tộc Học (Ethnomusicology) thế giới.

Điểm qua tài liệu lịch sử, những nhà nhạc học đầu tiên của Việt Nam phải kể Nguyễn Trãi khởi đầu san định nhạc Việt từ nhạc Trung Hoa sau này giao cho Lương Đăng. Lê Qúy Đôn trong “Vân Đài Loại Ngữ” cũng có bàn bề âm nhạc ở chương: Âm Tự Loại. Phạm Đình Hổ trong “Vũ Trung Tùy Bút” cũng bàn về âm nhạc Việt Nam. Ngoài ra rải rác trong các sử liệu khác như bia “Sùng Thiện Diên Linh” cũng nói về âm nhạc. Tuy nhiên những sử liệu của Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu về nhạc học quy mô. Có thể những nhà khảo cổ sau này tìm ra manh mối về nhạc học Việt Nam chăng (?). Theo tôi được biết mãi đến năm 1919 Tấn Sĩ Hoàng Yến, trong một ấn bản đặc biệt của “Bulletin Des Amis De Hue” ông viết về "La Musique A Hue- Dan Nguyệt Et Đàn Tranh." Đây là một công trình nghiên cứu rất nghiêm chỉnh viết bằng Pháp ngữ và có phần chữ Nôm ghi chép những bản nhạc. Cũng trong khuôn khổ của tập san nói trên, năm 1922 E. Le Bris viết tập khảo luận “Musique Annamite; Airs Traditionnels”. Bằng ký âm pháp Tây Phương, Le Bris ghi lại những bản nhạc cổ điển Việt Nam rất thô sơ sau những chương bàn về đối chiếu âm nhạc Âu Châu và Việt Nam, chương về Những Bài Hát Đại Chúng ở Huế và chương về Nhạc Khí Việt Nam. Năm 1935 ông Nguyễn Đình Lai (thúc phụ giáo sư Nguyễn Đình Hòa) hoàn tất công trình khảo cứu “Etude Sur La Musique Sino-Vietnamienne”. Trong công trình này ông Nguyễn Đình Lai đã dùng ký âm pháp Tây Phương để bàn về nhạc khí Việt Nam. Đây có lẽ là một công trình khảo cứu công phu và sâu rộng về âm nhạc Việt Nam đầu tiên. Tuy nhiên, phải đợi đến năm 1962, nhà nhạc học Trần Văn Khê cho ra mắt “La Musique Vietnamienne Traditionnelle” do Press Universitaires de Frances xuất bản, một nền Lý Thuyết Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam mới bắt đầu có căn bản vững chắc và hệ thống hóa. Công trình khảo luận này chia ra làm ba phần: phần đầu bàn về nhạc sử Việt, phần thứ hai bàn về những nhạc khí, phần thứ ba quan trọng nhất xây dựng một nền tảng lý thuyết cho âm nhạc Việt Nam. Nhà nhạc học Trần Văn Khê sau đó trở thành Giáo sư của ngành Âm Nhạc Dân Tộc Học và đi diễn giảng khắp thế giới về bộ môn này. Trong những bài viết của các nhà nhạc học trên thế giới William P. Malm, David Morton đều có trích dẫn công trình đầu tiên của Giáo sư Trần Văn Khê. Vì sự tiến triển của ngành khảo cứu âm nhạc dân tộc học ở thập niên 90, nhiều vấn đề lý thuyết trong công trình của Giáo sư Trần Văn Khê xuất bản năm 1962 cần phải đặt lại. Nhất là vấn đề điệu thức (Modality) trong âm nhạc Việt Nam. Nhà nhạc học thứ hai của Việt Nam cũng tốt nghiệp tiến sĩ tại đại học Sorbone (Paris) là Nguyễn Thuyết Phong. Giáo sư Phong hiện đang diễn giảng tại các đại học Hoa Kỳ. Ông là học giả có uy tín quốc tế về nhạc Phật Á Châu. Nhà nhạc học Trần Quang hải (trưởng nam của Giáo sư Trần Văn Khê) cũng rất nổi tiếng trong các nhạc hội quốc tế về trình diễn nhạc truyền thống Việt Nam. Nhà nhạc học trẻ tuổi nhất là Lê Tuấn Hùng (31 tuổi) đang soạn luận án tiến sĩ về âm nhạc Việt Nam tại đại học Monash Melbourne, Úc Đại Lợi. Ngoài ra phải kể đến công trình nghiên cứ của Ernie Duane Hausch với luận án tiến sĩ viết về Cải lương Việt Nam. Công trình quan trọng nhất của người ngoại quốc viết về lý thuyết âm nhạc Việt Nam là luận án tiến sĩ của John Paul Trainor trình tại University of Washington năm 1977 về Điệu thức Trong Nhạc Tài Tử của Việt Nam (Modality In The Nhạc Tài Tử Of South Viet Nam). Trong luận án này John Paul Trainor đã giới thiệu thêm một quan niệm về điệu thức (modality) của Giáo sư Nguyễn Vĩnh Bảo, một danh cầm trong nước. ngoài quan niệm về điệu thức đầu tiên được Giáo sư Trần Văn Khê đề cập đến trong luận án tiến sĩ của ông vào năm 1962. Ông Trainor cũng có đề cập đến buổi thảo luận với ông Hùng Lân, giáo sư nhạc pháp trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn về vấn đề điệu thức. Gần đây bác sĩ Bùi Duy Tâm có cho tôi xem công trình khảo cứu công phu chưa xuất bản của nhạc sĩ quá cố Hùng Lân. Với hơn sáu trăm trang đánh máy, những căn bản lý thuyết về điệu thức trong dân ca Việt Nam được ông đề cập tỉ mỉ nhưng vì cách đây đã lâu nên có nhiều điểm cần phải đặt lại.

Những công trình khảo cứu trong nước trong thời gian chiến tranh và sau chiến tranh cũng khá quan trọng. Viết về Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh có Đặng Văn Lung, Hồng Thao và Trần Linh Quý. Một công trình khảo cứu khác của Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc cùng viết về Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh nhưng chỉ chú trọng về phần lời ca. Bài viết của Thụy Loan về đề tài Thử Dẫn Lại Một Lý Thuyết Điệu Thức Của Người Việt Qua Bài Bản Tài Tử Cải Lương, trong Tạp Chí Nghiên Cứu Nghệ Thuật số 5,6 (1987) và số 1,2, (1979) là một công trình khá có hệ thống, nhưng hãy còn thiếu xót nhiều nhất là phần chỉ nhấn mạnh đến lý thuyết về quãng của thang âm Việt Nam nhưng quên mất phần Nhấn, Mổ, Rung cũng như những bậc đặc biệt trong một thang âm. Phần thiếu xót nữa là Thụy Loan không đề cập đến những cao độ tương đối của các chữ đàn. Trường hợp này phải đo bằng cent như Douglas Kerf, Teny Miller và Nguyễn Thuyết Phong đã làm. (3) Trong số tháng 6, 1982 của báo Nghiên Cứu Nghệ Thuật, Dzoãn Nho cũng viết một bài quan trọng về Điệu Thức trong Dân Ca Việt Nam (Dân ca và ca khúc quần chúng hiện đại Việt Nam). Sau cùng công trình khảo cứu đồ sộ nhất về Dân Ca Việt Nam phải nhắc đến Lư Nhất Vũ. Ông đã viết 7 quyển khảo luận về dân ca từng vùng tại miền Nam Việt Nam như: Tuyển tập Dân ca Nam Bộ, Tìm hiểu dân ca Nam Bộ, Dân ca Kiên Giang, Dân ca Cửu Long, Dân ca Hậu Giang, Dân ca Bến Tre, Dân ca sông Bé (sắp xuất bản). Tuy nhiên công trình nói trên vẫn mắc phải lỗi cố hữu của những nhà nhạc học trong nước là không đề cập rõ ràng chính xác về khái niệm điệu thức trong dân ca dân nhạc Việt Nam. Điều ngộ nhận thường xuyên xảy ra là thang âm lẫn với điệu thức. Trong khi đó thang âm mới chỉ là một yếu tố của điệu thức. (4) Những yếu tố còn lại là: Tầm quan trọng của mỗi cung bậc (Hierachy For Each Tone Degree), Những trang điểm đặc biệt (Special Ornament), Tình cảm đặc biệt của mỗi Điệu thức (Sentiment For Particular Mode), Khái niệm về Nhấn, Mổ, Rung cho mỗi cung bậc. Theo các nhà nhạc học quốc tế ở Á Châu chỉ có ba quốc gia Việt Nam, Miến Điện và Nam Dương có nền âm nhạc chú trọng nhiều nhất đến điệu thức.

Trong những công trình nghiên cứu nói trên, chỉ có Giáo sư Trần Văn Khê, Thụy Loan và John Paul Trainor bàn đến khá kỹ về vấn đề Điệu Thức. Tuy nhiên cả ba tác giả đặt nền tảng lý thuyết về Điệu Thức trên những bài bản Nhạc Tài Tử hoặc Cải Lương Miền Nam. Có mình Dzoãn Nho chú trọng về thủ pháp ca từ hơn là thang âm và các yếu tố khác của điệu thức.

Tóm tắt lại tựa trên nhạc Tài Tử và Cải Lương Miền Nam, Giáo sư Trần Văn Khê, Thụy Loan và John Paul Trainor định những yếu tố của điệu thức như sau:

1. Thang âm

Đây là những âm giai được tạo thành rồi phân loại tựa trên những cấu trúc về quãng âm. Âm giai trong Điệu Bắc: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống, Líu (Đối chiếu: Do, Ré, Fa, Sol, La, Do). Âm giai trong Điệu Nam: Hò, Xự, Xang, Xê, Phan, Líu (Tạm Đối chiếu: Do, Mib, Fa, Sol, Sib, Do). Biến thể của Điệu Nam chính gốc có: Nam Xuân: Hò, Xự, Xang, Xê, Phan, Líu (Tạm đối chiếu: Do, Re, Fa, Sol, Sib, Do) và Óan: Hò, Xư, Xang, Xê, Cống, Líu (Tạm đối chiếu: Do, Mib, Fa, Sol, La, Do).

Đó chỉ là phân loại thang âm một cách tổng quát và chưa nói đến những cao độ tương đối của bậc Xự Xang, Cống biến đổi cao hơn hoặc thấp hơn tùy theo địa phương. Ngoài ra những thang âm đặc biệt của các địa phương và nhất là âm nhạc của dân tộc thiểu số không nằm trong hệ thống phân loại nói trên.

2. Tầm quan trọng của mỗi cung bậc

Những bậc có cao độ ít khi bị thay đổi: Hò, Xang, Xê, Líu (Đối chiếu: Do, Fa, Sol, Do).

Những bậc cao độ dễ bị thay đổi: Xê, Cống (đối chiếu: Ré, La)

Bậc chỉ thay đổi theo nhạc tính địa phương khi có ảnh hưởng nhã đến rung nhanh hay chậm: Xang (Đối chiếu: Fa). Bậc Xang của âm nhạc miền Nam thường rung nhanh hơn nhạc miền Trung.

3. Những trang điểm đặc biệt tùy theo Điệu hoặc địa phương trên sườn kiến trúc thang âm

Mỗi điệu thức có một lối Nhấn, Mổ, Rung riêng biệt. Điều này chỉ áp dụng cho cách diễn những nhạc khí.

4. Tình cảm đặc biệt của mỗi điệu thức trên quan niệm thẩm mỹ địa phương.

Mỗi Điệu Thức gợi trong lòng người nghe một tình cảm đặc biệt như vui, buồn, rất buồn hoặc thanh thản.

Để phân tích những ca khúc truyền thống đại chúng (dân ca) khái niệm về điệu thức của Dzoãn Nho hơi khác với những nhà nghiên cứu kể trên. Theo ông, “Điệu thức là sự tổng hợp của các âm trong mỗi liên kết Công Năng đã được xác định, là hệ thống các mối tương quan công năng của các âm ấy. Công Năng có hai dạng Ổn Định và Trụ Lại. Dạng ổn định luôn luôn mang lại cảm giác tĩnh và ngững nghỉ trong khi đó dạng trụ lại thu hút tất cả những chất liệu mang tính không trụ lại chung quanh nó.

Vì đã giới hạn lý thuyết của ông để phân tích những âm điệu của ca khúc truyền thống nên ý niệm về điệu thức của Dzoãn Nho không được rộng rãi như của Giáo Sư Trần Văn Khê.

Ở trên tôi cố gắng tóm tắt những điều căn bản trong lý thuyết về điệu thức hiện nay. Mục đích là để xác định thế đứng khi phân tích “Con Đường Cái Quan”. Nhạc sĩ Phạm Duy đã khẳng định đối tượng của ông là những người trẻ có kiến thức âm nhạc Tây Phương. Khiến, không thể đứng trên căn bản lý thuyết âm nhạc truyền thống để phê bình tác phẩm của ông có “lai căng” hay không (?). Như thế phải đứng trên căn bản lý thuyết âm nhạc truyền thống để phê bình tác phẩm của ông vậy. Tuy nhiên cũng có thể dựa phần nào vào lý thuyết âm nhạc truyền thống để xem tác phẩm của ông ảnh hưởng âm nhạc dân tộc như thế nào.

Mở đầu cuộc hành trình “Con Đường Cái Quan” lữ khách được nghe câu hát ví của cô gái miề Bắc Giang, Phú Thọ. Hát ví là một thể hát tự do và chỉ tuân theo nhịp tiết của lối thơ lục bát. Đây là điệu hát rất thoải mái và dựa trên tam liên âm (triton) Ré – Fa – La:

“Hỡi anh đi đường cái quan,

Dừng chân đứng lại, Dừng chân đứng lại,”

Đến câu thứ nhì tác giả đã chuyển sang tam liên âm Ré – Sol – Si khiến câu nhạc có âm hưởng âm giai Sol Trưởng đượm nét Tây Phương nhưng duyên dáng dễ nghe:

“Cho em đây than đôi lời…

Đi đâu vội mấy anh ơi?”

Điệu Hát Ví còn nghe thấy ở vùng Nghệ An như bài Ví Ghẹo, Ví Dặm…Hoặc ở vùng Hà Tĩnh có Ví Phương Vải.

Ở đoạn thứ hai “Tôi Đi Từ Ải Tam Quan”, tác giả dùng tam liên âm Ré – La – Ré (“… một trăm ho trăm con…” hoặc La – Mi – La “…năm mươi người ngược núi rừng…”). Tam liên âm này đã được Phạm Duy dùng trong ca khúc “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” (…Đừng nhìn em … gặp người chăng…). Đây là tam liên âm đặc biệt của thế Hát Nói trong Ca Trù:

Do-La-La-Mi-La (xuống một bát độ). Ý nhạc này lại được nhắc lại trong đoản khúc số 6 “Tôi Đi Từ Lúc Trăng Tơ “. (…Im nghe lời thủ đô chào…). Ngay trong đoản khúc số 10 “Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi” cũng bàn bạc tam liên âm Ré – La – Ré (…Nước non ngàn dặm à a a ra đi…) Ý nhạc trong đoản khúc số 9 “Ai Đi Trên Dặm Đường Trường” được nhắc lại trong đoản khúc số 12 “Tôi Xa Quê Nghèo Ruộng Nghèo” tôi thấy vẫn bàn bạc tam liên âm La – Ré – La (Hò hô hò hò ơi hò… Ai đi trên đường là dặm đường…) (…Hò hô hò hò ơi hò, tôi xa quê nghèo là ruộng nghèo…). Tam liên âm loại này như đã nói ở trên thường bắt gặp trong Hát Nói, nốt chủ âm chạy lên một bát độ lướt qua trung nguyên âm (Mediante) mang lại một âm hưởng rất Bắc Bộ và ảo não.

Đoạn thứ ba “Đồng Đăng Có Phố Kỳ Lừa”, tác giả rất khéo léo và tế nhị dùng điệu Ru Con miền Bắc:

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị đứng chờ đợi ai…”

Cái tinh tế của tác giả là đã biết hạ nốt Fa thăng xuống thành Fa bình ở chỗ láy “Đời” và “Vọng” phu… Tác giả để dấu hóa biểu là La Trưởng cho toàn đoạn nhạc, vì vậy nếu không có nhận xét tinh vi về điệu ru con miền Bắc không thể nào nhận ra điợc điệu láy bán cung này. Trong hệ thống nhạc cổ truyền ngũ cung thường không dùng bán âm. Đó là nét thật đặc biệt của điệu ru địa phương này. Ngoài điệu ru con miền Bắc vừa nói, tôi thấy chỉ có âm nhạc Tây Nguyên dùng bán cung trong một số bài ca.

Đoạn thứ 4 “Người Về Miền Xuôi” là một điệu hát lượn của miền Bắc. Thật ra Hát Lượn thông dụng đối với dân tộc Tày. Đây là một thể tình ca giống như hát “Sli” của đồng bào Nùng và Hát Ví, hát giao duyên của đồng bào miền xuôi. Lượn có ba hình thức là “Lượn Khắp” theo thể thơ tự do, “Lượn Cọi” theo thể thơ “Phong Slư “ (Phong thư) phổ biến ở vùng Cao Bằng, Bắc Thái, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, thể “Lượn Lạng Sơn” theo thể thơ Tứ Tuyệt phổ biến ở vùng Lạng Sơn, huyện Thạch An (Cao Bằng). (5) Bản “Nhạc Sầu Tương Tư” của Hoàng Trọng có âm hưởng rất gần với đoạn nhạc này của “Con Đường Cái Quan”. Nét nhạc đoạn này thật đẹp mang vẻ lưu luyến của người dân miền núi tiễn lữ khách trở về miền xuôi. Tam liên âm Mi – La – Mi ở đoạn đầu gây cảm giác đi từ đỉnh cao chót vót của ngọn núi nhìn xuống là vực sâu bát độ. Chủ âm La là chỗ đứng của lữ khách. Thêm vào đó bắt đầu từ đoạn “Đưa anh qua chân đồi…” đến “Dòng suối lẻ loi…” lối hành âm được đưa lên cao dần, tạo được cảm giác như người lữ khách cũng có lúc phải men theo một triền núi lên cao dần trước khi xuống dốc về miền xuôi. Theo tôi nghĩ đoạn này là cái chốt của phần miền Bắc trong “Con Đường Cái Quan” vì ý nhạc diễn tả lên được sự hùng vĩ của cảnh sắc từ biên giới Hoa Việt đến Thượng Du và Trung Du Việt Bắc.

Giả sử lữ khách trên quốc lộ 1 và khởi hành từ Ải Nam Quan đi qua phố Kỳ Lừa ở Đồng Đăng, Lạng Sơn, rồi đến đoạn 5 “Này Người Ơi” khách đã đến sông Thương để đi đò ngang về miền đồng bằng rồi xuôi về thủ đô Hà Nội. Đoạn nhạc này thật êm đềm như dòng sông chảy lững lờ. Tuy nhiên, không tìm thấy nốt nhạc truyền thống nào, trừ khúc cuối âm hưởng lơ lớ “Nhớ Người Ra Đi” ca khúc do chính tác giả viết.

Đoạn số 6: “Tôi Đi Từ Lúc Trăng Mơ “ ý nhạc nhắc lại đoạn 2 “Tôi Đi Từ Ải Nam Quan”. Về phần nhạc đã được bàn ở trên.

Sang phần thứ hai của “Con Đường Cái Quan”, lữ khách đã vào đến miền Trung. Đoạn nhạc số 7 “Ai Đi Trong Gió Trong Sương” phỏng theo điệu “Lý Con Sáo Huế” có âm hưởng ngũ cung Điệu Nam Hơi Ai. Dấu hóa biểu tác giả để ở đầu đoạn nhạc này là Ré Trưởng, nhưng theo tôi đoạn này là Ngũ cung La – Si – Ré – Mi – Fa #, trong khi đó Ré là bậc yếu thường rút về Mi. Điều này hiện rõ ở chữ “Gió” “Đề”, “Đường ơi” trong câu “Ai đi trong gió trong sương… kẻo…đường ơi…đường ơi…”

Hiện tượng hút âm từ bậc yếu về những bậc mạnh là một cá tính rất đặc biệt của nhạc truyền thống miền Trung. Chẳng hạn, trong bài Lý Tình Tang, chữ Tang trong câu “Ố tang, ố tang tình tang, tình tang tình, ố tang tình tang…”

Đoạn 8 “Ai Vô Xứ Huế Thì Vô” là điệu Hát Ru miền Trung.

Đoạn 9 “Ai Đi Trên Dặm Đường Trường” và đoạn 12 “Tôi Xa Quê Nghèo Ruộng Nghèo” phỏng theo Hò Giã Gạo. Đoạn 11 “Gió Đưa Cành Trúc La Đà” phỏng theo diệu Hò Trên Sông. Như vậy vào đến miền Trung tác giả sử dụng nhiều âm hưởng nhạc truyền thống. Điều này dễ hiểu, đây là đất thần kinh, tác giả không thể để lỡ cơ hội nêu lên những nét cổ kính đặc thù của miền này. Ngay trong đoạn 10 “Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi”, tác giả cố gắng vận dụng sự sáng tạo của mình nhưng cũng không thoát khỏi âm hưởng não nề của tam liên âm Ré – La – Ré mang âm hưởng Nam Ai, Nam Bình. Ở phần thứ hai này, tác giả mới chứng tỏ bản lãnh của mình khi sáng tác đoạn “Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi” tả mối tình hận của vua Chiêm và công chúa Huyền Trân. Tác giả sử dụng rất nhiều quãng bốn khiến nghe mỗi câu nhạc lại thấy tiếng thở dài của đớn đau. Theo tôi đoạn này là đoạn đặc sắc nhất của phần hai, về cả sự vận dụng tam liên âm cổ truyền lẫn sự chuyển cung tài tình của nhạc Tây Phương (đoạn “Như ánh tháp vàng…ngọn lửa thiêu…”)

Trong phần ba “Vào Miền Nam” tác giả cho người nghe một khí hậu âm nhạc mới hoàn toàn. Ông cũng cải biến một số ca khúc truyền thống như Hò Lờ (“Đèn Cao Châu Đốc, Gió Độc Gò Công”), Ru Em (“Giả Ơn Cái Cối Cái Chày”), Hò ơ (“Anh Đi Đường Vắng Đường Xa”), thành những ca khúc có hơi oán rõ rệt. Một nét nhạc đặc thù của miền Nam. Để khỏi nhàm chán và nhất là nói đến sự khỏe khoắn, mới mẻ của con người di dân ở vùng đất mới, tác giả đã không ngần ngại cho vào những hành khúc rất Tây Phương (“Nhờ Gió Đưa Về”, “Về Miền Nam”, “Đường Đi Đã Tới”). Có một khuyết điểm nho nhỏ trong đoạn “Đi Đâu Cho Thiếp Theo Cùng” và “Giả Ơn Cái Cối Cái Chày”. Khi sử dụng hơi oán tác giả đã không vận dụng nét nhạc đặc thù nhất của hơi oán đó là quãng ba trung âm (giữa trưởng và thứ) và luyến láy từ bậc hai sang bậc ba. Chẳng hạn lấy Do làm gốc. Ngũ cung hơi Oán sẽ là Do – Mi (trung âm) – Fa – Sol – La – Do. Nét đặc thù tôi muốn nói đến là nét láy từ Mi (trung âm) sang Fa hơn là láy từ nốt hơn Fa rồi xuống Fa. Trong đoạn “Đi Đâu Cho Thiếp Theo Cùng” tác giả đã cho láy từ bậc ba về bậc hai (Mi về Ré – nếu theo hệ thống ngũ cung La-Do#-Re-Mi-Fa#) ở chữ “…Thiếp (cam)”. Điều này xảy ra tương tự với chữ “…Có (tao)…” trong đoạn “Giả Ơn Cái Cối Cái Chày”.

Tổng kết lại tác giả đã cho người nghe ba khí hậu âm nhạc tại ba miền. Miền Bắc với ngũ cung đứng, miền Trung với nét đặc thù Điệu Nam Hơi Ai và miền Nam với Điệu Nam Hơi Oán. Tựu chung tác giả không vấp phải khuyết điểm nào quan trọng khi vận dụng những nét nhạc truyền thống để dựng lên tác phầm của mình. Điều này cũng dễ hiểu là tác giả đã viết “Con Đường Cái Quan” khi đang tu nghiệp về Âm nhạc Dân Tộc Học tại Paris với những bậc thầy thế giới như giáo sư Jacques Chailley va Constantin Brailoui. Hơn nữa vừa trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân, tác giả đã có dịp đi khắp ba miền đất nước để sống và sưu tầm những âm điệu truyền thống. Cũng trong cuộc kháng chiến này tác giả đã có dịp thử nghiệm bao nhiêu ca khúc gọi là “Dân Ca Phát Triển”. Với căn bản đó tác giả đã có công lớn làm giàu cho kho tàng âm nhạc Việt Nam hiện đại.

Như đã xác định ngay từ đầu bài viết, tác giả không viết trường ca “Con Đường Cái Quan” cho người thưởng ngoạn thiên về âm nhạc truyền thống, nhưng cho giới có kiến thức âm nhạc Tây Phương. Tuy nhiên tác giả cũng đã khẳng định vẫn cố gắng giữu những tinh túy của nền âm nhạc dân tộc. Như thế những điều tác giả vận dụng để viết “Con Đường Cái Quan” kể như đã đạt được mục tiêu tân kỳ hóa nền nhạc dân tộc. Tuy tác giả cũng có một vài sơ sót nhỏ như đã nêu ở đoạn Miền Nam của “Con Đường Cái Quan” nhưng đây là những khuyết điểm không đáng kể.

MỘT VÀI ĐỀ NGHỊ VỚI DUY CƯỜNG

Vì mới chỉ được nghe bản nháp của “Con Đường Cái Quan” soạn cho nhạc khí. Hơn nữa chưa được xem bản thảo phối khí nên quá sớm để giúp những ý kiến chính xác. Tuy nhiên tôi cũng có một vài ý kiến tổng quát.

Thứ nhất, về bố cục đoạn 4 “Người Về Miền Xuôi” quá dài khi phối khí khiến làm mất quân bình của phần một khi lữ khách còn tại miền Bắc. Đáng nhẽ nên làm rộng ra ý nhạc ngũ cung đúng, đây là nét đặc thù của nhạc truyền thống miền Bắc. Phần sáo vào đầu bằng âm giai thứ của điệu Cò Lả rất gợi hình, người nghe tưởng tượng ra một cánh đồng bát ngát, có những đàn cò trắng phau bay lượn thoải mái. Sau đó tiếng sáo cũng kết bằng âm giai trưởng của điệu cò lả. Khúc kết này nghe ra ngay nét nhạc đặc thù của bất cứ bài dân ca Bắc Ninh nào, chẳng hạn “Người Ơi! Người Ở, Đừng Về”, “Mời Giầu”…

Thứ hai, những đoạn ảnh hưởng nhạc truyền thống rất sâu đậm như đoạn hát ví “Anh Đi Trên Đường Cái Quan”, hát ru “Đồng Đăng Có Phố Kỳ Lừa”, hát lượn “Người Về Miền Xuôi” vì những yếu tố điệu thức, phối khí của nhạc Tây Phương mới chỉ thỏa mãn được vấn đề thang âm, còn những yếu tố còn lại như Tầm Quan Trọng Của Mỗi Cung Bậc, Những Trang Điểm Đặc Biệt theo địa phương, tình cảm đặc biệt của điệu thức, chỉ có nhạc cụ cổ truyền mới thỏa mãn được yếu tố nói trên, trong khi diễn nhạc. Chính vì thế khi Toru Takemitsu viết "November Steps" cho dàn nhạc Tây Phương, những khúc ông muốn nhấn mạnh đến nét cổ truyền của âm nhạc Nhật ông đã phải để đàn Biwa và sáo Shakuhachi chơi. Ý kiến này cũng tương tự đề nghị cho phần hai miền Trung và phần ba miền Nam với đoạn “Ai Đi Trong Gió Trong Sương”, “Ai Vô Xứ Huế Thì Vô”, “Đi Đâu Cho Thiếp Theo Cùng”, “Giả Ơn Cái Cối Cái Chày”.

Thứ ba, những âm thanh điện tử cũng mang lại những âm thanh lạ tai như bắt chước tiếng đàn Koto, đàn Độc Huyền Cầm, tiếng kèn Sona, tiếng đàn Santur… nếu khéo soạn. Tuy nhiên, đặc biệt ở phần miền Nam, đoạn “Đi đâu cho thiếp theo cùng” và “Giả Ơn Cái Cối Cái Chày” vì quãng ba trung âm đặc biệt của hơi oán, không dụng cụ điện tử nào thay thế được nhạc khí cổ truyền Việt Nam.

Cuối cùng tuy không chọn thể nhạc đại hòa tấu, nhưng “Con Đường Cái Quan” soạn cho nhạc khí với hình thức liên khúc và thêm một số biến khúc là một thể nhạc thích hợp. Vì, thể nhạc hòa tấu khúc đòi hỏi phần biến khúc đi rất xa và rộng, khỏi âm điệu chính, hoặc có thể chỉ lấy một vài mô típ chính thôi. Như thế, những âm điệu cổ truyền có thể bị loãng hoặc bị hy sinh.

Đó là những ý kiến chủ quan nho nhỏ. Điều quan trọng nhất là người thưởng ngoạn đại chúng phải thấy Việt Nam qua một cuộc hành trình bốn mươi phút bằng âm thanh. Không sự thành công nào của một tác phẩm văn nghệ không dựa trên sự đón nhận của đối tượng mà tác phẩm đó muốn nhắm tới.

Nước Nhật phải mất một trăm năm thử nghiệm mới sản xuất được những nhà soạn nhạc hiện đại với sự sử dụng hài hòa những thể loại âm nhạc Tây Phương mang chất liệu tạo thanh và linh hồn dân tộc. Kể từ sáng tác đầu tiên của Nobuko Koda năm 1897 mang hình thức Tây Phương. Sau đó lần lượt xuất hiện những tấu khúc dương cầm của Kosaku Yamada (1886-1965). Ngoài ra những sáng tác của các nhà soạn nhạc dân tộc tiền chiến như Yasuji Kiyose (1900-1981), Fumio Mayasaka (1914-1955), Shukichi Mitsukuri (1895-1971) va Akia Iffukube (1914-). Đến thời hậu chiến các soạn gia Nhật Bản lại cẩn thận hơn để quân bình chất liệu tạo thanh có tính chất dân tộc và những kỹ thuật viết nhạc tân kỳ của Tây Phương. Dần dà, những tác phẩm âm nhạc muốn có giá trị quốc tế phải hấp dẫn được cả khối thính giả ngoài biên giới quốc gia của mình. JoJi Yuasa, một nhà soạn nhạc gia Nhật nổi tiếng thế giới đã tuyên bố: “Một thời gian không lâu sau khi quyết định để trở thành một nhà soạn nhạc tôi nhận thấy rằng, như một người Nhật tôi nên kế thừa truyền thống của dân tộc tôi một cách có ý thức rồi phát triển nó ra đồng thời khám phá được ngôn ngữ chung của nhân loại hơn là chấp nhận mù quáng những truyền thống cố hữu” (6) Nhằm phát triển quốc tế tính cho tác phẩm của mình Tòro Takemitsu (từng được Igor Stravinsky khen ngợi) học cả nhạc cổ truyền Việt Nam để làm giàu cho chất liệu tạo thanh của ông. (7)

Trở lại “Con Đường Cái Quan” của Phạm Duy, theo thiển kiến cái nhìn mới của Duy Cường đáng khuyến khích vì sự thử nghiệm này sẽ cho giới thưởng ngoạn trẻ tuổi lớn lên tại quốc ngoại một cơ hội tiếp xúc với nền nhạc dân tộc. Không gì đến thẳng lòng người bằng những ngôn ngữ mình tiếp xúc hàng ngày đó là những âm thanh đại chúng lạ tai mà giới trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên không vì thế mà hy sinh cái tinh túy của di sản âm nhạc dân tộc.

CHÚ THÍCH

(1) PHẠM DUY. Hồi Ký – Thời phân chia Quốc Cộng. PDC Misical Productions. Midway City. 1991. Trang 75.

(2) PHẠM DUY. Ca khúc cho ngày mai, Quảng Hóa 1970, Sài Gòn

(3) Hệ thống đo những vi quãng bằng cents do Alexander John Ellis, một nhà toán học người Anh tìm ra năm 1884. Ông chia mỗi nửa cung của hệ thống âm nhạc điều hòa Tây Phương làm 100 phần bằng nhau. Bài viết của ông tựa đề "On The Musical Scales of Various Nations" (1885), đặt viên gạch quan trọng đầu tiên cho ngành Âm nhạc Dân tộc nhạc học của thế giới.

(4) Phạm Văn Kỳ Thanh – “Lạc Âm Thiều” – Văn Học (1988) – Hoa Kỳ, trang 24 -31.

(5) Hà Văn Thụ – La Văn Lô – Văn hóa Tày Nùng – Nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội (1984), trang 86.

(6) Yuasa JoJi – "Taru Takemitsu with Tania Cronin and Hilary Tann." Ibid, p.211.

Posted in Tạp Ghi, Thân Hữu | Comments Off on Bài viết công phu- Pham Văn Kỳ Thanh- Một Vài Cảm Xúc Âm Nhạc Qua Trường Ca ” Con Đường Cái Quab” của Ph ạm Duy- Aug 5, 2022

HLC- Mối Tình hoa dâm bụt 55 năm sau- Oct 22, 2021

MỐI TÌNH HOA DÂM BỤT 55 NĂM SAU

Có lẽ ai trong chúng ta đều biết hoa dâm bụt vì loài hoa này rất phổ biến ở cả thôn quê và thành thị. Hoa này hay được trồng làm hàng rào.

Tôi yêu hoa dâm bụt cũng vì cả tuổi thơ gắn bó với hoa. Con đường đi học thưở lên sáu rất thanh bình, êm ả vì gần như ven đô ( tỉnh Gia Định). Hoa dâm bụt có nhiều mầu nhưng phổ biến nhất có lẽ là mầu đỏ. Sau này khi có dịp về quê Bến Tre một cô bạn, tôi được ngắm những bông “bụp” ( người Nam gọi vậy) rất to và nhiều mầu đẹp vô cùng. Chỉ tiếc là hoa dâm bụt mau tàn. Đời sống chỉ một ngày.

Hoa dâm bụt đọng lâu trong tôi vì còn là một kỷ niệm thuở mới mài gót guốc trên sân trường đại học. Thuở ấy tôi học chứng chỉ SPCN của Đại Học Khoa Học Sài Gòn. Trong 5 môn thực tập có thực tập thực vật. Thời đó, chúng tôi gọi môn động vật, thực vật. Bài thực tập đầu tiên là mổ hoa dâm bụt.

Tôi vốn là một học sinh rất chăm chỉ siêng năng kể cả khi đã già nên không chỉ học ở trường mà tôi còn tìm cách thực tập thêm cho giỏi. Thế là tôi lang thang đi vào xóm trong qua nhiều ngóc ngách để tìm xem nhà ai có hoa dâm bụt thì xin ít hoa về học trong kính hiển vi. Hồi đó chúng tôi chỉ được thực tập trong phòng chứ không có kính hiển vi ở nhà nhưng tôi khéo ngoại giao với ông coi phòng thực tập nên trưa ở lại, ông cho phép nhóm chúng tôi được dùng kính hiển vi để học thêm.

Khi đi lang thang trong xóm tôi gặp một nhà có rất nhiều hoa dâm bụt đẹp vô cùng. Tôi là người “rất ngoan” từ bé nghĩa là không ăn trộm bao giờ cả nên cứ loay hoay nhìn khe cổng, bấm chuông để xin mà không ai trả lời cả. Cuối cùng tôi đành làm kẻ trộm bất đắc dĩ. Vừa mới nhón chân hái được ít hoa thì một tiếng nói vang lên sau lưng “Ơ hay, hoa nhà người ta mà lại ăn trộm là sao nhỉ?” . Tôi quay lại và ngượng đỏ cả mặt vì đó là một tên masculin có lẽ chỉ hơn tôi vài tuổi. Tôi ấp úng ” Đâu có’. Mà ngày xưa mình khờ, ngồ và tồ kinh khủng. 18 tuổi chứ đâu phải nhỏ nhít gì nhưng hoàn toàn ngốc nghếch, đâu phải như con gái thời nay! Tên “phải gió” tiếp tục “Lại đâu có. Thế cái gì trên tay thế?”. Tôi cãi “Hoa. Nhưng tôi đâu có ăn trộm?”. “Tên phải gió” cười cười ” Thế cô đưa giấy chứng nhận tôi ký tên là tôi tặng cô đi. Không có, đúng không? Thế là ăn trộm chứ còn gì nữa”!!

Chỉ cần nghe ngôn ngữ của “tên phải gió” ấy, các bạn đã đoán được hắn “made in Bắc Kỳ 54” rồi đúng không? Chỉ có dân Bắc Kỳ mới có cái giọng điệu đó. Nói thật hồi đó tôi khờ quá nên thua hắn chứ bây giờ thì còn lâu nhé. Tôi sẽ cong cớn “Anh là cái thá gì mà tôi phải có giấy tặng hoa từ anh. Chẳng qua tôi đi ngang, gió đưa hoa sắp rụng nên tôi nhón chân đỡ cho hoa nhà anh khỏi tơi tả một đời hoa mà thôi” !! Bảo đảm với các bạn đó là kiểu “trả treo” của con gái Bắc 54 đó. Chẳng qua HLC học Gia Long nên cũng mất cái chất “đanh đá cá cầy” của con gái Bắc rồi!

Trở lại. Vì ngày đó HLC rất ngu nên ngớ ra và ấp úng “Tôi có bấm chuông nhưng không có ai cả. Tôi cần hoa để học!”

Giời ơi, các bạn có thể tưởng tượng cái “tên phải gió ấy” có vẻ mừng như bắt được vàng ý. Hắn nhìn tôi chăm chăm ” Ơ, hóa ra tìm hoa dâm bụt để học cơ à. Chả hiểu cái trường nào lại dậy nữ sinh nghiên cứu hoa dâm bụt nhỉ. Hoa gì mà “dâm” lại còn “bụt” nữa, thế mà cũng học!”

Tôi lại tức điên mà quá ngu nên không trả lời được hắn. Cái mồm mép hắn như thế thì làm sao “Quỳnh Giao, người ngoan nhất nước” (cái này là do ông anh rể hồi đó đặt nhe vì ổng thấy tôi ngày xưa ngu ơi là ngu mà!) đối đáp lại được cơ chứ. Tôi chỉ biết “phân bua rất chân thành” ” Có chứ. Tôi học SPCN ở Khoa Học. Chúng tôi phải mổ thân hoa dâm bụt”.

Đến phiên “tên phải gió” trố mắt “Ơ hay, cô mà học đại học rồi cơ à?’ . Tôi chỉ dạ. Đã nói ngày xưa ngoan vô cùng tận mà. Có phải “bà chằng” như bây giờ đâu. Tên phải gió “nhún vai” ” Ờ thôi tin cô vậy chứ mặt cô chỉ học đệ tam là cùng”.

Bố khỉ. Đấy cái buổi đầu tiên đi hái hoa để học của tôi đấy. “Tên phải gió” sau đó mở cổng vào nhà lấy dao, lấy bao nylon ra và chặt cho tôi vài cành và còn “cadeau” thêm một mớ hoa dâm bụt.

Sau lần đó tôi không bao giờ trở lại. Nhà đó cũng khá xa nhà tôi và đường đến ngoắt ngoéo nên tôi cũng không có dip nào đụng độ hắn. Ngày đó tôi chăm học lắm. Học là ưu tiên số một. Không có chuyện bồ bịch lăng nhăng gì cả. Có mà bị cạo đầu!

Một năm sau, khi viết truyện ngắn cho báo Tiếng Vang kiếm tiền tiêu vặt vào hè tôi nhớ lại chuyện cũ và đã thêu dệt thành một câu chuyện tình lâm ly bi đát đúng mode thời đó: đôi trẻ yêu nhau nhưng bị ngăn cấm vì “anh là người ngoại đạo”!! Tựa của câu chuyện là “Mối Tình Hoa Dâm Bụt’!

Từ 1966, năm tôi học SPCN đến nay, 2021, là 55 năm!

Sáng hôm nay trời rất đẹp vì đang là mùa Xuân, tôi chợt thấy dâm bụt bên hiên nhà nở hoa đẹp quá. Nhà này có đến ba cội dâm bụt lớn. Rất “lão”. Từ phòng ăn tôi có thể nhìn thấy mầu hoa đỏ qua vuông cửa sổ. Ngắm hoa và tôi nhớ lại chuyện ngày xưa.

Ngày xưa, có một cô bé rất tồ và ngố hái trộm hoa dâm bụt rồi sau đó viết văn thêu dệt thành “Mối Tình Hoa Dâm Bụt” khá lâm ly bi đát và ngày nay có một lão bà đeo kính lão ngồi gõ lách cách cho “đám em của chị Hai” và “đám cháu của cô Lan Chi” nghe về một quãng thời gian mầu hồng phấn của tuổi mười tám!

Hoàng Lan Chi

10/2021

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on HLC- Mối Tình hoa dâm bụt 55 năm sau- Oct 22, 2021

Thông ơi, bà kêu ba đóng đinh chớ không phải ba nghe con- Oct 22, 2021

THÔNG ƠI, BÀ KÊU BA ĐÓNG CHỚ KHÔNG PHẢI BA NGHE CON!

Về già thì tôi có thú trồng hoa vì tôi mê từ bé. Ngồi trong phòng xem net và mỏi mắt thì nhìn ra vườn rất thích. Khỏi cần đi đâu xa mệt cái thân già! Tôi chỉ đủ sức làm vườn trước còn vườn sau không làm gì cả.

Mấy hôm trước thấy cây thông trơ trụi xấu nên tôi xếp hoa dưới gốc. Rồi một ngày… đau khổ của cây thông, tôi có hứng treo những cây sedum có hoa vàng rất bền đang mùa tháng 10 lên thân cây. Tôi bảo Hải, người từ Age Care đến giúp.

Hải rất tiếu lâm. Hôm trước tôi thay đất cho các chậu ăn trái. Hải lấy bao đề ( 5in1) và nói ” Không sao hết. Con dùng cái này trồng cây hoài chớ đất hết rồi”. Hôm sau khi xem nhãn của bao ( 5 in 1) tôi la làng vì đó là phân, không phải đất. Tôi kêu Hải tới thay đất. Tôi càm ràm vì tôi quý vài cây ăn trái grafted lắm. Tôi trồng chỉ để ra vài trái mà ngắm chứ ăn thì đi mua. Hải thay đất xong, chắp tay lâm râm “Mô Phật. Mô Phật. Xin cho cây sống, xin cho cây sống. Nếu không thì con chết với “bà chằng”” đó Phật ơi“. Tôi bật cười “Đúng rồi. Cây mà không sống thì thằng Hải phải chết!!”

Hôm nay, tôi kêu Hải đóng đinh vào cây thông. Khi Hải đóng, tôi thì thầm ” Chịu đau chút nghe con. Bà đóng đinh treo hoa cho đẹp. Ai đi ngang cũng ngắm được hết. Coi như con đóng góp cho cuộc đời. Bà sorry nha. Mai bà sẽ bón phân cho con”. Mình thì sorry còn thằng Hải thì lẩm bẩm “Cái này là bà biêu ba làm nghe con. Không phải ba nghe con!’ Trời ơi là trời. Chịu hông nổi với “thằng quỷ” này mà. Chưa hết, kêu nó tưới cây lưỡi cọp do bà hàng xóm cho bị khô quéo thì nó lại lẩm bẩm “Bà để con chết khô thấy chưa! Chỉ có ba cho con uống nước nghe con!”

Các bạn xem này, có phải cây thông đẹp hơn nhiều không?

Copy từ Facebook Lan Chi:

LÝ DO NHẬN LỜI XIN KẾT BẠN

Hôm nay nhận lời 2 người và delete mấy người trong đó có một tên ở VN vì lão ta đăng hình Hồ Tặc và Võ Nguyện Giáp rồi ghi lời ca tụng!

Hai người này: 1 là do họ hay chia sẻ tin ” gương sáng” cho xã hội và 1 là cùng ủng hộ Tổng Thống 45 Trump!

Tôi không kết bạn bừa bãi. Mất thì giờ cãi nhau. Chọn trước người cùng lập trường chính trị! Thà là bạn cũ trước kia thì phải chấp nhận có người không ủng hô Tổng Thống 45 Trump chớ bạn mới thì nên chọn người cùng ủng hộ Tổng Thống 45 Trump!

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on Thông ơi, bà kêu ba đóng đinh chớ không phải ba nghe con- Oct 22, 2021

HLC-ta dại ta tìm nơi vắng vẻ. Ngàn hoa thơm ngát giữa mùa xuân- Oct 16, 2021

TA DẠI TA TÌM NƠI VẮNG VẺ

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Lúc sau này tôi ngán ngẩm trước tình hình đất nước nên xoay qua làm vườn. Đây là thành quả năm đầu tiên trồng hoa…có đọc sách. Hai năm trước cứ trồng đại và chỉ tưới nước. Không biết gì nữa hết. Năm nay biết phải trị bịnh, phải bón phân gì, phải trồng cách xa bao cm. Và biết giữ tag để học tên. Đây là ít hồng mới trồng từ bare root. Mua online. Họ gửi về nhiều cây trong một gói. Còn một nửa, có lẽ sẽ nở hoa vào tuần tới. Gần 20 cây mua bare root online.

Hoàng Lan Chi

10/2021

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on HLC-ta dại ta tìm nơi vắng vẻ. Ngàn hoa thơm ngát giữa mùa xuân- Oct 16, 2021

HLC- Tôi trở thành công dân Úc vào mộ t đêm không trăng không sao- Oct 18, 2021

TÔI TRỞ THÀNH CÔNG DÂN ÚC MỘT ĐÊM KHÔNG TRĂNG KHÔNG SAO

Tối ngày 18 tháng 10, 2021, tại Brisbane miệt dưới, sau một ngày mưa thì đêm lạnh, không trăng không sao và tôi trở thành công dân Úc đêm ấy!

Vì Virus China nên buổi lễ chỉ có một giờ. Nghe nói trước đây kéo dài hơn. Brisbane nhỏ, dân cư không đông nên cái gì cũng có vẻ gọn hơn California. Xếp hàng, đưa giấy tờ, nhận cũng nhanh. Vì Virus China nên buổi lễ cũng được rút gọn, trong vòng một giờ. Duy có điều tôi không hiểu tại sao làm lễ Tuyên Thệ mà lại chọn tối? Ban Tổ Chức tặng túi quà bên trong có certificate, ít giấy hướng dẫn, form để vote sau này, tờ giấy để đọc lời tuyên thệ, một chậu nhỏ có một loại lá. Sau này tôi đoán có lẽ lá này có gốc tích gì đó với thổ dân vì trong màn trình diễn, một người Úc trẻ, đóng vai thổ dân đã đốt nhúm lá này rất khéo, nó tỏa hương ra khắp khán phòng rất thơm.

Tôi chọn dự Lễ Tuyên Thệ Quốc Tịch ở Brisbane Council. Năm 2016, tôi đã tới đây một lần tham dự cuộc biểu tình vụ Formosa. Chả hiểu sao, kỳ này “Bà Tổng HLC” hên ngồi ngay hàng đầu và giữa khán dài. Trong khi chờ buổi lễ thì dàn nhạc Royal Australian Navy Band Queensland phụ trách. Nhìn mầu áo trắng hải quân thấy tinh khiết thật.

Thị Trưởng nói nhanh như gió. Có vẻ như làm cho xong bổn phận. Còn vị phụ trách về Immigration thì dí dỏm hơn. Dàn nhạc The Australian Girls Choir rất giản dị với quần đen, áo hồng cánh sen nhạt và hát hay.

Một số người đóng vai thổ dân Úc. Một vị thổi cái gì tôi không biết nhưng nghe hao hao tiềng “khèn” tây nguyên xưa rất quyến rũ.

Ba gia đình đại diện cho người tuyên thệ. Cuối cùng dàn nhạc Hải quân trở lại cùng với dàn The Australian Girls Choir hát quốc ca Úc là bế mạc.

Tôi mỉm cười khi nhớ VN mình. Bao giờ cũng chào quốc kỳ và hát quốc cá khi làm lễ còn Úc thì làm ngược lại hay chỉ có Lễ Tuyên Thệ mới thế?

Thú thật, tôi chưa bao giờ nghe quốc ca Úc và đây là lần đầu tiên. Hư thật. Trong khi đó quốc ca Mỹ thì thuộc hơn chút xíu và quen thuộc vì các buổi lễ ở Mỹ bao giờ cũng có hat, chào quốc ca Mỹ và VNCH. Tuy thế nghe rất hay. Quốc ca nào cũng hay và có ý nghĩa. Hãy nghe quốc ca Úc có phụ đề Việt ngữ ở đây:

https://www.youtube.com/watch?v=RxD_q6NCsXE

Nhớ lại hồi dự lễ tuyên thệ quốc tịch Mỹ ở CA. Mất một buổi. Đông quá chừng. Đi vòng vòng rồng rắn mới vào được bên trong để có giấy tờ rồi vào khán phòng lớn dự lễ. Phải nói Lễ Tuyên Thệ kỳ đó ở CA làm rất đẹp, trang trọng. Họ chiếu lại lịch sử Mỹ. Rất cảm động. Rồi lời chúc của TT đương nhiệm.

Một số hình ảnh.

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on HLC- Tôi trở thành công dân Úc vào mộ t đêm không trăng không sao- Oct 18, 2021