“Hào Kiệt” Với Con Đường Việt Nam

Một

Thuở bé tôi thích giờ lịch sử. Giờ này cũng vậy. Khi học lịch sử Hoa Kỳ, tôi ứa nước mắt nhiều lần. Tôi tin rằng có một Thượng Đế quyền năng nào đó đã khiến một đất nước “hợp chủng” bỗng có những con người tuyệt vời với những tư tưởng đi trước thế kỷ như thế. Những con người ấy đã đặt nền tảng cho nhân quyền. Life, liberty, persuit of happiness. Đó là ba điều cơ bản của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của người Mỹ vào năm 1776 được viết bởi Thomas Jefferson. Mọi người cũng tri ân khái niệm của một nền “cộng hòa” với “A governmet of the people, for the people, and by the people”. Toàn nhân loại cũng tri ân mười tu chính án đầu tiên của nước Mỹ mà người Mỹ gọi là Bill of Rights (Luật Dân Quyền). Trong mười tu chánh án đầu tiên, các quyền căn bản làm nên một xứ Mỹ dân chủ nhất thế giới: speech, religion, assembly, press, petition the gorverment. (Tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp, báo chí, thỉnh nguyện chính phủ).

Tôi xòe bàn tay trái, thử kết nối những điều trên của lịch sử Hoa Kỳ với quê hương của tôi.

Hai

1975 Sài Gòn thất thủ.

1980 làn sóng vượt biển dâng cao.

Cũng 1980, tình quê hương, nghĩa đồng bào đã thúc đẩy họ ngồi với nhau. Họ là ai? Đó là những Nguyễn hữu Xương, Phạm quang Tuấn, Nguyên hữu Giá, Lê phục Thuỷ, Phan lạc Tiếp và Vũ minh Trân. Một Ủy ban báo nguy giúp người vượt biển thành hình. Với năm chiến dịch từ 1985, họ đã cứu hơn 3.000 thuyền nhân.

1990, chi nhánh tại DC, với bà Trương Anh Thụy, nhận trách vụ “tiếp nối tinh thần”. Một tên mới, giấy phép mới ra đời: BPSOS, Ủy ban cứu người vượt biển.

Ngay từ thuở đó, một sinh viên mới vượt biên đến Mỹ khoảng 1980, đã tham gia với chi nhánh DC và từ 1990, là Giám Đốc Điều Hành. CT Hội Đồng Quản Trị là bà Trương Anh Thụy, rồi GS Nguyễn Ngọc Bích.

Người sinh viên thuở 1985 đã tham gia Ủy ban báo nguy cứu người vượt biển rồi 1990 Ủy ban cứu người vượt biển, Nguyễn Đình Thắng. (Xem lịch sử BPSOS ở cuối bài (1) )

Ba

2010, một thời gian quá dài. 35 năm. Những con người của một thuở nào chiến đấu cho quê hương, nay tóc bạc, da mồi, chân yếu, trí không còn mẫn. Tuy thế, với sự đóng góp của họ, cộng đồng đã làm được nhiều thứ.

Cục diện thế giới cũng thay đổi nhiều. Internet làm ranh giới quốc gia mờ dần, những tàn khốc sau bức màn sắt của loài cộng đỏ cũng không dễ dàng bưng bít.

Giải pháp nào cho quê hương tôi? Sau 35 năm? Khi Việt Nam vô cùng nhỏ bé và phải tùy thuộc vào một quốc gia mà hiện giờ rất nhiều người trong chúng tôi đã nhận xứ sở đó làm quê hương?

Bốn

2012, những người của thế hệ một rưỡi, những người đang dấn thân đã đến với nhau. Trong tinh thần “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có”, họ ngồi lại với nhau.

Hào kiệt: tâm huyết, đạo đức, có chiều sâu, không đảng phái.

Tôi mỉm cười khi đọc thấy những tiêu chuẩn của một “hào kiệt”. Có cái gì giản dị trong tư tưởng của thế hệ bản lề nhưng cũng có cái kiêu ngạo của những người thụ hưởng nền dân chủ Mỹ. Cái kiêu ngạo đó là không đảng phái. Họ muốn họ không phải là di sản của một đảng phái nào và họ tin tưởng họ sẽ thành công khi họ có tâm huyết, có đạo đức.

Năm 2012: 15 hào kiệt đóng góp 120.000 Mỹ kim để khởi đầu kế hoạch.

Họ đã âm thầm làm việc.

Cá nhân tôi chỉ chứng kiến vào năm 2012, nhóm Hào Kiệt này, gồm toàn những người đang thành đạt, đang có địa vị nào đó trong xã hội Hoa Kỳ, đã ký ngay vào Thỉnh Nguyện Thư do Trúc Hồ và Nguyễn Đình Thắng khởi xướng. Chính nhờ nhóm hào kiệt này, bản TNT chỉ trong vài giờ đồng hồ đã đạt được túc số tối thiểu để xuất hiện trên trang web We The People. Sau đó, ba tổ chức đồng loạt phát động gây nên một làn sóng háo hức cho cộng đồng hải ngoại. Thật đáng tiếc, Trúc Hồ với Đỗ Phủ (đảng Dân chủ) đã phá hỏng sự thành công này. Và sau đó, Trúc Hồ chính thức bắt tay với VT.

Cá nhân tôi chứng kiến năm nay 2015, nhóm Hào Kiệt đã vận động được hơn 700 người từ nhiều quốc gia, nhiều tiểu bang tề tựu về DC. Họ gặp các dân cử của Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 18/6 để đệ đạt nguyện vọng: yêu cầu VC phải nới rộng nhân quyền nếu muốn có TPP. 700 người, trong đó rất nhiều người của thế hệ bản lề, đang thành đạt trong xã hội Hoa Kỳ, đã phối hợp với nhóm Hào Kiệt để có tổng chiến dịch đó.

Nhóm Hào Kiệt này gồm khoảng 50 người, sinh hoạt trong một tổ chức kín đáo vì chưa đúng thời điểm để công khai hoạt động.

120.000 Mỹ Kim do 15 hào kiệt đóng góp ban đầu đã được dùng để có một nhân viên thường trực ở DC, ở Quốc Hội và hướng dẫn hàng trăm người ở khắp nơi biết con đường hợp pháp để đi: vđó là vận động quốc hội để Việt Nam có quyền tự do tôn giáoquyền lao động. Họ nghĩ rằng chỉ con đường đó là có thể rút ngắn được tiến trình dân chủ cho Việt Nam.

40 năm. Tôi nhìn lên bàn thờ Phật Bà. Dường như Ngài đang nói với tôi “Người trẻ của con đi đúng đấy”.

Kết

1789, Bill of Right của Hoa Kỳ.

2015, Những người trẻ của tôi đang vận dụng Nhân Quyền cho một giải pháp cho con đường Việt Nam.

Nhóm Hào Kiệt đang đóng góp phần của họ vào trang lịch sử cho quê hương mẹ của họ. Họ có quyền tin vì ngày xưa Do Thái cũng lập quốc sau bao năm phiêu bạt.

Chọn con đường đi chung hay vỗ tay: là quyền của mỗi người.

Trong một khoảnh khắc của một đoạn đời nào đó, dường như mình tự cho phép mình được quyền chơi xổ số với một quyết định quan trọng ngoài lý luận, dữ kiện thường tình.

Tôi đang xổ số. Không biết tôi trúng hay thua. Nhưng dù thua thì cũng hãy hiểu, canh bạc đó không phải tôi đánh cho tôi mà cho tình yêu của tôi dành cho Việt Nam, lòng tin của tôi dành cho thế hệ “bản lề”.

Tôi khép bàn tay trái. Bàn tay phải đưa lên. Dấu hiệu tôi “vỗ tay” cho Nhóm Hào Kiệt dù tôi không hòa nhập vào nhóm.

Hoàng Lan Chi

7/2015

*******************

Phụ Lục

Lịch Sử BPSOS

(1) Trích: Hoàng Lan Chi phỏng vấn ngắn ô Phan Lạc Tiếp và bà Trương Anh Thụy:

2-Trương Anh Thụy (VA)

Thân gửi chị Hoàng Lan Chi,

Tôi sẽ cố gắng vắn tắt trả lời câu hỏi của chị. Tuy nhiên dù vắn tắt đến đâu tôi cũng thấy cần phải nhắc đến, dù chỉ sơ qua, liên hệ giữa Boat People SOS/Virginia (UB Cứu Người Vượt Biển/Virginia) với Boat People S.O.S. Committee/San Diego (UB Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển/San Diego):

Ủ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển/San Diego thành lập năm 1980. Đến năm 1987, công việc vớt người trên biển không còn thực hiện được nữa, trong khi đó nhu cầu định cư đồng bào đến các đệ tam quốc gia và nhất là vào Mỹ thì vẫn còn nhiều vô kể nên Ủy Ban San Diego đã cấp thời chuyển hướng hoạt động sang tập trung vào việc vận động hành lang ở Quốc Hội Hoa Kỳ và ở Bộ Ngoại Giao. Để thực hiện được việc này, UB San Diego đã rất thực tế nghĩ đến việc thành lập một chi nhánh ở Washington, DC. Được nhà văn Nhật Tiến giới thiệu, Giáo sư Nguyễn Hữu Xương đã tìm đến gặp tôi tại tư gia để đề nghị ý nguyện này.

Không mấy khó cho tôi quyết định nhận lời Tiến Sĩ Xương ngay hôm đó, là vì trước đó không khí Hoa Thịnh Đốn cũng đã sôi sục biểu tình liên miên, lên tiếng phản đối những khổ nạn xẩy ra cho đồng bào thuyền nhân tại các trại tạm cư, tôi thấy nhu cầu có thêm một Ủy Ban tranh đấu cho thuyền nhân ở đây lúc này là rất cần thiết. Hai nữa hội thiện nguyện Vietnam Refugee Fund, Inc. của một số anh chị em chúng tôi ở vùng Hoa Thịnh Đốn cũng vừa mới hoàn thành công việc đi quyên góp hàng tấn đồ dùng thiết thân như quần áo, nồi niêu, bàn ghế cũ… phân phát cho gần 5600 đồng bào thuyền nhân mới đến định cư ở trong vùng, cho nên cũng đang rảnh tay. Thứ ba, quan trọng không kém là tôi đã từng biết tiếng UB Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển ở San Diego và rất cảm kích trước việc làm của hai người đứng đầu UB này: Tiến sĩ Nguyễn Hữu Xương, người du học Pháp từ thuở nhỏ, rồi sang Mỹ ông vừa dạy tại đại học Caltech rồi UCSD (University of California at San Diego) vừa làm việc nghiên cứu. Công trình nghiên cứu của ông đã cống hiến cho khoa học một công trình được đặt tên là “Xương Machine” để phân tích máu nhanh gấp bội những máy móc có trước đó. Người thứ hai là nhà văn Phan Lạc Tiếp, một cựu sĩ quan Hải quân VNCH là thuyền nhân vừa chân ướt chân ráo đến định cư tại San Diego nhưng không thể ngồi yên trước tiếng kêu cứu của nhà văn Nhật Tiến và cặp vợ chồng nhà báo Dương Phục-Vũ Thanh Thủy trước thảm họa hải tặc trong các trại tạm cư Thái Lan, ông bèn cùng với tiến sĩ Xương lập ra Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển, San Diego.

Nhận lời Giáo sư Nguyễn Hữu Xương rồi tôi mời một số các anh chị em từ lâu năm từng hoạt động xã hội với tôi, đến họp bàn để thành lập UB Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển-Chi Nhánh Hoa Thịnh Đốn. Trong buổi họp đó ai cũng nhận thấy cần phải có sự tiếp tay của thanh niên, sinh viên trong vùng. Một trong những người chúng tôi quyết định mời là anh Nguyễn Đình Thắng.

Sau nhiều buổi họp, cuối cùng chúng tôi cũng bầu ra được một ban chấp hành gồm có tôi là chủ tịch, anh Nguyễn Ngọc Bích là phó chủ tịch, anh Nguyễn Đình Thắng là tổng thư ký. Văn Phòng Chi Nhánh Virginia này bắt đầu hoạt động tháng 11 năm 1987, được đặt tại một góc khiêm tốn trên căn gác của gia đình tôi. Chúng tôi làm việc dưới cái dù của Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (UB San Diego), nhận một khoản tiền chu cấp khiêm tốn hàng tháng, còn các máy móc như computer, máy in, máy fax… thì đều dùng tạm “của nhà.” Chiều chiều khi tan học về, một số khá đông sinh viên, thay phiên nhau ghé nhà tôi làm việc cho Ủy Ban đến khuya rồi mới về nhà họ.

Đến năm 1990, UB San Diego quyết định đóng cửa vì những lý do mà nhà văn Phan Lạc Tiếp đã giải thích, ngoài ra theo tôi, các ông không muốn có hai văn phòng gây tốn kém, trong khi đó Chi Nhánh Virginia đã và đang làm việc rất hữu hiệu. Được tin báo, chúng tôi ở Chi Nhánh Virginia bàn nhau quyết định tiếp tục vì chủ yếu là vẫn còn các vấn đề cấp bách như vận động hành lang để cứu những thành phần đang bị đe dọa cưỡng bách hồi hương (nhiều người bị đánh đập, có người tự thiêu, tự tử trong các trại). Ngày 22 tháng 9, năm 1990, tôi bay qua San Jose để tham dự Đại Hội Tình Thương Dưới Ánh Mặt Trời 6, ở đó tôi chứng kiến sự ngưng hoạt của UB San Diego và nhận trách vụ “tiếp nối tinh thần” công việc của Ủy Ban tại Washington DC.

Về Washington, chúng tôi lập tức thành lập UB mới lấy tên Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển/Boat People SOS, Inc., xin giấy phép hoạt động và sau đó xin được quy chế bất vụ lợi (non profit organization status) rồi được cả miễn trừ thuế (tax-exempt status). Chúng tôi bắt đầu thuê văn phòng riêng, một căn phòng chật hẹp trong một bin đinh cũ kỹ, chúng tôi hoạt động bằng món tiền cuối cùng của UB San Diego giao cho, cũng được một thời gian trước khi có thể tự lập!

Ủy Ban Virginia chia ra thành Ban Quản Trị và Ban Điều Hành. Tôi làm chủ tịch Ban Quản Trị cho đến năm 1993. Sau tôi thì đến anh Nguyễn Ngọc Bích. Sau anh Bích là luật sư Tuyết Dương, sau Tuyết Dương có những ai nữa thì tôi không biết. Trong suốt thời gian kể trên anh Nguyễn Đình Thắng vẫn là giám đốc Ban Điều Hành.

 

Trương Anh Thụy

15/7/2015

 

***********

1- Phan Lạc Tiếp (San Diego)

Thưa chị Hoàng Lan Chi,

Phúc đáp những câu hỏi của chi, tôi xin vắn tắt như sau :

1-BPSOS/SD được chính thức thành lâp ngàỳ 27/1/1980 tại tư gia GS Nguyên hữu Xương, ở San Diego, gồm 7 người có tên sau đây :Nguyễn hữu Xương, Phạm quang Tuấn, Nguyên hữu Giá, Lê phục Thuỷ, Phan lạc Tiếp và Vũ minh Trân. Sau này vì sự bành trướng của Uỷ Ban, có thêm nhiểu người khác tham gia và một sô trong 7 người người trên cũng không còn liên tục hoạt động.

Mục đính lúc đầu là đem tham nạn Thuyển Nhân ( qua các lá thư kêu cứu của nhà văn Nhật Tiến, Vũ thanh Thuỷ, Dương Phục ) phổ biến rộng rãi trên diễn đàn quôc tê, gửi tới nhưng cơ quan, nhân vật có uy tín thế giới để làm sao chấm dứt tê nạn hải tặc.

2-Việc thuê mươn, điều hành các con tàu đi vớt BP do các tổ chức nhân đạo như Medecins du monde, Cap Anamur…lo. Họ có sẵn ngân khoản, nhưng không nhiều. Những hoạt đông của họ, cộng đồng người Viêt chưa biêt, không đóng góp. Khi BPSOS?SD của chúng ta hơp tác mới có sư đóng góp của ngươi Viêt khăp nơi như ở Mỹ, Úc, Canada….

3- Trong 5 chiến dịch Vơt Người Biển Đông, bắt đầu vào ngày 30 tháng 4 năm 1985, có sự đóng góp tiền bạc, điều hành, săn sóc y tế… của Uỷ Ban chúng ta, có 3103 thuyền nhân đã được vớt từ biển Đông và đưa đi điịh cư tại các quôc gia đê tam đã câp chiêu khán hay đoàn tụ với thân nhân tại Mỹ, Canada, Úc.Vì không đủ chiêu khán,các con tàu đi vơt thuyền nhân cũng giúp đỡ, hướng dẫn nhiều ghe tỵ nạn, có tới hàng ngàn người đến đuợc các trại tỵ nạn toàn.Uỷ Ban cũng can thiêp để hàng ngàn đồng bào ở quá lâu trong các trại tỵ nạn đươc đi đinh cư.

4- Anh Nguyễn đình Thắng là môt trong rât đông sinh viên tiếp tay với Bà Trương anh Thụỵ, chủ tịch chi nhánh của Uỷ Ban tại vùng Hoa thịh Đốn. Anh Thắng không phải là thành viên của BPSOS/San Diego. Anh Thắng sinh hoạt dươi sự đièu hành của Bà Thuỵ, nên chúng tôi không rõ nhiêm vụ của anh Thắng ra sao.

5-BPSOS/SD ngưng hoạt đông vào cuối năm 1990 và trao trách vụ và tiền bạc cho chi nhánh của Uỷ Ban do bà Thuỵ điều hành, đăt văn phòng tại vùng Hoa thịnh Đôn. Những sinh hoạt sau này khởi đi từ Bà Trương anh Thuỵ và những ngươi kê tục, BPSOS/SD chúng tôi không có trách nhiêm và ý kiên.

Như chúng tôi đã trình bày, BPSOS/SD xét thấy không nên sinh hoạt nữa, vì dư luân thế giới đã mỏi mệt, và hâu như tât cả Thuyên Nhân, ai cũng chỉ muôn đi định cư ở Mỹ mà không muốn đi định cư tại những quôc gia đã câp chiêu khán cho họ. Vì thê không quốc gia nào muôn cấp chiêu khán cho Thuyền Nhân nữa, nên việc đem tàu đi vớt Thuyền Nhân không thực hiện đươc. Đó là nguyên nhân chính khiên BPSOS/SD phải ngưng hoạt động, Trên đây chỉ là nhưng câu trả lơi vắn tắt. Chúng tôi đang hoàn tất cuôn sách mang tên Vớt Người Biên Đông.

Thân quý,

Phan Lạc Tiếp

7/7/15

This entry was posted in Tạp Ghi. Bookmark the permalink.