Phạm Duy- Tình Hoài Hương

TÌNH HOÀI HƯƠNG

(Saigon-1952)

Quê hương tôi, có con sông đào xinh xắn
Nước tuôn trên đồng vuông vắn
Lúa thơm cho đủ hai mùa
Dân trong làng trời về khuya vẳng tiếng lúa đê mê.
Quê hương tôi có con đê dài ngây ngất
Lúc tan chợ chiều xa tắp
Bóng nâu trên đường bước dồn
Lửa bếp nồng, vòm tre non, làn khói ấm hương thôn.
Ai về, về có nhớ, nhớ cô mình chăng
Tôi về, về tôi nhớ hàm răng cô mình cười ơ ơ ớ
Ai về mua lấy miệng cười
Đ-e riêng tôi mua lại mảnh đời, thơ ngây thơ ơ ớ ơ ơ ờ
Quê hương ơi ! Bóng đa ôm đàn em bé
Nắng trưa im lìm trong lá
Những con trâu lành trên đồi
Nằm mộng gì ? Chờ nghe tôi thổi khúc sáo chơi vơi.
Quê hương ơi ! Tóc sương mẹ già yêu dấu
Tiếng ru nỗi niềm thơ ấu
Cánh tay êm tựa mái đầu
Ôi bóng hình từ bao lâu còn ghi mãi sắc mầu.
Tình hoài hương
Khói lam vương tâm hồn chìm xuống
Chiều xoay hướng
Sống vui trong mối tình muôn đường.
Tình ngàn phương
Biết yêu nhau như lòng đại dương
Người phiêu lãng
Nước mắt có về miền quê lai láng
Xa quê hương ! Yêu quê hương !

Vào đầu thập niên 70, nếu ai thích xem những trang lịch sử oai hùng của dân tộc hay những phong cảnh đẹp của con đường thiên lý thi hẳn sẽ không thể bỏ qua chuơng trìnhQuê Hưong Mến Yêu hàng tuần trên Đài Truyền Hình Chưong trình chỉ khoảng 10 đến 15 phút.

Mở đầu chuơng trình là giòng sông uốn khúc quanh co với tiếng hát Thái Thanh

 Quê hưong tôi có con sông đào xinh xắn
Nuớc tuôn trên đồngvuông văn
Lúa thơm cho đủ hai mùa..
Dân trong làng trời vê khuya vẳng tiếng lúa đê mê
 
Tới đê mê là xuất hiện Giáo sư kiêm văn sỹ Lê Thanh Hoàng Dân, xuớng ngôn viên chính của chuơng trình. Tuy tôi là chủ chương trình nhưng giọng nói quá trong trẻo nên phải nhờ đến giọng đàn ông ấm của anh Hoàng Dân cho phù hơp đề tài quê hương.

Tôi yêu quê hương và yêu tất cả những gì viết vê quê hương. Vi vậy đuơng nhiên tôi phải mê tình ca quê huơng của Phạm Duy. Vì dường như, nhạc sỹ là nguời  có những bản tình ca vê quê hương hay nhất !

Băng ASia mới đây có Ngọc Hàạhát Tinh Hoài Huơng. Theo thiển ý, NH không thể nào diễn đạt đuợc bằng Thái Thanh
Chính vì yêu quê hương nên đã chọn  Tình Hoài Huơng  làm nền cho chương trình Quê Hương Mến Yêu

Hoài hương? là nhớ quê hương. Tuổi trẻ lớn lên từ thành hoa đô hội hay đất nuớc  tạm dung, hẳn sẽ không có những rung động thiết tha khi nhớ vê quê hương ?
Tôi cũng lớn lên từ Saigon, Hòn ngọc viễn đông.Kỷ niệm về vùng quê xa tít tắp mù khơi.Thế nhưng, khi nghe Tình hoài hương, tôi vẫn thấy sóng dạt dào.

Giòng nhạc của Phạm Duy có nét riêng. Cái mà chúng ta hay gọi là “air”. Như ông đã từng viết trong hồi ký, ông từ dân ca mà ra. Đưa dân ca đến quần chúng băng cách phả hơi thở mới cho dân ca

Do đuợc sống ở vùng quê nhiều nên nhạc sỹ đã có những hình ảnh rất sống động, nên thơ khi vẽ bức hoạ quê hương

Này đây, trong  Tình hoai huơng,  Phạm Duy đã vẽ những hình ảnh duyên dáng, thơ mộng của quê hương để từ đó nói lên niềm hoài hương. Nếu trong Quê Nghèo, Phạm Duy đã dùng những hình ảnh  bi đát như  vui vì nồi cơm ngô đầy  hay   có nguời  bừa thay trâu cầy   thì trong THH, Phạm Duy đưa toàn những hình ảnh nên thơ !

 Từ con sông đào xinh xắn đến con đê dài, đến bóng tre ôm đàn em bé, đến lửa bếp nồng và những con trâu lành nằm mộng mơ trên ngọn đồi xanh mướt !  
Trong THH, không còn những nỗi đau chinh chiến mà tiếng lúa đê mê ! Thú thât, tôi chưa bao giơ biết đến cảm giác đê mê khi nghe tiếng lúa. Vì sao đê mê ? có phải vi tiếng lúa đập đem đến sự thanh bình và no đủ ? Sự no đủ dễ cho ta liên tuởng đến những giấc mơ ? Nguời mơ vách đất  thay lá, kẻ mơ con trẻ áo lành ? Và sự sung súơng đê mê từ những  gíâc mơ nhỏ nhoi ấy ?

Đoạn hai của bản nhạc là cách dùng từ cũng ngộ nghĩnh ? Đó là  con đê dài ngây ngất ?  Vì sao ngây ngất ? hay tác giả liên tuởng đến những đêm trăng sáng, từng đôi trai gái thong thả dạo buớc đường đê và những nụ hôn vụng về, tràn ngây ngất ?

Tuy vậy những câu sau thật dễ thương. Lúc tan chợ chiều xa tắp. Bóng nâu trên đường buớc dồn! Tôi đã có thể hình dung con  đường  từ chợ vê nhà xa tít tắp và bóng thôn nữ áo nâu đang dồn chân buớc. Áo nâu non là một hình ảnh rất đặc trưng của thôn quê !

Hình ảnh quê huơng thanh bình đuợc diễn tả bằng làn khói ấm và lửa bếp nồng. Một bếp lửa ấm luôn đem cho ta hình ảnh của đoàn tụ của no đầy. Nhớ về quê nghèo để khắc khoải. Nhớ về quê huơng là hình ảnh đẹp đẽ thơ mộng

Tôi thích đoạn thứ ba. Từ hình ảnh con trâu năm hiền lành trên đồi mà tác giả đã tuởng tuợng thật phong phú để hỏi   “ trâu mộng gì”  rồi rủ rê   “chờ nghe tôi thổi khúc sáo chơi vơi !”  
 
Phạm Duy luôn nhắc đến mẹ già trong mọi tình ca quê huơng. Tình hoài hương không ra ngoài thông lệ đó. Ở đây chỉ nhắc đến tóc suơng mẹ già và tiếng ru thuở thơ ấu. Điều này diễn tả rất chân thật. Khi nhớ vê mẹ, để hoài hương thi không phải hình ảnh lam lũ, giăt nuớc  cầu ao mà chỉ là mái tóc pha sương, là câu ru hời cùng vòng tay êm ái thuở ta còn thơ !

Nhạc rất dịu dàng,  tha thiết. Âm hưởng dân ca lộ rõ trong đoạn “ Ai về, về có nhớ cô mình chăng..” Lời thì –như thuơng lệ -vẫn giản dị dễ hiểu mà vẫn gợi cảm cho mọi tình huống hay tình cảm  mà tác giả muốn gửi gấm

VĨNH BIỆT, HÀ NỘI
SAIGON, CHÀO EM

TÌNH CA QUÊ HƯƠNG
 
Phạm Duy
 
Phải mất ngót nghét gần hai năm để tính chuyện “zinh tê” và để tổ chức đời sống gia đình tại Saigon cho nên tôi không sáng tác gì cả, ngoài sự phổ một câu ca dao thành một bài dân ca là NỤ TẦM XUÂN, và phổ bài thơ TIẾNG SÁO THIÊN THAI của Thế Lữ thành một bản tango, hai bài này được soạn ra để đáp ứng nhu cầu hát đôi (duo) của chị em Thái Thanh Thái Hằng. Tôi cũng còn bận bịu trong việc tổ chức cho ban Thăng Long đi hát tại các Đài Phát Thanh, thu thanh tại các hãng dĩa, phụ diễn tại các rạp chiếu bóng và trình diễn tại những buổi Đại Nhạc Hội đầu tiên của miền Nam.
Lúc đó chưa phải là lúc gần một triệu người rời bỏ miền Bắc vào Nam sau Hội Nghị Genève, nhưng đối với một nghệ sĩ vừa phải xa miền quê “Bắc Kỳ” và đang nhớ cảnh quê cũ là tôi thì  khi  bắt đầu sáng tác lại,  tôi soạn bài TÌNH HOÀI HƯƠNG. Tôi cũng không phải là người độc nhất soạn những bài hát nhớ quê hương khi vẫn đang sống ở quê hương. Cuộc di cư vào Nam trong năm 1954 của một triệu người  khiến cho lũ nhạc sĩ chúng tôi lúc đó soạn nhiều bài hát về quê hương miền Bắc, ví dụ GIẤC MƠ HỒI HƯƠNG (Vũ Thành), HƯỚNG VỀ HÀ NỘI (Hoàng Dương) v.v… Trong Tân Nhạc đã khởi sự loạt bài về sau được gọi là “tình ca quê hương”. Bài TÌNH HOÀI HƯƠNG có thể coi như là một trong những bài khởi xướng lên xu hướng này…

Trong bài phỏng vấn của báo ĐỜI MỚI do Trần Văn Ân, Nguyễn Đức Quỳnh chủ trương vào đầu thập niên 50 này, tôi tuyên bố : Sau khi  nói lên vinh quang và nhọc nhằn của dân tộc với nhạc kháng chiến, bây giờ tôi đi vào tình tự quê hương…

… Do đó, tôi cho đăng trên báo này một tác phẩm mới là bài TÌNH CA, nói lên bản sắc quốc gia (identité nationale) nghĩa là những gì thuộc vào một quốc gia thống nhất như: tiếng nói, cảnh vật và con người. Cùng với bài TÌNH HOÀI HƯƠNG, trong phạm vi nhạc thuật, bài TÌNH CA là sự tiếp tục dòng nhạc dân ca kháng chiến, với mức độ nghệ thuật cao hơn.

*
*     *

Vào giữa thế kỷ 20, sau khi tôi giã từ Miền Bắc để vào sinh sống ở Miền Nam. bài TÌNH HOÀI HƯƠNG ra đời, coi như là một lời thương nhớ một miền quê hương ruột thịt, đồng thời là một lời tịên đoán là sẽ không bao giờ tìm lại được những cảnh cũ đó nữa…
Sự nhận xét đó, sau gần năm mươi năm sau, đã được một nhà văn trẻ viết ra, trong một bài nhan đề GIẤC HƯƠNG QUAN :

Phạm Xuân Đài
Giấc Hương Quan
(viết về bài Tình Hoài Hương)

Phạm Duy cảm nhận được khúc ngoặc to lớn của dân tộc, viết Tình Hoài Hương như một tổng kết, rằng từ nay không chỉ xa quê nhà trong không gian mà là xa mãi mãi trong thời gian, tình cảm kết tinh thành một nostalgie như là chứng liệu một thời.

Nước Việt Nam sau 1945 đã bước vào một thời đại mới của cuộc diện thế giới, vĩnh viễn xoá bỏ ý niệm ”cố hương” theo kiểu cũ. Cho nên Phạm Duy mô tả quê hương với tất cả các nét đằm thắm một thời của nó, đồng ruộng, lũy tre, làn khói, con sông, cây cỏ, con trâu, bà mẹ… nhưng không một lời mơ ước là sẽ trở về. Còn đâu nữa mà về ! Ông không mang ảo tưởng quay về cái cũ của những ngày đầu kháng chiến, ông cảm nhận được cú định mệnh đang giáng xuống Việt Nam bắt buộc đi vào một thời đại hoàn toàn mới, từ tình hoài hương ông kịp chuyển qua các báo hiệu cho một tâm cảm mới :
Chiều soay hướng !
Sống vui trong mối tình muôn đường.
Tình ngàn phương !
Biết yêu nhau như lòng đại dương…

Thời đó ông chỉ có thể hát lên cung bậc chuyển tiếp cho một dự cảm. Người Việt Nam buộc phải ra khỏi cái nôi ấm áp thôn dã hàng ngàn năm của mình, cái bước đi đã được ý thức và được thực tập từ thời Đông Kinh Nghĩa Thục, thời Đông Du nhưng chưa bao giờ thật sự thành hiện thực. Sau cuộc chiến chín năm thì giấc mơ của Hoàng Giác:
Về quê nơi đời sống êm đềm giấc mơ
Về quê xưa tìm bóng những ngày đã qua…

… rõ ràng không bao giờ thực hiện được nữa, ”bóng những ngày đã qua” đã bay luôn. Phạm Duy nhìn ra những buổi chiều đã soay hướng, chẳng có gì bắt phải nhìn mãi về phía quê nhà, và cũng đã chuyển làn khói ấm hương thôn ra thành tình ngàn phương, biến tình yêu đất nước thành tình đại dương rộng rãi. Con người thành người phiêu lãng chứ không còn của một mảnh đất thân yêu cố định. Phiêu lãng là phiêu lãng đối với quê hương đã mất.

Phạm Xuân Đài
Tạp Chí THẾ KỶ 21

This entry was posted in Cảm Nhận Âm Nhạc. Bookmark the permalink.