VĂN SĨ QUAN DƯƠNG: THÁI ĐỘ VÔ GIÁO DỤC KHI MUỐN BINH VỰC Ô TRẦN TRUNG ĐẠO-April 21, 2017

Hoàng Lan Chi

VĂN SĨ QUAN DƯƠNG: THÁI ĐỘ VÔ GIÁO DỤC

KHI BINH VỰC Ô TRẦN TRUNG ĐẠO

Thưa quý vị,

Tôi viết nhận xét về bài “Khi người lính già vừa chết đêm qua” của Trần Trung Đạo vì có vài người LÍNH binh ẩu. Ông Quan Dương, một nhà văn, cũng là “bạn quen biết” nhiều năm xưa của tôi đã vào nhà facebook của tôi và viết comment.

Ông Dương, không chỉ ra những lập luận của tôi sai ra sao. Vd nếu tôi nói, ô Đạo bịa đặt điều A thì ô Dương phải chứng minh điều A không phải bịa đặt. Hay, nếu tôi viết ( ví người lính với con thú hoang lạc loài) thì không nên vì ô Đạo có thể tự ví mình là bất cứ con vật nào ông thích như ô Nam Lộc từng ví (tôi như con thú hoang lạc đàn) nhưng ví người lính là “thú hoang lạc loài” thì không hay. Nên ví “như chim lạc đàn” thì vẫn nói được cái hoàn cảnh trơ trọi cô đơn của một người. Dùng “thú hoang lạc loài” thì chữ “thú hoang” đã không hay (nhưng dùng động vật hoang dã thì được khi muốn nói chung chung). “Thú hoang” không có gì hay ho mà “lạc loài” càng không hay hơn. Thú thường sống có bầy như sói. Vài con thú vẫn được ví với người anh hùng là hổ thì một mình một cõi, chúa sơn lâm. Gọi “thú hoang” là những con thú “xấu” không hàm ý tốt hay đẹp. Để phản bác tôi , ô Dương nên chứng minh, vd đã có người A, B, C,D thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội từng ví mình là thú hoang lạc loài. Hoặc, ông nên trưng bằng cớ, cổ ngữ hay sách cổ thì thú hoang lạc loài có nghĩa đẹp ám chỉ tình trạng cô đơn của một người hùng khi sa cơ lỡ vận…

Ô Quan Dương không làm vậy.

Là một cựu quân nhân, cũng là nhà văn, có lẽ cỡ tuổi tôi, từng biết tôi từ trước khi tôi ra hải ngoại (2004), từng đọc bài tôi viết, chương trình âm nhạc tôi từng thực hiện mà ô Quan Dương miệt thị rằng tôi chỉ trích người nổi tiếng để được nổi tiếng!

Tôi bật cười.

Từ 2004, tôi đã chỉ trích ô Đạo qua mail riêng vì cái rỗng/khôi hài của câu “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười”. Ô Đạo không trả lời được thỏa đáng vì phải chi bà mẹ chết thì trong lúc tưởng nhớ, người con có thể bày tỏ sự ước mong thời gian quay ngược trở lại. Còn trường hợp ô Đào (nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người) có nghĩa mẹ ông còn đó chưa chết! Chỉ là cụ còn ở VN. Như thế có thể gọi điện thọai thăm mẹ chứ còn “xin đổi thiên thu lấy tiếng mẹ cười” nghe rỗng tuếch và còn sai vì cụ chưa chết. Chỉ vài người trẻ, không thạo tiếng Việt lắm mới thích chứ d91 số những người tương đối có học Việt văn 12 lớp của VNCH, sẽ thấy đó là sáo ngữ, là rỗng tuếch.

Từ 2005, tôi chỉ trích vì tư tưởng có vẻ hòa hợp trong bài “Ông Thiện Ông Ác”

Từ khoảng 2014, tôi viết bài “Cái hèn của ô Trần Trung Đạo”. Ông Đạo có mail, trần tình rằng “Kẻ gây Rối” viết từ lâu, không phải sau bài “Ánh sáng Điếu cày”

( Trích Hoàng Lan Chi trong bài Cái hèn của ô TTĐ: Tóm lại, một người tranh đấu trong nước như ông Điếu Cày qua những “bề nổi” ( vì chúng ta chưa có đủ dữ kiện để biết mặt chìm của tảng băng) thì chúng ta có thể khen, yểm trợ và “wait and see” để xem tương lai, ông Điếu Cày làm được những gì. Còn xưng tụng thái quá, trao tặng “Ánh Sáng Điếu Cày”: với cá nhân tôi, ô Trần Trung Đạo rất hèn). Ngưng trích.

Tôi không phải là người tập tễnh mới viết văn, không có khả năng viết vì cá nhân tôi học Việt văn thời VNCH ở trường nữ trung học nổi tiếng của Sài Gòn (Gia Long), từng viết văn từ thuở đệ tứ, (1963) từng đăng bài ở Chính Luận, Sống, Tiếng Vang, Dân Luận. Trong khi đó ô Đạo học trung học miền Trung (có lẽ giáo sư Việt văn không được giỏi như gs của thủ đô Sài Gòn). Có lẽ khi tôi là giảng nghiệm viên bộ môn Vật Lý Địa cầu của ĐH Khoa Học thì ô Đạo còn đang mài đũng quần ở ĐH tư, Vạn Hạnh (cái ổ vc) chứ cũng không được là ĐH chính thức Văn Khoa. Như thế, ô Quan Dương, “mạ lị” một người như tôi là (trích Quan Dương: Sự khiêm cung kho^ng bao giờ thừa cả , đừng quá tự thị để người khác hiểu là bà muốn nổi tiếng khi chọn những người nổi tiếng để phê bình. Con đường nổi tiếng phải trải qua một quá tr`inh . Đi ngang về tắt thì đó gọi là tai tiếng.Ngưng trích), chứng tỏ sự thiển cận, tinh thần bè phái, kiến thức hạn hẹp và quan trọng hơn hết, cái “vô giáo dục” nơi ông. Những bài phỏng vấn của tôi không chỉ dành cho người rất nổi tiếng mà cho cả người nổi tiếng vừa và nội dung luôn được tôi chắt lọc từng câu, từng ý chứng tỏ tôi là có phải là người ( CHỌN CHỈ TRÍCH NGƯỜI NỔI TIẾNG ĐỂ PHÊ BÌNH) hay không. (sic!)

Dưới đây là những gì tôi ghi theo từng điểm của ô Quan Dương. Tôi đóng vấn đề tại đây vì Quan Dương, một cựu quân nhân, vô tư cách, vô giáo dục, không xứng đáng để tôi hạ mình đối thoại, lần thứ hai.

Hoàng Lan Chi

4/2017

1-Quan Dương viết: Chữ nghĩa của người làm thơ được cô đọng bằng cảm xúc của sự suy tư . Người đọc đọc bằng sự cảm nhận . Nếu sự cảm nhận của mình không đồng cảm được với ca?m xúc của tác giả thì không có nghĩa là tác giả dùng sai chữ nghĩa mà vì cả hai không cùng tần số . Người đọc không cùng tần số với người viết cũng không có nghĩa là bài thơ đó dở theo ý kiến chủ quan của mình bởi vì một bài thơ không cùng tần số với người này không có nghĩa là không cùng tần số với người khác.

Hoàng Lan Chi viết: hóa ra ông cho bài thơ hay? Thì, cũng như Ngụy Vũ, Nvradio nói trên làn sóng ( những ai khen ô Đạo thì cũng như ông ta thôi. Cùng hội cùng thuyền). Sẽ không có thống kê để biết có bao nhiêu người khen thơ hay và bao nhiêu người chê dở. Ông, cứ tự giữ cảm tưởng, cảm nhận, cảm nghĩ của ông về bài thơ. Cá nhân tôi đọc qua một lần, không thấy rung động mà ngược lại nổi giận vì người lính bị bôi bác (ví như thú hoang lạc loài). Tôi đã viết, Nam Lộc hay ô Đạo, tùy ý, tự ví mình với bất cứ “animal” nào: không ai nói. Nhưng, Tháng Tư, post bài thơ, mà bảo người lính là con thú hoang lạc loài thì cá nhân ông cho là không xúc phạm nhưng với tôi thì có. Hãy ví von người lính là “chim lạc đàn”. Thú hoang: nghĩa xấu. Lạc loài: có nghĩa xấu nếu ngoài nghĩa “lạc bầy”. Tự do sáng tác thuộc ô Trần Trung Đạo. Tự do phê bình là quyền của tôi. Cả hai quyền này được luật pháp bảo vệ. Nhưng tự do mạ lị kiểu ô Quan Dương là vi phạm luật pháp và cả luật đạo đức của loài người.

2-Quan Dương viết: Bà Hoàng Lan Chi này quá sức chủ quan khi tự cho mình là cái rốn chữ nghĩa trong thiên hạ khi đem chữ nghĩa trong thơ của Trần Trung Đạo ra chẻ tét lét và cố phán đoán phản ngược lại cảm xúc của tác giả

Hoàng Lan Chi viết: Một bài thơ được gửi ra ngoài “public”: sẽ có người khen, kẻ chê. Những người chê này, không bao giờ nghĩ mình là “cái rốn của vũ trụ”. Hãy tra lại tự điển, hãy coi lại chương trình Việt văn xưa, để hiểu “cái rốn của vũ trụ” được dùng để ám chỉ cho những kẻ XYZ nào với hành vi ABC nào. Ông Dương viết thế là ông đã áp đặt chữ nghĩa, nếu không muốn nói là vu cáo: thật trẻ con và có vẻ tiểu nhân vì bè phái (Sorry). Lời khen hay chê, sẽ có giá trị hơn nếu được chứng minh và ngược lại. Bài nhận xét của tôi, có chứng minh rõ ràng: ô Đạo đã bịa đặt những gì, đã vô tình mạ lị người lính cái gì. Tôi, không nói hay viết hồ đồ bao giờ. Ông Dương, muốn binh vực, muốn phản biện, hãy đem từng ý của tôi ra, để bác bỏ. Viết vài câu theo kiểu này: chỉ là của người thiếu hiểu biết, không phải là tư cách của người trưởng thành.

3-Quan Duong viết: Sự khiêm cung kho^ng bao giờ thừa cả , đừng quá tự thị để người khác hiểu là bà muốn nổi tiếng khi chọn những người nổi tiếng để phê bình. Con đường nổi tiếng phải trải qua một quá tr`inh . Đi ngang về tắt thì đó gọi là tai tiếng

Hoàng Lan Chi viết: bật cười. Khiêm cung là gì? Chả lẽ khiêm cung là đọc thơ (gửi “public”) là không được phê bình/nhận xét? Chả lẽ khiêm cung là phải “hít hà” cho dù thấy bài thơ sai trái, có nội dung và cả từ ngữ xúc phạm một tập thể?

Trần Trung Đạo nổi tiếng lúc nào: đa số mọi người biết. Bà Hoàng Lan Chi xuất hiện lúc nào, với những chương trình gì, bài viết kiểu gì: có lẽ cũng khá nhiều người biết nhưng sẽ ít hơn vì “bà” LAN CHI ra hải ngoại sau Trần Trung Đạo những hơn 20 năm gì đó. Nhưng, ông Quan Dương, không nói chuyện đứng đắn mà chụp mũ cho một phụ nữ, viết đã lâu, tham dự vào chuyện cộng đồng khá lâu, là muốn nổi tiếng nên chọn phê bình người nổi tiếng: quả là vừa thiếu trí, vừa thiếu giáo dục, vừa thiển cận.

“Bà Hoàng Lan Chi”, trải dài nhiều năm nay, thấy việc bất bằng là lên tiếng. Trần Trung Đạo, đã bị hai lần và lần này là lần thứ ba chỉ vì có vài cựu quân nhân binh bậy. Nếu không bất bình vì vài người lính (đã không hiểu ý tứ bài thơ, lại ca tụng) thì “bà Hoàng Lan Chi” đã không bỏ một giờ ra xem và viết nhận định vì với “bà Hoàng Lan Chi”, thơ Trần trung Đạo chỉ trên trung bình! (Sorry!). ( Ngay từ 2004, HLC đã chỉ trích “Đổi cả thiên thu lấy tiếng mẹ cười”, vì sáo, rỗng tuếch, làm dáng. Thua xa thơ (Ta về của Tô Thùy Yên) hay vài bài thơ Tháng 4 của (Hà Huyền Chi), thơ tháng Tư của cố văn sĩ Thanh Nam.

HẾT

************************

Tài liệu về ô Trần Trung Đạo

Ánh sáng Điếu Cày:

https://www.facebook.com/lanchi7/posts/10213272747674618

Tôn Nư Hoàng Hoa phê bình Trần Trung Đạo:

https://www.facebook.com/lanchi7/posts/10213272205741070

Cái “hèn” của ô Trần Trung Đạo:

http://www.chinhkhiviet.net/2015/02/hoang-ngoc-cai-hen-cua-tran-trung-ao.html

Mục Tử-“Đốt cả thiên thu với Điếu Cày”- bài viết hay về TTĐ khi ô TTĐ viết bài Ánh sáng Điếu Cày

This entry was posted in Tạp Ghi. Bookmark the permalink.