Sự Khác Biệt Giữa Gia Long Thuần Tuý với GL Không Trọn Vẹn

Thế nào là Gia Long thuần tuý và Gia Long không trọn vẹn

Sau 30.4.1975, vc xâm chiếm miền Nam. Nhằm mục đích xoá mờ tất cả những thành tựu tốt đẹp của Việt Nam Cộng Hòa, vc đã đổi tên cho hai ngôi trường lớn: Petrus Ký và Gia Long. Đồng thời vc cũng huỷ việc nam nữ học riêng.

Điều này đã khiến Trường Nữ Trung Học Gia Long rơi vào tình trạng sau: nữ sinh Gia Long thuần tuý và không trọn vẹn.

  1. Thuần tuý là học hoàn toàn dưới mái trường có tên Gia Long.
  2. Chưa trọn vẹn là học dưới tên trường Gia Long một ít và sau đó dưới tên “Nguyễn Thị Minh Khai”. Các nữ sinh đã gọi đó là “đầu Gia Long đuôi Minh Khai”. Có thể kể các niên khoá sau đây: 1969-1976; 1970-1977; 1971-1978; 1972-1979; 1973-1980; 1974-1981; Tóm lại có tổng cộng 6 niên khoá. Đó là các khoá ra trường vào các năm 76, 77, 78, 79, 80 và 81.

Những điểm khác biệt:

GL thuần tuý GL không trọn vẹn
Môi trường học Toàn nữ sinh Nam nữ học chung
Chương trình học Giáo dục VNCH Giáo dục cộng sản
Đạo Đức Nền tảng đạo đức VNCH Đạo đức cộng sản
Xã hội bao quanh Thể chế VNCH Thể chế cộng sản
Thế Giới bao quanh Khối tự do Khối độc tài đảng trị

Tại sao có sự khác biệt:

Thiếu vắng giáo dục gia đình:

Một con người, về nhân cách và tài trí, chịu ảnh hưởng bởi ba nguồn giáo dục: giáo dục gia đình (từ thuở còn thơ)- giáo dục học đường (từ tuổi đi học cho đến hết phổ thông) –giáo dục xã hội (suốt đời).

Xã hội VN xưa chịu ảnh hưởng Nho, Khổng nên đa số lối giáo dục gia đình có phần khác Tây Phương và càng khác cộng sản. Bổn phận làm con, làm anh/ chị, công dân là những nét căn bản. Ý niệm tổ quốc, dân tộc được đề cao. Cộng sản thì chú trọng tập thể và có phần đề cao cái gọi là đảng. Đảng là cơ quan quyền lực tối cao và duy nhất. Vì thế, muốn tồn tại và vươn lên, con người trong xã hội cộng sản bắt buộc phải gia nhập đảng. Khi cần, bán cả cha mẹ anh chị em để trung thành với đảng và có quyền lợi

Vì lý do đó, sau tháng 4/1975, các nữ sinh miền Nam thuộc gia đình quốc gia đã không được hấp thụ trọn vẹn giáo dục gia đình. Lý do: rất nhiều gia đình miền Nam, qua kinh nghiệm miền Bắc sau khi bị cộng sản toàn trị, đã không dám dạy dỗ con em nghiêm khắc như trước kia. Họ e ngại, trẻ con khờ khạo, bị cộng sản dụ dỗ sẽ quay lại tố cha mẹ, phản anh chị em. Sự giáo dục con cái, nếu là mười phần trước 1975, thì chỉ còn năm sau 1975.

Kết quả: Do đó, sẽ không ngạc nhiên khi số nữ sinh sau 1975, nhìn chung sẽ không được “ngoan, nề nếp gia phong” như trước kia. Nếu nữ sinh nào cho rằng sau 1975, gia đình vẫn dạy họ như cũ: là không đúng lắm. [1]. Họ, tự tin hơn khi nói năng trước đám đông nhưng cung cách cư xử của họ với người cao niên, bậc trưởng thượng, cha mẹ-anh chị em, thầy cô, đàn anh đàn chị.., thiếu vắng sự tôn kính, lễ phép, lịch sự của nhóm nữ sinh trước 1975. Điều này đã được chứng nhận bởi ngay cả những người từ miền Bắc vào. Họ thừa nhận rằng học sinh miền Nam, trẻ con miền Nam thường ngoan, có giáo dục, lễ phép hơn trẻ miền Bắc.

Giáo dục cộng sản luôn muốn tách rời thanh niên khỏi gia đình:

Ai cũng biết để cai trị dễ dàng, cộng sản luôn tìm cách phá vỡ mối giềng gia đình. CS luôn muốn tách rời thanh niên khỏi gia đình để có thể mê hoặc họ, quyến rũ họ, lợi dụng bầu nhiệt huyết của họ, để làm con thiêu thân cho những mục tiêu chính trị. Do đó nền giáo dục học đường của cs là nền giáo dục “hồng hơn chuyên”. Đương nhiên, nhóm nữ sinh GL không trọn vẹn cũng được đào tạo theo kiểu giáo dục đó. Họ, rất khác xa các đàn chị về những ý niệm sau đây: lý tưởng, mục đích sống, các ý niệm quê hương, tổ quốc, giống nòi…

Kết quả: đa số lứa nữ sinh GL không trọn vẹn sẽ có mục đích sống thực tế hơn. Khái niệm quê hương của một số nhỏ lại còn rất sai lầm khi họ được dạy dỗ lịch sử sai. Từ nhận thức sai về lịch sử, họ sẽ có tư tưởng sai là điều hiển nhiên.

Xã hội cộng sản đã hình thành lớp người mới dối trá:

Có thể nói nét đặc trưng nhất của cs là sự dối trá.

Người người nói láo, nhà nhà nói láo. Nói láo thành quen và họ coi sự nói láo là điều thường tình. Trong buổi họp, hình thành như thế này “Mày nói láo, tao biết. Nhưng tao cũng nói láo, mày biết. Tất cả đều nói láo để tạo cái vẻ ngoài như vậy”. Vì thế, phải từng sống với cs mới “cảm nhận” được điều trên. Nói và hành của cs không bao giờ đi đôi.

Kết quả: Vì chứng kiến từ bé như thế (Vd NK 1975-1982) nên số nữ sinh GL không trọn vẹn cũng phần nào chịu ảnh hưởng của cái gọi là “giáo dục nói láo” của cs. Họ, có thể không thấy ngượng khi nói láo, nếu so sánh với các đàn chị. Tôi ám chỉ một phần, không vơ đũa.

Dẫn chứng:

Tôi xin đưa vài dẫn chứng về sự khác biệt giữa cư xử, hành vi của vài GL thuần tuý và GL không trọn vẹn. Tôi không vơ đũa cả nắm mà chỉ nói về thiểu số:

1-Khi tôi góp ý về một việc kia, hai nữ sinh GL thuần tuý đã trình bày lý do. Tôi bác bỏ lý do đó, đồng thời vạch ra những hậu quả có thể có từ sự sơ suất. Hai nữ sinh thuần tuý đã nhận lỗi ngay. Họ xin lỗi và trong mail họ, sự lễ phép tôn kính dành cho sư tỉ đã được thể hiện.

2-Một nữ sinh thuần tuý GL hiện giờ đã ở tuổi bà ngoại, đã quỳ trước mặt một vị thầy trong một buổi hội ngộ GL, xin lỗi là ngày xưa, chị đã nghịch ngợm bỏ mắt mèo trên ghế thầy. Không gì cảm động bằng hình ảnh thầy trò tóc bạc như nhau, trò già ngoài sáu mươi mà quỳ trước mặt thầy.Tôi cam đoan 1000% là không nữ sinh nào dưới thời cs lại biết làm hành động đó.

3-Một nữ sinh lỡ viết lời bất nhã với một giáo sư. Lập tức từ ba vùng khác nhau trên thế giới, ba nữ sinh GL thuần tuý của ba thế hệ khác nhau, mạnh mẽ lên tiếng, bảo vệ cương thường đạo lý.

Trong khi đó:

1-Năm 2011, khi tôi viết bài “Gia Long và chỉ GL” bày tỏ ước muốn cá nhân của tôi là đại hội Hội Ái Hữu GL thì nên toàn GL, không nên có chen Minh Khai vào. Lập tức, vài cô nữ sinh GL không trọn vẹn lên tiếng. Trong đó GL Ngô Bạch Huệ (72-79) đã lớn giọng chỉ trích hung hăng và còn kêu gọi nữ sinh “tẩy chay” không đọc bài của GL Hoàng Lan Chi! Ai muốn xem chuỗi mails này, liên lạc tôi.

2-Nữ sinh GL thuần tuý luôn bảo vệ thanh danh trường. Vì thế văn nghệ chọn lọc sẽ là những nét đẹp của phụ nữ VN. Tại ĐHGLTG kỳ 6, BN (73-80) được coi là người số một trong Ban tổ chức, đã để một người với y phục không thể chấp nhận được lên sân khấu GL hát nhạc của tên phản bội TCS. Điều này cho thấy “ý thức chính trị” của GL không trọn vẹn đã khiếm khuyết. Hoặc “tin đồn” BN và TL vì nghe nhóm (73-80) và (75-82) nên đã “xảo thuật” (?) để những màn văn nghệ nêu cao tinh thần GL, khắc hoạ lằn ranh quốc cộng của GL đã bị huỷ bỏ.

3-Năm 2013, sau Đại Hội Thế Giới kỳ 6, có vài lủng củng và tôi cũng viết bài “Các hội GL nên cư xử thế nào với các nữ sinh đầu GL đuôi Minh Khai” thì vài cô (72-79) đã có những mails với lời lẽ hồ đồ, vô lễ. Cũng vài người thuộc (72-79) đã không đọc kỹ nội dung bài tôi viết và đã có thái độ giống như “nhảy chồm lên”. Cũng vài người thuộc (72-79) gửi mail góp ý và khi tôi trả lời thì ếm nhẹm không chuyển vào group. Ai muốn xem đầy đủ chuỗi mails này, xin liên lạc tôi.

Ở đây dẫn chứng vài mail tiêu biểu: [2]

KẾT LUẬN:

Dù muốn dù không thì tư tưởng, nhân cách của GL thuần tuý vẫn có phần hơi khác với GL không trọn vẹn. Ở đây, tôi muốn nói về đa số. Trên thực tế, sẽ có những ngoại lệ. Nghĩa là vẫn có những người GL không trọn vẹn nhưng có bản lãnh vững vàng, có ý thức chính trị đúng đắn và may mắn ra hải ngoại sớm, hấp thụ tư tưởng tự do dân chủ của Tây phương và đã gột rửa được những dấu tích của nền giáo dục cộng sản.

Sự khác biệt đó không phải lỗi của bản thân các nữ sinh. Lỗi đó, nếu có, chỉ là lỗi chúng ta để mất miền Nam, để cộng sản vào thống trị và cs đã áp đặt một thể chế chính trị độc tài chuyên chế, một giáo dục học đường “hồng hơn chuyên”, một xã hội nói láo. Cao hơn, cs đã tạo ra một thế hệ thanh niên không hiểu rõ lịch sử thật, không nhận thức chính trị đúng, không thông hiểu rõ về lập trường quốc gia, dân tộc. Từ đó, có thể một thiểu số nhóm nữ sinh GL không trọn vẹn đang sống ở hải ngoại, đã có những hành động sơ suất, vô tình tiếp tay cho cộng sản lũng đoạn cộng đồng hải ngoại, hoặc vô tình giúp cộng sản kéo dài chế độ độc tài, hoặc vô tình giúp cs nhẹ gánh xã hội.

Vì lý do đó, chúng tôi xin ghi lại đây ý kiến của chúng tôi về Đại Hội GL thế giới như sau:

Do sự khác biệt về tư tưởng, hành vi giữa GL thuần tuý với GL không trọn vẹn, rút kinh nghiệm từ ĐHGLTL tại Úc Châu, thì để bảo đảm sự thành công, các Hội Ái Hữu GL hải ngoại khi đảm nhận tổ chức đại hội thế giới:

-Không nhận tài trợ từ những GL không trọn vẹn đang sống trong nước để tránh rắc rối. Nếu cá nhân những người đó cam kết không xen vào nội bộ, không lũng đoạn đại hội, thì ban tổ chức có thể xem xét. Tất nhiên nên bầu để lấy ý kiến số đông.

-Không nhận văn nghệ từ các nhóm GL không trọn vẹn đang sống trong nước. Nếu Ban Tổ Chức bảo đảm đủ bản lãnh đương đầu, chấp nhận mọi hậu quả nếu có thì cũng nên bầu theo ý kiến số đông.

-Đón tiếp các GL không trọn vẹn từ trong nước như khách mời. Nhóm này phải tuân thủ mọi điều kiện của Ban Tổ Chức như không được phản đối vụ chào cờ, không được phản đối văn nghệ có tính cách khắc hoạ lằn ranh quốc cộng…của GL hải ngoại.

-GL không trọn vẹn đang ở hải ngoại có thể tham gia đại hội nhưng không được giữ quyền chính yếu để có các hành vi sau đây: đòi để tên trên lá cờ luân lưu, tiếp tay cho GL trong nước tham gia văn nghệ, gây hồi hộp lo lắng cho người GL thuần tuý đang ở hải ngoại.

Hoàng Lan Chi (GL 60-67)

Các Hội Ái Hữu GL nên cư xử thế nào với nhóm GL-MK đang ở hải ngoại và đang ở trong nước VNCS?

Thư trả lời của Ban Tổ Chức ĐH Gia Long Thế Giới K ỳ 6-Nhận xét của GL Hoàng Lan Chi

Hoàng Lan Chi – Tự Hào Gia Long -Tinh Thần nữ sinh Gia Long là bất diệt!

Chút tâm tình về Đại Hội Gia Long Thế Giới tại San Jose 2011

Hậu “Gia Long và chỉ Gia Long”

Gia Long ngày ấy

Trường Xưa Thầy Cũ

************************************************************************

[1] Nữ sinh Thuỵ Uyển, NK 72-79 đã cho rằng cha mẹ cô vẫn dạy cô y như cũ. Các gia đình khác đã không dám dạy con em nhiều sau 4/1975. Tuy vậy dẫn chứng từ mail Thuỵ Uyển, mọi người sẽ dễ dàng nhận thấy tư tưởng của GL 72-79 rõ ràng có sự khác biệt với GL thuần tuý.

[2]

1- boilan, NK 72-79 viết như sau:

From: boilan Phan <boilan>
Date: October 22, 2013, 9:07:28 AM GMT+01:00

Văn Nghệ chỉ có GL-GL thi tội nghiệp cho audience vì ca sĩ and dancers vừa gìa vừa xấu. Besides, nếu không có GL-MK thi lấy ai gởi email Thành Kính Phân ưu cho GL-GL đây?

Nhận xét: tôi có thể cá 1000% là một GL thuần tuý sẽ không bao giờ có thể viết một lá mail vừa “hỗn hào”, vừa “vô giáo dục” như trên. Có lẽ bản thân người viết cũng không ý thức được rằng khi viết như thế là mình vô giáo dục. Đó chính là sự khác biệt giữa một GL thuần tuý và một GL không trọn vẹn là vậy. Có lẽ cần ai đó giải thích cho boilan hiểu như thế là vô giáo dục chăng?

2-From: Kim Do <tramdovu viết như sau và Cựu TNCT Đỗ Văn Phúc đã trả lời cho cô 72-79 này:

Sent: Monday, October 21, 2013 8:44 AM
Subject: Re: Fw: [gialong] RE: Hoàng Lan Chi-Các Hội Ái Hữu GL nên cư xử thế nào với nhóm GL-MK đang ở hải ngoại và đang ở trong nước VNCS?

Khi đọc bài này, Trâm cảm thấy đây là loại người quá khích và thấy thật buồn cười. Bởi :

– Thứ nhất, chỉ 20 năm nữa, trường GL sẽ biến mất khỏi thế giới, vì người GL em út cuối cùng là khóa 1968-1975 là khóa của chị Trâm, đã trên dưới 80 tuổi. Có nghĩa là GL chỉ còn sống tối đa 20 năm nữa là chết hoàn toàn.

– Thứ hai, 2 chị em T: chị T là GL chân chính, chị vừa học khóa 1968-1975 và nay đang sống tại Mỹ; còn T là GL “ngoại bang” vì là đầu GL đuôi MK, lại sống tại VN.. 2 chị em không cùng chung tuyến, nếu cùng đi dự với nhau, sẽ không được ngồi chung với nhau !!! Thật là “buồn” và “cười” phải không các bạn !!! Mặc dù 2 chị em cùng lớn lên, sinh ra từ trong 1 nhà, chỉ do sau này chị T lấy chồng và theo chồng sang Mỹ…

– Thứ ba, nếu không có những GL sống tại VN hoạt động, thì trường GL chỉ mãi mãi là những hồi ức, không có hiện tại.

– Và còn tiếp những thứ tư, thứ năm… nữa

Nhưng T nghĩ với những người quá khích như thế, họ sẽ không thể mở lòng ra để tiếp nhận những ý kiến trái nghịch lại với họ được, cho nên nói thì nói thôi, nhưng có lẽ rất khó có được sự thông cảm. Vì thế, sau khi đọc xong, T cũng ngứa miệng tính quá tính viết, phần thì không có thời gian, phần vì nghĩ như thế nên thôi. Tuy nhiên U đã có lời đại diện nói thay rất tốt.

Sau ĐH T cũng đang rất háo hức, hy vọng rằng đến 2015 sẽ có thể thu xếp để đi dự ĐH, nhưng sau khi đọc bài này, thì sự háo hức đã giảm rất nhiều, bởi phải bỏ ra số tiền, đối với tụi T tại VN, là số tiền khá lớn, nhưng lại chẳng được chào đón, bị phân biệt đối xử thì có nên đi hay không ???

DKT

Cựu TNCT Đỗ Văn Phúc trả lời:

Kính thưa quý bạn, đặc biệt quý chị cựu Nữ sinh Gia Long,

Tôi, Đỗ Văn Phúc, cựu Chiến Tranh CT, theo dõi vụ rắc rối trong Đại Hội Cựu Nữ Sinh Gia Long tại Australia ngay từ khi có lá thư của một chị lên tiếng về những điều không mấy vui trong ngày ĐH. Tôi vẫn giữ im lặng để các chị bàn thảo với nhau êm đẹp.

Từ đó đến nay, có nhiều emails, ý kiến qua lại trên các diễn đàn (đặc biệt trên Vietland khá đầy đủ). Tôi đã biết được phần nào sự thật mà càng ngày càng rõ hơn.

Thưa quý vị,

Trong những năm qua, sau khi nhà cầm quyền CSVN đưa ra Nghị Quyết 36 trong đó có những phần nhắm vào hoạt động xâm nhập, thao túng trong cộng đồng Người Việt tị nạn (trong đó, chắc chắn không bỏ qua các hội đoàn có thực lực). Bản thân tổ chức Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia cũng đã có những triệu chứng xâm nhập này qua những bàn tay đảng phái ngoại vi mà tôi chưa tiện nêu ra.

Vì thế, khi các hội đoàn tổ chức các đại hội, như chị Lan Chi có nêu ra trong các phát biểu, là phải rất cẩn trọng trong từng việc tổ chức, nhân sự, tài chánh, diễn tiến, nghi lễ, khác mời… Mục đích là để tránh sự bất như ý (do vô tình của các ban tổ chức hay do sự cố ý của vài phần tử nào đó…). Việc này dễ đưa đến sự phán xét cuả công luận những người Quốc Gia, tạo sự chia rẽ trong nội bộ… Và dù thế nào, cũng xem như sa vào cái bẫy của bọn CSVN.

Trong các emails mới đây mà chị Lan Chi có cho chúng tôi xem, tôi nhìn thấy một sự hiểu lầm tai hại, và sự đánh giá thiếu trung thực về quan điểm rất đứng đắn của chị Lan Chi.

1.- Một chị tên Trâm cho rằng chị Lan Chi quá khích. Chúng tôi đang đứng trong cuộc chiến đấu sinh tử với CS, thì việc phân biệt rạch ròi lằn ranh Quốc Cộng trọng mọi sinh hoạt là hợp lý; không có gì gọi là quá khích cả. Chị Trâm sợ rằng 20 năm nữa thì không còn cựu nữ sinh GL nào còn sống, và “trường GL sẽ biến mất khỏi thế giới” (sic). Đúng thế, Trường Gia Long đã biến mất khỏi thế giới từ ngày 30-4-1975. Chỉ có phần xác là cơ sở của trường thì đã bị thay áo đổi tên. Phần hồn là phần tinh tuý giá trị thì không còn nữa, mà đã đi theo các chị đến các bến bờ tự do để lập nên Hội Cựu Nữ Sinh GL. Và khi các chị GL qua đời, thì tự nhiên không còn hội này nữa. Luật đời là thế. Các chị nào được học dưới mái trường GL cũ sau 1975, thì chắc chắn không thể là cựu GL thuần tuý. Vì học trình, nội dung, phương pháp, mục đích đào tạo đã khác hẳn với GL trước 1975 như hai thái cực – Đỏ và Vàng.

2.- Trong thư, chị Trâm phàn nàn rằng các chị GL, và “đầu GL, đuôi NTMK “không được ngồi chung với nhau”. Điều này sai. Tôi không tìm thấy trong các emails của chị Lan Chi câu nào nói như thế. Có chăng là sự phân biệt trên danh nghĩa của hai thành phần GL và GL-MK. Và điều phân biệt này là hợp lý vô cùng.

3.- Đúng như chị Trâm viết : “thì trường GL chỉ mãi mãi là những hồi ức, không có hiện tại.” Có còn trường Gia Long nữa đâu mà “hiện tại”?, Hoạ chăng chỉ có hồi ức, mà các cựu Nữ Sinh Gia Long đang ôm ấp mà thôi.

4.- Các chị cựu GL thuần tuý (toàn GL, không phải GL-NTMK) còn ở VN thì chắc không có vấn đề so đo khi bay qua Mỹ, Úc, Canada tham dự Đại Hội gặp gỡ đồng môn. Còn các chị có học 1 vài năm GL trước khi tên GL bị xoá, thì thưa thật, có thể các chị không có những tình cảm gắn bó với những GL toàn phần đâu. Chúng tôi đã ở lại VN sau 1975, chúng tôi dư biết các học sinh sau 1975 học những gì, tham gia những đoàn thể nào, là thành phần gì trong xã hội CS. Dĩ nhiên, chúng tôi không vơ đũa cả nắm, vì cũng có con em những thành phần bình thường trong đó. Vì vậy, những người bình thường này (hoặc may ra có con em viên chức chế độ VNCH) chắc không có những suy nghĩ như chị Trâm đâu.

Tôi nghĩ rằng một hội dù mang tính chất Ái Hữu, không thể bỏ qua bên sự bất đồng chính kiến. Vì đã mang hai chính kiến Quốc Cộng thì chẳng bao giờ thân hữu được. Ngay trong gia đình cũng thế. Tôi đã chứng kiến việc người cha là Đại tá CS vào thăm con là sĩ quan VNCH, bị người con từ chối gặp mặt. Đau long lắm chứ. Nhưng phải thế.

Tôi còn muốn viết nhiều hơn, nhưng xin để quý vị khác góp ý để vấn đề đuợc giải toả minh bạch.

Kính chúc quý vị an bình.

Kính chúc Đại Hội GL sắp tới được hoàn hảo sau kinh nghiệm vừa qua.

This entry was posted in Tạp Ghi. Bookmark the permalink.