Vũ Tích Văn với phim “Yes, Yesterday”

Trò Chuyện Với Lan Chi: Vũ Tích Văn, người Việt trẻ dạy Harvard

                       Và phim “Yes, Yesterday”

LGT: Vũ Tích Văn, người Việt trẻ được mời dạy tại Đại Học Harvard, Johns Hopkins, Claremont Mckenna College, đồng thời cũng là  tác giả phim “Yes, Yesterday”. Phim này đoạt giải nhất trong cuộc thi New York Festival 2010. Xin mời nghe tâm tình Vũ Tích Văn với Hoàng Lan Chi.
 
Bản dịch của ô Đỗ Văn Phúc (Austin)  
 
 
 
HLC: Xin chào Vũ Tích Văn. Tôi được biết ngòai việc Văn là tác giả cuốn phim “Yes, Yesterday” đọat giải tại New York Festival 2010, thì Văn còn được mời dạy tại một số Đại học ở Mỹ. Xin kể chi tiết? VD dạy ra sao, môn gì…
VTV: Xin chào cô Lan Chi. Thưa cô, Công ty Training The Street, nơi cháu đang làm việc, là công ty đứng đầu trong việc cung ứng các lớp học về khuôn mẫu tài chánh và lượng giá cho các ngân hàng đầu tư trên Wall Street, các trường cao đẳng và đại học về doanh nghiệp. Cháu từng phụ trách về đầu tư cho Merrill Lynch và các dịch vụ mua bán tri gia 2.8 tỷ đô la của International Securities Exchange cho  Deutsche Boerse, và 3.4 tỷ đô la tiền vốn cho US Bancorp. Cháu cố gắng dạy cho sinh viên  khả năng họ cần có để làm các dich vu chuyển nhượng mua bán như thế, và các lớp kế toán, tài chánh công ty, lượng giá, và lập mô hình tài chánh. Để biết hết các lớp, xin xem ở trang web
www.trainingthestreet.com.

HLC: khi dạy như vậy, Văn có những thuận lợi và bất thuận lợi gì?
VTV:  Cháu rất thích việc giảng dạy, vì thế có rất nhiều thuận lợi. Thật thích thú khi mình nói với các sinh viên về điều mà họ đang phải vật lộn; rồi thì họ chợt hiểu ra một cách rõ ràng. Cháu rất hài lòng khi dạy ở vài trường nổi tiếng. Cháu cũng làm cho lớp học sôi nổi thêm bằng cách chiếu các video và cho nghe nhạc, điều mà các giáo sư khác không làm. Cháu cũng gặp nhiều người thú vị. Có lần một sinh viên hoàng tộc Qatar mời cháu đến nơi ở anh ta vì cháu muốn đến xem các con báo. Anh ta mời cháu ăn bữa ăn truyền thống rất ngon, có nguyên một cái đùi cừu và con cá dài đến 3 feet. Tất cả đều ngồi bệt trên sàn nhà và ăn bốc trong khi nghe họ tranh luận nhau về con quỷ là do đất hay bụi hạt là chất kỳ ảo nào đó. Nhưng xui cho cháu là các con báo đã được người anh đem đi tắm, nên cháu không được xem.
Điều bất thuận lợi là phải đi đây đi đó nhiều quá. Nhưng dù sao cũng là điều hay.

HLC: Sinh viên có kỳ thị giáo sư Á Đông không?
VTV: Cháu dạy nhiều nơi, từ Ohio cho đến New York, Luân đôn đến Dubai, Bắc Kinh, Brazil nhưng chưa hề thấy sự kỳ thị. Các sinh viên của cháu là những người giỏi từ các trường danh tiếng. Họ rất phóng khoáng và có kiến thức hiểu biết rộng về thế giới.

HLC: Văn qua Mỹ năm nào, trường hợp gì, bao nhiêu tuổi và học đại học nào?
VTV: Cháu sinh ra và lớn lên ở Seattle. Cha mẹ cháu giáo dục cháu theo cách của truyền thống Việt Nam. Cháu nhớ ơn cha mẹ về tất cả mọi điều mà các vị đã dành cho cháu và vì cha me đã dạy cháu tính kỷ luật, là điều kiện để thành công. Hơn thế, gia đình cháu rất gần gũi nhau và luôn đề cao giá trị gia đình. Anh em cháu coi nhau như bạn thân, hiện chúng cháu cùng ở chung tại New York. Chính em ấy là người đã phụ cháu thực hiện cuốn phim. Chúng cháu cũng có đại gia đình và rất biết săn sóc nhau. Tinh thần gia dinh va cộng đồng Việt Nam rất quan trọng đối với cháu, dù cháu đang ở New York, nơi không có nhiều người Việt Nam.
Về việc học, tuy cháu có cơ hội theo học các trường Ivy (là trường đứng đầu), nhưng cháu chọn Claremont McKenna College, là một trường khoa học nhân văn ở California. Lý do, là cháu thích học trong các lớp ít sinh viên và thích ở vùng biển phía Tây.

HLC: Chia sẻ kinh nghiệm của Văn khi học đại học?
VTV: Đại học là nơi đã mở cho cháu tầm mắt nhìn ra thế giới xung quanh để nhận ra có nhiều tiềm vọng trong cuộc sống. Cha mẹ cháu trước tiên muốn cháu trở thành bác sĩ y khoa, hay kỹ sư điện toán. Nhưng cháu lại thích nghành khác. May thay, cha mẹ cháu hiểu được rằng cháu sẽ thành đạt về một ngành nào đó khi có sự thích thú, và họ đã rất ủng hộ cho sự lựa chọn của cháu. Điều quan trọng nhất là khi mình đã chọn làm điều gì, thì phải làm việc cật lực trong tinh thần kỷ luật để được  thành đạt. Vì thế, cuối cùng cháu chọn các ngành Triết, Chính Trị, và Kinh Tế. Và quả thật, các ngành này đã cho cháu nhiều kinh nghiệm quý báu. Mỗi tuần, cháu đọc từ 4 đến 5 cuốn sách, viết những tiểu luận dài 15 trang giấy, và tranh luận về quan điểm. Ngành học của cháu chỉ có 12 sinh viên mà ai cũng phải nộp đơn xin theo học. Vì thế, chúng cháu biết rõ về nhau và những cuộc tranh luận rất sôi nổi. Thêm vào đó, cháu còn học các lớp văn chương, nghệ thuật, phim ảnh, triết học mà cháu rất thích. Cuối cùng, vì phải tìm cho ra một công việc làm, cháu lại học ngành đầu tư. Trước đây dù cháu đã thực hiện được vài cuốn phim, viết vài bản nhạc, nhưng hồi đó cháu không nghĩ là mình sẽ thật sự  trở thành một nghệ sĩ.

HLC: Được biết ngòai nghề chính, Văn còn đam mê về điện ảnh. Cho hỏi, đam mê này xuất phát từ đâu, khi nào?
VTV: Cha mẹ cháu không cho xem TV, nên cháu dành hết thì giờ đọc sách. Vì thế, cháu đâm ra mê các câu truyện. Mỗi tuần một lần, chúng cháu đến thăm gia đình bà con và cháu đã dán mắt vào màn ảnh TV, vì ở nhà, cháu không được xem. Thật kỳ ảo khi mình bay vào một thế giới khác mà xem những điều khác hẳn với điều trong sách. Có lẽ đó là điều làm cháu thích thú về hiệu năng của thị giác. Cháu cho rằng mình luôn luôn thích thú về nghệ thuật, mà phải nhiều năm sau, mới nhận ra rằng có điều nào đó mà mình nên hy sinh cho nó. Làm việc 100 giờ một tuần ở một ngân hàng đầu tư làm cho cháu tự hỏi thực chất cuộc sống là gì? Và cháu quyết định rằng đó không phải là làm ra tiền, và vì cháu còn trẻ, cháu phải theo đuổi những gì mà cháu quan tâm đến. Vì thế, cháu không làm quá nhiều về tài chánh nữa mà dành thời giờ làm phim.

HLC: Văn có cố hết sức để thỏa mãn niềm đam mê của mình bằng mọi giá không hay vẫn ưu tiên cho nghề nghiệp?
VTV: Đa số những giám đốc, nhà văn đều có công việc chính thức của mình cũng như cháu vậy. Dĩ nhiên có thể có sự khác biệt về công việc chính. “Training The Street” là một nơi làm việc rất tốt, vì nó cho phép cháu có thì giờ viết phim.

HLC: bộ phim ngắn đầu tay của Văn là gì, được thực hiện năm nào?
VTV: Phim đầu tay của cháu là “Yes, Yesterday”, là một phim ngắn về một dịp mà anh con trai gặp lại người bạn gái thửa xa xưa. Phim rất khá, và trình chiếu tại Liên Hoan Phim Ảnh Slamdance năm 2010 – một liên hoan đứng đầu ở Hoa Kỳ. Phim cũng được chọn tham dự Liên Hoan Phim Mỹ gốc Á tại San Francisco. Đây là liên hoan lớn nhất về phim của người Mỹ gốc Á ở Hoa Kỳ. Sau đó, phim đuợc chiếu tại nhiều Liên Hoan Phim, kể cả New York United Film Festival, nơi phim của cháu đoạt giải “Jury Prize” từ những nhà phê bình cùng với các giải thưởng từ khán giả. (xem tại link http://yesyesterday.com)

HLC: những khó khăn và thuận lợi nào khi thực hiện phim?
VTV: Làm phim là việc khó nhất theo kinh nghiệm của cháu. Khi làm một nhà đầu tư, cháu làm việc 80 giờ một tuần và không ngủ trong nhiều ngày. Nhưng so ra thì vẫn còn dễ hơn khi làm phim “Yes Yesterday”. Trong thời gian quay phim, nhiều căng thẳng vì tất cả trách nhiệm trên vai mình. Nếu mình không nhận được giấy phép khi thay đổi nơi quay phim vào phút chót, hay nếu các nhân viên không đến đúng giờ với các trang bị, thì sẽ hư việc hết. Nhưng đồng thời, thì đó  cũng là phần thưởng quý nhất về những gì cháu từng làm được. Thật khó mà diễn tả cái cảm giác khi mình ngạc nhiên nhận ra sự sáng tạo, tìm ra những ý mới, suy nghĩ đến hình ảnh mới, cắt ráp thành công các đoạn phim.. Dù sao, thì cũng là những cảm giác lý thú và căng thẳng. Cái cảm xúc thần kỳ, vui sướng là một trong các lý do mà cháu làm phim và làm những điều gì mà đáng làm.

HLC: Nói về phim “Yes, yesterday”, Văn thai nghén ý tưởng khi nào và vẽ kế hoạch thực hiện ra sao?
VTV: Phim “Yes, Yesterday” là về mối quan hệ nhất thời và ngắn ngủi của con người, cùng với những ký ức về những giây phút bất thường đó. Cháu cố gắng đưa vào cảm xúc là chính – cái cảm xúc khi mình biết một điều sắp mất đi, nên mình cố kéo dài nó.Và cháu thấy những cảm xúc đó là những gì đơn giản nhất, như là cùng đi với một ai đó trước khi nói lời tạm biệt.

HLC: khi gửi phim, Văn có hy vọng gì không? Vd có dự cảm sẽ vào chung kết, sẽ đoạt giải nhất… Và khi thực sự đọat giải nhất, cảm nghĩ của Văn lúc đó?
VTV: Cháu từng có nhiều cơ may được vào các Đại Học danh tiếng, cũng như nhiều cơ may tham dự những liên hoan phim ảnh như Slamdance. Việc được thu nhận cũng làm cháu sung sướng.  Giải thưởng của New York United Film Festival đã khích lệ cháu, giúp cháu thêm sức để làm các phim khác. Nhưng cháu lại nhận ra rằng đây chỉ là bước đầu trong sự nghiệp, rằng nếu cháu tiếp tục việc đó, thì quan trọng là sự sáng tạo chứ không phải vì các giải thưởng.

HLC: Sau phim này, Văn dự định sẽ làm phim gì?
VTV: Cháu đang viết dở dang một cuốn phim khác  Cháu không muốn nói về những điều mình chưa hoàn tất. Khi nào viết xong, cháu sẽ cho cô biết.

HLC: Văn nghĩ gì về Việt Nam hiện tại và Văn có suy nghĩ là mình nên đóng góp ra sao cho việc đem lại tự do dân chủ cho quê nhà hay Văn chỉ muôn hành nghề, học và làm phim theo ý thích cá nhân?
VTV: Cháu tin rằng những sự thay đổi thực sự là từ cảm xúc. Cháu học Triết Học, cháu có thể tranh luận về lý thuyết hàng giờ mà không thay đổi được quan điểm dù cho lý luận có mạnh đến đâu. Còn nếu nói về Việt Nam thì cháu nghĩ rằng,  trong những tình thế như tình thế Việt Nam hiện nay, mục tiêu là để thắng chứ không phải để hiểu. Cái chìa khoá để làm cho người khác lắng nghe thay vì tranh cãi là nói bằng cách gợi cảm xúc của họ chứ không phải lý luận. Và kể những câu chuyện là cách hay nhất để đánh vào “cảm xúc” của họ. Khi mà họ đã cảm nhận, thì sự thay đổi sẽ đến trong thâm tâm họ; ngược lại với những gì mình áp chế họ từ bên ngoài. Sự thay đổi này tuy thầm lặng, nhưng sâu xa. Cứ xem những gì đang xảy ra bên Egypt, Libya, Tunisis và những nước Trung Đông thì thấy.

HLC: trước khi tạm biệt, xin cho hỏi ước mơ tương lai của Văn?
VTV: Cháu  thích làm phim ở Việt Nam. Nếu điều đó được thực hiện tốt đẹp, thì đó sẽ là phim giúp mọi người nhận thức về thế giới, và rồi thì, từ nhận thức đó sẽ có thể  ảnh hưởng đến những ý thức như Tự Do, và cái quý báu của Tự Do.

HLC: xin cảm ơn Văn và chúc Văn thành công tiếp ở bộ phim thứ hai, cũng như đạt nhiều kết quả trong công việc giảng dạy tài chánh đầu tư cho các đại học.
 
Talking with Lan Chi: Vũ Tích Văn

Vũ Tích Văn,  a young Vietnamese American who has been offered a teaching job at  Harvard University,  Claremont Mckenna College. He is the maker of the movie “Yes, Yesterday”, that won the first prize in…
Now, please, listen to Mr. VTV in this interview with HLC.

HLC: I learn that you are offered a teaching job at some Universities. Please, tell us the details, such as what courses.
VTV: The company I work for, Training The Street, is the world’s leading provider of instructor-led courses in financial modeling and corporate valuation training to Wall Street investment banks, business schools, and colleges. I used to be an investment banker at Merrill Lynch and worked on transactions such the sale of the International Securities Exchange to Deutsche Boerse for $2.8 billion and the issuance of $3.4 billion of capital for US Bancorp. I try to teach my students the skills they’d need in order to work on transactions such as that, and this includes accounting, corporate finance, valuation, and financial modeling. For the full list and details of the courses, go to www.trainingthestreet.com.

HLC: What are the advantages and disadvantages?
VTV: I love teaching so there are a lot of advantages. It’s a great feeling to say one little thing to a student that maybe struggling with a concept and then suddenly it becomes all clear to them. It is very gratifying to be teaching at some of the top schools. Also I try to make my classes a lot of fun so I do things most teachers wouldn’t like show videos and play music. I meet interesting people too. For example one of my students in Qatar was a blood prince of the royal family, and he invited me over to his compound because I had wanted to see his pet cheetahs and we had a fairly traditional meal that included several entire lamb legs and fish that measured three feet long. We ate this all with our hands sitting on the ground while I listened to them argue about whether the Devil was made of dirt or dust or a magical substance. Unfortunately his brother had taken the cheetahs out to be cleaned so I didn’t get to see them.

The disadvantages are that I work and travel a lot, but that’s also a good thing!

HLC: Do you feel any discrimination from your students?
VTV: I’ve taught in many different places ranging from Ohio to New York to London to Dubai to Beijing to Brazil and I have never experienced any discrimination. My students are the top performers from the best schools and as a result are very open and globally minded.

HLC: When and how did you come to the U.S., at what age? What schools did you attend?
VTV: I was born in Seattle and grew up there. My parents raised me the traditional Vietnamese way. I owe everything to them because of what they provided me, and also because they taught me self-discipline, which has been the key to my success. Beyond that, my family was very close and we always emphasized family values. My brother and I are best friends and we live together now in New York, and he was even a producer on my film. We also have a large extended family that I care about very much. This sense of community that was very important to me, even though now I live in New York where there aren’t many Vietnamese people.

For college I had the option of going to an Ivy league college, but I went to Claremont McKenna College, a liberal arts school in California, because I wanted very small classes and to stay on the west coast.

HLC: Can you tell us some of your experience when in college?
VTV: College was when I first really opened my eyes to the world around me and realized the many possibilities available in life. Originally my parents had wanted me to become a doctor or study computer science, but I found that I was interested in other things. Luckily, my parents understood that if I was going to be truly successful at something, I had to truly enjoy what I was doing so they were supportive of my choices. The most important thing was that whatever it was I chose to do, I would have the self-discipline to work hard and succeed. I ended up entering a special major called Philosophy, Politics, and Economics which was really an incredible experience. Every week we would read four to five books, write 15 page essays, and debate our positions. My major only had 12 students and you had to apply to get in, so we got to know each other very well and our discussions were very intense. In addition to that, I took a lot of classes on literature, art, film, and philosophy, which I enjoyed immensely. In the end, however, I thought that I’d need to get a real job, so I picked investment banking. Back then, even though I made experimental films and made music, I never really entertained the idea of really becoming an artist.

HLC: Beside your major profession, you are interested in making films. How this came up to you?
VTV: My parents wouldn’t let us watch TV so instead I would spend hours and hours every day reading books, and that’s how I fell in love with stories. Once a week though, we would get to go over to our cousins house and I’d be glued to the TV watching movies because I never got to watch them. It was like magic how I could escape into another world and actually see things in a way that’s different from reading a book, and I think that’s what made me interested in the visual aspect. So I guess I’ve always been interested in the arts, but it took many years before this grew into something that I’d actually make sacrifices for. Working 100 hour weeks at an investment bank made me question what life was really about, and I decided it wasn’t just about money and that I was still young so I should just go after what I really cared about. So I quit to make films.

HLC: Will you try your best to make your dream come true at any price? I mean the movies. Or you still devote to your main career?
VTV: Most emerging writers and directors have day jobs just like I do, though their day jobs may be different. Training The Street is a great place to work because it allows me to work on my writing and my films.

HLC: What is your first master piece? in what year?
VTV: My first film is called “Yes, Yesterday” and it’s a short film about a chance meeting between a man and a girl from his past. It has done extremely well, premiering at Slamdance Film Festival in 2010, which is one of the top festivals in the US. It was also selected for the San Francisco Asian American Film Festival, which is the biggest asian american festival in the US, and has since played at a number of other festivals, including the New York United FIlm Festival where it won the Jury Prize from the critics along with the audience award.

HLC: What are the advantages/disavantages when you produce the film?
VTV: Making films is the hardest thing I’ve ever done. When I was an investment banker, I would regularly work 80 hours in a week and not sleep for several days. That was actually easy compared to what I went through to make Yes, Yesterday. During the actual shoot, I worked just as many hours, but the stress was much more intense because the everything was on my shoulders. If we didn’t get a permit for a last minute location change or if someone didn’t show up on time with the right equipment, it was my film that would suffer.

At the same time, it’s been one of the most rewarding things I’ve ever worked on. It’s hard to describe the feeling you get when you surprise yourself creatively, like when you come up with a new idea, or think of a new image, or make a new cut to the film,  but it’s really an incredible and exhilarating feeling. That feeling of wonder and amazement is one of the reason I make films and makes everything else worth it.

HLC: About “Yes, Yesterday”, when did the idea come to you? How you plan to produce?
VTV: The film is really about the momentary and fleeting connections that people make, and the memory of those rare moments. I was trying to capture a feeling more than anything – the feeling you get when you know something is going to end so you try to make it last as long as possible, and I find I get these feelings from the simplest things, like taking a walk with someone before you tell them good bye.

HLC: Did you hope to to win a prize when you entered the film contest? Did you think you would win the first prize? And after you did win, how did you feel?
VTV: You have about the same chance of being admitted into the top colleges as you have getting into a festival such as Slamdance, so even just getting accepted made me very happy. Winning those prizes at the New York United Film Festival really made me feel appreciated and gave me strength to continue trying to make films. But I also recognize that this is really just the beginning of my journey, and that if I’m going to keep doing this I have to appreciate the creative process, and not just the rewards at the end.

HLC: What are you planning after “Yes, Yesterday”?
VTV: I’m in the middle of writing my next film! I would tell you more, but I don’t like to talk about my work until it is finished. When I have the final script I’ll be sure to tell you more about it!

HLC: Do you have any though about Vietnam today and in future? Do you think you should contribute to the noble cause to restore Democracy and Freedom to your motherland? Or do you just want to live an American life with your good job and continue to make movies as your hobby?
VTV: I really believe that the best way to create change is through emotion. As a philosophy major I would have theoretical arguments that would last for hours and opinions would never change despite how strong my logic was. This is because in those types of situations, the objective is to win, not to understand. The key to getting someone to actually listen instead of fight, is to speak to their emotions instead of just their logic, and stories are one of the most powerful ways to access emotion. And once they begin to feel, then the change will come from inside, as opposed to you forcing something upon them from the outside. That type of change, while quiet, is profound. Just look at what’s going on in Egypt, Libya, Tunisia, and many other places in the middle east.

HLC: Before leaving, could you please tell me how is your plan in the future?
VTV: Someday I would love to make a film in Vietnam. If I did it well, it’d be a film that helped people reconsider the world, and then maybe, it’d affect them so that concepts such as freedom and beauty take on a new meaning.

This entry was posted in Phỏng Vấn. Bookmark the permalink.