Nghe An kể!

 

Sáng thứ bẩy tuần qua, thường thì những ngày nghỉ không đi học tôi mới bật cell phone, nghe tiếng Châu Đình An gọi, tôi rất vui.

Thứ nhất, nghe chuyện An kể, không bao giờ chán. An như một cái kho vô tận với tôi. An kể chuyện văn nghệ sĩ đã đành, An còn kể chuyện thời sự. Đó là An chưa kể đến cuộc đời tình duyên của An thuở xưa đấy. Tình với Duyên Hằng thì An đã.

Thứ hai, An có giọng nói hay và cách nói hay. Nghĩa là giọng An không lên cao quá khi “chạm” vào những vấn đề dễ gây “sóng gió” như thời sự hay tôn giáo. Lúc nào An cũng có vẻ “làm chủ” được giọng nóikiểu nói của mình. Giọng Bắc vừa phải, không thuộc tông “kim” mà cũng chẳng quá trầm của “thổ”. Một người bạn của tôi nói rằng ngày xưa có nhạc sĩ đã mời An làm MC cho một chương trình nào đó và người bạn ấy nói rằng An làm MC rất hay.

Thứ ba, An có thể đi loanh quanh nhưng An quành lại khá dễ. Tỉ như An nói quẹo sang điểm kia và “ bây giờ An trở lại cái cũ nhé”. “Chị cho An nói cái này đã! ”

Thứ tư, An nói chuyện có duyên. An hay có những ví dụ dí dỏm hay “cái gì đó” làm tôi bật cười. Tỉ như một lần đang nói thì bị mất sóng, sau đó An gọi lại “Chị ơi, hồi nãy An đi qua cái cầu nên mất sóng. Làm đang nói tự nhiên mất tăm. Sóng ơi sóng về đâu sóng về đâu đừng làm mất An..” Cái giọng An hát nhái “sóng về đâu sóng về đâu” làm tôi phải bật cười.

Lâu lâu tôi “chạy” vào blog An xem có gì “hay hay” thì tha đi giới thiệu với mọi người. Một cô em nói rằng tôi “ưu đãi” An quá. Tôi trả lời cô em rằng, có lẽ có cái duyên là tôi mê nhạc An. Từ bài “ Đêm chôn dầu vượt biển” ( mà tôi lúc nào cũng nước mắt đầm đìa mỗi khi nghe lại) tôi thích bài “Chăn vịt ở phương Nam” rồi đến một lô sáng tác mới sau này của An, tôi cũng thích nữa. Từ cái mê nhạc An rồi khi chị em nói chuyện, khám phá ra “cậu Cả” này là một nghệ sĩ rất đặc biệt thì càng ưu đãi cho An hơn. Cái đặc biệt đó là thông thường giới nghệ sĩ theo kiểu “bình thường” thì họ không chú tâm thời sự chính trị nhưng An thì ngược lại. Họ, những nghệ sĩ bình thường ấy,  chỉ muốn nhạc của họ nổi danh. Thế thôi. Họ có vẻ hời hợt về những “vấn đề của lương tâm”. Nhưng An thì khác rất xa. An hiểu vấn đề thời sự chính trị và An viết những bài ngắn theo kiểu đó rất hay. Khi tôi gửi bài An, một vài tờ báo đã đăng bài ấy thay cho những bài xã luận của vài vị khác (các vị này hay viết dài và với tôi thì còn có vẻ lan man nữa.). Vì thế khi nói chuyện “thời sự’ thì chị em chúng tôi vẫn hợp go^ut! Nghĩa là An chống cộng!  Anh Nguyên Hà cách đây vài tháng viết cho tôi rằng Châu Đình An là một chiến sĩ kiên cường gì gì đấy. Lúc đó tôi chưa biết “em An” lắm. Bây giờ thì biết nhiều hơn do An kể. Vì thế, tôi mới dám viết rằng em tôi chống cộng rất hay.

Thứ bẩy rồi An kể An mới đi Las Vegas dự MMS (Microsoft Management System) ba ngày tại khách sạn Venetian.

Chị biết không khi thảo luận An đặt vấn đề là hiện nay ở các quốc gia độc tài đảng trị như Trung Cộng, Việt  Nam, họ vẫn ngăn cản được người dân tìm tòi thông tin ở net hay giao thiệp với người hải ngoại qua net, thì mấy ông làm sao để ngăn chặn tình trạng đó. Chị biết không mấy người tham dự kia họ toàn hỏi về technique chỉ An là hỏi cái đó thôi. Họ nói rằng họ thú vị với câu hỏi của An. Họ trả lời rằng đây là một cái game. Khi họ viết cái mới thì nhóm các quốc gia đó cũng bỏ rất nhiều tiền để thuê chuyên viên IT giỏi để có biện pháp ngăn chận. Nôm na là họ thuê chuyên gia dựng tường lửa. Thế là bên này cũng tìm cách phá tường lửa..”

Tôi bật cười khi nghe An kể vậy. Một câu hỏi từ một nhạc sĩ trong một seminar về technique của Microsoft là câu hỏi liên quan đến thời sự!

An kể tiếp “Sau đó An hỏi rằng, ngày xưa khi chưa có máy fax, người ta đã ao ước có một loại máy chuyển hồ sơ đi thật nhanh. Hiện giờ mỗi lần di chuyển rất mất thì giờ, như tôi đi từ Florida sang đây cũng mất bao tiếng. Vậy mấy ông có nghĩ là có một loại phương tiện nào đó có thể “nén” người rồi gửi đi không?”

An mới kể đến đấy, tôi phì cười “Chắc không được đâu An ơi, gửi giấy tờ thì được chứ gửi người theo kiểu nén đó thì làm sao được!”

An cười “Ông đó nói rằng ông ta cũng rất thú vị với câu hỏi của An. Ông ấy nói rằng có rất nhiều “risk” khi làm vậy nếu giả dụ làm được. Ví dụ như bên này nén Châu Đình An gửi qua, ở Cali cũng nén Hoàng Lan Chi gửi qua, giữa đường bị trục trặc kỹ thuật gì đó mà khi giải nén ra bên kia thì một nửa này là An nửa kia là chị thì ..”

Tôi phá ra cười. Đấy, cái kiểu dí dỏm có duyên của An, với tôi là như vậy.

Nghe An kể, là một niềm vui của tôi.

Xin mời các bạn xem An viết nhé:

1-An viết về “Giấc mơ Mỹ Quốc” của nhiều người. Bây giờ là của tư bản đó, những kẻ đã từng “chửi đế quốc Mỹ”:

http://chaudinhan.net/2012/04/09/gi%E1%BA%A5c-m%C6%A1-m%E1%BB%B9-qu%E1%BB%91c/
2- “Không chỉ là bản tin” : Bản tin các báo về một người trong nước mua một thị trấn hoang vu ở Cali, An viết và “ cộng đồng coi chừng sẽ có ngày vc treo cờ máu ở đó và …”

http://chaudinhan.net/2012/04/08/609/

3- “Lửa cháy cho tình yêu”: An viết về ngọn lửa cháy ở Tây Tạng, bàn sang vấn đề Việt  Nam và đây là câu kết của An “ Góp gió thành bão, và chẳng bao lâu cơn bão sẽ quét sạch chế độ cộng sản Tàu hiện đang phân hoá, lung lay bên trong nội bộ của họ. Gốc cây Tàu sẽ chết, và ngọn cây Hà Nội cộng sản Việt Nam sẽ khô héo. Nhìn người lại nghĩ đến ta. Bao giờ thì ta có hình ảnh của một thanh niên Việt Nam nổi lửa đốt mình để chống Tàu tại Hà Nội?”
http://chaudinhan.net/2012/03/28/l%E1%BB%ADa-chay-cho-tinh-yeu
4- “Sẽ có một ngày”: An nói về đảng cộng sản hiện nay, về kinh tế và câu cuối của An là:

Đảng cầm quyền không có một mô hình chính thể, chính danh, chính đảng, chính hiến.
Như thế, phân tích những điểm vừa nêu, tôi có thể nói rằng:
Sẽ có một ngày, người Việt Nam chúng ta sẽ:
Về với miếu đường
Mồ mả gia tiên
Mấy chục năm liền
Bức bách lãng quên
http://chaudinhan.net/2012/03/22/s%E1%BA%BD-co-m%E1%BB%99t-ngay/

5- “Niềm tin đi về đâu” nhận định của An liên quan đến vụ thỉnh nguyện thư:

http://chaudinhan.net/2012/03/09/ni%E1%BB%81m-tin-di-v%E1%BB%81-dau/

Và nếu bạn đã xem thì mời xem lại “Đêm chôn dầu vượt biển” của Châu Đình An, được dàn dựng rất công phu với tiếng hát Như Quỳnh:

http://chaudinhan.net/

This entry was posted in Tạp Ghi and tagged , . Bookmark the permalink.