Phê Bình Sách hay Đố Kỵ?( Dương Như Nguyện TX- TS Nguyễn Kim Quý OR)

Trích đoạn kết:
Sau hết, mùa bầu cử sắp tới, lẽ ra chúng tôi tập trung vào việc bầu cử như sưu tập các bài viết liên quan đến đề tài bầu cử thay vì viết bài này. Xin quý độc giả thứ lỗi, sự việc chẳng đặng đừng. Chúng tôi vui mừng trước bất cứ thành công nào dù nhỏ bé của “người mình” trong xã hội Hoa Kỳ và đã gửi bài tâm tình với cô Dương Như Nguyện đến quý độc giả như một chia sẻ. Nhất là 2 cuốn sách (Mimi And Her Mirror; Posts Card From Nam) của cô do Amazon Encore gửi cho một tổ chức ở Los Angeles đã đoạt giải nhất và nhì. Không ngờ, từ những mails vui vẻ chúc mừng từ nhiều người, chúng tôi lại nhận mail chỉ trích vô lý, có phần “hồ đồ” từ một ông tiến sĩ, khi ông quy chụp cho chúng tôi là “bơm” cô Dương Như Nguyện quá cỡ. Tệ hại hơn, 4 năm trôi qua, không ai cho biết nên ông tiến sĩ vẫn cứ ngỡ bài viết năm 2009 của ông là rất “hay ho” nên ông “resend” cho mọi người “thấy giá trị tác phẩm của cô Dương Như Nguyện”!  Đáng tiếc, qua bài viết này, độc giả vẫn không biết được nội dung cuốn “Daughter of Huong River” là nói về cái gì, cấu trúc chặt chẽ không, tình tiết ly kỳ không, mô tả tâm lý nhân vật đúng không, thông điệp gửi đến độc giả có đạt không, tính nhân bản trong truyện có không v.v mà độc giả chỉ thấy trên 20 “items” là những sai phạm về Pháp Ngữ như lỗi typo (bản ông đọc là bản chưa sửa Reviewer’s copy theo như cô Dương Như Nguyện cho biết, không phải bản in chính thức của Amazon), lỗi văn phạm sơ đẳng, kiến thức về du lịch, xã hội Pháp! Điều đó vẽ cho độc giả hình ảnh một người đố kị ghen tị! (Ngưng trích Hoàng Lan Chi)


 
 
 
Dương Như Nguyện và Phó TT Trần Văn Hương ( 1975)
 
 

 
Dương Như Nguyện và bà Nguyễn Văn Thiệu (1975)

Dương Như Nguyện và bà Hoàng Đức Nhã (1975)

Thẩm phán Dương Như Nguyện

 

Nhiều người đã lầm lẫn khi khoác cái áo mỹ miều “phê bình văn chương” cho những ý tưởng đố kị, ghen tị.
Tôi xin nêu ra đây một trường hợp cụ thể. Tuần qua tôi phổ biến bài phỏng vấn Nicole Duong( Dương Như Nguyện) vì tôi được tin 2 cuốn sách của cô do Amazon Encore gửi, đã đoạt giải nhất và nhì International Book Award 2012 của Tổ Chức JPX Media Group của Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Đó là hai cuốn “Mimi and Her Mirror” và “Postcards From Nam”.

Bài phỏng vấn của tôi có tựa đề như sau: “‘Người Con Gái Sông Hương’  đoạt giải nhất International Books Awards 2012.” Khi đọc bài phỏng vấn, độc giả sẽ hiểu “Người Con Gái Sông Hương” là tôi ám chỉ tác giả, Nicole Dương Như Nguyện, chứ không phải ám chỉ cuốn sách “Daughters of Huong River”(Câu số 3).

Xem trọn bài phỏng vấn tại đây: http://hoanglanchi.com/?p=2180

Một thành viên của diễn đàn “Nông Lâm Súc” đã chuyển (fw) bài phỏng vấn của tôi vào hội. Ngay sau đó, một thành viên khác của hội này, fw một mail từ ông TS Nguyễn Kim Quý (OR)  vào diễn đàn, coi như  “reply” trên chính bài phỏng vấn của tôi. Tôi đã được một thành viên fw mail này. Vì lý do đó mà tôi thấy cần phải viết bài này. Một là để sáng tỏ vấn đề. Hai là để trả lời cho ông TS Nguyễn Kim Quý về những cáo buộc  của ông đối với bài phỏng vấn của tôi. Ba là để tương lai cộng đồng chúng ta sẽ không còn những “gợn nhơ” như thế này. Bài viết này sẽ được tôi gửi cho khoảng 1,000 thân hữu; nhờ người chuyển đến diễn đàn Hội Nông Lâm Súc, và đồng thời cũng sẽ phổ biến ở vài web site, blogs hay các groups yahoo khác.

Trong bài viết này, tôi đề cập 2 vấn đề:
Phê bình văn chương (chỉ nói sơ qua, không đào sâu).
Nhận xét về mail của ông TS Nguyễn Kim Quý năm 2012 và bài viết của ông năm 2009 (với bút hiệu Kim Thanh) về cuốn “Daughters of Huong River” của tác giả Dương Như Nguyện.

 1- Phê bình văn chương:

Cá nhân tôi khi đọc một tác phẩm văn chương (không phải khoa học), tôi chấp nhận một số điều sau đây:

Nội dung quan trọng hơn hình thức.
Tác giả có quyền hư cấu nhưng không quá đáng.
Không “refer” tác giả ( tiểu sử, đời sống bên ngoài) với nhân vật.

2- Nhận xét về thái độ của ô TS Nguyễn Kim Quý (OR) năm 2012 và bài viết ký tên Kim Thanh của ông năm 2009:

A- Thái độ năm 2012 của Ô TS Nguyễn Kim Quý-OR:

Ông Ts Nguyễn Kim Quý, cư trú Oregon, nghe nói dạy đại học, (? Chúng tôi đang nhờ người điều tra về điều này) đã khá lớn tuổi, có lẽ khoảng ngoài 70 tuổi.

Với bài phỏng vấn của tôi, (một cựu nữ sinh Gia Long, ngoài 60 tuổi) dành cho Nicole Dương Như Nguyện ( một cựu nữ sinh Trưng Vương, ngoài 50 tuổi) về giải thưởng International Books Awards 2012 (Los Angeles) của cô và một số câu hỏi liên quan đến tác phẩm, ông TS Nguyễn Kim Quý viết mail như sau và được người thân của ông gửi vào diễn đàn của Hội Nông Lâm Súc:

Trích Nguyễn Kim Quý
 
Cùng quý bạn hữu thân mến,
 
Bài sau đây tôi đã viết cách đây ba năm, và đã quên cho đến hôm nay khi được đọc một bài chuyển đến bơm quá cỡ tác phẩm của tác giả DNN, người mà tôi không hề quen biết, nghĩa là không thù oán, ganh ghét. Thực ra, tôi chỉ nhắm nhữug người khen DNN, chứ không phải chính DNN. Bèn gửi cho quý bạn hữu xem chơi để thấy sự thật về giá trị của một tác phẩm được nhiều người ca tụng một cách vô bằng và cường điệu. 

TB: Kèm theo là attachment PDF để để phòng trường hợp có ai sửa đổi, quý bạn có thể đối chiếu. (ngưng trích ô Nguyễn Kim Quý)
 
Như thế, sau khi đọc bài phỏng vấn của tôi, Ông TS Nguyễn Kim Quý viết mail và nói rất rõ:

-Ông gửi lại bài viết năm 2009 là nhắm vào (một bài chuyển đến bơm quá cỡ tác phẩm của tác giả DNN- trích lời ông Nguyễn Kim Quý) chứ không nhắm Dương Như Nguyện.
-Để giúp mọi người thấy được sự thật về giá trị của một tác phẩm được nhiều người ca tụng một cách vô bằng và cường điệu.

Tôi, Hoàng Lan Chi, người viết bài, tác giả buổi phỏng vấn, tức là người mà ô TS nhắm vào,  xin trân trọng hỏi ô Ts Nguyễn Kim Quý:

Vui lòng chỉ cho tôi biết, đoạn nào, câu hỏi nào, tôi “bơm quá cỡ” tác phẩm của Dương Như Nguyện?  Nếu không chỉ ra được thì câu viết của ông TS Quý ( một bài chuyển đến bơm quá cỡ tác phẩm của tác giả DNN), xin để tùy chính ô TS Nguyễn Kim Quý và quý độc giả đánh giá. Xem thêm những câu hỏi của tôi về câu ông Quý viết: [1]

B- Thái Độ của ô TS Nguyễn Kim Quý năm 2009 qua bài viết ký bút hiệu Kim Thanh và được ông Quý gửi lại năm 2012

Nếu tôi là đàn ông, già, trình độ tiến sĩ thì sau khi đọc truyện viết bằng tiếng Anh của một nữ thẩm phán Mỹ gốc Việt, cựu nữ sinh Trưng Vương và thấy một số lỗi về Pháp Ngữ như ô TS Nguyễn Kim Quý viết thì tôi sẽ:

-Gửi mail đến tác giả để nhắc nhở vì với tôi, cô ấy chỉ như con/cháu gái mình. Một “con bé”sang Mỹ năm 16 tuổi, chịu khó viết  tiếng Anh để giới thiệu với người nước ngoài về Việt  Nam là điều đáng khuyến khích.  

Tuy nhiên, vì ông Ts Nguyễn Kim Quý không phải là tôi (Hoàng Lan Chi) nên ông đã bỏ thì giờ ra viết một bài dài với những liệt kê rất tỉ mỉ về Pháp Ngữ trong tác phẩm “Daugher of Huong River” của Dương Như Nguyện :

Lỗi đánh máy (điều này nên dành cho người sửa bài của nhà xuất bản)
Một số văn phạm sơ đẳng trong Pháp Văn (điều này chỉ cần lướt net, nhờ công cụ của net trợ giúp cũng sẽ có; vài lỗi  sơ đẳng cho thấy tác giả Dương Như Nguyện có chủ ý khi viết như thế. Lý do: Cô Dương Như Nguyện là  một cựu nữ sinh Trưng Vương, học Pháp văn như là sinh ngữ phụ trong 3 năm, không thể nào nhầm lẫn những lỗi quá sơ đẳng như thế được)

Ông Ts Nguyễn Kim Quý viết rằng sở dĩ ông viết bài chỉ trích Cô Dương Như Nguyện (năm 2009) vì bạn ông thuyết phục ông nên viết vì:

1-Trích Nguyễn Kim Quý “ …sau là để những độc giả trẻ tuổi được hiểu rằng Pháp ngữ chính thống không phải như thế, nghĩa là như nhân vật Simone đã nói, đã viết.”
2- Trích Nguyễn Kim Quý “ ..nhân vật –hay tác giả cũng vậy– đã tỏ ra khoe khoang về cá nhân, gia đình, và cái nền văn học thu nhặt được của Pháp (ví dụ, đã học trường Marie Curie Sài Gòn, trong gia đình nói tiếng Pháp với cha mẹ, ngụ tại Saint-Germain-des-Prés lúc mười bốn tuổi trong nhà của một cậu tây Paris, lúc nhỏ nghe lóm người lớn nói chuyện bằng ba ngôn ngữ Pháp, Anh, Việt, lớn lên làm thơ, vẽ tranh, hát nhạc opéra, thích la haute couture và qua suốt tác phẩm ưa xổ tiếng Pháp một cách không cần thiết) làm người đọc nhíu mày, nhưng ông văn sĩ Nguyễn Xuân Hoàng, bạn và đồng hương Nha Trang của tôi, và nhà xuất bản Ravensyard không thấy nên nhắm mắt ca tác phẩm và tác giả không tiếc lời. Ðó là chưa nói đến những sai trái linh tinh đầy dẫy khác”.[2]

À, hóa ra ông Ts Nguyễn Kim Quý nghĩ rằng độc giả trẻ tuổi đọc tác phẩm của Dương Như Nguyện sẽ hiểu sai về “tiếng Pháp chính thống”. Xin xem một độc giả góp ý với ông TS Nguyễn Kim Quý về suy nghĩ trên của ông,  như sau:
Trích ThaiQuangAnh: Ông Kim Thanh còn biện minh rằng sở dĩ ông cần phải ra tay viết bài phê phán như thế là « để giới trẻ tuổi hiểu là Pháp văn chính thống không phải như thế ».  Ông ta làm như thể là giới trẻ  chỉ cần đọc một quyển tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh được dịch qua tiếng Việt, và bài bình luận của ông Kim Thanh là đủ biết thế  nào là Pháp Văn chính thống!(ngưng trích ThaiQuangAnh)

À, hóa ra người bạn của ông Ts Nguyễn Kim Quý đã cảm thấy “nực nội” vì (trích ông Nguyễn Kim Quý: “ nhân vật hay tác giả cũng vậy” đã “ khoe khoang về cá nhân, gia đình và nền văn học Pháp đã thu nhặt được” ). Tôi, Hoàng Lan Chi, xin thú thật đã bật cười khi đọc đoạn viết trên của ông Ts Nguyễn Kim Quý. Tôi chợt nhớ đến câu của ông bà xưa: “Xúi trẻ con ăn cứt gà”. Ở đây, người bạn nào đấy của ông Ts Nguyễn Kim Quý đã coi ông tiến sĩ như trẻ con để xúi ông tiến sĩ viết bài!

Rất ngớ ngẩn khi đọc một nhân vật trong một tác phẩm lại “nhớ” đến tác giả và “nộ khí xung thiên”“con bé ấy khoe mình là con nhà nòi, thông minh, tài ba, hấp thụ văn hóa Pháp..”. Ố là la, như thế là ông tiến sĩ đang làm một việc gì vậy? Phê bình một tác phẩm văn chương hay đang chõ mũi nhìn vào nhà hàng xóm và đố kị ghen tị với một phụ nữ chỉ đáng tuổi cháu mình?

Người bạn nào đó của ông tiến sĩ thật đáng trách vì đã kéo ông tiến sĩ xuống bùn. Các cụ nói “Bụt ở trên tòa gà nào dám mổ mắt”, nghĩa là tôi (Hoàng Lan Chi), một người phụ nữ ngoài 60 tuổi sẽ không dám viết những điều đụng chạm đến ông tiến sĩ ngoài 70 tuổi nếu ông “ở trên tòa’ ( đúng vị trí, ghế ngồi của ông). Tôi đã phê phán ông vì ông đã từ tòa nhảy xuống đất bằng hành động chỉ trích vô lý bài phỏng vấn của tôi và lại còn “resend” bài viết năm 2009 của ông, một bài viết theo tôi là “quá tệ” vì đã kéo tư cách của ông từ một tiến sĩ xuống ngang hàng một “mụ đàn bà đố kị ghen tị”! Tôi, một phụ nữ- cựu nữ sinh Gia Long không hề ghen tị với một phụ nữ khác- cựu nữ sinh Trưng Vương thì hà cớ gì ông, một người tiến sĩ đã lớn tuổi lại có hành động đó?! Những cái gọi là “ Nhận xét về Pháp Ngữ” trong tác phẩm của Dương Như Nguyện không thể nào là thước đo về cả một tác phẩm! Ông tiến sĩ đã không nhìn tổng quát những cái đẹp của khu vườn mà ông “chổng người” vạch lá tìm sâu để sau đó ông hí hửng “…. Bèn gửi cho quý bạn hữu xem chơi để thấy sự thật về giá trị của một tác phẩm được nhiều người ca tụng một cách vô bằng và cường điệu.”. Ở đây ai là người cường điệu, ai là người vô bằng? Thái độ ông cần có là nhỏ nhẹ bảo cho con cháu biết những nơi có sâu nho nhỏ nếu mắt ông tinh tường! Khu vườn Hoa Kỳ cần sự đóng góp của ông cho mảnh vườn Việt Nam chứ không cần sự cào nát của ông.

Tôi, với tư cách là người phỏng vấn cô Dương Như Nguyện sẽ tìm hiểu lý do thầm kín đằng sau sự việc.

Ai, người bạn nào của ông tiến sĩ lại quá chú tâm đến cô Dương Như Nguyện như vậy? Một nữ văn sĩ cựu nữ sinh Trưng Vương khác? Một “ông già” đeo đuổi xin xỏ tình yêu và bị từ chối?

Xin mời quý độc giả đọc bài viết chỉ trích của ông Ts Nguyễn Kim Quý –Oregondành cho cô Dương Như Nguyện qua tác phẩm “Daughter of Huong River”, viết bằng tiếng Anh tại link dưới đây:  http://wp.me/p1DZcL-1iY

Đa phần chỉ trích của ô tiến sĩ là dành cho nhân vật Simone trong truyện mà tác giả cho cô Simone này nói tiếng Pháp “kiểu trẻ con”. Cũng trong link này là thư góp ý của một độc giả tên ThaiQuangAnh cho ông tiến sĩ. Tôi đồng ý với khá nhiều lập luận của ThaiQuangAnh.

Bài viết năm 2009 của ô Ts Nguyễn Kim Quý với bút hiệu Kim Thanh và bài trả lời của ThaiQuangAnh tại đây:  http://wp.me/p1DZcL-1iS

Sau hết, mùa bầu cử sắp tới, lẽ ra chúng tôi tập trung vào việc bầu cử như sưu tập các bài viết liên quan đến đề tài bầu cử thay vì viết bài này. Xin quý độc giả thứ lỗi, sự việc chẳng đặng đừng. Chúng tôi vui mừng trước bất cứ thành công nào dù nhỏ bé của “người mình” trong xã hội Hoa Kỳ và đã gửi bài tâm tình với cô Dương Như Nguyện đến quý độc giả như một chia sẻ. Đặc biệt 2  cuốn sách (Mimi And her Mirror; Posts Card From Nam) của cô do Amazon Encore gửi cho một tổ chức ở Los Angeles đã đoạt giải nhất và nhì. Không ngờ, từ những mails vui vẻ chúc mừng từ nhiều người, chúng tôi lại nhận mail chỉ trích vô lý, có phần “hồ đồ” từ một ông tiến sĩ,  khi quy chụp cho chúng tôi là “bơm” cô Dương Như Nguyện quá cỡ. Tệ hại hơn, 4 năm trôi qua, không ai cho biết nên ông tiến sĩ vẫn cứ ngỡ bài viết năm 2009 của ông là rất “hay ho”, và ông “resend” cho mọi người “thấy giá trị tác phẩm của cô Dương Như Nguyện”!  Đáng tiếc, qua bài viết năm 2009 của ông tiến sĩ, độc giả vẫn không biết được nội dung cuốn “Daughter of Huong River” là nói về cái gì, cấu trúc chặt chẽ không, tình tiết ly kỳ không, mô tả tâm lý nhân vật đúng không, thông điệp gửi đến độc giả có đạt không, tính nhân bản trong truyện có không v.v mà độc giả chỉ thấy trên 20 “items” là những sai phạm dính líu đến Pháp Ngữ bao gồm: lỗi typo, lỗi văn phạm sơ đẳng, kiến thức về du lịch, xã hội Pháp! Điều đó vẽ cho độc giả hình ảnh một người đố kị ghen tị! 2

KẾT LUẬN: lá mail năm 2012 của ô TS Nguyễn Kim Quý nhằm 2 điều thì điều 1 ông  sai vì cá nhân chúng tôi (Hoàng Lan Chi) không hề “bơm quá cỡ” tác giả- tác phẩm, điều 2 cũng sai vì ông không giúp được  độc giả nhận định gì về giá trị  của cuốn “Daughters of Huong River” của Dương Như Nguyện mà chỉ thấy hình ảnh một cụ già đố kị, ghen tị. Một người đứng đắn có tư cách, đạo đức không bao giờ hạ bút viết một bài như bài của ông Nguyễn Kim Quý (Kim Thanh) năm 2009 để nói về một tác phẩm của một nữ thẩm phán, cựu nữ sinh Trưng Vương, người đoạt giải  danh dự Văn Chương cuối cùng ( tức là năm 1975) của Tổng Thống VNCH như thế cả. Thế hệ gạch nối như Dương Như Nguyện đang cố gắng giới thiệu một Việt Namđến với dòng chính Hoa Kỳ bằng tác phẩm viết bằng tiếng Anh, lẽ ra phải được ông và đồng hương khuyến khích. Đó mới là người Việt quốc gia chân chính!

Chúng tôi đóng vấn đề tại đây. Viết thế là đủ. Độc giả đủ trình độ để hiểu ai viết gì. Chúng tôi dành quyền không trả lời cho bất cứ nick nặc danh nào, thậm chí ngay cả ông Ts Nguyễn Kim Quý. Chúng tôi cần thì giờ cho những việc khác có ích hơn.

 
Hoàng Lan Chi 2012



[1] Về câu viết của ô Nguyễn Kim Quý dính líu đến bài phỏng vấn của tôi,  tôi xin gửi một số câu hỏi sau đây:

Tôi phỏng vấn về cái gì? 2 cuốn sách đoạt giải? –Đúng!
Tôi có khen 2 cuốn sách không? –Không, vì tôi chưa hề đọc bất cứ tác phẩm nào của cô Dương Như Nguyện.
Tôi hỏi 2 cuốn đoạt giải, chất liệu từ đâu? –Đúng.
Tôi hỏi 2 cuốn này có gây tiếng vang như cuốn “Người Con Gái Sông Hương” không? Như vậy có phải là “bơm” không? –Không!
Tôi yêu cầu Dương Như Nguyện giải thích rõ hơn về ý kiến của ô Robert Olen Butler, ảnh hưởng của vài tác giả ngoại quốc đối với Nguyện, ảnh hưởng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Câu hỏi này có thuộc dạng “bơm” không? –Không!
Tôi viết “ Đẹp, học giỏi, thông minh, thông thạo Anh Việt để có tác phẩm văn chương trong cả hai ngôn ngữ.” Đẹp: đây là nhận xét “chủ quan” của cá nhân tôi. Với tôi, Dương Như Nguyện đẹp. Với ông, Dương Như Nguyện không đẹp. Nhan sắc tùy con mắt người đối diện. Tương tự, ông có thể thấy vợ ông đẹp và tôi thì không. (đây chỉ là ví dụ còn thì tôi chưa hề biết mặt ông bà Nguyễn Kim Quý và chỉ nghe nói vợ ông rất  trẻ, chỉ đáng tuổi con ông). Học giỏi và thông minh:  tôi căn cứ vào giải Văn Chương Phụ Nữ của Tổng Thống năm 1975 mà Dương Như Nguyện vinh dự đem về cho Trưng Vương. Tôi cũng căn cứ vào thành tích học ( Tốt nghiệp báo chí ở Illinois, Luật ở Houston và LLM ở Harvard). Xin ông TS Nguyễn Kim Quý chỉ dùm tôi, Dương Như Nguyện học dốt và ngu si ở chỗ nào. Vậy, câu này có “bơm” không? –Không.
Tôi hỏi với những ưu đãi của Thượng Đế ( tôi cho đó là ưu đãi. Ví dụ, ông Nguyễn Kim Quý lấy được vợ trẻ, thì cũng là một ưu đãi của Thượng đế) thì Dương Như Nguyện đã làm được những gì giúp ích cho người khác ( câu hỏi số 13). (Trích một phần câu 13: Cụ thể hơn, nhan sắc ấy trang sức gì cho đời, văn chương ấy nói gì cho đời, kiến thức luật ấy cứu vớt gì cho đời và hội họa ấy tô điểm gì cho đời? Ngưng trích) Câu hỏi như vậy có “bơm” không? –Không.

2  Sách của cô Dương Như Nguyện tại Amazon ở đây:
http://www.amazon.com/Uyen-Nicole-Duong/e/B004GVBMLK

This entry was posted in Tạp Ghi. Bookmark the permalink.