Nhạc Sĩ Ngô Minh Trí


Hòang Lan Chi: Kính thưa quý vị, phải nói âm nhạc là một tặng phẩm của Thượng Đế dành cho lòai người và các Nhạc Sĩ, ca sĩ là người đem thông điệp đó đến cho chúng ta. Giòng nhạc xưa như ca trù, hò, cải luơng ..rồi tân nhạc VN ra đời, thóat thai từ nhạc phổ thông Tây Phương, là những gì đã gắn bó và hết sức quen thuộc với người dân Việt.

Hôm nay chúng tôi xin được đặc biệt giới thiệu với quý vị một giòng nhạc không mới trong thế giới âm nhạc tây phương nhưng sẽ mới lạ với chúng ta. Và người đưa giòng nhạc mới, lạ đó chính là Nhạc Sĩ NMT. Trong chương trình CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHUYệN VỚI LAN CHI hôm nay, chúng tôi đã mời Nhạc Sĩ NMT đến đây để NS nói cho chúng ta nghe con đường đến nhạc Jazz và Bossa nova của anh ra sao và chúng tôi cũng sẽ mời quý vị thưởng thức vài bản nhạc tiêu biếu trong giòng nhạc Ngô Minh Trí.

Hòang Lan Chi xin chào Nhạc Sĩ NMT

NMT:  Chào chị Lan Chi và quý khán/thính giả của Hệ Thống Truyền Thanh và Truyền Hình Việt Nam Hải Ngoại

HLC: thưa Anh, VA trong thời gian 1-2 năm vừa qua đã có vài buổi trình diễn nhạc của anh và nói chung thì thính giả đón nhận khá nồng nhiệt. Vậy trước khi nói về khuynh hướng sáng tác của anh về nhạc Jazz và Bossa Nova, Anh vui lòng cho quý khán thính giả biết một chút về anh. Chẳng hạn, nếu Anh không ngại thì năm nay xuân xanh đã được bao lăm và trước kia ở Saigon, anh học gì, qua Mỹ làm gì ..

NMT: Thưa chị, lúc mới trình bày sáng tác của tôi cho một ít thân hữu trong vùng khoảng 5 năm trước đây thì nói chung ai cũng cho là nhạc tôi viết hơi khó nghe vì nó khá khác lạ so với nhạc phổ thông VN mà ai cũng quen thuộc và yêu thích. Trong số thân hữu đó có người rất thích loại nhạc jazz và bossa nova, có người không thích lắm.  Do thân hữu và gia đình khuyến khích, trong 4-5 năm qua, tôi đã thực hiện 5 chương trình lớn nhỏ khác nhau để thử phổ biến nhạc của mình đến số thân hữu rộng lớn hơn.  Xin nói ngay rằng những chương trình này chưa hề quảng cáo trên báo chí địa phương.

Qua những chương trình này tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú vì đa số thính giả thân hữu xa gần đều đón nhận sáng tác của tôi khá nồng nhiệt nhất là những người trẻ 30-40 trở xuống.  Cụ thể là những câu hỏi về kỹ thuật viết nhạc và lý thuyết âm nhạc tôi áp dụng trong sáng tác của mình v.vẨ

Về cá nhân thì trước 75 tôi còn đang ở Văn Khoa học về văn chưong và lịch sử VN.  Sang Mỹ đầu 81, tôi làm việc trong ngành giáo dục cũng khoảng 15 năm.  Chia đều thời gian còn lại thì tôi làm một số công việc khác nhau, kể cả việc dạy nhạc, làm kế toán văn phòng, và hiện đang làm về piano tuning.

Hòang Lan Chi: anh học nhạc ở VN với ai và sau này anh theo học những lớp nhạc nào ở George Mason?

NMT: Tự học nhạc từ khi còn bé khoảng 12-13 tuổi.  Lớn lên vẫn tự học, nhưng học thêm với bạn bè và học qua sách vở.  Sang Mỹ, tôi mới chính thức học nhạc và tốt nghiệp âm nhạc ở George Mason University ở VA.

Hòang Lan Chi: bản nhạc đầu tay của anh là gì và vào năm nào?

NMT: Trước khi trình bày về nhạc bản đầu tiên, cần phải nói rõ thêm rằng, đầu tiên thì tôi không nghĩ mình sẽ viết nhạc dù rất yêu thích âm nhạc.  Điều thứ nhì, căn bản thì tôi được huấn luyện về nhạc cổ điển tây phương.  Do đó bản nhạc đầu tay viết theo thể loại này.  Đó là bài Vương Vấn, viết khoảng năm 1982-83 không nhớ chắc lắm.

Vương Vấn dựa vào bốn câu thơ Đường trong truyện Tây Sương Ký.  Bốn câu như sau:

Đãi nguyệt tây sương hạ,
Tây môn hộ bán khai.
Cách tường hoa ảnh động,
Nghi thi nhọc nhân lai.

Tôi viết bài này cũng từ tâm trạng nhớ quê hương trong thời gian 1-2 năm đầu ở Mỹ.

Hòang Lan Chi:  nghe nói sau Vương Vấn, anh cũng định thử sức mình qua việc phổ thơ?

NMT: Nói thử sức thì cũng không hẵn. Như đã thưa với chị lúc nãy, bài Vương Vấn viết xong, 10 năm sau tôi mới viết lại, và lý do thì không phải muốn thử phố thơ.  Nó là một tình cờ thì đúng hơn. Năm 1993, do một nguồn càm hứng, tự dưng tôi cảm thấy ỀthèmỂ viết nhạc trở lại. Vô tình đọc được bài thơ Không Đề của Quang Dũng sáng tác đâu hồi thập niên 60, tôi định phổ nhạc vì lời đã có sẵn đó.  Nhưng tôi chịu thua vì không thích bị gò bó nốt nhạc theo lời thơ.

Hòang Lan Chi: tôi thấy hơi lạ đấy vì theo tôi biết thì anh thích thơ Đường mà sao lại khó chịu khi phải gò bó nhạc theo lời thơ?

NMT: Thưa chị, ai cũng biết thơ mang nhạc tính trong đó, thơ VN hay thơ Đường cũng thế.  Theo tôi, dù là thơ VN hay thơ Đường thì, thơ vẫn có những âm luật của thơ.   Nhạc tính trong thơ Việt, thơ Đường cũng theo những âm luật đó.  Ngay cả thơ tự do cũng có những âm luật tự do của nó.  Tôi rấtẨsợ phải theo những âm luật này khi viết nhạc nên không thích phổ thơ.  Đơn giản chỉ có thế chứ không phải khó chịu.  Dĩ nhiên đây chỉ là ý kiến riêng của tôi chứ không có ý định cho rằng đây là một chân lý gì hết.

Hòang Lan Chi:  Nghe nói có một thời kỳ anh và các bạn bè cùng sinh viện sinh họat rất sôi nổi. Có thể kể cho chúng tôi nghe về quãng thời gian đó?

NMT:  Năm 83-87 là thời gian tôi sinh hoạt văn nghệ sinh viên khá sôi nổi.  Tôi được giao trách nhiệm giàn dựng những chương trình văn nghệ mang nặng tình quê hương dân tộc.  Cùng với các bạn trong nhóm, chúng tôi kêu gọi sinh viên học sinh ở khắp các trường trung hoc và đại học trong vùng thủ đô DC để cùng sinh hoạt.  Trước là vui, sau là nhắc nhở các bạn trẻ, nhất là những người lớn lên ở Mỹ về nguồn gốc VN, một quê hương VN đáng tự hào và đáng yêu.

Sau 87 thì sinh hoạt văn nghệ sinh viên cũng ngưng lại.  Mãi cho đến 1996, những người bạn cũ từ thời sinh hoạt văn nghệ sinh viên mới có ý định thực hiện lại những chương trình văn nghệ cũ về VN hùng sử ca dân tộc.  Trong thời gian còn dựng chương trình này, một lần nữa, tôi có viết một ca khúc với ý định mở đầu chương trình.  Đó là nhạc bản Lời Ru Quê Hương, dùng thang âm ngũ cung và điệu ru con đặc biệt của VN. Rất tiếc, ai cũng bận rộn với công ăn việc làm nên ý định thực hiện chương trình này không làm được.

Hòang Lan Chi: Xin anh cho biết nguồn cảm hứng nào đã đưa anh đến với nhạc jazz?   Và bản nhạc jazz đầu tiên là bản gì?

NMT: Từ năm 1996, tôi mới đi hẵn vào con đường sáng tác.  Lúc đó, và kể cả sau này trong một số sáng tác, nhạc tôi viết vẫn còn mang nặng âm hưởng nhạc cổ điển tây phương.  Mãi đến 1998, trong một lần cảm hứng sáng tác, tự nhiên những gì tôi học về jazz lúc còn ở ghế nhà trường mới bật trở lại.  Xin nói ngay là trước đây tuy có học về jazz nhưng tôi thấy jazz quá khó tiêu nên học chỉ để biết và đủ điểm để ra trường.

Năm 1998 đó, tôi viết Buồn C Major, là bài nhạc jazz đầu tiên.  Đây là nhạc bản đầu tiên ứng dụng kỹ thuật jazz, từ cách viết melody (giòng nhạc để viết lời) để từ đó viết harmony, tức là hòa âm.  Viết xong bài này, tôi mới thực sự tìm thấy con đường đi của mình trong sáng tác âm nhạc, là nhạc jazz.

Hòang Lan Chi: từ bao giờ anh lại đến với Bossa Nova?

NMT: Từ 1997, tôi bắt đầu tìm hiểu về Bossa Nova.  Tôi có viết một bài và viết hòa âm theo thể điệu Bossa Nova, đó là bài Này Em Có Nhớ.  Nhưng bài này chưa hẵn là Bossa Nova.  Phải đến 2002 khi tôi viết Phố Lạ thì ỀchấtỂ Bossa Nova mới thực sự thành hình.  Từ Phố Lạ trở đi tôi mới nghiệm ra rằng, đi lạc vào con đường Bossa Nova (và cả jazz nữa) là đi lạc vào một khu rừng đầy những kỳ hoa dị thảo đầy và hứng thú không còn muốn quay trở ra.

Hòang Lan Chi Anh có thể giải thích cho quý khán thính giả rõ hơn, thế nào là Bossa Nova? Và ai là ông tổ của Bossa Nova?

NMT:  Vào cuối thập niên 50s ở Brazil, những nhạc sĩ sáng tác như Antonìo Carlos Jobim, Baden Powel, Luiz Bonfa v.vẨdung hòa samba và jazz để thành hình một nhạc điệu mới, đó là Bossa Nova.  Samba là một nhạc điệu truyền thống của người Nam Mỹ, trong khi đó, jazz là một thể nhạc phát sinh ở Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ thứ 20.

Hòang Lan Chi:  Jazz có gì đó thống thiết rũ ruợi, còn Bossa Nova thì âm hưởng ra sao?

NMT: Nhạc samba là một nhạc điệu dùng bộ gõ (percussions/drums) rất nhiều trong khi Bossa Nova ít dùng bộ gõ hơn.  Có thể có một so sánh cụ thể như thế này:  nghe nhạc Samba, bạn sẽ rấtẨngứa chân chỉ muốn bước ra sàn nhảy ngay lập tức vì những âm điệu sôi nổi dồn dập của nó.  Nghe nhạc Bossa Nova, bạn chỉ muốn im lặng thưởng thức tiếng saxo hoặc tiếng clarinet len lỏi vào tận góc tim vừa đau nhói vừa dịu xoa.  Nhạc sẽ dìu bạn theo một giai điệu thật nhịp nhàng, có chút rũ rượi, có chút lâng lâng. Tiếng đệm hợp âm của cây tây ban cầm nhẹ nhàng theo giòng nhạc với tiếng trống và tiếng bass sẽ đỡ bạn đi theo tiếng nhạc mà không sợẨté ngã vì bạn đang mơ màng nhưẨngười đi trên mây.

Để thưởng thức nhạc jazz và bossa nova, nói chung, có lẽ bạn sẽ cần thêm vài điếu thuốc (nếu bạn là dân ghiền thuốc lá), thêm một tí rượu hoặc một tí bia và một bầu không khí thật lặng im, vì như trong thơ Huy Cận: ỀBước đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêuỂ.

Dĩ nhiên đây chỉ là nhận xét và ý kiến của riêng tôi thôi đấy nhé, thưa chị Lan Chi.

Hòang Lan Chi khi mời bạn bè nghe thử, cảm tưởng họ ra sao?

NMT: Lúc đầu khi vài người bạn bè nghe thử những bài viết theo thể loại cổ điển tây phương và vài bài jazz đầu tiên, sự đón nhận không được phấn khởi cho lắm.  Đa số chỉẨim lặng thở dài.  Một sốẨlờ luôn như chưa hề nghe qua, và một số thì rất nặng lời phê bình.  Cũng có người phê bình xây dựng, và cũng có người rất yêu thích các thể loại nhạc tôi viết từ lúc đầu phổ biến.  Số người này không nhiều. Phải chờ đến 2002 trở đi, sau vài chương trình tổ chức trình diễn hẵn hoi thì mới được số đông bạn bè gần xa đón nhận.
HLC nhạc jaz cần những nhạc cụ nào thưa anh?

NMT: Một ban nhạc jazz tiêu biểu chơi ở các phòng trà hoặc restaurant gồm có trống, contrabass, piano và saxo hoặc clarinet v.vẨnhưng không phải luôn luôn như thế.  Nhiều khi trong một chương trình trình diễn nhạc jazz trên sân khấu lớn (concert hall) còn có thể có cả một giàn nhạc giao hưởng.  Đây là những gì tôi biết về thế giới nhạc jazz của người Mỹ, người Âu Châu nói chung.

Hòang Lan Chi: tính đến nay anh có bao nhiêu bai jazz và bao nhiêu bai bossa?

NMT: 5 Jazz và 4 Bossa Nova.

Hòang Lan Chi: từ khi nào anh nảy ra ý định gioi thiệu nhạc jazz của anh cho người thuởng ngọan?

NMT: Thưa chi, năm 2002, do bạn bè và anh em trong gia đình khuyến khích, tôi thực hiện chương trình giới thiệu nhạc của mình lần đàu tiên tại Lạc Việt Gallery ở Arlington.  Lần thứ nhì vào năm 2004 tại Rene Club ở Fairfax.  Lần thứ ba ở quán Phở Tự Do, Falls Church khoảng tháng Giêng tháng 2 năm nay, và tại Saìgon House vào tháng 3, 2005.  Mới đây là chương trình ở Chesapeake Bay Beach vào tháng 7.  Xin nhắc lại là tất cả những chương trình này chỉ mời thân hữu mở rộng.

Hòang Lan Chi: nghe nói ca sĩ Châu Hà rất khuyến khích anh sáng tác nhạc jazz?

NMT:  Đúng thế, thưa chị.  Chị Châu Hà thường nói rằng trong rừng nhạc phẩm VN, nhạc viết theo thể loại bán cổ điển không thiếu, chỉ có nhạc Jazz và Bossa Nova thì chưa có ai viết.  Và chị vẫn khuyến khích tôi nên đi hẳn vào con đường này.

Hòang Lan Chi: anh có ý định thực hiện 1 CD chăng?

NMT:  Có chứ chị.  CD đang trong giai đoạn thực hiện phần nhạc ở VN.  Xong phần nhạc là thu tiếng hát v.v..

Hòang Lan Chi: hy vọng bao giờ xong?

NMT: hy vọng cuối năm nay hoặc đàu sang năm

Hòang Lan Chi: anh sẽ ra mắt CD chứ

NMT: một cách lý tưởng, tôi sẽ thực hiện ra mắt CD ở vài nơi ví dụ như: DC, Cali, Houston và Montreal.  Dự định là như thế nhưng trên thực tế chắc cũng còn tùy vào nhiều điều kiện khác nhau.  Web site cũng là một dự định sẽ thực hiện.

Hòang Lan Chi: mong uớc nhỏ bây giờ là gì?

NMT: Thực hiện một CD có lẽ không phải là một việc quá lớn đối một số người, nhưng với tôi thì trăm ngàn khó khăn.  Cho nên, mới nói mong ước nhỏ của tôi là làm cho xong một việc…quá lớn: thực hiện cho xong CD.

Hòang Lan Chi:  nếu nhạc jazz VN thành công, được gioi trẻ ưa thích thì anh nghĩ mình sẽ phải tạ ơn ai đầu tiên?

NMT:  Chị dùng chữ Nhạc Jazz VN làm tôi nghĩ đến một vài người bạn đã bắt đàu gọi loại nhạc tôi viết là Vietnamese Jazz.  Dùng từ này thì tôi sợ lắm vì rất dễ bị kết án là kiêu căng là láo toét, và vì tôi không là gì trong thế giới âm nhạc VN cả.  Thêm vào đó, cho là viết nhạc Jazz VN, loại nhạc tôi viết vẫn còn mang rất nặng mùi…VN.  Ngay cả người Mỹ nếu nghe nhạc của tôi, chắc chắc họ sẽ cho rằng, cái này nghe…hao hao giống như nhạc jazz, nhưng nó…thế nào ấy!  Đương nhiên đúng là nó như thế nào ấy chứ sao nữa, vì nó không chính gốc là nhạc jazz.

Thế nhưng nếu nhạc tôi viết được đón nhận rộng rãi, cứ gọi là thành công đi, thì tôi phải tạ ơn rất nhiều người.  Người đầu tiên là…bà xã.  Không có ỀnàngỂ thì qua bao nhiêu lần gặp khó khăn trong việc thực hiện CD này, tôi đã bỏ cuộc.  Ngoài ra thì anh em trong gia đình và bạn bè cũng ủng hộ tôi hết mình từ tinh thần cho đến tài chính.

Hòang Lan Chi: Anh còn điều gì muốn tâm tình với quý khán thính giả?

NMT: Một tác phẩm nghệ thuật nào cũng mong được người đời chia xẻ.  Nếu nhạc tôi viết được đón nhận rộng rãi, đó cũng là niềm hãnh diện của cá nhân tôi vì ít nhiều nó đã đóng góp một phần nhỏ nào đó vào gia tài âm nhạc của người VN khắp nơi trên thế giới.

Hòang Lan Chi: Kính thưa quý vị, chương trình của chúng tôi đên đây là hết Hoàng Lan Chi xin gửi lời chúc sức khoẻ và lời chào thân ái

Viết tại Rừng Gió Virginia 2005
 
Hòang Lan Chi
 

This entry was posted in Phỏng Vấn. Bookmark the permalink.