Gặp người quen cũ, “Lê Xuân Trường”

Tháng 6, 2012.

Tình cờ gặp Lê Xuân Trường.

Trường nhìn thấy tôi, đưa tay và nói “ Tưởng ai, hóa ra chị”. Tôi nhìn. Ngỡ ngàng. Rồi cũng bắt và ngập ngừng: “ Chị chưa biết em?” “Lê Xuân Trường đây”!

Hèn chi tôi thấy có nét gì đó nhưng không nhận ra. Đương nhiên thì Trường nhận ra tôi. “Cậu em” này nhận mail và xem bao nhiêu hình của bà chị thì phải nhận ra chứ.

Dáng tròn một chút, tóc dài một chút và buộc túm phía sau. Cái túm tóc là khác với hình ảnh Trường mà tôi có trong computer. Chỉ thế thôi. Còn đương nhiên thì ngôn ngữ cứ như nước chảy hoa trôi.

“Chị về đây thì em không còn hỏi chị mùa Thu đã về chưa nữa”. Tôi mỉm cười. Mấy năm trước Trường gọi cho tôi thật dễ thương “Bên chị mùa thu đã về chưa?”. Chả là hồi ấy tôi đang ở Virginia, nơi mà mùa thu vô cùng diễm lệ, chả “nắng cháy cỏ khô rám má hồng” như Cali thì Trường gọi và câu mở đầu là như thế. Quá dễ thương. Gợi hứng cho tôi viết. Và đọng lại mãi trong tôi.

Nghe lại nhạc Trường. Và xin giới thiệu lại hai chương trình do Hoàng Lan Chi thực hiện:

Lê Xuân Trường người từ California phần 1:
http://hoanglanchi.com/?p=153

Lê Xuân Trường người từ California phần 2:
http://hoanglanchi.com/?p=156

Bài viết cảm động và nhạc phẩm viết khi ở trên đảo là “Hỏi thế có buồn không” do Lê Xuân Trường thực hiện với tiếng hát LXT và vài ca sĩ Thúy Nga. Bài hát não nuột, buồn  não nùng khi nói về đất nước còn quá đau thương:

http://thuvientoancau.org/HoangLanChi/Music/HoiTheCoBuonKhong.mp3

Bài viết khác rất cảm động về Tháng 4 vào năm 2009:

NHỚ MÃI MỘT NIỀM ĐAU
 
Lê Xuân Trường (Tháng 4/2009)
 
 
Tháng Tư tôi không còn trong tôi
Một nửa mất rồi nửa nổi trôi
Tháng Tư tôi không còn nơi tôi
Máu đã khô rồi lệ cũng vơi.
 

Mùa xuân: Trời đất thơm thơm với mùa lá xanh và sương mai ban sớm. Mặt trời mới
thức dậy và chưa muốn cởi bỏ tấm chăn hồng để ngồi thẳng dậy. Những tia nắng đầu
ngày mới he hé chớm. Mấy con chim nhảy lách tách trong lùm cây xanh trông dễ
thương quá. Lá xanh hăng hăng thơm. Trời nắng cao hơn tí nữa. Những dãi mây trắng
lang thang một cách vô tư lự trên trời xanh. Chả bù cho những ngày qua những hạt
mưa như thác lũ rơi rớt xuống thành phố. Những kỷ niệm nhạt nhòa vội tuôn theo
những dòng nước chảy dài trên khung cửa kính mờ mịt hơi sương. Trong màn sương
trắng đục gió hắt hiu buồn bã, tiếng mưa chảy róc rách, lá rụng lớp lớp trên khung trời
thành phố bé nhỏ. Mùa xuân này nữa là đã ba mươi hai năm rồi con không còn gặp Bố
nữa, vì Bố đã bỏ mình trong trại cải tạo ba mươi hai năm qua.

Ba mươi bốn năm về trước vào tháng Tư buồn ảm đạm; Một cuộc di tản kinh hoàng đã
diễn ra cho những con người Việt-Nam khốn cùng. 30-4-1975. Những giọt nước mắt
tang thương chan hòa rơi xuống trên mảnh đất thân yêu. Cuộc sống thay đổi hẳn sau
cơn bão táp kinh hoàng của loài cộng nô. Đàn chim ViệtNamvỡ tổ rồi, mạnh ai nấy
bay, bay được thì cứ bay, không cần biết là đâu. Dù có ngục tù hay thiên đàng cũng
được. Thành phố Sài Gòn phủ một mầu tang đưa tiễn những anh hùng vị quốc vong
thân về bên kia thế giới trong nghẹn ngào của những ước mơ một thời đã quên mình
nguyện đem thân trai hy sinh cho tổ quốc trong thời chinh chiến.

Con người ViệtNamđổ máu vì thù hận. Những cảnh đói khổ của con người, cực hình
của những tù nhân vô tội, tiếng khóc của những đứa trẻ mồ côi vì chiến tranh mù quáng.
Những tâm hồn tuổi thơ đã đi qua như những chiếc lá vàng khô trên sân trường. Những
tâm hồn thơ ngây đã chết đi giữa sa mạc muộn phiền. Cuộc sống bỗng chốc trở nên
lạnh lẽo như những pho tượng trong công viên héo hắt đợi chờ. Sự ly tan đổ nát của
thời cuộc phủ đầu trên đất Việt đáng tội nghiệp đưa đẩy con người Việt-Nam tha hương
trên khắp các nẻo đường, trên khắp chốn xa lạ trên thế giới. Những đớn đau ngày càng
chồng chất và cuộc đời vẫn lặng lẽ trôi qua; Người dân Việt xa xứ với cuộc sống tha
phương quá nhiều u sầu buồn tủi. Lặng nhìn hư không. Nghe những hoài vọng dội về từ
tiềm thức; Cay đắng ngập hồn vì quá khứ nồng nàn, vì hiện tại điêu hoang. Quê hương
vẫn quanh quẩn trong nghẹn ngào quây quất. Từng con phố nhỏ, từng góc đường như
ẩn hiện trong đầu để thấy hồn mình như chìm xuống tận đáy lòng của luyến tiếc xót xa
vô vàn.

Bao năm xa quê hương mà lòng con vẫn không vơi đi nỗi sầu nhớ; Và những hình ảnh
thân thương của quê hương dấu yêu vẫn còn ngự trị mãi trong ký ức của con lúc còn bé
thơ. Những góc phố bé nhỏ của Sài Gòn năm xưa, những con đường bụi mờ cát nóng,
con đường đó đã từng và mãi mãi là một ám ảnh không nguôi trong cuộc đời con. Một
cọng cỏ, một đóa hoa mọc bên sườn đồi, một dòng nước trong chẩy qua khe đá, Có
phải sự bình an của thuở thiếu thời, với tình yêu, với âm nhạc, với tuổi trẻ hoa mộng,
với những ngọn đồi hiền hòa, êm ả.. Đã đánh thức trong con những niềm mơ ước viễn
vong? Hai mươi bốn năm qua cũng vẫn để lại trong con một nỗi đau khó quên trong
bóng đêm nghẹn ngào, Việt-Nam vẫn còn trong nỗi đau triền miên của một vết thương
suốt đời không khỏi.

Tháng Tư tôi không còn trong tôi
Một nửa mất rồi nửa nổi trôi
Tháng Tư tôi không còn nơi tôi
Máu đã khô rồi lệ cũng vơi.
 
Quên làm sao những cảnh đời ly biệt
Ai đã nhìn đã thấy kẻ ra đi
Sau xe tang không người tiễn tử thi
Lòng uất hận là hành trang duy nhất.
 
Trong một giấc mộng đêm hôm qua. Con mơ thấy được đưa hài cốt Bố về Sài Gòn và
từ Sài Gòn vềCalifornianơi mẹ và các con đang sinh sống. Trong giấc mộng buồn vui
lẫn lộn; Bố ơi! Con xót xa về những gian nan phải vượt qua, khi đi tìm mộ Bố, vì tất cả
chỉ là núi rừng hoang dại và mỗi người tù chết đi chỉ được vùi sơ với miếng đá nhỏ ghi
tên họ và ngày lìa đời cắm trên nấm mộ thấp. Đau đớn nhất cho con là khi thấy xác thân
rã mục của Bố còn được bao trong chiếc áo len mẹ đem lên cho Bố lúc còn được thăm
nuôi Bố ở Suối Máu. Chiếc mền dù bao phủ thân Bố vẫn còn nguyên. Miếng giấy khai tử
của Bố con cầm trên tay có ghi rõ tên họ và lý do bị quản thúc là “ngoan cố chống học
tập cải tạo, bị bắn chết” vừa cũng là để làm giấy thông hành khi đi thăm mộ Bố.

Bố ơi! Bố đã chết rồi mà thân thể còn mang nặng nhục nhằn. Có chế độ nào dã man
hơn chế độ ViệtNamngày nay? Ngày xưa, Bố hãnh diện biết bao về quê hương và Tổ
Quốc mình. Thật ra quê hương vẫn còn đó. Hai tiếng Việt-Nam vẫn còn sống trong tim
của cả triệu người Việt xa xứ. Nhưng đối với người ở lại, những người đang trả nợ máu,
những người đang vùi thây trong núi rừng, thì hai tiếng Việt -Namđè nặng trong tâm
hồn. Hôm nay, con nhớ lại những đoạn đường đã đi qua trong đời sao lòng con thật
chua xót. Năm nay mùa Xuân đến chậm vì mùa Đông không muốn đi. Khí hậu lạnh
nhưng cái lạnh ngoài trời có thấm chi với cái lạnh, cái buồn của người Việt ly hương.
Sáng nay bàng hoàng thức dậy như mọi ngày để đi làm; Con bỗng chợt nhớ Bố da diết.
Con nhớ Bố thật nhiều. Tháng Tư làm con mất Bố. Cứ mỗi năm khi tháng Tư trở về, vết
thương trong lòng con lại dấy lên như đang bị nhiễm trùng. Con đau đớn quá! Hai tiếng
“phản quốc” mà bọn người vô liêm sỉ đã gán cho Bố như muôn ngàn lưỡi dao đâm vào
tim con. Bọn họ lên án Bố “phản quốc chống học tập cải tạo” quả là một xót xa.

Con nhớ ngày xưa của thuở nào; Mỗi lần vắng nhà mấy tuần khi Bố phải đi hành quân.
Về đến nhà, Bố bế con. Huy chương của Bố là biết bao niềm hãnh diện. Niềm hãnh
diện; Bố đã đem mạng sống của mình ra để bảo vệ sự thanh bình cho quê hương. Các
huy chương đó, ngày nay lại là bản án tử hình của Bố. Bố ơi! Con vẫn không hiểu nổi
trên cõi đời này lại có những người có những hành vi ngu xuẩn, bẩn thỉu như vậy. Đi
thờ phượng một chủ nghĩa ngu si mà những người lãnh đạo cho đến bây giờ đã là thế
kỷ 21 rồi mà vẫn còn u mê bám víu theo một chủ nghĩa uống máu người như thú. Có
phải chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa không chữ nghĩa. Mà cần gì phải chữ nghĩa khi
những con thú chẳng cần chữ nghĩa cũng vẫn ngang nhiên sống. Chính vì thế họ đã
đánh bóng sai lầm bốn chữ “Độc Lập, Tự Do”. Chính vì thế họ mới gán cho Bố hai chữ
“Phản Quốc”. Phản Quốc là gì? Phản quốc là chính mình đang đầy đọa đất nước mình
vào con đường lầm than đói khổ. Đưa đẩy dân tộc mình vào những hoàn cảnh khổ đau
cùng cực để hủy hoại đi biết bao nhiêu thế hệ và đất nước càng ngày như một tế bào
đang bị những con vi trùng xã hội chủ nghĩa đang ăn mòn. Đó là phản quốc chứ Bố có
bao giờ làm khổ nhân dân đâu mà họ gán cho Bố hai chữ đó. Thì ra những con người
vô học không chữ nghĩa họ đã định nghĩa từ ngữ sai đó cũng chỉ là chuyện thường phải
không Bố?

Quê hương xứ người đẹp quá, văn minh quá, nhưng sao lòng con vẫn thấy mất mát
ngậm ngùi. ỞCaliforniakhông có tiếng sáo diều lơ lửng ở trên không, cũng không có
nữ sinh áo trắng mỗi sáng đến trường. Sáng nay trên Tivi, con có thấy một nhạc sĩ
người Mỹ tài hoa đang trình tấu một bản nhạc mà con thấy thật cô đơn nhưng đầy ắp
tâm sự. Con chắc người nhạc sĩ đó phải có một nỗi buồn. Phải chi tất cả mọi người trên
trái đất này đều yêu thơ, yêu nhạc thì ngày nay con đâu có mất Bố và Bố đâu phải chết
một cách tức tưởi. Tiếng đàn khi thổn thức, khi vỗ về, khi chia sẻ thương đau. Tiếng đàn
mang dư âm của tiếc thương nhung nhớ, của tình yêu đã có và đã bay xa, của quê
hương hiện hữu nhưng quá tầm tay với, của những mộng ước bình thường nhưng đã
vời vợi bay xa. Bố ơi! Tiếng đàn ray rứt của người nhạc sĩ kia đã cho con ý thức được
sự mất mát lớn lao của đời con. Tờ giấy khai tử nhục nhã đã nói lên sự uất hận ngàn
đời của người dân Việt xa lìa Tổ Quốc thân yêu như đàn chim bỏ xứ bay tán loạn trong
những nỗi đau kinh hoàng triền miên. Quê hương vẫn còn đó, nhưng đã nhuộm một
màu tang tóc từ biến cố 30 tháng Tư đen xảy đến. Miền nam thua cuộc. Thua cuộc
không vì thất trận. Người chiến sĩ miềnNamkhông thua trận nào cả, nhưng hình như
vận nước đã được sắp saün. Và người chiến sĩ miềnNamchỉ biết chịu thua định mệnh
của những nhà lãnh tụ đã sắp đặt với nhau.

Tháng Tư năm 1975 khởi đầu cho những trang sử mới chịu nhiều điêu linh, kham khổ.
Con người ViệtNamđang bị những vết thương bầm giập cứ thay nhau in trên da thịt.
Sống như đang bị hấp hối lê lết từng ngày. Những đứa con của mẹ ViệtNamchạy tán
loạn. Và con đường đã rẽ hướng chia cách nhau bằng cả nửa vòng thế giới. Những dư
âm xưa giờ thì như một bóng mờ đưa tay đuổi hoài mà không bắt kịp. Rồi thời gian trôi
qua, con đường chúng ta đi ngày nay càng xa nhau hơn chứ không có gì gặp lại. Những
lá thư từ Sài-Gòn, không dài nhưng lúc nào cũng vội vàng, và luôn luôn bị bỏ lửng như
hạnh phúc bị bỏ quên trong nỗi hy vọng chập chờn. Làm sao chúng mình có thể thay đổi
được thời cuộc. Trong trí nhớ của người dân Việt vẫn còn đọng lại những hình ảnh đầy
những khổ đau chất chồng vẫn còn nhốt giữ trong tim. Có cái gì nghẹn ngào trong tìm
thức, trong trí tưởng. Từ biến cố năm đó con người ViệtNamđã hóa thành con chim
non trúng tên rẫy chết trên trần gian. Những tâm hồn thơ dại đã đánh mất niềm thông
cảm nhiệm mầu thơ dại ngày nào.

Xứ này tuy đẹp, tuy giầu nhưng vẫn thiếu cái đậm đà giữa những người cùng huyết
thống, thiếu khói lam chiều trên mái tranh xa. California bây giờ thời tiết là những ngày
dài sáng sương mù, trưa nắng cháy và buổi tối với những cơn lạnh se sắt. Và thêm vào
những ngày qua mưa buồn tầm tã rớt. Những năm qua làm hành khách của một chuyến
tầu chạy băng không biết bao nhiêu là cây cỏ, mặt người. Nỗi nhớ quê hương vẫn còn
đọng lại và không gian thời gian sẽ không bao giờ bôi xóa được. Mặc dù những cơn
mưa đi về ngang thành phố đã làm tan nát những cánh hoa, những lá cành gẫy đổ, hoa
lộc chúng ta còn giữ được những gì? Nhưng vẫn hy vọng một chút tia nắng mặt trời để
dành sưởi ấm những chồi non, búp mới. Những năm dài làm nỗi cô đơn nơi quê người,
những mảnh hồn của cuộc đời tan vỡ bỗng dưng mọc cánh bay về chắp nối lại với nhau
như con nước cạn vừa tìm thấy đại dương rộng mở bao la. Thật bình yên như ta với
cây cỏ và ta sẽ không còn thấy những ghê tởm của nhân loại. Ta sẽ hòa nhập vào một
thế giới bao la huyền diệu.

Đất nước Mỹ hay nơi nào cũng thế
Đâu núi sông mình mà gọi quê hương
Dẫu thời gian dập dồn bao dâu bể
Cả giống nòi chìm ngập bấy tang thương.
Ta vẫn gọi Việt Nam là Tổ Quốc
Thì người ơi! Hỡi con rồng cháu tiên
Xin đừng bỏ quên vùng trời đất
Dưới bóng cờ xưa thẹn một lời nguyền.
 
Đất nước Mỹ hay nơi nào cũng thế
Bỏ quê đi đâu phải chuyện áo cơm
Bàn tay vẫy mắt ai hồng giọt lệ
Núm ruột lìa sao chẳng tím tâm can.
Hãy nhìn bên kia bờ Đông Hải
Mẹ Việt nằm bên kia Thái Bình Dương
Từ Nam Quan đến Cà Mau một giải
Đôi tay gầy mẹ ôm kín Trường Sơn.
Đất nước Mỹ hay nơi nào cũng thế
Bởi sa cơ đành tạm bước lưu vong
Đâu hạnh phúc bằng quê hương của Mẹ
Sữa ngọt ngào đã nuôi xác thân con.
 
Xưa Bố lấy “Tổ Quốc” làm lẽ sống và giờ đã chết vùi thây khắp các núi rừng gần trại “cải
tạo” với hai chữ “phản quốc” đè nặng linh hồn. Quê Hương! Quê Hương! Con đang nhớ
nhung hay đang thù hận đây? Ngày xưa đi học lúc còn bé, con học lịch sử thì rất hãnh
diện về quê hương gấm vóc, oai hùng bao nhiêu thì giờ hai chữ “phản quốc” người ta
kết án Bố, con lại càng thấy sợ hãi nhìn lại một quê hương tràn ngập hận thù. Con sẽ
thay Bố mang tấm thẻ bài vào cổ. Con sẽ mang nó với một niềm hãnh diện của một
người đã có Bố hy sinh cho lý tưởng. Con sẽ mang nó để nhắc nhở những người xa xứ
hãy hướng về quê hương ngục tù khốn khổ mà làm một cái gì để thắp sáng ngày về.
Tuổi trẻ ViệtNamơi! Có nghe quê hương mình gào thét, có thấy tim đồng bào mình rỉ
máu, và có nói lên những lời tranh đấu cho nhân quyền ViệtNam? Có đứa con nào
được sinh ra trong một mái ấm gia đình với sự yêu đương và đùm bọc của Bố Mẹ, Anh
Chị Em và tình thân ái của bạn bè để rồi khi mới trưởng thành đã quên đi bổn phận
trách nhiệm đối với gia đình, với Tổ Quốc? Quê Hương ở ngay trong tế bào, trong dòng
máu, trong hơi thở của mỗi con người. Ta chỉ tách rời sự thiêng liêng ấy khi ta thực sự
về với cát bụi.

Thật ra thì đã ba mươi bốn năm qua, lòng người đã có phần nào thay đổi. Tháng Tư
vẫn mang đến ngậm ngùi, thương tiếc nhưng rồi cuộc sống chạy theo đồng hồ, những
nhu cầu cấp bách hằng ngày đã làm tâm hồn nhạt dần chí khí. Trong tận cùng linh hồn,
con chắc người dân nào khi xa quê hương cũng hoài vọng một ngày về, và dù có mất
gốc đến đâu thì cũng có một giờ phút trong đời mơ ước về lại quê xưa, thăm lại ngôi
nhà cũ. Nếu loại cá Salmon hàng năm lũ lượt bơi ngược dòng nước để trở về nguồn dù
hầu hết chúng phải chết thê thảm trước khi trở lại được nguồn, thì con người ViệtNam
hãy đốt nóng lại ngọn đuốc gọi hồn sông núi. Mùa Xuân quê người, nhưng cũng là mùa
Đông của những người Việt xa xứ đang mất mát như con. Tiếng đàn tức tưởi của người
nhạc sĩ nào đó cũng là tiếng khóc nghẹn ngào của người đã mất hết niềm tin. Thôi; Bố
hãy yên giấc.

Lê-Xuân-Trường
Cali 30-04-2009

 

This entry was posted in Cảm Nhận Âm Nhạc, Tạp Ghi and tagged , . Bookmark the permalink.