Ca Từ Của Phạm Duy


Nguyễn Ngọc Sơn, Hoàng Lan Chi

Hoàng Lan Chi là một "mạng nhân" rất phong phú. Bỉnh bút chính của website ĐẶC TRƯNG, Hoàng Lan Chi thường viết về văn, thơ, nhạc... và có rất nhiều "fans" để trao đổi "i meo". Tôi đã được nhắc tới trong một bài viết của HLC đăng trên mục Diễn Đàn của ĐẶC TRƯNG. Bài đó như sau :
... Ai đó đã nói rằng tôi (HLC) thích nhạc Trinh Công Sơn. Thực ra không phải vậy. Chỉ là bây giờ bài Tiến Thoái Luỡng Nan hợp với tâm trạng tôi. Còn thật ra tôi thích nhạc Phạm Duy.

Thuở tôi còn bé, có nhiều nhạc hay của nhiều tác giả. Nhung tôi hay nghe mẹ tôi hát nhạc tiền chiến và nhạc Phạm Duy. Ngày đó Thái Thanh đuợc báo chí Saigon ca tụng là giọng ca vuợt không gian và thời gian. Quả tình theo tôi cho đến bây giờ chưa có giọng ca Thái Thanh thứ hai. Cùng thời Thái Thanh là Kim Tuớc, Minh Trang, Thanh Thuý, Lệ Thanh, Hà Thanh và một số ca sỹ trẻ như Hoàng Oanh, Phuơng Dung, Thanh Tuyền.

Tôi thích tiếng hát Thái Thanh. Phải đến một tuổi nào thì mới cảm nhận đuợc tiếng hát TT hay..Tuổi đó của tôi là 14, năm đệ tứ. TT hay hát nhạc Phạm Duy và chỉ có TT là chuyển tải nhạc PD thành công nhất. Như chỉ Khánh Ly thành công nhất với nhạc Trịnh Công Sơn.

Giọng Thái Thanh cao vút và khi lên cao không hề hát giọng mũi. Hơi dài, khoẻ như Hồng Nhung bây giờ. Thỉnh thoảng Thái Thanh "điệu quá "làm giảm giọng của cô một phần.

Theo tôi, Phạm Duy là một thiên tài âm nhạc. Ông sáng tác nhiều thể loại và đa số đều hay đối với tôi. Từ tình ca đến đạo ca. Tình ca của PD, nhạc nghe rất muợt mà và từ thì đa cảm. Ngôn từ của ông dễ hiểu, thấm vào hồn nguời. Tôi vẫn quan niệm, thơ hay văn hay nhạc, chỉ cảm thấy hay khi ta hiểu đuợc. Cho nên tôi đả phá thơ bí hiểm, thơ hũ nút. Chỉ trừ thơ Bùi Giáng, với tôi là ngoại lệ. Có nhiều bài của Bùi Giáng, tôi không hiểu lắm nhung cảm nhận hay.

Tôi còn nhớ, tôi đã xúc động duờng nào khi nghe Thái Thanh cao vút nhạc PD, một bản nhạc ca tụng đất nuớc, tức một đề tài không dễ thấm:
Tôi yêu tiếng nuớc tôi
Từ khi mới ra đời
Nguời ơi
Mẹ hiền ru ...những câu xa vời
à à ơi tiếng ru muôn đời.
Tôi yêu tiếng nuớc tôi
Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi.
Nuớc ơi.

Đấy, lời nhạc PD như thơ. Giản dị và có vần điệu. Nhưng rất ý nghĩa. Này nhé:
... tiếng mẹ sinh từ lúc ra đời
tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi...


Vâng, từ lúc nằm nôi đã nghe tiếng mẹ à ơi, đó là tiếng nuớc tôi... Tiếng nói từ khi tôi mở mắt chào đời...
Tôi yêu biết bao nguời
Lý Lê Trần và còn ai nữa
Những anh hùng của thời xa xưa..
Những anh hùng của một ngày mai.

Vâng, tôi yêu những dòng họ đã làm nên lịch sử, những Lý Công Uẩn, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo. Và tôi sẽ còn yêu những anh hùng của mai sau.

Ngày xưa tôi thích giờ lịch sử. Những trang sử oai hùng của dân tộc làm tôi xúc động. Nên nghe bản nhạc trên của Phạm Duy tôi rất thích. Ngay cả bài hát ca tụng chiến sỹ, cũng đề tài khô khan mà PD viết nhạc dễ như chơi:
Ngày trở về
Anh buớc lê
Trên quãng đuờng đê
Đến bên luỹ tre
Nắng vàng hoe
Vuờn cau truớc hè
Chờ đón nguời về...
Mẹ lần mò ra truớc ao
Nắm áo nguời xưa
Ngỡ trong giấc mơ
Tiếc rằng ta
Đôi mắt đã loà
Vì quá đợi chờ...

Lời vẫn có vần như thơ nhé. Mà ý nghĩa ghê chưa? Mẹ lần mò... vì đôi mắt loà do quá đợi chờ con.

Thuở tôi là SV thì Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư. Tôi mê nhất bài Ngày Xưa Hoàng Thị. Nhân vật chính là Hoàng Thị Ngọ. Một cái tên quê mùa, dân dã..
Em tan truờng về
Đuờng mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở
Tóc dài tà áo vờn bay...

Tan truờng. Một đề tài thú vị cho tuổi học trò. Mà lại mưa nho nhỏ. Em ôm tập nghiêng nghiêng trên tay và áo em lất phất bay.
Em tan truờng về
Anh theo Ngọ về
Chân anh nặng nề
Lòng anh nức nở
Mai vào lớp học
Anh còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ.

Cô bé tên Ngọ. Anh theo Ngọ về khi tan truờng để rồi mai vào lớp học, anh còn ngẩn ngơ vì áo em bay trong chiều mưa nho nhỏ...
Rồi ngày qua đi, qua đi
Nhu phai nhạt mờ
Đuờng xưa nho nhỏ
Nhu phai nhạt mờ
Đuờng xưa nho nhỏ...

Thời gian. Mọi cái đều phôi pha với thời gian. Không hiểu vì sao tôi cứ thích những chuyện tình buồn. Do đó tôi thích Ngày xưa Hoàng Thị.

Thuở đó Ngày Xưa Hoàng Thị nhanh chóng nổi tiếng và chiếm cảm tình của giới sinh viên.

Tiếp đó PD sáng tác một loạt đạo ca. Tôi không thích đạo ca của PD mấy.Tôi thích nhất tình ca của PD.
Năm năm rồi không gặp
Từ khi em lấy chồng
Anh một đời rong ruổi
Đời chia hai nhánh sông...
Em đi lấy chồng và cuộc đời đôi ta như hai nhánh sông...

Năm năm rồi trở lại
Một mầu tang tóc buồn
Chúa buồn trên thánh giá
Mắt nhạt nhoà mưa sa.


Duờng như Trịnh Công Sơn bắt đầu nổi lên năm 67 gì đó với bài Diễm Xưa với Khánh Ly. Tôi không thích. Vì theo tôi, Diễm Xưa có những ca từ khó hiểu. Tôi không hiểu ông muốn nói gì ? Tự nhiên "mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ " rồi "dài tay em mấy thuở mắt xanh xao ". Tiếp theo "nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ." Tôi không cảm nhận đuợc ý liền lạc trong nhạc TCS... Cứ đứt khúc. Bắt ta suy nghĩ.

Còn Phạm Duy, lời nhạc luôn có vần điệu như thơ xua. Thơ xưa chứ không phải thơ nay. Thơ nay toàn là thơ không vần, chán quá. Tôi chẳng thể nào ngấm nổi thơ của chư vị bây giờ ở VN như Lê Thị Kim, Nguyên gì đó hay Thuờng Đoan... Tôi nhớ biết bao thơ Nguyên Sa, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đình Toàn, Nhất Tuấn… Cả bản nhạc của Phạm Duy là một câu chuyện rõ ràng. Như một bài văn có đầy đủ mở bài, thân bài và kết luận. Dù là chuyện tình hay chuyện có mục đích tuyên truyền.

Phạm Duy còn sáng tác một số nhạc tuổi hồng cho Thái Hiền hát rất thành công như :
Hôm nay em đi trời không có nắng
Nhưng sao đôi má em lại hồng hồng
Nơi em đi qua lửa không bốc cháy
Nhưng sao đôi mắt em như nguời say?
Tuổi hồng soi ý ơi...


Từ sau 75, cả Phạm Duy và Trịnh Công Sơn đều ít sáng tác. Thật đáng tiếc. Cả hai đều là những nhạc sỹ lớn. Cũng từ sau 75, tôi ít nghe nhạc. Đến nỗi con gái tôi cứ ngỡ mẹ nó khô khan lắm. Vì hễ nó nghe là tôi đóng cửa! Có biết đâu ngày xưa tôi vừa làm toán vừa nghe nhạc, Chỉ vì những lo toan bộn bề của cuộc sống, những khắc khoải đã làm tôi không còn hứng thú. Mà nguời tôi thích cũng không còn để hát, để sáng tác.

Giờ này đây, đang thèm nghe, không phải Phạm Duy mà Thái Thanh với:
Một giòng sông xanh
Một giòng tràn mênh mông
Một giòng nồng ý biếc
Một giòng đầy luyến tiếc.. Trôi về...
Ngày tháng mơ hồ...

Blue Danube, Giòng Sông Xanh, bản nhạc vẫn đuợc coi là hay nhất thế giới.


10 năm trước đây, khi tôi nhìn ra Mạng Lưới Toàn Cầu (Internet) có thể giúp tôi thoát ra khỏi nghịch cảnh luôn luôn bị người này, người nọ vu cáo xuyên tạc, hạ bệ bôi xấu, dèm pha chê tránh, bịt miệng khóa tay... chỉ vì tôi là một ca nhân độc lập giữa một thời loạn lạc nhiễu nhương, hoặc chỉ vì trong đời không thiếu gì những kẻ ghen tài, ghen tiếng...

... thì :
* một mặt, tôi đưa lên NET gần như toàn vẹn sự nghiệp của mình (Pham Duy Anthology) rồi mời mọi người "đọc và nghe free"...

* mặt khác, tôi dùng internet để phá vỡ những chuyện xấu về tôi do người ta bịa đặt ra trong cuộc đời đầy đặc thù hằn và khinh thị này (ce temps de la haine et du mépris).

Tôi thường lướt sóng vào những websites nào có những diễn đàn về âm nhạc và vì thế tôi gặp Hoàng Lan Chi. Tôi lập tức trao đổi i-meo với nàng.

... Như Lan Chi biết, trong dĩ vãng, đã có những huyền thoại xấu về tôi. Truớc đây tôi không “ke” (care) về những chuyện đó, nhưng sau khi về VN và thấy rằng có rất nhiều người yêu tôi, hiểu rõ tôi nhưng cũng có những người bị mal informés về tôi. Phương tiện hay nhất là vào NET rồi tìm những cảm tình viên để nhờ họ nói rõ về mình. Tôi đã quyết định chọn những "netter" nào dám ăn dám dám nói, không sợ cãi nhau, biết rõ khả năng cảm thụ của đám trẻ ngây thơ, dễ tin, dễ theo... để giúp tôi cải chính những disinformations về tôi.

Qua một điện thư, tôi được Hoàng Lan Chi cho biết rằng nàng đã nghe những lời đồn đại cho rằng tôi là một nghệ sĩ phóng túng, thiếu đạo đức… Tôi bèn cho cô ta biết ngay một sự thực hiển nhiên là :

1) Trong làng nghệ sĩ, đã có vài ba nhạc sĩ hàng đầu nghiện thuốc, nghiện rượu, nghiện cờ bạc... trong khi tôi là người không hút nổi một điếu thuốc lá, một cút rượu và không biết cả đánh "tam cúc" nữa...

2) Tôi có nhiều cuộc tình ngắn ngủi hoặc lâu dài, nhưng chưa có một người tình nào thù hận hay ghét bỏ khinh khi tôi, sau khi chúng tôi phải xa nhau.

3) Tôi có một đạo đức riêng : trong đời nghệ sĩ, tôi tôn thờ ba điều : nghệ thuật, vợ con người tình. Tôi dám sống như thế. Nhiều người không dám làm như vậy. Đời tôi phải vững như cái kiềng ba chân : Không vì nghệ thuật mà bỏ vợ con, bỏ người tình… không vì vợ con mà bỏ người tình và nghệ thuật… không vì người tình mà bỏ nghệ thuật và vợ con. Cái kiềng ba chân này đã giúp tôi thành công trong đời, ai ai cũng đã thấy rồi, ha ha ha.

3) Do đó có bao giờ vợ con tôi kết án tôi đâu? Tôi kính yêu một triệu lần vợ tôi (ngày bà còn sống và sau khi bà qua đời), khi các con kể lại rằng bà á thánh này đã có lần bảo các con : tao biết hết chuyện bố mày nhưng để cho bố mày có hứng làm nghệ thuật.

Thế là có một điện thư của Hoàng Lan Chi và sau đó (coi phần dưới) tôi lại có dịp phân trần thêm :

... Sau khi xem hồi ký, tự sự của chú, Hoàng Lan Chi hiểu chú hơn. Vâng, Hoàng Lan Chi cảm thấy minh đỡ khe khắt với chú hơn là cách đây vài tháng. Lý do ngày xưa, Hoàng Lan Chi chỉ mê nghe nhạc và không tìm hiểu đời tư môt tác giả nào cả. Lan Chi đuợc nhồi nặn bởi cha là nhà giáo, bà nội nhồi tiếp… nên quan niệm sẽ khác với các nghệ sỹ. Phóng túng là sống không theo quy luât đạo đức chung của xã hội. Đó là cái định nghĩa đơn giản nhất. Vấn đề môt bà đã có chồng nhưng vẫn có bồ thì đuợc coi là sống phóng túng về tinh cảm ! Dù rằng về các phuơng diện khác thì bà tuyêt vời, như bà dạy con chu đáo, cư xử với cha mẹ có hiếu !

Tôi hồi âm :

Tôi được biết rằng từ ngày còn trẻ, Hoàng Lan Chi đã đựơc Bà và Cha nhồi nặn chắc chắn là với đạo lý Khổng, Mạnh cho nên đã cho rằng : là phụ nữ Việt Nam thì không nên “phóng túng” (có chồng là zero bồ).

Cứ cho như thế là đúng đối với cái xã hội hậu-bán-thế kỷ 20. Thế nhưng trong xã hội vào thời đại 2000, trước sự ngoại tình vô tội vạ của phái Nam, chúng ta có thể duy trì sự khắt khe đối với phái Nữ không? Phụ nữ ở Âu Tây đòi bình quyền, ngoài quyền ăn nói, làm việc, còn có cả quyền tư do luyến ái.

Xin nói ngay, tôi không phải là người vô địch trong việc xuống đường để đòi cho phụ nữ (có quyền tư do luyến ái) đâu nhé ! Tôi chỉ muốn là người hơn tuổi khuyên Hoàng Lan Chi nhìn vào thực tế, cái gì và lúc nào là đúng, cái gì và lúc nào là không đúng nữa rồi... Thế thôi !

Sau đó, Hoàng Lan Chi khởi sự mang một số bài ca của tôi lên website ĐẶC TRƯNG để phân tích với mục đích giảng giải cho lớp trẻ hiểu biết hơn về giá trị của những ca khúc đã trở thành "cổ điển" của một nhạc sĩ.

Vài cảm nhận về ca từ của Phạm Duy
Nhạc Phẩm Quê Nghèo

Hoàng Lan Chi

Tôi yêu dân ca và tinh ca của Phạm Duy. Với tôi, không ai viêt dân ca hay hơn Phạm Duy. Nhưng xin đuợc mở dấu ngoặc, tôi không muốn đưa con nguời vào tác phẩm. Tôi xin đuợc tách rời đời sống bình thuờng của một tác giả -- nhất là một nhạc sỹ hay thi sỹ -- ra ngoài tác phẩm của họ ! Tôi có thể không thích một thi sỹ nào đó về tư cách hay đạo đức nhưng không vì thế mà tôi chối bỏ thơ của họ nếu đó là thơ hay.

Môt trong những bản nhạc vê quê hưong hay nhất là Quê Nghèo Có lẽ quê của chúng ta đa số là nghèo. Nhất là vào những thửa xa xưa. Khi chiến tranh còn đang tiếp diễn. Khi nô lệ còn đang ngự trị . Nếu tả quê nghèo thì hẳn là môt em bé nào đó chỉ viết đuợc : quê tôi nghèo lắm toàn nhà gianh vách đất, quanh năm thiếu ăn. v.v…

Nhưng với tác giả, qua nhạc thì đã lột tả đuợc quê nghèo bằng những ngôn ngữ thần kỳ, những ca từ bình dị mà thấm đẫm vào lòng nguời nghe.

Đoạn mở đầu là những giòng nhạc trầm buồn, tha thiết
Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói
Có nhưng cánh đồng cát dài
Có luỹ tre còm tả tơi
Ruộng khô có nhưng ông già rách vai
Cuốc đất bên đàn trẻ gầy
Có nguời bừa thay trâu cày

Từ lời giới thiệu, làng tôi không xa kinh kỳ lắm. Đến đặc tả hình ảnh tuơng trưng nhất cho vùng quê: cánh đồng, luỹ tre, trâu… Thế nhưng để là quê nghèo thì luỹ tre đã còm tả tơi ! Rồi những ông già, thay vì chống gậy trên đường làng quanh co thì là áo rách vai đang cuốc đất. Cuốc đất bên ai ? bên đàn trẻ gầy ! Không một ai có thể vẽ lên hinh ảnh môt quê nghèo tuyệt vời đến vậy. và câu cuối của đoạn môt là môt tiếng kêu thống thiết. Có nguời bừa thay trâu cày ! Còn gì nghèo hơn khi con nguời đã thay trâu để cày ?

Đoạn Hai
Bình minh khi sương rơi mờ trên rẫy
Thấp thoáng bóng người bên ngòi
Tát nước với giọt mồ hôi
Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy...

Sau lời giới thiệu tổng quát về quê nghèo, nhạc sỹ đã đưa nguời nghe vào hình ảnh một ngày ở quê nghèo. Khi bình minh lên, sương rơi mờ trên rẫy ? Tôi dám cá khi tả cảnh quê vào buổi sáng thì ai đó chỉ viết : khi bình minh vừa ló dạng trên cánh đồng hay… gì gì đó. Chứ không thể nào tìm ra từ suơng rơi mờ trên rẫy đuợc cả ? Rồi tát nuớc với giọt mồ hôi ?

Tát nuớc dưới đêm trăng là môt hình ảnh đẹp đã đi vào thi ca.
Hỡi cô tát nuớc bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Nhưng ở đây, chúng ta đã đuợc ”xem” hình ảnh tát nuớc mà mồ hôi nhỏ giọt !

Rồi sao ? Buổi chiều, thuờng chúng ta được “nghe" nào chiều tà, hoàng hôn buông rủ, năng quái chiều hôm... Nhưng ở đây, đến nắng chiều ở quê nghèo cũng... thoi thóp !

Thoi thóp trên vài luống khoai !...không phải thoi thóp trên giàn hoa thiên lý ! Mà là luống khoai. Để rồi, hình ảnh đau thuơng, bi thảm mà nhói buốt trong lòng nguời nghe là vui vì nồi cơm ngô đầy ! Không phải vui vì lúa trĩu đầy đồng. Mà mẹ cuời chỉ vì nồi cơm độn ngô đuợc đầy cho con cháu ! Quả là nghèo quá ?! Vui chỉ với nồi cơm độn ngô !

Vào điệp khúc 1 :
Bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi
Để cho cô con gái không buồn vì gió Đông
Bao giờ cho lúa về đầy sân, hỡi em (lúa ơi)
Để cho anh trai tráng được gần người gái quê.

Từ những âm thanh buồn vì quê nghèo, ta vào điệp khúc rộn rã vui tươi với những uớc mơ thật bình dị của nguời quê : xin cho lúa đuợc mùa luôn. Và ở đây, nhạc sỹ đã bắt đầu cho vào tác phẩm chút tình lứa đôi : xin cho lúa đuợc mùa để anh trai tráng đuợc gần nguời gái quê. Không phải đuợc mùa để hội hè, để “ tháng giêng là tháng ăn chơi “ mà chỉ rất tầm thuờng nhưng đầy nhân bản : cho em gái không buồn vì gió đông !

Đoạn Ba

Làng tôi luôn luôn vương vài đám khói
Những mái tranh buồn nhớ người
Xơ xác điêu tàn vì ai
Nửa đêm thanh vắng không một bóng trai
Có tiếng o nghèo thở dài
Vỗ về trẻ thơ bùi ngùi.

Lại trở lai với âm thanh cũ. Bây giờ là nỗi buồn nhè nhẹ. Nhưng mái tranh buồn nhớ nguời và xơ xác điêu tàn vì ai ? Nhạc sỹ lại đưa môt từ rất chân quê vào đây là từ o nghèo = tiếng o nghèo vỗ về con trẻ.

Đoạn Hai là tả buổi chiều. Đến Đoạn Ba là vào đêm. Đêm không nghe tiếng tre xào xạc, không nghe chó sủa trăng, không có bóng thôn nữ tát nuớc mà... không một bóng trai (những nguời trai đã ra đi vì chinh chiến !), để rồi giữa đêm khuya khoắt chỉ là tiếng o nghèo vỗ về trẻ thơ !

Đoạn Bốn
Từ khi đau thương lan tràn sông núi
Quê cũ đã nghèo lắm rồi
Thêm đói thêm sầu mà thôi
Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi
Mơ thấy bên lề cuộc đời
Áo dài đùa trong nắng (tiếng) cười...

Đến đây nhạc sỹ mới đưa nguời nghe vào thăm quê hơn nữa. Kể lể khúc nhôi. Từ khi chinh chiến, quê nghèo chỉ thêm đói thêm sầu ! Nhưng... với khát vọng sống của con nguời chân quê, nhưng uớc mơ đơn giản, nguời quê trong lúc đói khổ chỉ biết mơ ! Mơ gì ? Nhạc sỹ vẽ lên những hình ảnh thưc tế -- trăm họ tốt tươi -- rồi bỗng vút thành mơ mộng, quá đỗi mơ mộng –- mơ thấy áo dài đùa trong tiếng cười !

Ở vùng quê chỉ mặc áo dài khi sung túc, hội hè. Áo dài đùa trong tiếng cuời phải chăng lại là môt hình ảnh mơ trai tráng đuợc gần gái quê ? Tôi rất thích câu cuối xuống dịu dàng “áo dài đùa trong tiếng cười “ vâng, nếu cho tôi ao uớc điều gì cho quê nghèo thì cũng chỉ xin áo dài đùa trong tiếng cười ! Áo dài không chỉ đùa trong nắng vàng mà phải đùa trong tiếng cười. Môt câu có đây đủ cả hình ảnh và âm thanh để diễn tả niềm mơ bình dị.

Tôi chỉ không hiểu lắm ở danh từ tốt tươi ? Trăm họ tốt tươi ? Tốt tươi là ám chỉ cây trái, vuờn tược. Trăm họ tốt tươi là gì ? vào Điệp khúc 2
Bao giờ em trở lại vườn dâu, hỡi em
Để cho anh bắc gỗ, xây nhịp cầu (anh) bước sang
Bao giờ cho nối lại tình thương, hỡi ai
Để em ra bến vắng, đón người người (chàng chàng) chiến binh.

Nhạc sỹ lai để cho nhạc reo với tình tự trai gái. Chỉ đơn giản thôi. Bao giờ em trở lại cho anh bắc gỗ xây nhịp cầu ? Rồi bao giờ chiến binh lại trở về cho em ra đón ?

Chỉ là môt bản nhạc nói về quê nghèo. Nhưng nhạc dịu dàng, ca từ đẫm lệ (còm tả tơi, rách vai, o nghèo, hiu hắt, thoi thóp) đến thơ mộng (không buồn vì gió đông, áo dài đùa trong tiếng cười, xây nhịp cầu bước sang...) đã làm cho nguời nghe phải bồi hồi, rung cảm đến tận tâm can.

Qua bản Quê Nghèo, chúng ta lại thấy môt lần nữa, ngôn ngữ tiếng nuớc ta (tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi, thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi !) quả là phong phú. Vẫn đủ để diễn cảm. Không cần đến những gì cao siêu bí hiểm. Không cần đến những cỏ bồng, phiêu lãng, non cao, thác đổ... Chỉ là o nghèo bùi ngùi, chỉ là áo dài đùa trong tiếng cười mà đã vẽ lên đây đủ một quê nghèo. Qua Quê Nghèo, một tác phẩm viết từ thời tiền chiến, tôi chỉ múôn đuợc xin phép nói với các nhạc sỹ thời nay : ngôn ngữ Viêt không thiếu. Xin các vị hãy xem nhiều hơn, đọc nhiều hơn, đi nhiều hơn, sống thực hơn để cống hiến cho đời, những bản nhạc sống mãi hay ít ra cũng sống đuợc muời năm !

Xin đừng tra tấn chúng tôi bằng những ca từ không thật như Chảy đi sông ơi ? (Sông thì phải chảy ? không chảy thì làm sao là sông ?) Rồi sau đó lại rống lên ‘‘Ơi con sông ngàn năm vẫn chảy ?!!!”

hay thô thiển vụng về như:
Đuờng phố ơi hãy im lặng cho hai nguời hôn nhau ?!!!!!


Tiếp tục đem ca khúc Phạm Duy ra mổ sẻ, Hoàng Lan Chi viết về một bài hát khác của tôi : bản Người Về

Vài cảm nhận về ca từ của Phạm Duy
Nhạc Phẩm Người Về

Hoàng Lan Chi

Trong cuộc đời, ai mà chả có lúc trông đợi một nguời về? Từ em bé đến cô gái mông mơ, tóc thề xoã ngang vai đến chàng trai trẻ, bà mẹ già hay ông bố phúc hậu. Thời chiến tranh thì sự trông đợi nguời về còn nhiều hơn. Hàng ngày. Hằng đêm…

Hôm nay tôi xin đuợc giới thiệu với các bạn nhất là các bạn trẻ tuổi đôi mươi, một nhạc phẩm hay. Môt tình ca quê hương viết từ 1954 nhưng cho đến bây giờ, bạn nghe vẩn thấy hay. Vì sao vậy ? vì tôi biết, các bạn trẻ, với tình yêu quê huơng đang nồng cháy trong tim, khát vọng đuợc hát những bản nhạc ca ngợi quê huơng, hẳn sẽ không thua gì khát vọng hát tình ca đôi lứa. Bạn trẻ sẽ hỏi tôi vì sao ? có gì đâu, khi mới sinh ra, nguời bạn tiếp xúc là gia đinh bao gồm ông bà cha mẹ. Cảnh vật chung quanh là nơi bạn sinh sống. Những nguời và cảnh ấy đã quyện vào tâm khảm, tâm hồn bạn và… vĩnh viễn không bao giờ mất !

Nguời Về là nhạc phẩm mà tôi xin đuợc thưa với các bạn trẻ hôm nay !

Đoạn Một

Thoạt đầu, với giòng nhạc nhẹ nhàng, êm dịu, tha thiết như tiếng sáo diều đêm trăng, tác giả mời chúng ta nghe tiếng nguời về gọi mẹ. Vâng, với Phạm Duy, một nhạc sỹ dân ca tuyêt vời – mà mỗi nhạc phẩm –tôi ví như một bài luận văn – có đầy đủ mở bài, thân bài và kết luận. Có thứ tự của cả không gian và thời gian.

Do đó, tác giả đã rất trân trọng khi đặt những lời hát đầu tiên của nguời về là tiếng gọi mẹ :
Con thấy me yêu đã già
Hẳn là miền quê những năm vừa qua
Chiếc bóng in trên vách nhà
Một ngày một đêm tóc sương phai mờ
...

Bạn thấy không? me có hay chăng con về ? rồi câu tiếp theo, sao không là mẹ nhìn thấy con gầy ốm ? mà chiều nay thời gian đứng im để nghe ? Lời hát hay phải không bạn ? Thời gian đã đuợc nhân cách hoá như môt nhân chứng sống – đứng im để nghe. Nghe gì ? nghe gió trong tim tràn trề ? Nỗi vui đã đuợc thời gian nghe như tiếng gió. Gió lao xao. Ừ, ta vẫn nghe tiếng gió. Tượng trưng cho nhiều thứ. Khi cuồng nộ khi ve vuốt. Nhưng ở đây, tiếng gió tràn trề như niềm vui oà vỡ khi nguời về với mẹ quê !

Rồi câu hát tiếp theo, xuống rất trầm lắng, diễn tả hình ảnh mẹ. Nụ cuời nhăn nheo bỗng dưng lệ nhoè ! vâng, chúng ta khi găp lại mẹ già, bao giờ cũng là lệ nhoè đôi mắt. Hình ảnh đuợc diễn tả rất chân thực. Mẹ vui vì con về và nụ cuời móm mém nhăn nheo nở trên môi với đôi dòng lệ chảy ?

Con thấy me yêu đã già
Hẳn là miền quê những năm vừa qua
Chiếc bóng in trên vách nhà
Một ngày một đêm tóc sương phai mờ...

Câu tiếp theo – cũng vẫn dòng nhạc dịu dàng ấy đã đi tiếp nối đúng tình cảm con nguời : con quan sát mẹ sau bao ngày tháng xa cách. Và nguời về thấy gì ? Thấy me yêu đã già ! Điều đó, ai cũng cảm nhân đuợc sau thời gian xa cách. Nếu các bạn đi xa, năm hay muời năm, khi trở về thì bao giờ cũng là me đã có nét già. Ở đây, sau chinh chiến, nguời về đã biết, me già vì những năm tháng vừa qua, mẹ đã sống môt mình một bóng trong căn nhà văng vẻ. Chiếc bóng in trên vách nhà ! Lời hát thật hay phải không bạn ? chỉ môt câu thôi- đã diễn tả đuợc những năm tháng của mẹ. Bạn có thể viết ra sao ? mẹ ra bờ ao giặt áo ? mẹ thui thủi mâm cơm một mình Không, tác giả chỉ diễn tả bằng một câu chiếc bóng in trên vách nhà là đủ nói lên tất cả ! Nỗi cô quạnh của mẹ già !

Đoạn Hai

Bạn trẻ ? Cái gì gắn với mẹ già tóc trắng phau phau ? phải chăng là hình cảnh mẹ lần tràng hạt trên nền đất của ngôi chùa nghèo. Và tiếng chuông chùa ? Đúng vậy. Tác giả đã cho nguời về, gọi mẹ thiết tha và hết sức nhân từ, bác ái khi nhớ đến những vòng hương trắng xoá, tuởng nhớ nguời chiến sỹ đã nằm xuống những vùng đất xa xôi ? bạn hãy nghe đi ? chữ la đà rất dìu dặt và chết trong xa mờ nghe não nuột làm sao ?

Me ơi, me ơi, chuông chùa nào la đà
Nhớ tới, nhớ tới những linh hồn vắng nhà
Một vòng hương trắng xoá
Tình nồng trong thương nhớ
Gửi người chiến sĩ chết trong xa mờ...

Những vần nhạc của tác giả đi với nhau như thơ. Nếu trong thơ, vần đuợc coi như bằng với bằng thì trong nhạc, bằng vẫn đi với trắc miễn là có cùng âm. Ví dụ ở đây là trăng xóa : một vòng hương trắng xoá đi theo la đà chuông chùa la đà) Do vậy, nhạc như ru!

Đoạn Ba

Sau mẹ, nguời thuơng yêu thứ hai của nguời về là Vợ. Một bản nhạc đi đúng thứ tự cấp bậc của hệ thống gia đinh chúng ta, nguời Việt Nam. Đoạn sau, các bạn trẻ sẽ thấy tác giả viết đến Con của nguời về.

Nguời về -- rất tình tứ -- đã gọi nguời vợ là Người yêu ! Buổi trùng phùng đã khiến chàng -- nguời về -- tuởng như giấc mê ! Chàng hồi tuởng lại. Thuở chiến tranh, ai dám mong xuân về ? thế mà, buổi xuân hiếm hoi là đây. Ta -- nguời về -- như một bóng bên em –- đoá hoa đêm -- kề vai bên nhau nào ngờ vuờn đêm có bông hoa kề.

Em có hay chăng anh về
Thoạt nhìn người yêu ngỡ trong mộng mê
Ai dám mong chi Xuân về
Nào ngờ vườn đêm có bông hoa kề...

Rồi bạn thấy không, sau những nỗi nhớ ngày cũ, phải chia cắt vì nuớc non chưa yên bề thì giòng nhạc vút cao lanh lảnh với âm thanh rộn rã. Em ơi em ơi, xích lại gần đây nào. Nguời về - chỉ bầng câu nói giản đơn mà chất chưa bao tình yêu mến, ta xa nhau lâu quá, em hãy xích lại gần đây ! nếu là thời bây giờ thì hẳn là xích lại và… một nụ hôn ? Không ! Với Phạm Duy, tình ca bao giờ cũng tràn đầy tình yêu quê huơng. Rất tư nhiên, không giả tạo. Không kiểu thuơng yêu theo chỉ đạo ? Khi nguời yêu - cũng là vợ xích lại thì – nguời về - chàng chiến sỹ của chúng ta – lại thấy lòng man mác nhớ đến những duyên và số nghèo ! Chẳng cần phải cao giọng giảng đạo đức, phải không ? bên nhau và nguời về nhớ những cảnh ngộ kém may mắn. Nốt nhạc buồn và lời hát chìm xuống, mêng mang : Buồn vì ai đó khóc ai trong chiều. Vâng, bạn trẻ của tôi ơi, chữ Ai, rất độc đáo của từ ngữ Việt Nam. Ai ! chỉ môt từ mà nói đuợc cả cả hai thân phận ! Anh nhớ những khi não nề Sầu trên nẻo xa chắn ngang đường đi Nhưng nước non chưa yên bề Thì đành tình riêng gác bên lời thề. Em ơi, em ơi, xích lại gần đây nào Nhớ tới, nhớ tới những duyên và số nghèo Trời làm cơn mưa bão Tình người như tơ liễu Buồn vì ai đó khóc ai trong chiều...

Đoạn Bốn

Con có hay chăng cha về
Lời ca hồn nhiên líu lo ngoài kia
Chinh chiến đã qua một thì
Tuổi thơ nở trên biết bao ê chề...

Thât lạ lùng. Đến đoạn này tác giả đã cho giòng nhạc thật rộn rã vui tuơi và cao ngất nguởng ! Tôi không tuởng đuợc tác giả lại phong phú quá đỗi vậy ? Sau những dịu dàng, tha thiết của nguời về với mẹ, với vợ thì với con, âm thanh thật vui. À vâng, thì đây lời ca hồn nhiên líu lo ngoài kia! Giòng nhạc phải rộn rã và lời hát cho ngay chúng ta, một hình ảnh sống động vô cùng, con trẻ đang líu lo rất hồn nhiên ! Nguời về - nhìn con líu lo - đã có chút thầm ngạc nhiên xen lẫn tái tê, chinh chiến đã qua rồi và trên biết bao ê chề thì tuổi thơ vẫn vươn lên ! bạn có ứa nuớc mắt không, khi nghe tuổi thơ nở trên biết bao ê chề ? Tôi ư ? có đấy. Một xúc động vô cùng. Bao ê chề của chiến tranh mà tuổi thơ của các em bé Việt Nam – yêu dấu của chúng ta - vẫn vuơn lên đơm hoa !

Và bạn trẻ ơi, những câu sau cũng tuyệt quá bạn ạ ? tôi yêu tuổi trẻ của các bạn. Tôi ước mong tuổi trẻ các bạn đuợc lớn lên trong tình quê ! Còn gì bằng khi ta đuợc nuôi duỡng trong tình yêu quê hương cơ chứ ? Nguời về - nguời đàn ông cột trụ của gia đinh – đã mơ uớc giản dị từ nay mầm non lớn trong tình quê!! tác giả vi von – rất chân quê - mầm non sẽ như gió thu sau tháng hè thổi qua cánh đồng lúa xanh. Ở đây, các lời hát vẫn là vần ê hay ia (ngoài kia - ê chề - chia lìa – xanh rì) do đó lời hát vẫn như ru. Không gượng ép, không trúc trắc gì cả !

Thôi đã hết cơn chia lìa
Từ nay mầm non lớn trong tình quê
Như gió Thu sau tháng Hè
Thổi về ruộng nâu lúa tươi xanh rì...


Đọan Năm

Điều tôi yêu nhất ở tình ca quê huơng Phạm Duy chính là tính nhân bản. Con nguời hết sức nhân đạo. Sống và luôn nghĩ đến nguời khác. Chính vì vậy, tôi ao uớc các bạn trẻ hãy yêu tình ca quê hương Phạm Duy. Bạn sẽ thấy mình đuợc bồi đắp tinh thần, tâm hồn biết bao. Vì quê huơng, hai tiếng thiết tha nhất của một đời nguời, phải thế không !

Hãy nghe nhé, sau xum vầy, nguời về nhắn nhủ con : con ơi con ơi, chúng ta đang xum họp nhưng con có hay chăng, ngoài kia, còn biết bao mảnh đời tan tác ? bao trẻ thiếu nhà ! Môt lời day dỗ nhẹ nhàng lúc đoàn tụ...

Con ơi, con ơi, tiếng cười nở chan hoà
Nhớ tới, nhớ tới biết bao trẻ thiếu nhà...

Và câu cuối : Môt đàn chim nhỏ bé. Gọi về chia sớt miếng cơm khoanh cà. Ôi, bạn trẻ ? Bạn phải nghe. Nếu không phụ lòng tôi lắm đấy ? Tôi biết, các bạn đang thích nhưng giòng nhạc sôi động, tình tự nhưng hãy thử nghe Nguời Về đi ? Còn câu nào tuyệt hơn câu cuối này ? Rất tình nguời. Chia nhau từng miếng cơm và khoanh cà ! Tôi nghiêng mình thán phục nhất truớc từ khoanh cà ! Vì sao ư ? bạn biết rồi đấy. Cà là món ăn dân dã. Khi ăn, thường cắt cà làm đôi. Thì khoanh cà là thế !

Trong Quê Nghèo, một nhạc phẩm khác của Phạm Duy, tôi đã ưa thích lời áo dài đùa trong tiếng cuời thì ở đây, câu chữ khoanh cà rất tuyệt. Đủ nói lên tình nguời với nhau khi nghèo khó, đủ nói lên cái nghèo của vùng quê sau chinh chiến. Và trên hết, chao ơi cái từ khoanh cà -- chọn quá khéo -- để đi cùng vần với (chan hoà, thiếu nhà, đông giá...) đấy, chữ giá là vần trắc nhưng dính chữ A nên vẫn coi như là vần theo điệu nhạc !

Ngoài đường trời Đông giá
Một đàn chim nhỏ bé
Gọi về chia sớt miếng cơm khoanh cà...

Bạn trẻ, Nguời Về, nhạc phẩm đẫm tình quê huơng, giàu nhân đạo, đủ lẽ luân thường đạo lý của nguời dân Việt Nam, từ gọi mẹ rồi mới đến vợ, sau hết là con, những hình ảnh đi với từng đối tuơng đuợc chọn lọc kỹ : mẹ với chuông chùa, vợ với vuờn đêm có bông hoa kề và con với tuổi thơ lớn trong tình quê, nhưng dù với đối tượng nào thì cũng hết sức nhân ái.

Với mẹ thì nhớ đến nguời con chiến sỹ khác đã nằm xuống.Với vợ thì nhớ duyên số nghèo hơn mình. Với con thì nhớ những trẻ thiếu nhà !

Nhạc phẩm, có đúng là một bài luận văn, có thứ tự trên duới không bạn ? Mở bài, thân bài, kết luận có đủ ? Từ khi nguời về cho đến lúc đàn chim gọi nhau chia sớt khoanh cà ! Ý đi liên tục và rất có ý nghĩa !

Tôi đã tặng các bạn lời. Lời quá tuyệt. Bây giờ xin các bạn nghe giòng nhạc. Hãy nghe đi, để thấy trái tim trẻ của các bạn yêu quê hương nhiều hơn !

click : nghe nhạc
bạn cần có real audio
Người Về
(sọan tại Paris-1954)
Thái Thanh hát

1
Me có hay chăng con về
Chiều nay thời gian đứng im để nghe
Nghe gió trong tim chàn chề
Nụ cười nhăn nheo bỗng rưng lệ nhoè
Con thấy me yêu đã già
Hẳn là miền quê những năm vừa qua
Chiếc bóng in trên vách nhà
Một ngày một đêm tóc sương phai mờ.
Me ơi, me ơi, chuông chùa nào la đà
Nhớ tới, nhớ tới những linh hồn vắng nhà
Một vòng hương trắng xoá
Tình nồng trong thương nhớ
Gửi người chiến sĩ chết trong xa mờ.
2
Em có hay chăng anh về
Thoạt nhìn người yêu ngỡ trong mộng mê
Ai dám mong chi Xuân về
Nào ngờ vườn đêm có bông hoa kề
Anh nhớ những khi não nề
Sầu trên nẻo xa chắn ngang đường đi
Nhưng nước non chưa yên bề
Thì đành tình riêng gác bên lời thề.
Em ơi, em ơi, xích lại gần đây nào
Nhớ tới, nhớ tới những duyên và số nghèo
Trời làm cơn mưa bão
Tình người như tơ liễu
Buồn vì ai đó khóc ai trong chiều.
3
Con có hay chăng cha về
Lời ca hồn nhiên líu lo ngoài kia
Chinh chiến đã qua một thì
Tuổi thơ nở trên biết bao ê chề
Thôi đã hết cơn chia lìa
Từ nay mầm non lớn trong tình quê
Như gió Thu sau tháng Hè
Thổi về ruộng nâu lúa tươi xanh rì.
Con ơi, con ơi, tiếng cười nở chan hoà
Nhớ tới, nhớ tới biết bao trẻ thiếu nhà
Ngoài đường trời Đông giá
Một đàn chim nhỏ bé
Gọi về chia sớt miếng cơm khoanh cà.


Nói Về Những Phạm Duy Club

Sống gần hết đời mình dưới nhiều chế độ, dù chế độ nào cũng không muốn làm phiền mình, nhưng chưa hề có một tổ chức cỏn con nào của một chính phủ công nhận mình là một nguời làm nghệ thuật, thậm chí đến những Nhạc Viện (conservatoire de Musique) ở cả hai miền QG và CS, vốn sinh ra để "conserver" những tác phẩm có tính cách dân tộc, cũng không muốn "công nhận" mình... Tôi cũng không buồn lắm đâu bởi vì dường như cũng chưa có một nhạc sĩ nào độc lập nào được những chế độ không tôn trọng văn hóa trên nước ta lưu tâm tới, trừ phi họ là những người phục vụ cho đảng cầm quyền, nghĩa là cán bộ, công chức, văn công chứ không phải văn nghệ sĩ.

Nhưng từ khi dân chúng Việt Nam chán chường với những thứ âm nhạc lai căng, đầy tính chất thương mại... kéo nhau đi tìm âm nhạc phù hợp với cảm quan của họ thì nhạc của tôi được họ tìm đến. Việc đi tìm này cũng khó khăn vì tôi vắng bóng ở quê hương cho nên đã có những người đi sưu tập, nghiên cứu, san định nhạc của tôi. Một số Phạm Duy Học Hội (Phạm Duy Study) được thành lập một cách vô hình.

Và tối thiểu đã có một Phạm Duy Club ở Saigon. Hội viên của câu lạc bộ vô hình này thường gặp nhau để hát nhạc Phạm Duy, để đàm luận về nhạc Phạm Duy. Tôi đã nhận được nhiều hình ảnh về những cuộc họp mặt đó.


Hai Bài Viết Về Hai Nhạc Sĩ