Đường học ‘high- tech” của quý cụ

Trích LanChiYesterday, những vụn vặt đời sống quanh tôi

Đường học “high-tech” của quý cụ

Cách đây ít hôm, một cậu em từ Mỹ text (Chị hai biết skype không). Tôi trả lời (biết lâu rồi. Ngày xưa chị Hai dùng để conference) thì sau đó cậu em gọi và câu mở đầu của cậu là vầy ( cái gì chị Hai cũng biết hết vậy? như thế thì còn gì để em làm le, chỉ cho chị Hai?). Tôi bật cười. Khi kể lại cho một cậu em ở Úc thì cậu ta dám viết vầy ( thế mới là chị hai chứ. Nhưng nếu chị hai đòi ôm Kanguru nựng nịu thì coi chừng sẽ biến thành chị Hai Lúa ngay). Tôi cũng bật cười. Câu chuyện vụn vặt đời sống quanh Hoàng Lan Chi hôm nay xin nói về vụ ( cái gì mà chúng ta phải học nếu muốn tham gia con đường tranh đấu) hay nói cách khác ( Con đường học high tech) nhé! (cười).

Hoàng Lan Chi đã viết một bài từ lâu có tựa Con đường tranh đấu. Trong đó, tôi viết rằng chúng ta thì ai cũng yêu nước cả vì trời sinh vậy mà. Tham gia con đường tranh đấu cho quê hương VN được tự do, dân chủ thì mỗi người đóng góp trong phạm vi có thể của mình. Biểu tình nhé, không biểu tình thì góp tiền nhé. Viết bài nhé, không viết bài thì cho ý kiến ngắn nhé. Tham gia palk talk nhé, không tham gia thì đọc, ký thỉnh nguyện thư khi cần nhé…Đóng một hay năm đồng cho ban tổ chức các buổi biểu tình, lễ 30/4, yểm trợ chiến hữu: cũng là có tham gia con đường tranh đấu.

Trong phạm vi bài này, tôi muốn nói rằng các vị tham gia có vẻ “nồng nhiệt” trong con đường tranh đấu thì nên cố gắng học vài kỹ thuật công nghệ cao để hỗ trợ cho công việc của mình. Năm 2004, số người biết sử dụng e-mail chưa phổ cập lắm nhưng tình hình bây giờ rất khác. Đa số biết dùng e-mail và biết các diễn đàn yahoo group. Một số khác “biết” thêm các tiện ích như quay phim, upload youtube… Tất cả những “high tech”, đều có ích cho việc làm của chúng ta.

Text-Audio Text

Ngoài e-mail, các cao niên “lạc hậu” ( tôi không ám chỉ các cao niên như bà HV nhé!) cũng nên biết text và audio text. Text rất hiệu quả khi cần nói một vấn đề nhanh, gọn với một người. Cho dù người đó đang họp chăng nữa, họ vẫn trả lời được cho chúng ta ngắn gọn qua text. Audio text cũng tiện lợi khi chúng ta cần nói nhiều. Tôi không biết các smart phone có audio text không? I-phone thì có. Khi nào cần nói dài, không thể đọc chính tả cho Iphone gõ thì tôi “nói” và gửi audio file qua text. Người kia có thể nghe nếu không bận, hay nếu đang họp thì có thể text trả lời (đang họp, không nghe audio được).

Text còn có lợi là chúng ta có thể gửi kèm hình hay clip ngắn đến người kia ngay tức khắc. Vd, trong buổi họp, tôi có thể chụp hình, thu âm, quay phim, và gửi cho bạn bè ngay qua text mà không cần ngồi vào bàn dùng computer. Các phóng viên chuyên nghiệp có laptop đem theo cũng tiện. Ở đây tôi đáng “nói” với quý cụ cao niên viết bài tài tử thôi nghe.

Hiện giờ có nhiều vị cao niên còn lạc hậu với text lắm. Chán ghê cơ. Vì khi mình cần họ gửi cái gì đó cho mình ngay thì họ không biết làm. Khổ chưa!

Skype hay tương tự

Trước kia, 2008, tôi dùng skype để conference nhiều người ở khắp nơi. Một lần làm chương trình cho Sáng Tác Mới của Đài Việt Nam Hải Ngọai thì tôi ở Dc và thu âm người ở Mỹ, Úc, Việt Nam …

Ngày nay có vài người thích dùng video chat của Facebook. Thú thật, tôi không cảm tình với chủ facebook. Xem lịch sử của facebook , tôi không ưa. Xem vụ chủ nhân facebook quỵ luỵ Trung cộng: tôi càng ghét. Chứng kiến vài cái của facebook: bắt buộc mọi người phải register facebook mới xem được clip: tôi càng bực. Tôi nói với bạn hữu: không bao giờ tạo điều kiện cho tên nào cái thế độc quyền cả. Hiện giờ có nhiều nơi, chỗ cho free. Do đó, cứ chọn photobucket hay picassa để chứa hình. Gmail có video chát thì vào đó, cần gì phải sử dụng của facebook? Tạo tất cả mọi thứ ở facebook, cho đến khi “nó” làm tàng và khống chế mình thì không nên.

Biết video chat hay conference với Skype hay tương tự rất tiện lợi cho chúng ta khi cần hội họp. Các cụ, mợ Gia Long đâu cần gặp nhau để bàn Đại Hội Thế Giới? Các cụ, mợ cứ ngồi nhà, vừa làm bếp cho cháu nội ngoại vừa thảo luận được cơ mà? Các cụ nào không giỏi computer thì có thể nhờ con “install” và hướng dẫn vài lần. Sau đó các cụ cứ thực tập mỗi ngày cho đến khi nào nhớ thì stop.

Trong Skype còn có một hữu ích khác: có thể nhìn thấy màn hình người kia. Hôm lâu rồi, đệ tử ở VN, dùng cách này để nhìn màn hình của tôi và giúp tôi về computer. Thú thật, tôi chỉ là người học căn bản (Window, winword, excel) vào 1995, học mạng Novel Netware vào 1996 ở trường lớp. Còn thì mọi kiến thức về computer của tôi nếu có là do tôi tự mò! Mò không xong thì hỏi đệ tử. May mà tôi có vài đệ tử là những tay “chiến: về computer mà hai đứa đều ở VN hết đó nghe! (cười).

Cool Edit hay Audacity

Người nào hay viết bài cũng cần học sofware này. Không cần học sâu làm gì. Chỉ cần biết vài bước căn bản là đủ: mở một new file, thu âm và edit. Việc này hữu ích khi các cụ cần thu âm người ở xa. Hiện giờ các cụ cũng có thể dùng I- Phone thu âm/thu hình buổi họp; hay thu hình lại một đoạn nào đó của một youtube. Tôi đã dùng kỹ thuật này để thu hình lại khi xem phim Terror in Little Sài Gòn. Thu xong, bỏ lên youtube quá nhanh vì youtube chấp nhận mpeg4.

Photoshop

Quý cụ cũng cần học vài bước căn bản của Photoshop. Học cách thức mở hình có sẵn rồi cắt, chỉnh ánh sáng, dùng blur cho hình mịn, ghi chữ lên hình, và ghép nhiều hình vào một tấm. Tôi nghĩ là các cụ cao niên chỉ cần học hai buổi là biết và thực tập năm lần là thạo. Có gì khó đâu cưa chứ. Ngày xưa các cụ còn lái máy bay, còn chiến đấu đùng đùng, đoàng đoàng cưa mà.

Học Viết Theo Kiểu Mỹ

Cái này theo tôi là quan trọng nhất. Quý cụ cao niên ngày xưa đánh giặc giỏi nhưng ngày nay chưa chắc biết viết giỏi. ( cười). Tôi đã chứng kiến các lỗi sơ đẳng sau đây của quý cụ cao niên:

Một: câu văn dài ơi là dài thiếu điều một câu là một đoạn. Đọc văn kiểu này mệt vô cùng vì độc giả nhiều khi “bối zối” và không biết chủ từ chính ở đâu!

Hai: cà kê dê ngỗng. Quý cụ chả chịu hiểu rằng thời giờ là carbon grafit chứ không phải kim cương nữa nên cứ lòng vòng mãi làm người đọc không hiểu chủ đích cái bài quý cụ viết có mục đích gì. Viết văn kiểu Mỹ có cái hay là họ yêu cầu cái ý chính, “topic sentence” phải nằm ngay trong câu đầu tiên hay câu cuối cùng của đoạn đầu tiên.

Ba: không rõ ràng. Quý cụ nên có dàn bài với các “out lines” rồi khai triển theo từng điểm out line đó. Một bài viết rõ ràng bao giờ cũng đạt nhiều kết quả hơn là một bài viết như rừng rậm.

Bốn: ôm qua nhiều. Quý cụ cũng hay có tật ôm quá nhiều trong một bài. Cứ là giây cà ra dây muống. Không được đâu. Mỗi bài chỉ có từ một đến hai hay ba ý chính thôi. Các ý phụ phải support cho ba ý chính đó. Các cụ hay có tật quàng đơi tư cá nhân người khác vào làm để tài chính bị loãng, sau nữa vi phạm luật pháp.

Năm: quá dài. Khoa học đã chứng minh rằng thời buổi net hiện giờ chỉ nên dài khoảng bốn trang cho một bài viết, tám phút cho một bài nói. Quá lố, quà dài: độc giả sẽ không còn tập trung.

Sáu: thiếu tóm tắt hay đúc kết: với những đề tài nhiều chi tiết, quý cụ thiếu cái tóm tắt để ở đầu bài cho độc giả dễ theo dõi.

Bảy: không kiểm tra nguồn còn “work” không? Nhiều cụ cho “source” là link nhưng quên không kiểm tra xem link còn hoạt động không hay chết tự thuở nào? Việt gian thì chúa hay chơi trò vầy: cắt xén bớt yotube nguyên thuỷ khi bị chỉ trích, lấy bài viết hay phim xuống nên link không work nữa. Các cụ nên học cách copy hình ảnh, bài ở net, lưu trữ trong computer cá nhân, đề phòng việt gian thủ tiêu chứng cớ.

Tới đây, có lẽ đủ tiêu chuẩn bốn trang, tôi phải ngưng thôi. Có cần túm tắt không nhỉ? (cười cười). Thôi, cũng nên kết luận một câu: đường học “hight- tech” khó, không khó vì nó khó mà khó vì các cụ không chịu khó. (cười to).

Hoàng Lan Chi

6/2016

* “High-tech” ám chỉ các kỹ thuật ứng dụng trong computer.

This entry was posted in Tạp Ghi. Bookmark the permalink.