Sự việc sách Áo Tím GL của Bích Vi (Võ Thị Hai)- Feb 20 16

LGT: đây là chuỗi mails về sự việc Bích Vi ( Võ Thị Hai) và sách Áo Tím Gia Long

Các bạn

Tuần qua, vài người gửi cho HLC, thư liên quan đến một cuốn sách ảnh “Một thời Áo Tím-Gia Long “. Mãi sau, HLC mới có thì giờ viết ý kiến của HLC dưới dạng thư gửi tác giả Bích Vi và copy cho một số Thầy Cô cũng như cựu nữ sinh Gia Long.

Sau mail đó, một vài Gia Long gửi mail cho HLC, cám ơn, đã cho họ biết tin tức.

Hôm nay, HLC, gửi rộng rãi mail này. Nếu các bạn có người nhà là Gia Long thì fw. Để mọi Gia Long hải ngoại hiểu hơn về cuốn sách ảnh này.

Thân mến

Hoàng Lan Chi

From: HoangLanChi [mailto:hoanglanchi]
Sent: Wednesday, February 24, 2016 8:03 PM
To:
Subject: Vài góp ý với sách ảnh MỘT THỜI ÁO TÍM-GIA LONG ( Bích Vi-Võ thị Hai)

Vài góp ý với sách ảnh

MỘT THỜI ÁO TÍM-GIA LONG

Tôi là Hoàng Lan Chi, GL (60-67).

Bích Vi (Võ thị Hai), (GL 63-70), là tác giả cuốn sách ảnh MỘT THỜI ÁO TÍM – GIA LONG, dự định phát hành tại Việt Nam vào tháng 3/2016.

Dựa vào nội dung lá thư của cô Bích Vi-Võ Thị Hai trả lời một cựu nữ sinh Gia Long, tôi có vài ý kiến như sau:

Hoàng Lan Chi xin được phép nêu vài ý kiến, thắc mắc với Bích Vi-Võ Thị Hai, dựa trên tình đồng môn.

Thưa Bích Vi-Võ Thị Hai, tôi hoàn toàn ủng hộ bất cứ hình thức nào nhằm nêu cao, gìn giữ, vinh danh những truyền thống tốt đẹp của trường Gia Long. Biên niên sử Gia Long với hàng ngàn hình ảnh là một sử liệu quý giá.

Tuy vậy có vài điều sau đây:

1-Nơi in ấn:

Bích Vi muốn in ở VN với lý do đẹp, rẻ. Tuy vậy, sẽ bị hạn chế bởi các điều sau đây:

1.1- Cuốn sách của Gia Long chúng ta sẽ bị mang tên của một nhà xuất bản của VC. Vd sẽ như sau: Nhà Xuất Bản Trẻ, TP…Hồ..

Chắc chắn nữ sinh Gia Long quốc gia, dù sinh sống trong hay ngoài VN, đều khó chấp nhận “vết tích đó” ở ngay bìa sau của sách.

1.2-Cuốn sách sẽ bị nhà xuất bản Trẻ (hoạt động dưới gọng kìm cs) hiệu đính rất nhiều cho phù hợp với tinh thần của họ.

KL: Bích Vi nên xét lại vụ in này. Tôi tin rằng, Gia Long hải ngoại, có lẽ sẽ không “cân đong đo đếm” giá cả nếu như tài liệu đó xứng đáng.

2-Bài vở trích đăng: Chúng tôi nhận thấy hai điều:1- Không phong phú lắm vì không đa dạng tác giả; 2-Bài của các gíao sư, nhât là Cô Châu Thị Ngọc Minh, đã có xin phép chưa? Lý do: dù bài xuất hiện ở net, hay đặc san Gia Long nhưng vài Thầy Cô hoặc nữ sinh Gia Long hoàn toàn không muốn tác phẩm của mình xuất hiện trong sách của Bích Vi và xuất bản trong nước.

KL: Phải chăng Bích Vi nên xin phép tác giả và nên đa dạng hoá tác giả cho dù đây là sách ảnh?

3-Hình ảnh: được chia làm nhiều giai đoạn. Số lượng ít nhất là thập niên 1950: chấp nhận được. Nhưng số lượng ảnh của chính Gia Long, từ khi thiết lập hai nền cộng hoà, từ 1955-1975, tổng cộng là khoảng 160 ảnh. Số lượng cho sau 75 là khoảng 603 ảnh. Riêng Làng Gia Long là 292 ảnh.

Có lẽ nhiều Gia Long hải ngoại sẽ tự hỏi, trong số 603 ảnh sau 1975, có bao nhiêu ảnh mang vết tích vc? (Vd tên NTMK trên cổng trường?) Bao nhiêu ảnh có hình ảnh “cán bộ vc chính gốc, cán bộ nằm vùng vc” ở trong?

Mặt khác, Làng Gia Long đã không đạt được mục đích nào đó vì sự tranh chấp này nọ mà kết quả là một kỷ niệm không đẹp cho người Gia Long thì với 292 ảnh, không hiểu có những hình ảnh nào Thật, những hình ảnh nào “được dàn dựng” ( là tôi nói ví dụ chứ tôi không biết) và có ý nghĩa gì? Không lẽ đơn thuần là quảng cáo cho một việc làm thuộc quá khứ, trong một giai đoạn, của Bích Vi-Bạch Huệ?

KL: Gia Long hải ngoại có thể sẽ đắn đo trước số lượng ảnh sau 1975 quá nhiều; đồng thời có thể nghĩ sai về Bích Vi-Võ Thị Hai, khi cố tình “khơi lại” đống tro không đẹp Làng Gia Long.

4-Mục đích: Ban Chủ Biên ghi vầy “ Mục tiêu trên hết của tập ảnh là bày tỏ lòng chân thành biết ơn quý thầy cô đã tận tuỵ bồi đắp kiến thức văn hoá, chăm lo trau giồi đức hạnh và tôn tạo các giá trị tinh thần cho lớp lớp nữ sinh Gia Long”. Như thế những hình ảnh nào “nói lên” sự biết ơn đó, Bích Vi có thể bật mí thêm được không? Vd cụ thể: hình ảnh nữ sinh tham gia Ngày Hai Bà Trưng, nữ sinh đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc, nữ sinh nhận hoa mai vàng, nữ sinh thăm viếng và biếu quà cho quý thầy cô: có thể coi là vài hình ảnh tiêu biểu cho sự dạy dỗ của quý thầy cô. Còn hình ảnh nữ sinh vui chơi, du lịch đây đó, bơi lội: hoàn toàn không nói được mục tiêu trên.

5-Thành phần Ban Chủ Biên:

Ban Chủ Biên gồm Bích Vi-Võ Thị Hai (Santa Ana-Hoa Kỳ) và Huỳnh Thi Kim Phụng (Sài Gòn, Việt Nam)

Danh tiếng của Bích Vi-Võ Thị Hai có lẽ khá nhiều người biết. Dường như tôi có đọc đâu đó về Võ Thị Hai nhưng không giữ. Bạn Gia Long nào có, xin gửi cho tôi. Sau 1975, Võ T Hai làm tờ Phụ Nữ thành phố. Chức vụ to, chỉ dành cho đảng viên: Trưởng Ban Kinh Tế Chính Trị Xã Hội. ( Bạn tôi làm cùng toà báo Phụ Nữ với Bích Vi thời đó.)

KL: một người từng cộng tác báo Phụ Nữ TP thành Hồ (Cs rất chú trọng mảng truyền thông và lọc lựa nhân sự rất kỹ cho mảng này) thì có lẽ sẽ bị bất lợi nhiều khi đứng tên chủ biên in sách về Gia Long ngày tháng cũ, Bích Vi có thấy thế không? Giả dụ, giả dụ thôi nhé, Bích Vi sẽ viết, BV đã ra khỏi đảng, đã không còn cộng tác bất cứ cái gì với CSVN, thế nhưng “cái dấu vết” sẽ rất khó xoá nhoà trong lòng nhiều người quốc gia, nhất là khi “vết tích” ấy dính líu đến quốc-cộng, một vấn đề mà cho đến bây giờ vẫn là hàng rào ngăn cách người Việt?

LỜI CUỐI: Trên đây là vài ý kiến, thắc mắc, cũng như góp ý của Gia Long Hoàng Lan Chi cho Gia Long Bích Vi-Võ Thị Hai.

Quyền quyết định sẽ in ở đâu, sẽ gồm hình ảnh gì, sẽ nhắm vào đối tượng trong hay ngoài nước: là của Bích Vi-Kim Phụng.

Quyền quyết định sẽ mua và quảng bá hay không: là của khối Gia Long quốc gia hải ngoại và khối Gia Long ở VN.

Mỗi người tự chọn cho mình một quyết định riêng. Hoàng Lan Chi không có ý kiến gì nữa cả. Dù Bích Vi nhắm vào thị trường nào, Hoàng Lan Chi cũng xin chúc Bích Vi sức khoẻ, may mắn và thành công vì tâm nguyện của Bích Vi là “Tôi mong ước sẽ thiết lập và tôn tạo một giá trị vĩnh cữu cho ngôi trường Gia Long của tất cả các giáo sư và nữ sinh GL ở khắp nơi.”

Hoàng Lan Chi

Gia Long 60-67

24/2/2016

PS: danh sách người nhận chỉ toàn người Gia Long.

PHỤ LỤC

THƯ CỦA BÍCH VI-VÕ THỊ HAI

Lời nói đầu

Trân trọng kính mời quý cựu giáo sư, cựu nhân viên hành chính và cựu nữ sinh Gia Long cùng gia đình, cũng như quý thân hữu khắp năm châu dành ít phút để cùng chúng tôi lần giở lại biên niên sử của trường nữ Trung học Gia Long Sài Gòn, để cùng hồi tưởng về vô vàn kỷ niệm vui buồn suốt sáu thập niên qua dưới mái trường, cùng những minh chứng cho lòng tôn sư trọng đạo của cựu nữ sinh Gia Long Sài Gòn, cũng như hoạt động thiện nguyện đầy tận tuỵ của cựu nữ sinh Gia Long khắp thế giới ngày nay.

Tập ảnh chắc chắn còn nhiều điều hạn chế, và không bao quát toàn bộ hoạt động của cựu nữ sinh Gia Long khắp nơi, thuộc nhiều thế hệ, kính mong quý vị thông cảm và tha lỗi.

Mục tiêu trên hết của tập ảnh là bày tỏ lòng chân thành biết ơn quý thầy cô đã tận tuỵ bồi đắp kiến thức văn hoá, chăm lo trau giồi đức hạnh và tôn tạo các giá trị tinh thần cho lớp lớp nữ sinh Gia Long. Đây cũng là dịp giúp chúng ta hồi nhớ về những năm tháng tươi đẹp và hạnh phúc không-thể-nào-quên của các cựu nữ sinh Gia Long.

Chúng tôi cũng xin phép được trích đăng các bài viết của các cựu giáo sư và cựu nữ sinh Gia Long khắp nơi đã gửi cho cuộc thi viết về Gia Long của web site “Gia Long Yêu Thương” trước đây, và một số hình ảnh về Gia Long trên mạng xã hội. Chúng tôi xin tri ân sự đóng góp quý báu của quý vị cho sự hoàn thành cuốn sách ảnh này.

Thay mặt nhóm ấn hành Tập ảnh “Áo Tím – Gia Long Một Thời Để Nhớ.”

Võ Thị Hai

(Cựu nữ sinh Gia Long 1963 – 1970)

*

Tôi ra trường năm 1970, không dính líu đến MK và đã phải sống lưu vong vì bị lãnh đạo của nhóm Áo Tím, 2 vị giáo sư GL đấu tố 5 lần vì Làng Gia Long, nên không có lý do gì để “vinh danh MK” trong cuốn sách ảnh. Tôi đã im lặng, mặc dù có nhận được thư thắc mắc y như bạn cách nay 3 hôm, nhưng không trực tiếp gửi cho tôi. Theo dự tính thì cuốn sách ảnh được phát hành ở VN nhờ giá rẻ và đẹp. Ở hải ngoại chỉ nhận phát hành ở góc độ cá nhân, ai mua thì bán, không ra mắt, cũng không phát hành rộng rãi. Tôi định để nội dung cuốn sách, sau khi được phát hành sẽ nói thay mọi điều, và biết đâu đó lại chính là sự quảng cáo đầy thu hút đối với cuốn sách ảnh hiện nay.

Tuy nhiên, theo yêu cầu của Huệ, nên tôi thành thật trả lời như sau:

– Đó cuốn sách ghi lại hoạt động của cựu giáo sư và cựu nữ sinh Gia Long nhiều thập niên, tức là GL hải ngoại, GL Sài Gòn từ năm 1950 cho đến nay, chứ không phải sự phân chia về thời gian của ngôi trường, cho nên không có MK trong đó. Bạn xem cuốn sách, bảo đảm không thấy có một chữ MK nào. Và tôi quan niệm rằng, nên thừa nhận các bạn thi đậu vào Gia Long trước năm 1975 là nữ sinh Gia Long, cho nên có thể có hình hoạt động của họ, chẳng hạn như lớp cùng thời 72-79 của Bạch Huệ. Nam sinh MK thì lại càng không thể là GL rồi. Một minh chứng nữa là trong “Danh sách các hiệu trưởng trường Gia Long”, chỉ tính đến trước 1975, tức vị hiệu trưởng cuối cùng của Gia Long là cô Phạm Văn Tất. Bạn cũng biết là nếu kể MK thì có hàng chục người nữa, đúng không?

-Sau 2 tháng nộp nội dung cho nhà xuất bản Trẻ, khi tôi viết những dòng này thì cuốn sách ảnh vẫn chưa được cấp phép. Tôi được người đại diện ở VN thông báo lập luận của Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ ở SG như sau: “Sách nói về Gia Long, tức là về giai đoạn trước giải phóng (nguyên văn của họ), là rất nhạy cảm, nên cần được xem xét kỹ.” Tôi đang cân nhắc xem có nên in ở Mỹ hay không, đắt và có thể không đẹp bằng in ở VN.

-Tựa đề ban đầu của cuốn sách là “Biên Niên Sử Gia Long” nhưng nhà xuất bản không đồng ý, sửa lại hết là “Một thời Áo Tím – GL.” Họ nói rằng chỉ có trường MK mới có quyền làm biên niên sử.

– Tôi cố gắng thực hiện cuốn sách ảnh, với kho tài liệu lên đến vài ngàn tấm, nghĩ rằng chỉ có GL mới làm được biên niên sử, chứ các trường khác không chắc làm được. Tôi mong ước sẽ thiết lập và tôn tạo một giá trị vĩnh cữu cho ngôi trường Gia Long của tất cả các giáo sư và nữ sinh GL ở khắp nơi.

Cám ơn sự quan tâm của bạn. Và trả lời như thế hẳn đã đủ?

Chúc bạn vui khoẻ.

Võ Thị Hai

********

SÁCH ẢNH “MỘT THỜI ÁO TÍM – GIA LONG” phát hành vào đầu tháng 3/2016

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng Quý thầy cô cựu giáo sư, quý nhân viên hành chánh và các bạn cựu học sinh Áo Tím – Gia Long – Minh Khai khắp nơi về cuốn sách ảnh “Một thời Áo Tím – Gia Long”
ghi lại hoạt động của các cựu GS và cựu nữ sinh trong 7 thập niên,
từ 1950 đến nay, gồm:
– Thập niên 1950: 30 ảnh
– Thập niên 1960: 134 ảnh
– Thập niên 1970: 21 ảnh
– Thập niên 1980: 3 ảnh
– Thập niên 1990: 452 ảnh
– Thập niên 2000: 82 ảnh
– Thập niên 2010: 76 ảnh
– Chương tưởng niệm: 22 ảnh
– Chương Làng Gia Long: 292 ảnh.
Nội dung sách ảnh bao gồm:
1.112 tấm hình và 27 đoản văn của các tác giả sau đây:
1. Âm thanh trường xưa (tác giả NGỌC PHƯƠNG)
2. Các thầy cô Việt Văn của tôi (CHÂU THỊ NGỌC MINH)
3. Đời nội trú (LÊ THỊ PHỤNG)
4. Gia Long và tôi (NGUYỄN NGỌC CHUNG)
5. Lịch sử trường Gia Long (Cựu giám học NGUYỄN NGỌC ANH)
6. Lược sử trường Gia Long (GS BẠCH THU HÀ)
7. Thời nội trú (TRẦN THÀNH MỸ)
8. Thuở học trò (LÊ THỊ PHỤNG)
9. Chúng tôi là người Gia Long (BÍCH VI)
10. Dưới mái trường xưa (NGUYỄN THỊ KIM NGA)
11. Hồ bơi trường Gia Long được xây dựng trong trường hợp nào?
(VÕ THỊ Hai)
12. Khung trời dĩ vãng (GS NGUYỄN LÂN)
13. Thời vụng dại (LÊ THỊ LIÊN HƯƠNG)
14. Tình bạn (SONG THANH)
15. Tôi đi nhận nhiệm sở (GS LÊ THỊ HỒNG MẬN)
16. Thơ Gia Long Yêu Dấu (MAI AURELIE)
17. Chuyện bây giờ mới kể (BÍCH VI)
18. Về Làng (BÍCH VI)
19. Chuyện vui quanh Làng (VÕ THỊ HAI)
20. Mãi mãi Gia Long (BÍCH VI)
21. 20 tháng 11 trong tôi (BÍCH VI)
22. Tôi yêu những bài giảng huấn biết đi (VÕ THỊ HAI)
23. Gia Long Dễ thương (MÃ THỊ HUỲNH ĐIỂU)
24. Gia Long hoài nhớ (BÍCH LIÊN)
25. Gia Long lưu lạc (BÍCH VÂN)
26. Gia Long trong tôi (VÕ THỊ HAI)
27. Đêm rằm tháng Giêng ở Làng (BÍCH VI)…

28. Có một thời (Đỗ Kim Trâm)
Sách ảnh “Một thời Áo Tím – Gia Long” do Công ty Trường Phát ở Sài Gòn phát hành vào đầu tháng 3/ 2016 tại Việt Nam, dày 450 trang, in 4 màu.
Các bạn cựu học sịnh và đọc giả tại Sài Gòn vui lòng liên lạc để mua sách tại:
. Cửa hàng Sách 24, đường sách Nguyễn Văn Bình, Q1.
. Tổng Công ty phát hành Trường Phát, số 179 Lý Chính Thắng, Q3.
. hoặc gặp trực tiếp chị Huỳnh Kim Phụng, điện thoại số: 0903705283.
Giá bán tại Việt Nam: 350.000 đồng.
Giá bán tại Hoa Kỳ và hải ngoại: 25 USD.
Kính mời Quý thầy cô và các bạn đón xem.
Các giáo sư và nhân viên hành chánh của trường được tặng một bản sách.
Tiền lời thu được từ việc bán sách (nếu có) sẽ được sung vào Quỹ săn sóc thầy cô giáo Gia Long.
Thay mặt ban chủ biên:
. Bích Vi – Võ Thị Hai (Santa Ana, Nam California)
. Huỳnh Thi Kim Phụng (Sài Gòn, Việt Nam).

Ở Mỹ và hải ngoại muốn mua sách xin gửi check payable to Hai Vo có kèm tên họ, địa chỉ gửi về số 9353 Bolsa Ave #H18, Westminster CA 92683, USA
Phone 714-548-9008
Email : vothihai90350
Giá sách ở Mỹ: 25 USD
Cộng với cước phí gửi trong nước Mỹ: 10 USD
Cước phí gửi ngoài nước Mỹ: 15 USD

This entry was posted in Tạp Ghi. Bookmark the permalink.