Nhà văn Viên Linh: kẻ kiêu căng khó ưa- Dec 2016

Trích LanChiYesterday-Những vụn vặt đời sống quanh tôi

Viên Linh: kẻ kiêu căng khó ưa

Trước khi viết xuống vài ý kiến, xin được nói trước là cá nhân tôi không biêt ai, không thân cận ai và không ngả về ai cả trong vụ dưới đây: Kiều Phong-Nhật Tiến-Viên Linh-Tà Cúc.

Mấy hôm trước đọc mail của bà Tà Cúc gửi diễn đàn, tôi khó chịu với kiểu kiêu căng của bà. Hôm nay đọc bài dưới đây của Kiều Phong có đoạn này thì tôi lại khó chịu với ô Viên Linh. Trích (Viên Linh viết: Tôi vốn không đọc Nhật Tiến, tác giả của những truyện về trẻ mồ côi, về các bà sơ có lòng nhân ái, những đề tài thích hợp với mấy cậu nhỏ thuở mơ làm văn sĩ, bước vào giai đoạn sáng tác thì nhân vật cốt truyện đề tài văn chương được bao lăm, đọc chi cho mất thì giờ.”) Ngưng trích.

Sau đó, tôi còn đọc được như vầy: Kiều Phong viết rằng (VL viết: “Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (1905-1963), sinh ở Hải Dương, cuối thập niên ’60 xuất bản tạp chí Văn Hóa Ngày Nay ở Sài gòn, đăng bài vở của một nhóm vô danh mà tài năng của họ được Nhất Linh khuếch đại quá đáng, trong có Nguyễn Thị Vinh, Duy Lam, Nhật Tiến, …”) Ngưng trích

Tôi nghĩ vầy: một vườn hoa đẹp không chỉ bởi hoa hồng sắc lộng lẫy, hương tỏa ngát mà còn bởi hoa lan nhuốm hoang dại núi rừng, bởi hoa cúc dịu dàng, bởi dương xỉ mềm mại và còn bởi cả thảm cỏ xanh mướt. Văn sĩ cũng như hoa cỏ trong vườn. Mỗi người một thể loại. Để viết được truyện cho thiếu nhi, cho tuổi thơ, có lẽ phải là người có tâm hồn trong sáng, thánh thiện, yêu mến tuổi nhỏ. Đa phần người trong lãnh vực này đều xuất thân nhà giáo như Quyên Di, Nhật Tiến. Cá biệt là Duyên Anh nhưng DA lại nổi tiếng với cái kiểu viết khác dù cũng là cho thiếu nhi. Những truyên viết cho thiếu nhi rất cần thiết cho con em chúng ta. Trẻ nhỏ như một tờ giấy trắng, một giải đất trống. Viết những giòng chữ đẹp, trồng những hạt giống hoa đẹp là cần thiết. Đến tuổi trưởng thành, thường là 18 như luật pháp quy định, thì những truyện có nội dung xấu sẽ như cỏ dại, không thể nào lấn át được tờ giấy đã đậm nét Rồng Tiên. Vì thế thể loại viết cho tuổi thơ CẦN, RẤT CẦN cho học sinh mẫu giáo, tiểu học, và cả trung học. Họ, học sinh và cũng là những “mầm non tổ quốc” sẽ có một nhân cách hoàn hảo hơn khi bước vào đời, vào môi trường dân sự hay cả quân ngũ ( như ô Viên Linh chẳng hạn).

Ô Viên Linh viết về thể loại nào thì tôi không biết và tôi cũng không đọc ông. Lý do không đọc là vì thuở tiểu học, tôi phải đọc “Tâm Hồn Cao Thượng” do Hà Mai Anh dịch (và các sách tương tự). Thuở Trung Học, từ học đường đến ngoài đời tôi đọc những tác phẩm đẹp của Tự Lực Văn Đoàn và các nhóm tương tự. Tôi bận học thi hai cái Tú Tài nên không có thì giờ ngó đến những “feuilleton” trên các báo của vài nhà văn quân đội. Tôi không thú vị vì dài lê thê, toàn là đối thoại qua lại. Nội dung thường là gái đẹp, vũ trường, nhảy nhót, nếp sống xa hoa..Tôi không rút ra bài học gì cho cuộc đời tôi qua những truyện đó. Ô Viên Linh là quân đội có lẽ cũng viết các loại tương tự như thế chăng?

Dù viết về thể loại nào đi chăng nữa thì ô Viên Linh không nên buông lời “miệt thị” những nhà văn viết truyện cho tuổi thơ như vậy. Điều đó chỉ khiến cá nhân tôi bất bình (nhuốm chút coi thường) và không tăng chút giá trị nào cho ông cả. Khi tranh luận, ông nên đi vào đề mục chính thay vì ông miệt thị cá nhân như vậy. Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì cá nhân này (ông Nhật Tiến) từng là hội viên Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục, Phó chủ tịch Hội Văn Bút ( ông Viên Linh viết vậy).

Tóm lại, chuyện cãi nhau giữa Viên & Linh Tà Cúc- Kiều Phong & Nhật Tiến là gì tôi không biết. Tôi chỉ không ưa cái giọng điệu kiêu căng của bà Tà Cúc, cái giọng điệu miệt thị nhà văn viết cho tuổi thơ của ô Viên Linh.

Bài của Kiều Phong ở đây:

http://khaiphong.net/showthread.php?16700-%93TH%26%237912%3B-S%C1CH-%26%23272%3B%CA-H%26%237840%3B%94-Ki%26%237873%3Bu-Phong

Hoàng Lan Chi

12/2016

This entry was posted in Tạp Ghi. Bookmark the permalink.