Tôi bật youtube xem chương trình A. Đôi khi vừa nghe vừa xem Facebook. Do đó đưa đến tình trạng youtube tự động đẩy chương trình nào đó lên và tôi cũng nghe. Hôm nay vô tình nghe được chương trình Music Box của Thuý Nga do Hương Lan làm host.
Hương Lan mời thêm vài nghệ sĩ. Lan kể về tiểu sử Viễn Châu. Khi xong, Hương Lan ” Bây giờ xin mời quý vị…: Hương Lan quay qua nghệ sĩ Phượng Liên “Con xin phép cô con hỗn chút nghe. Cô cho con hát trước”. Phượng Liên gật đầu “Con hát đi con”
Tôi cảm động. Các bạn trẻ trong nước bây giờ xem đó. Dù là nghệ sĩ cải lương thường thì học vấn không được cao do họ đi hát từ nhỏ nhưng cái “nề nếp, gia giáo” của người miền Nam vẫn có đó. Còn nhớ, một lần coi youtube Mộng Tuyền, tôi thấy một bạn trẻ cho comment “Đúng là giáo dục miền Nam. Cô MT tuy già nhưng nói chuyện với Jimmy vẫn Dạ, Dạ”.
Hương Lan xin phép “hỗn” vì sẽ là hát trước cô Phượng Liên.
Thế nào? Giáo dục XHCN trước 75, ở miền Bắc, có bao giờ dậy bạn trẻ những điều đó không nhỉ? Những điều tế nhị đó?
Cái ấn tượng “nặng” trong tôi là một số bạn trẻ trong nước rất đanh đá, rất hỗn hào, hở tí là câng câng mặt, lý sự rất “mất dạy” và cái câu khủng khiếp “Mày biết bố mày là ai không”. Rồi đến “cái Bún Chửi”. Thật đau lòng khi VN lại có những cái xấu xí đó.
Cũng chính vì lý-do ấy, khi em tình cờ thấy một clip mà người “bố” miền Bắc sau đây đã có cuộc nói chuyện ” nghiêm-túc” với đứa con gái nhỏ của mình; nhưng thái-độ và cử-chỉ của bé làm em ngỡ-ngàng quá và thấy giáo-dục của gia-đình này vẫn còn nền- nếp của Hà-Nội xưa cần được trân- trọng và nhân rộng dẫu rằng giọng nói của ông bố Không phải dân bản-địa Hà-Nội. Có lẽ em bé được ở gần Mẹ của cháu, một người dân Hà-Nội “thứ thiệt”, em tin thế, và em đã đưa lên. Chứ cái văn-hóa của các diva TL, ML hay văn-hóa được cổ-súy công-khai trên TV với Trấn Thành láo-toét khiến nhiều thế-hệ sau này dùng chữ rất bừa-bãi “Thế MÌNH năm nay bao nhiêu tuổi nhở?”
Hoặc ” Một giọng ca ĐẸP”
Và “Một CHIẾC ngôi sao nhí”
Người của quần-chúng KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ăn nói luông-tuồng khiến lớp trẻ tưởng sử-dụng chữ như thế là “sáng-tạo” lắm, đâm ra giới trẻ bắt chước dùng theo. Nếu em ở Bộ Văn-Hóa Truyền- Thông nhà nước Việt-Nam, em sẽ bắt Trấn Thành Trường Giang đi học lại về tư-cách trong việc diễn xuất ngay để tránh di hại văn-hóa sau này ( y đang phá- hoại tiếng Việt một cách vô-tình hay cố-ý thì không biết) .Nhiều người trong nước như bác-sĩ Lê Nhàn/Lơ Nhờn hay ngoài nước như ca-sĩ Duong Hoa tuy đang cố-gắng lên tiếng, nhưng em thấy chúng ta phải tìm ra nguyên-nhân để trừ hậu-họa ngõ hầu bảo-vệ nét trong sáng của tiếng Việt càng sớm càng tốt.
Clip về cháu bé có giáo-dục tử-tế tại miền Bắc em nói đến trên đây và thấy cần biểu-dương khen- ngợi, cổ-súy ở đường dẫn sau: https://www.facebook.com/share/p/8Lc6chBshPBhRYHt/
* Diva, Divo gì gì đó,,, hoặc là do họ tự xưng hoặc là là do những người dẫn chương trình tâng bốc quá đáng ! Có xứng đáng ???
* Tui cũng không hiểu là tại sao đài truyền hình lại để những tay “ hề “ này dẫn chương trình và ăn nói trước khán thính giả một cách vô giáo dục như vậy ! Vô tình hay cố ý ? Chắc mọi người cũng hiểu rồi !
* Tui thường nói chữ “ dạ “ khi nói chuyện với người khác ! Có người trẻ tuổi cũng nói tui đừng “ dạ “ vì họ nhỏ tuổi hơn ! Nhưng tui giải thích rằng “ dạ “ cũng như chữ “yes” hay “oui “ mà thôi ! Đừng ngại ! Nhưng khi bắt đầu câu nói mà “ dạ thưa ,,, ông, bà,anh, chị,,, thì có nghĩa khác
1) Dường như chị có xem clips do cô bé này diễn. Trong cái đó, có vẻ “kỳ kỳ” là lý sự với bố, phê phán gì đó. Khá là hỗn hào. Chắc bây giờ cha mẹ bé đổi tông. Tốt thôi. Cần có những clips thế, hướng dẫn trẻ em.
2) Cả nước VNCS hiện nay có lối nói QUÁI ĐẢN. Đó là MGUOI VÀ MÌNH. Cái thói ở đâu mà không nói Thưa Quý Vị mà cứ Mọi người ơi. Cái thói ở đâu, không xưng tôi mà xưng MÌNH. TSC đứa bào lancer kiểu đó
3) Mấy diva Hà Nội nhất là TL-ML, phải nói cực kỳ hỗn xược, “mất dạy”. Nhưng sau này, có lẽ ảnh hưởng nghề nghiệp và có lẽ cũng tự giáo dục nên ML đã không còn. Riêng TL, vẫn “mất dạy”.
4) Trấn Thành nhái kiểu bắc kỳ ( Thế mình năm nay bao nhiêu tuổi nhở) cũng không hay. Chửi cha không bằng pha tiếng. Trấn Thành không nên Trêu các cháu bé Bắc kỳ 75 bằng câu ghẹo “thế mình../nhở”. Cái kiểu MÌNH/NHỞ”LÀ ĐẶC TRƯNG của Hà Nội bây giờ. Họ nên ý thức sửa lại thì tốt cho xã hội hơn
Đọc bài này của chị làm em nhớ chuyện xưa. Vì chiến sự trong mùa hè đỏ lửa An Lộc, gia đình em về Sài Gòn, cư ngụ trong con hẻm kế bên nhà ca sĩ Phương Hoài Tâm. Lúc đầu em thất vọng vô cùng khi nghe đứa con nít chửi thề lúc cãi lộn với nhau. Trong hẻm chia ra xóm ngoài toàn dân đi học. Xóm trong là dân từ miền Tây lên Sài Gòn sinh sống lâu đời, đa số ít học, làm đủ thứ nghề và cũng có gia đình làm ăn khá giả. Lúc đầu mấy cô xóm trong bằng tuổi hoặc lớn hơn em có vẻ e dè, nhiều khoảng cách với em. Chỉ với nụ cười thay câu chào khi gặp tình cờ của em mà sau đó họ bắt đầu nói chuyện. Em nhận ra cách nói chuyện lễ phép, lịch sự của họ do ảnh hưởng từ những tuồng cải lương thuở đó. Thì ra dù học ít nhưng họ tự trọng, học hỏi trong hoàn cảnh giới hạn của mình để không bị người khác coi thường khi giao tiếp. Có đâu như bây giờ, những kẻ được gọi là “cô giáo” lại ăn nói thua xa người thất học thời VNCH của mình xa.
LanChi Hoang : Thảo Ly Họ học từ nếp nhà em ạ. Rồi các soạn giả cải lương hầu hết soạn tuồng có ý nghĩa, có đạo đức, dạy con người ta toàn điều hay lẽ phải. Cứ thế mà hình thành nếp nhà, nếp xã hội của VNCH. Người dân quê miền Nam nói chuyện chân chất, một điều dạ hai đều dạ. Người Bắc di cư cũng lễ phép nhưng nhuốm chút kiểu cách. VD các cha mẹ hay nói với bạn của con cái mình như vầy “Vâng, xin cậu chờ chút rồi em nó ra”. Chính vì thế mấytên bạn Nam chọc bạn “Ê, ba mày nói mày là em tao nghe”! Hồi xưa đi học chị không biết tao mày. Toàn là gọi anh/chị xưng tên, hay gọi “bồ” xưng tên/tui.
Thấy xã hội bây giờ nản quá. Nhất là trong nước. Cái passport VNCS đi đâu cũng bị khinh bỉ. Nhật kỳ thị ra mặt. Cấm người VN vào các khu A, cửa hàng B vì từ trên xướng dưới rặt một đám ăn cắp …Lớn ăn cắp lớn, nhỏ ăn cắp nhỏ…
Kim Loan Em nói thật không sai like
Van Nguyen Chị nói rất đúng!
Ngày xưa khi bước vô trường và lớp chỉ có 1 câu duy nhất:” Tiên học lễ – Hậu học văn “ . Cho em hỗn chút, còn bây giờ thì cái câu khốn nạn nhất là “đời đời nhớ ơn thằng chó già”. Hỏi sao tụi nó biết lễ nghĩa vì cái thằng chó đó nó có học gì đâu mà dạy.
Rồi môn giáo dục công dân thì nó thay vô môn chính trị các mác lênin. (Em không muốn viết hoa tên mấy thằng này)
TC Chau: Van Nguyen – hoan hô chị “không viết hoa” với hình thức là “chưởi cha” lũ ngu xuẩn của người trí thức mà chị!
Anh Giai: Chính xác chị !
Câu mở miệng của họ là
“ đ m mày biết Bố mày là ai không?”