BS Thái Minh Trung

Trò Chuyện Với Lan Chi: BS  Thái Minh Trung

LGT: Bác Sĩ Thái Minh Trung là bác sĩ chuyên khoa tâm thần (Psychiatry) ở Orange County. Năm 2007, chúng tôi đã có cơ hội trò chuyện với bác sĩ về một số bệnh thần kinh thời đại cho chương trình phát thanh Mạch Sống. Hôm nay xin mời đọc những “vui buồn nghề nghiệp” của BS Thái Minh Trung.

 

 

HLC: Xin chào BS. Tôi còn nhớ năm 2007, khi BS nói chuyện về sức khỏe cho Mạch Sống, tôi rất thú vị vì nhờ trò chuyện với BS mà tôi được hiểu biết thêm. VD như bệnh trầm cảm là do cơ thể thiếu chất Serotonin. Hoặc ngay cả tính thích cờ bạc cũng do cơ thể thiếu chất Serotonin đó! Bác sĩ về tinh thần hẳn có nhiều buồn vui vì thế hôm nay xin nghe BS kể về những buồn vui đó. Nhưng trước hết xin BS cho độc giả biết đôi chút về mình?

TMT: Xin chào cô Lan Chi. Cám ơn cô đã cho Trung cơ hội tâm sự với độc giả. Trung sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, sau đó có cơ hội sang US vào năm 1987. Trung tốt nghiệp Y khoa tại University of Illinois Chicago (1994), tốt nghiệp chuyên khoa Psychiatry tại Harbor UCLA Medical Center (1998). Trung đang làm giáo sư Y Khoa cho ngành Psychiatry tại UCI Medical Center. Nhiệm vụ của Trung là đào tạo các sinh viên Y khoa và các bác sĩ thực tập (residents) về ngành Psychiatry (Tâm Thần). Ngoài ra Trung còn tham gia các nghiên cứu khoa học về những loại thuốc tâm thần mới. Trung hiện đang giữ chức Medical director của The Brain Treatment Center. Ðây là phòng khám bịnh dùng phương pháp chữa bịnh từ trường TMS (Transcranial Magnetic Stimulation) để chữa những bịnh tâm thần và nghiện thuốc. Ngoài ra còn dùng phương pháp này để trị những đứa bé bị bịnh Autism (bịnh tự kỷ).

Thân phụ Trung là BS Thái Minh Bạch đã từng là một BS ngành mổ xẻ (surgery) nổi tiếng ở Việt Nam cũng là giáo sư Ðại học Y Khoa Sài Gòn. Có lẽ vì thế ngay từ lúc còn bé, Trung đã gần gũi với sách vở Y khoa và không biết thích nó từ lúc nào. Khi lớn lên được ông ngoại là BS Dương Dậu dẫn đi ra ngoài Vũng Tàu nghe thầy Thích Thanh Từ thuyết pháp về thiền. Mặc dù còn nhỏ nhưng không biết tại sao Trung rất thích nghe giảng về thiền và nghe đi nghe lại băng cassette của thầy giảng mà không chán. Có lẽ 2 cái duyên Y khoa và thiền kết họp lại làm Trung chọn ngành Psychiatry. Ðây là cái ngành Y khoa đòi hỏi nhiều kiên nhẫn vì BS Tâm thần phải biết lắng nghe bịnh nhân mới có thể chẩn bịnh và cho đúng thuốc. Ðây là một ngành Y khoa mà người ta không thể dùng những thử nghiệm hóa học để chẩn bịnh, mà đòi hỏi bác sĩ tâm thần phải phân tích những lời khai bịnh của bịnh nhân để chẩn bịnh đúng.

HLC: Xin BS cho biết vì sao BS chọn nghề này? Tự ý thích của BS hay do ai hướng dẫn?

TMT: Trung còn nhớ lại là trong lúc đang phân vân chọn chuyên ngành Y khoa, Trung đang do dự giữa ngành mổ xẻ và ngành tâm thần thì có một giấc mơ. Trong giấc mơ Trung thấy có một bịnh nhân đang khổ sở ngồi trong căn nhà cũ kỹ. Có 2 cách là sửa nhà hay tìm hiểu nỗi đau khổ của người đang gục đầu ngồi trong bóng tối. Trung chọn cách thứ 2 là tìm hiểu và trị đau khổ tâm linh cho người khác. Rồi khi thức dậy, nhớ lại những tình tiết trong giấc mơ này, Trung chợt biết mình sẽ làm gì trong tương lai.

HLC: Tôi vẫn nghĩ là phải kiên nhẫn, dịu dàng và có tính thông cảm lắm thì mới “kham” được cái vụ chữa trị tinh thần vì cứ nghe nói đến “thần kinh” là đa số tự nhiên nghĩ đến người, xin lỗi BS, là người “điên”. Mà không “điên” thì cũng “mát” gì đó. Vậy BS kể cho nghe những trường hợp đặc biệt mà BS phải đối phó được không?

TMT: Dưới cái nhìn của người bác sĩ tâm thần thì con người ai cũng “điên” hết. Khác biệt là “điên” nhẹ hay “điên” nặng mà thôi. Nếu con người hoàn toàn bình thường không điên thì trên thế gian này sẽ không có chiến tranh, mâu thuẫn và đau khổ. Nếu loài người không có khả năng sống hòa thuận với nhau, gây xích mích trong gia đình và chiến tranh ngoài xã hội, thì không thể nói là con người tỉnh được. Tập thiền giúp Trung kiên nhẫn và hiểu thêm về tâm tánh con người. Ðối với bác sĩ tâm thân có lẻ chẩn bịnh không khó bằng thuyết phục bịnh nhân uống thuốc, nhứt là đối với bịnh nhân Việt Nam.

HLC: Ngoài những chuyện bất ngờ phải đối phó, chắc hẳn phải có những cái vui khác? Xin BS chia sẻ? Hàng ngày phải nghe những chuyện buồn của bệnh nhân, có khi nào BS cảm thấy quá mệt mỏi và muốn “bịnh” theo bệnh nhân không?

TMT: Ngành tâm thần có những cái vui và buồn của nó. Vui là mình có thể thay đổi được những khổ đau trong tâm thức bịnh nhân và tương đối mà nói, có thể biển cảnh địa ngục nội tâm thành thiên đàng. Hiện nay ngành tâm thần có nhiều thuốc mới và nhiều phương cách trị bịnh hữu hiệu những căn bịnh tâm thần mà 10 năm về trước người ta coi đó là bịnh nan y. Khi bịnh nhân dùng đúng thuốc thì họ cảm nhận như tâm hồn nhẹ hơn và sáng ra, họ có nhiều khả năng để đáp ứng cuộc sống và trở lại sinh hoạt bình thường với gia đình và xã hội.

Nhưng buồn cũng có. Bịnh tâm thần là những bịnh có thể cướp cảm giác ham sống và sự hiểu biết rằng những triệu chứng tâm thần mình có là do bịnh phát xuất chớ không phải là sự thật. Khi không hiểu rằng mình bị bịnh, bịnh nhân có thể bỏ uống thuốc và theo đó những triệu chứng như trầm cảm hay ảo thính sẽ tăng lên rất nhanh. Rồi trong cơn tuyệt vọng người đó có thể tự hủy hoại cuộc sống của mình. Một số người nói cho bác sĩ tâm thần biết để được vào nhà thương, nhưng số khác thì âm thầm chịu đựng, không có dấu hiệu gì hết và tự vận mà không cho ai biết. Khi bịnh nhân tự vận, đó là một cái stress rất lớn cho bác sĩ tâm thần.

Trong nghề nghiệp thì không thể nào không tránh được những stress. Ðối với Trung, thiền và nhiếp ảnh là cách trị stress hữu hiệu nhứt. Thiền là phương pháp làm chủ nội tâm mình, không để những suy nghĩ lăng xăng dựng ra những hình ảnh bi quan trong đầu mình. Thiền là phương pháp sống trong hiện tại, giúp ta chấp nhận hiện tại và không đi về miền luyến tiếc của quá khứ và miền lo âu của tương lai. Sống trong hiện tại ta có chìa khóa mở nhiều cánh cửa đưa ta đến khu vườn an tâm. Khi tập thiền thì những stress trong sở làm, sau khi xếp hồ sơ bịnh nhân lại thì những stress đó phải được dẹp luôn, không tạo âm hưởng trong đầu sau giờ làm việc. Ngoài Thiền ra, Trung rất mê bộ môn nhiếp ảnh. Hiện tại Trung đảm nhận chức vụ hội trưởng hội Việt Ảnh Nghệ Thuật. Hội Việt Ảnh do nhiếp ảnh gia Phí Văn Trung sáng lập để dạy nhiếp ảnh nghệ thuật miễn phí cho cộng đồng người Việt tại quận Cam. Nhiếp ảnh là thiền trong động. Muốn chụp được tấm hình đẹp, ta phải ý thức được những nét đẹp chung quanh ta. Sự ý thức đó chỉ có được khi tâm ta thanh tịnh. Chụp hình nghệ thuật với tâm thanh tịnh thì hình ra mới đẹp.

Khi Trung áp dụng thiền và nhiếp ảnh để trị stress thì cuộc đời cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều.
HLC: Xem như khi trị bệnh cho bệnh nhân, sau đó BS thiền và đã không  bị stress về nghề nghiệp. Hồi nãy BS nói chẩn bệnh không  khó bằng thuyết phục bệnh nhân uống thúôc nhất là BN Việt Nam. Thưa Bs, có lẽ tôi cũng là môt khách hàng như vậy. Chẳng hạn thời gian gần đây, tôi bị nhiều chuyện buồn và một BS gia đình đã cho thuốc “cho vui”. Thú thật, tôi chỉ uống hai ba ngày rồi ngưng vì tôi nghĩ “ Buồn thấy mồ vì nhiều chuyện không giải quyết được, ‘thuốc cho vui’ có giải quyết được đâu, uống vào coi chừng quen thuốc! Vậy BS có bí quyết gì để “dụ dỗ” được bệnh nhân uống thuốc?
TMT:

HLC: Nghe BS mô tả là có thể biến địa ngục nội tâm thành thiên đàng khiến tôi rất tò mò, BS có thể kể cụ thể một trường hợp được không ? Ví dụ như một bệnh nhân ban đầu đến với BS như một kẻ chết rồi và từ từ BS đã hồi xuân cho họ ra sao, thời gian bao lâu?
TMT:

HLC: Cuộc sống hiện tại khiến nhiều người mắc bệnh stress. Có khi nào họ đến phòng mạch BS và la lối không?
TMT:

HLC: BS cho biết BS thích nhiếp ảnh và nhiếp ảnh cũng là thiền trong động. Tôi nhận thấy giới trẻ hiện nay đa số mê nhiếp ảnh. Cô cậu nào cũng sắm cho mình dụng cụ “ghồ ghề” và phải nói chụp nhiều tấm rất đẹp. Tuy vậy, tôi thấy các cô cậu đó có vẻ vẫn bị “stress” tấn công như thường. BS nghĩ sao về những trường hợp này?
TMT:

HLC:

This entry was posted in Phỏng Vấn. Bookmark the permalink.