Cựu Giám Đốc VP Định Cư Tị Nạn của CP Hoa Kỳ nói chuyện về định cư tị nạn.

 
Cựu Giám Đốc VP Định Cư Tị Nạn của CP Hoa Kỳ nói chuyện về  định cư  tị nạn.
 
LGT:  TS Nguyễn Văn Hạnh, Cựu Giám Đốc Cơ Quan  Định Cư  Tị Nạn  thời TT George Bush, Cựu Phó Giám Đốc cơ quan này thời TT George Herbert Walker Bush vừa từ Hoa Thịnh Đốn trở về Sacramento. Chúng tôi gửi đến quý vị buổi trò chuyện của Hoàng Lan Chi với TS về một số vấn đề liên quan đến định cư tị nạn toàn quốc nói chung và Việt  Nam nói riêng. ( Trích Bút Tre số tháng 10/2012)
 
 


 

TS Nguyễn Văn Hạnh, trước đây giữ trọng trách Giám Đốc Cơ Quan Định Cư Tị Nạn Thời TT Goerge Bush và Phó Giám Đốc thời George Herbert Walker Bush, hiện nay là Giám Đốc Thành Viên trong Hội Đồng Quản Trị của Ngân Hàng Yểm Trợ Các Hiệp Hội Hoa Kỳ. Do những cống hiến trong hai thời TT Walker Bush và George Bush của TS Nguyễn Văn Hạnh, vào các ngày 19-21 Tháng 9 năm 2012 vừa qua trong một Đại Hội của chính phủ Obama tổ chức tại DC bàn thảo về vấn đề định cư tị nạn của quốc gia, TS Nguyễn Văn Hạnh đã được mời với tư cách là một thuyết trình viên, hiện là Giáo Sư Đại Học George Mason University, tai Washington, DC.  Đại Hội này là một sự phối hợp giữa Bộ Y Tế An Sinh Xã Hội với VP Định Cư Tị Nạn Hoa Kỳ. Khoảng 750 tham dự viên gồm các cấp lãnh đạo thuộc chính phủ liên bang, cấp tiểu bang và các cơ quan điều hành toàn quốc cùng các viên chức trực thuộc Cao Ủy Liên Hiệp Quốc.

Về những thành quả đã qua, Thuyết Trình Viên TS Nguyễn Văn Hạnh trình bầy một số điểm chính yếu.  Sau đâyy là một số nhận xét về chính sách giúp đỡ định cư dân tị nạn chung toàn Hoa Kỳ và phần dành riêng về Việt Nam.

Vấn đề di dân chung của quốc gia Hoa Kỳ

Năm 2001, khoảng năm tuần sau khi TS Nguyễn Văn Hạnh nhậm chức Giám Đốc Văn Phòng Định Cư Tị Nạn trực thuộc chính phủ trung ương thì biến cố 911 xảy ra. Trước đó số di dân tị nan vao Hoa Kỳ ước lượng khoảng 68,000/1 năm. Sau 911, con số này sụt giảm mãnh liệt chỉ còn 27,000 – 28,000/năm trong 2 năm 2002 và 2003. Đứng trước tình trạng này, TS Nguyễn Văn Hạnh đã dùng đủ mọi cách để cùng cac co-quan chính phủ trung uơng gia tăng con số di dân ti nạn được đón nhận vào Hoa Kỳ. Sau một năm nỗ lực, số người được định cư đã gia tăng đến 52,688 vào năm 2004.

Những người tị nạn chính trị thường là do Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc giới thiệu và nếu phù hợp với những điều kiện của Hoa Kỳ, những người này được chấp thuận. Hoa Kỳ rất kỹ lưỡng về vấn đề an ninh quốc gia và đã gạt bỏ khá nhiều các hồ sơ gian dối. Vì thế con số không cao như các năm trước biến co 911.

Nói chung về lãnh vực di dân, TS Nguyễn Văn Hạnh  cho biết vào năm 2000, toàn quốc có khoảng 10 tổ chức thiện nguyện (voluntary agencies) được coi như là “charity” đã cùng chính phủ lo vấn đề này. Một trong các tổ chức “charity” này mà cộng đồng Việt  Nam biết tới khá nhiều là tổ chức USCC. Sau khi nhậm chức, với con số di dân có thể lên đến 70 ngàn/năm, TS Nguyễn Văn Hạnh  đã suy nghĩ đến một phương thức mới để trợ giúp người định cư mau chóng ổn định. Phương thức đó là kêu gọi các cộng đồng cùng tham gia ngoài các tổ chức thiện nguyện “charity” được nêu trên. Sự tham gia này có điều lợi là họ nói cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người di dân và như thế sự trợ giúp sẽ hữu hiệu hơn nhiều. Ví dụ tổ chức từ cộng đồng Nga sẽ phục vụ cho di dân từ Nga, tổ chức của cộng đồng Trung Dong sẽ phục vụ cho di dân gốc Trung Dong v.v. Một số cộng đồng như Nga, Do Thái đã hưởng ứng mạnh mẽ. Có thêm các tổ chức vô vị lợi (non profit) ra đời và một số được tài trợ từ VP Định Cư Tị Nạn để hoạt động. Vào năm 2004, tổng số các tổ chức xuất phát từ cộng đồng được  Chính Phủ tài trợ là 54 hội đoàn. Cac  cộng đồng hoạt động rất hữu hiệu gom cộng đồng Do Thái và cộng đồng người Hoa. Trong cộng đồng Việt  Nam, hai tổ chức vô vị lợi thuộc cộng đồng, hoạt động hữu hiệu và nhận được nguồn tài trợ từ VP Tị Nạn của chính phủ là Tổ Chức BPSOS và NAVASA, bên cạnh một số tổ chức tại địa phương.

Cũng theo TS Nguyễn Văn Hạnh, năm 2004, Văn Phòng Định Cư Tị Nạn đã chuyển 10 triệu Mỹ Kim để yểm trợ 54 hội đoàn và tổ chức đại diện hầu hết các sắc dân tị nạn từ nhiều vùng trên thế giới đến Hoa kỳ, để họ giúp đỡ dân tị nạn hội nhập vào xã hội.

Chương trình Hợp Tác Phát Triển Nông Nghiệp (Refugee Agricultural Partnership Program)

Bàn về các chính sách của chính phủ nhằm trợ giúp người di dân mau chóng hội nhập vào Hoa Kỳ, TS Nguyễn Văn Hạnh cho biết VP Tị Nạn do ông đảm trách đã có 2 phương thức chính: một là phân tích các khả năng nghề nghiệp (skill) của dân nhập cư, hai là trợ giúp dân nhập cư hội nhập bằng chính các “skill” mạnh của họ, thích hợp với nhu cầu thị trường.

Trong lãnh vực này, TS Nguyễn Văn Hạnh có nhắc đến một chương trình của Văn Phòng Tị Nạn: đó là  chương trình Refugee Agricultural Partnership Program. Chương trình này sau đó phát triển mạnh và trước tầm ảnh hưởng rộng lớn của nó,  Bộ Canh Nông Hoa Kỳ đã cùng phối hợp với Văn Phòng Tị Nạn để phát triển trên toàn quốc. Xuất phát từ sự phân tích dân nhập cư gốc Phi Châu và người  Hmong, VP Tị Nạn nhận thấy rằng đa số họ có căn bản trong nghề nông. Từ đó VP đề ra các chương trình huấn nghiệp về canh nông  và tạo điều kiện canh tác cho nhóm người di dân này. Từ đó họ đã nhanh chóng hội nhập và đóng góp vào nền thịnh vượng chung cho quốc gia Hoa Kỳ. Chương trình Refugee Partnership Program thành công nhất tại San Diego. Báo New York Times đã có bài viết về một dự án thuộc chương trình  này và Bà Michele Obama viếng thăm vào năm 2011. Tổng số 14 cơ quan trên 13 tiểu bang đã nhận tài trợ từ chính phủ để thực hiện chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp khá hữu hiệu này.
 
Chương Trình IDA theo Nguyên tắc Grameen Bank 
 
Phương thức cho vay ít vốn, nhẹ lãi cho rất dông người để thành lập hoặc nới rộng tiểu thương bắt nguồn từ Nguyên Tắc Grameen Bank, do GS Yunus (đoạt giải Nobel về Hoa Binh) khởi xướng tại Bangladesh, nhiều thập niên trước đây. Sự thành công của mô thức do Ngân Hàng Grameen áp dụng sau này trở thành khuôn mẫu cho nhiều quốc gia mô phỏng. Một cách ngắn gọn, ngân hàng có những chương trình cho dân nghèo vay vốn để “làm ăn” mà chúng ta gọi là “ với những điều kiện khá dễ dàng và ưu đãi”, với mức độ thất thoát tiền vốn rất thấp, và lợi ích kinh tế rất khả quan.

Văn Phòng Tị Nạn nhận định rằng mô thức này rất thực tiễn và sẽ giúp dân ti nan mau chóng ổn định đời sống. Khi đến Hoa Kỳ, dân ti nạn đem đến nhiều khả năng (skill) trong nhiều lãnh vực (kinh tế, ngoại thương). Họ chỉ thiếu nguồn vốn và kỹ thuật. Bây giờ Văn Phòng Tị Nạn da co chương trình Danh Mục Phát Triển Cá Nhân (Individual Development Account (IDA)) va  Tiểu Thương (Micro Enterprise) mô phỏng theo nguyên tắc Grameen Bank.  Rất đông dân tị nạn được trợ giúp qua hai chuong trình đặc biệt này. Sự thành công về tiểu thương đã giúp di dân ổn định đời sống, hội nhập xã hội mới. Sự thành công của họ cũng là tấm gương cho những người đến sau noi theo. Cứ thế, người sau tiếp nối người trước và làn sóng di dân giảm bớt gánh nặng cho chính phủ, đồng thời góp phần vào sự thịnh vượng chung của xã hội.

Từ 1991, Cơ Quan Định Cự Tị Nạn đã có Chương Trình IDA và Micro Enterprise giúp hàng trăm nghìn dân tị nạn thành công qua việc cho vay nhẹ lãi và đóng góp vào vốn đầu tư để xây dựng các tiểu thương, tạo công ăn việc làm cho di dân. Các chương trình này hiện nay vẫn đang tiếp tục thực hiện.

Chương Trình Chống Nạn Buôn Người

Đây là một chương trình do VP Định Cư Ti Nan triển khai vào năm 2001. Chương trình này có mục đích chận đứng nạn buôn người tại Hoa Kỳ, với sự cộng tác trên toàn thế giới. Vấn đề này liên quan đến nhiều quốc gia, qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và đã có các phiên hop quốc tế từ năm 2002 tai Bruxelle, với khoảng 130 quốc gia tham dự, kể cả Liên Hiệp Quốc. Một vấn đề “buôn người” nổi bật nhất dính líu đến ViệtNamlà “vụSamoa”. Các  vụ có tầm vóc khá lớn khác liên hê đến nhiều nạn nhân là phụ nữ và trẻ em từ Nga tại New York City, cũng như nạn nhân Đại Hàn tìm thấy ở  San Francisco.

Chương trình này hiện nay vẫn đang hoạt động. Tổ chức BPSOS của cộng đồng Việt Namđã hoạt động trong lãnh vực này từ nhiều năm nay. Vụ Samoa cũng do BPSOS giải cứu.

Dân Tị Nạn Việt  Nam

Khởi điểm từ tháng 4/1975, có den 135,000 người tị nạn ViệtNam chạy trốn cộng sản đến Hoa Kỳ.  Cac tổ chức “charity”, kể ca USCC, đã cùng chính phủ Hoa Kỳ trợ giúp làn sóng tị nạn đầu tiên đến đất Mỹ.

Vào thời điểm 1975, lúc đó ong Nguyễn Văn Hạnh đang theo học chương trình Ph.D. khoa Kinh tế, voi học bổng của USAID. Trước đó ông giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Tổng Nha Kế Hoạch (32 Lê Thánh Tôn Sài Gòn) trực thuộc Bộ Kế Hoạch và Phát Triển Quốc Gia[1][1]. Do là người Mỹ gốc Việt, ông đã cùng chính phủ tiểu bangCali trợ giúp làn sóng di dân Việt đầu tiên ởCali. Với những kinh nghiệm tích lũy từ những năm tháng đó, sau này TT Bush Cha và Con đã lần lượt mời TS Nguyễn Văn Hạnh  đảm trách chức vụ Giám Đốc VP Tị Nạn của chính phủ liên bang, phụ trách về di dân chung cho toàn quốc. TS Nguyễn Văn Hạnh đã theo dõi chặt chẽ sự lớn mạnh của cộng đồng Việt Nam từ 1975 đến nay.

Sau làn sóng 135,000 nguoi đầu tiên nam 1975 la những chương trình tiếp nối như: CT định cư cho các cựu tù nhân chính trị cộng sản  (mà người Việt gọi tắt là H.O) , CT ODP, CT đặc biệt cho người Thượng và con lai. Ngoài ra còn có 1,400 nguoi Việt đã đến Hoa Kỳ sau gần  25 năm lưu lại đảo Philippines. Theo Sở Thống Kê Hoa Kỳ vào năm 2010, tổng số di dân Việt là 1,548,000 người. Có đến 66.9% trong số này tham dự vào thành phần lao động (labor force) trên toàn quốc, thể hiện mức đóng góp kinh tế khả quan, sánh với tỷ lệ 66.3% cho toàn thể dân Hoa ky.

TS Nguyễn Văn Hạnh cho biết cộng đồng Việt Namđã khá thành công, cho những người bình thường cũng như những người có chuyên môn cao. Các trung tâm đông dân Việt rất trù phú và linh hoạt có thể kể là Orange County, San Jose, Boston, Virginia, Houston, Seattle… Ông cho biết vào năm 2008, thu nhập của một gia đình bình thường Việt  Nam tại Mỹ là 59,000 MK /năm, so sánh với người Mỹ toàn quốc là 62,500 MK /năm, theo phúc trinh từ cơ quan thống kê Hoa Kỳ. .

Năm 2007, Việt  Nam đã làm chủ 14,8% của tất cả các “business” của cộng đồng người Mỹ gốc Châu Á, thu nhập khoảng 28,8 billion Mỹ Kim. Đây là mức đóng góp rất đáng kể cho nền kinh tế Hoa Kỳ.

Tuy vậy cá nhân TS Nguyễn Văn Hạnh ước mong cộng đồng phát trien va cộng tác nhiều hơn với chính phủ Hoa Kỳ vì hiện nay tình trạng trẻ em bỏ học, những người phạm pháp bị câu lưu, những người nghèo đói do tình hình kinh tế suy thoái vẫn còn khá đông trong cộng đồng Việt  Nam. Nói một cách khác, cộng đồng Việt  Nam cần có nhiều các tổ chức không vụ lợi (non profit) hiệu năng hơn nữa để tham gia thiết lập dự án và nguồn tài trợ  từ chính phủ liên bang, cũng như lãnh vực tư nhân. Các tổ chức này có thể tiếp tục nâng cao khả năng thực hiện các chương trình để trợ giúp cho các di dân thuộc cộng đồng mình nhanh chóng hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ để ổn định đời sống, đóng góp vào sự thịnh vượng chung và nhất là không tạo thành gánh nặng cho quốc gia đã cưu mang họ.

Đúc kết lại, về chương trình di dân, hiện nay sắc dân Trung Đông, Phi Chau, Á Chau (như Miến Điện) tị nạn vào Hoa Kỳ rất đông. Làn sóng di dân của người ViệtNamlên cao vào những năm 75-90 và hiện nay giảm nhiều. Tuy nhiên còn khá nhiều vấn đề cần được lưu tâm như sự đoàn kết của các đoàn thể trong cộng đồng trên toàn Hoa Kỳ, sự yếu kém kinh tế của giới có mức thu nhập thấp, thành phần cao niên cần được trợ giúp, và phương thức giảm thiểu các tệ nạn xã hội và những hành vi phạm pháp vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi.

TS Nguyễn Văn Hạnh nhận định rằng, hiện tại chúng ta chưa có mối liên lạc mật thiết giữa cộng đồng với các trường đại học lớn. Chúng ta đã qua thời kỳ di dân và hội nhập sơ khởi. Bây giờ cần phải mạnh dạn đi vào dòng chính của Hoa Kỳ để thăng tiến hơn, phát triển sắc thái riêng của cộng đồng, nhằm tạo thế đứng mạnh hơn trong tương lai.

Hoàng Lan Chi thực hiện 2012

(Nguồn: web www.hoanglanchi.com)


[1][1] Hoàng Lan Chi, khi mới tốt nghiệp Đại Học Khoa Học Sài Gòn, 1971, là chuyên viên Nha Viện Trợ trực thuộc Tổng Nha Kế Hoạch do ông Nguyễn Văn Hạnh là Tổng Giám Đốc.

 

This entry was posted in Phỏng Vấn. Bookmark the permalink.