Thư Ngỏ

 Hoàng Lan Chi trân trọng chào quý thân hữu ghé thăm.

Xin xem Menu chính ở banner của web site với các mục Văn Học Nghệ Thuật,  Âm nhạc và Truyền Hình , Thân Hữu..Click vào mỗi mục, sẽ có các mục phụ.

Tiểu sử: click vào  đây: Tiểu Sử

Hình Ảnh từ 1954 đến nay: click vào đây:   Giòng Thời Gian Từ 1954

Click vào mỗi mục dưới đây, ở bên phải, để xem nội dung của mục đó và chọn bài để xem:

Ngoài ra còn có: Các bài mới, Các bài được đọc nhiều nhất, các youtube (HLC phỏng vấn).

Liên lạc:  hoanglanchi@gmail.com

Posted in LanChiYesterday | Comments Off on Thư Ngỏ

Hướng Dẫn Tạo Blog với WordPress

Làm Blog Với WordPress

Lời mở đầu:

Tôi là người dốt computer vì đã lớn tuổi, không có điều kiện để học “tử tế” từ đầu, nghĩa là “mất căn bản”. Những gì tôi biết là tôi tự tìm tòi, quá lắm thì hỏi “đệ tử”.

Làm 1 blog với wordpres cũng vậy. Tôi đọc tiếng Việt ở cộng đồng WordPress Việt Nam, muốn đâu cái điền ( điên cái đầu) vì bọn trẻ viết cho người khá giỏi computer chứ không phải cho người ngu như tôi.

Continue reading

Posted in Hướng Dẫn Làm Blog | Comments Off on Hướng Dẫn Tạo Blog với WordPress

Mê ngọc lan cho lắm rồi cũng phải trảm! Nov 26, 2024

MÊ CHO LẮM RỒI CŨNG TRẢM !

Ngọc Lan là hoa tôi mê vì hương sắc do thuở bé theo bà ngoại đi chùa và có lộc là ngọc lan. Ở VN thuở xưa, vào ngày rằm cũng có bán ngọc lan xâu thành chuỗi bán.

2019, một ông chiết cho tôi được một cây ngọc lan thấp nhưng có lẽ ông này chiết kiểu gì đó mà cây cứ nhiêu đó không lớn được và cho được vài hoa.

Tôi quý hơn vàng. Nhưng chỉ đợt hoa thứ hai, sau đó tự nhiên chết.

2021 tôi mua môt cây của vườn Hien Tran. 85 đồng. Tôi chăm. Nó lớn nhanh như thổi. Đợt hoa thứ hai bông to lắm. Rất sai hoa. Mê lắm. Ngắt hoa vào cúng phật, bỏ trên bàn, trên đầu giường ngủ, ngăn tủ quần áo, tặng bạn bè…

Tôi muốn có hương ngọc lan phả vào phòng ngủ nên 2023 lại mua thêm cây thứ hai. Cũng 85 đồng. Cũng lớn nhanh như thổi. Hoa cũng đầy cây.

Năm nay, sức khoẻ kém hơn. Không đủ sức hái hoa rồi đem cho nên tôi đã trảm cả 2 cây xuống thấp vào Tháng 11/2024. Dự định chỉ giữ một cây đầu tiên. Cây thứ hai sẽ đào, trồng chậu rồi bán.

Bày tùm lum rồi giờ thì bán cũng tùm lum!

PS: HLC đang ở Brisbane nhe bà con.

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on Mê ngọc lan cho lắm rồi cũng phải trảm! Nov 26, 2024

Con Xin Lỗi Cô, Cho Con “Hỗn” Chút Nghe- Oct 15,2024

Tôi bật youtube xem chương trình A. Đôi khi vừa nghe vừa xem Facebook. Do đó đưa đến tình trạng youtube tự động đẩy chương trình nào đó lên và tôi cũng nghe. Hôm nay vô tình nghe được chương trình Music Box của Thuý Nga do Hương Lan làm host.
Hương Lan mời thêm vài nghệ sĩ. Lan kể về tiểu sử Viễn Châu. Khi xong, Hương Lan ” Bây giờ xin mời quý vị…: Hương Lan quay qua nghệ sĩ Phượng Liên “Con xin phép cô con hỗn chút nghe. Cô cho con hát trước”. Phượng Liên gật đầu “Con hát đi con”

Tôi cảm động. Các bạn trẻ trong nước bây giờ xem đó. Dù là nghệ sĩ cải lương thường thì học vấn không được cao do họ đi hát từ nhỏ nhưng cái “nề nếp, gia giáo” của người miền Nam vẫn có đó. Còn nhớ, một lần coi youtube Mộng Tuyền, tôi thấy một bạn trẻ cho comment “Đúng là giáo dục miền Nam. Cô MT tuy già nhưng nói chuyện với Jimmy vẫn Dạ, Dạ”.

Hương Lan xin phép “hỗn” vì sẽ là hát trước cô Phượng Liên.

Thế nào? Giáo dục XHCN trước 75, ở miền Bắc, có bao giờ dậy bạn trẻ những điều đó không nhỉ? Những điều tế nhị đó?

Cái ấn tượng “nặng” trong tôi là một số bạn trẻ trong nước rất đanh đá, rất hỗn hào, hở tí là câng câng mặt, lý sự rất “mất dạy” và cái câu khủng khiếp “Mày biết bố mày là ai không”. Rồi đến “cái Bún Chửi”. Thật đau lòng khi VN lại có những cái xấu xí đó.

 

ThuyVi Le

Cũng chính vì lý-do ấy, khi em tình cờ thấy một clip mà người “bố” miền Bắc sau đây đã có cuộc nói chuyện ” nghiêm-túc” với đứa con gái nhỏ của mình; nhưng thái-độ và cử-chỉ của bé làm em ngỡ-ngàng quá và thấy giáo-dục của gia-đình này vẫn còn nền- nếp của Hà-Nội xưa cần được trân- trọng và nhân rộng dẫu rằng giọng nói của ông bố Không phải dân bản-địa Hà-Nội. Có lẽ em bé được ở gần Mẹ của cháu, một người dân Hà-Nội “thứ thiệt”, em tin thế, và em đã đưa lên. Chứ cái văn-hóa của các diva TL, ML hay văn-hóa được cổ-súy công-khai trên TV với Trấn Thành láo-toét khiến nhiều thế-hệ sau này dùng chữ rất bừa-bãi “Thế MÌNH năm nay bao nhiêu tuổi nhở?”

Hoặc ” Một giọng ca ĐẸP”

Và “Một CHIẾC ngôi sao nhí”

Người của quần-chúng KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ăn nói luông-tuồng khiến lớp trẻ tưởng sử-dụng chữ như thế là “sáng-tạo” lắm, đâm ra giới trẻ bắt chước dùng theo. Nếu em ở Bộ Văn-Hóa Truyền- Thông nhà nước Việt-Nam, em sẽ bắt Trấn Thành Trường Giang đi học lại về tư-cách trong việc diễn xuất ngay để tránh di hại văn-hóa sau này ( y đang phá- hoại tiếng Việt một cách vô-tình hay cố-ý thì không biết) .Nhiều người trong nước như bác-sĩ Lê Nhàn/Lơ Nhờn hay ngoài nước như ca-sĩ Duong Hoa tuy đang cố-gắng lên tiếng, nhưng em thấy chúng ta phải tìm ra nguyên-nhân để trừ hậu-họa ngõ hầu bảo-vệ nét trong sáng của tiếng Việt càng sớm càng tốt.

Clip về cháu bé có giáo-dục tử-tế tại miền Bắc em nói đến trên đây và thấy cần biểu-dương khen- ngợi, cổ-súy ở đường dẫn sau: https://www.facebook.com/share/p/8Lc6chBshPBhRYHt/

 

Hieu Dinh ThuyVi Le : cmt.!

* Diva, Divo gì gì đó,,, hoặc là do họ tự xưng hoặc là là do những người dẫn chương trình tâng bốc quá đáng ! Có xứng đáng ???

* Tui cũng không hiểu là tại sao đài truyền hình lại để những tay “ hề “ này dẫn chương trình và ăn nói trước khán thính giả một cách vô giáo dục như vậy ! Vô tình hay cố ý ? Chắc mọi người cũng hiểu rồi !

* Tui thường nói chữ “ dạ “ khi nói chuyện với người khác ! Có người trẻ tuổi cũng nói tui đừng “ dạ “ vì họ nhỏ tuổi hơn ! Nhưng tui giải thích rằng “ dạ “ cũng như chữ “yes” hay “oui “ mà thôi ! Đừng ngại ! Nhưng khi bắt đầu câu nói mà “ dạ thưa ,,, ông, bà,anh, chị,,, thì có nghĩa khác

 

LanChi Hoang  ThuyVi Le

1) Dường như chị có xem clips do cô bé này diễn. Trong cái đó, có vẻ “kỳ kỳ” là lý sự với bố, phê phán gì đó. Khá là hỗn hào. Chắc bây giờ cha mẹ bé đổi tông. Tốt thôi. Cần có những clips thế, hướng dẫn trẻ em.

2) Cả nước VNCS hiện nay có lối nói QUÁI ĐẢN. Đó là MGUOI VÀ MÌNH. Cái thói ở đâu mà không nói Thưa Quý Vị mà cứ Mọi người ơi. Cái thói ở đâu, không xưng tôi mà xưng MÌNH. TSC đứa bào lancer kiểu đó

3) Mấy diva Hà Nội nhất là TL-ML, phải nói cực kỳ hỗn xược, “mất dạy”. Nhưng sau này, có lẽ ảnh hưởng nghề nghiệp và có lẽ cũng tự giáo dục nên ML đã không còn. Riêng TL, vẫn “mất dạy”.

4) Trấn Thành nhái kiểu bắc kỳ ( Thế mình năm nay bao nhiêu tuổi nhở) cũng không hay. Chửi cha không bằng pha tiếng. Trấn Thành không nên Trêu các cháu bé Bắc kỳ 75 bằng câu ghẹo “thế mình../nhở”. Cái kiểu MÌNH/NHỞ”LÀ ĐẶC TRƯNG của Hà Nội bây giờ. Họ nên ý thức sửa lại thì tốt cho xã hội hơn

 

Thảo Ly

Đọc bài này của chị làm em nhớ chuyện xưa. Vì chiến sự trong mùa hè đỏ lửa An Lộc, gia đình em về Sài Gòn, cư ngụ trong con hẻm kế bên nhà ca sĩ Phương Hoài Tâm. Lúc đầu em thất vọng vô cùng khi nghe đứa con nít chửi thề lúc cãi lộn với nhau. Trong hẻm chia ra xóm ngoài toàn dân đi học. Xóm trong là dân từ miền Tây lên Sài Gòn sinh sống lâu đời, đa số ít học, làm đủ thứ nghề và cũng có gia đình làm ăn khá giả. Lúc đầu mấy cô xóm trong bằng tuổi hoặc lớn hơn em có vẻ e dè, nhiều khoảng cách với em. Chỉ với nụ cười thay câu chào khi gặp tình cờ của em mà sau đó họ bắt đầu nói chuyện. Em nhận ra cách nói chuyện lễ phép, lịch sự của họ do ảnh hưởng từ những tuồng cải lương thuở đó. Thì ra dù học ít nhưng họ tự trọng, học hỏi trong hoàn cảnh giới hạn của mình để không bị người khác coi thường khi giao tiếp. Có đâu như bây giờ, những kẻ được gọi là “cô giáo” lại ăn nói thua xa người thất học thời VNCH của mình xa.

LanChi Hoang : Thảo Ly Họ học từ nếp nhà em ạ. Rồi các soạn giả cải lương hầu hết soạn tuồng có ý nghĩa, có đạo đức, dạy con người ta toàn điều hay lẽ phải. Cứ thế mà hình thành nếp nhà, nếp xã hội của VNCH. Người dân quê miền Nam nói chuyện chân chất, một điều dạ hai đều dạ. Người Bắc di cư cũng lễ phép nhưng nhuốm chút kiểu cách. VD các cha mẹ hay nói với bạn của con cái mình như vầy “Vâng, xin cậu chờ chút rồi em nó ra”. Chính vì thế mấytên bạn Nam chọc bạn “Ê, ba mày nói mày là em tao nghe”! Hồi xưa đi học chị không biết tao mày. Toàn là gọi anh/chị xưng tên, hay gọi “bồ” xưng tên/tui.

Thấy xã hội bây giờ nản quá. Nhất là trong nước. Cái passport VNCS đi đâu cũng bị khinh bỉ. Nhật kỳ thị ra mặt. Cấm người VN vào các khu A, cửa hàng B vì từ trên xướng dưới rặt một đám ăn cắp …Lớn ăn cắp lớn, nhỏ ăn cắp nhỏ…

Kim Loan  Em nói thật không sai like

Van Nguyen  Chị nói rất đúng!

Ngày xưa khi bước vô trường và lớp chỉ có 1 câu duy nhất:” Tiên học lễ – Hậu học văn “ . Cho em hỗn chút, còn bây giờ thì cái câu khốn nạn nhất là “đời đời nhớ ơn thằng chó già”. Hỏi sao tụi nó biết lễ nghĩa vì cái thằng chó đó nó có học gì đâu mà dạy.

Rồi môn giáo dục công dân thì nó thay vô môn chính trị các mác lênin. (Em không muốn viết hoa tên mấy thằng này)

TC Chau: Van Nguyen – hoan hô chị “không viết hoa” với hình thức là “chưởi cha” lũ ngu xuẩn của người trí thức mà chị!

Anh Giai: Chính xác chị !

Câu mở miệng của họ là

“ đ m mày biết Bố mày là ai không?”

 

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on Con Xin Lỗi Cô, Cho Con “Hỗn” Chút Nghe- Oct 15,2024

HLC- Hoa Cỏ Vào Xuân- Oct 10, 2024

Hoa Cỏ vào Xuân

Bây giờ là mùa Xuân ở Úc. Hoa cỏ đang bừng sức sống. Bên kia bờ đại dương thì hai trận bão liên tiếp phả vào Florida. Tuy vậy, tin họp báo mới nhất, De Santis cho biết “chưa phải là tệ nhất” nên tôi cũng tạm yên lòng. Luôn cầu nguyện cho mưa thuận gió hoà. Khi nào quá bực bội vì mưa dầm hay vì bão tàn phá thì tôi càm ràm “ Con nghĩ rằng Thương Đế không nên làm bão như thế. Thời tiết có tốt thì mọi người đều vui vẻ. Cỏ cây, hoa lá, trái cũng vậy. Khi vui vẻ thì mọi người, mọi vạn vật sẽ “tử tế” với nhau, sẽ “hoà bình” với nhau. Nếu gặp mưa bão thì người ta không trồng trọt được, không buôn bán được và khi kinh tế gặp nguy thì mọi người sẽ bực bội, sẽ hay gây chiến với nhau. Do đó trời không nên gây bão lụt hoả hoạn. Còn muốn trừng phạt kẻ xấu, vd Dân Chủ thổ tả thì trời cứ giáng tai hoạ xuống cho từng cá nhân. VD Quạ Đen làm xấu, pháhoại nước Mỹ thì Trời cứ nhè vợ con Quạ cho bị tai nạn máy bay, gãy tay trong 6 tháng. Như vậy họ sẽ chừa bớt. Hay một fan Dân Chủ thổ tả nào chuyên vu cáo cho TT Trump thì xin trời cứ cho kẻ đó gãy tay trong 3 tháng. Cho nó chừa tật lên net viết bậy!”. “Càm ràm” ông Trời vậy đó còn ổng có nghe hay không thì phải đi hỏi …Thầy Thích Pháp Hoà!

Tôi mê hoa hồng, ngọc lan từ bé. Thật là đại hoạ cho tôi vì Brisbane không phải là nơi cho hồng khoe sắc. Mưa dầm có khi cả tuần. Nóng thì cháy da. Một ngày có khi bốn mùa. Tốn không biết bao nhiêu tiền của, công sức. Ngắm chẳng được bao nhiêu mà hoạnh hoẹ bịnh này bịnh nọ. Kỳ này nhất quyết bán. Giữ lại mươi cây thôi.

Ngọc Lan thì đáng yêu. Mau lớn lắm. Trồng từ cây chiết thì chỉ một năm là có thể cao cả mét rồi. Lá to và nhiều công dụng. Hoa thơm ngát.

Hoa hồng rất mê vỏ chuối và trứng gà. Tôi cứ mua chuối chín, họ bán có 99 xu/ký đem về xay ra. Trộn với chục trứng gà (mọi người kêu là tôi chơi sang. Thôi kệ. Vài tháng mới cho các em ăn một lần mà). Vỏ trứng gà xay nhuyễn. Rồi cứ thế tưới. Các cây của tôi, ngoc lan hay hồng, lá và hoa to đùng vì được chăm như thế.

Tháng mười là vàng hoa cúc nhưng ở Úc, thời tiết trái ngược nên cúc không vàng mà tím trời hoa phượng.

Ai cũng thích vườn hoa của tôi vì trải cỏ giả nên coi sạch, đẹp. Cây cối không quá nhiều và trồng thứ tự ngăn nắp. (Trồng rất nhiều là “tật chung” của người Việt. Cái gì cũng muốn nên vườn um tùm đủ thứ. Tôi thì không thế). Tôi đã “đổi kiểu” vườn mấy lần. Đổi để phù hợp thời tiết, với vị trí nhà tôi (gần công viên) và với cái tay đau. Có nghĩa càng ngày càng giảm. Nhưng dù có “giảm” thì vườn hoa nhà Bà Tổng vẫn là đẹp nhất khu đó nghe. Vì Bà Tổng là người trồng hoa hồng “tuyển”. Toàn là hoa khôi, hoa hậu. Lại được chăm bẵm trứng gà và chuối nên hoa to, rực rỡ.

Tôi mua tấm phong cảnh. Gắn ở hàng rào. Nhà hàng xómở góc đường nên cổng chính của mình lại ở cạnh cổng sau của họ. Để tránh nhìn thấy nhau và để che cái sân sau không được đẹp (như vườn trước của họ) tôi mua phông cảnh:

Queensland là tiểu bang sunshine của Úc. Nắng kinh hồn. Tôi phải làm mái che cho một khu hình thoi. Bên dưới là hồng nhỏ, impatience, mười giờ và treo các giò lan ơ trên. Nhìn cỏ giả đẹp không nào:

Tôi thích hàng rào nhỏ và các “lưới”. Nó làm vườn coi “xinh”. Ở môt góc tôi để lưới và quick silver, một hồng leo màu tím:

Cây hồng trắng này tôi thử để tự nhiên. Thì nó mọc vô thứ tự như vầy. Không sao, nửa tháng nữa, tôi sẽ dùng nó vào một tiểu cảnh. Có hồng nằm sát đất, cành bò ngang với hồng nghiêng thác đổ!Sweet Parole, một trong các nữ hoàng ở vườn tôi. Lúc nào cũng đẹp rực rỡ, bông to hơn cái tô bự:

Cây mận mua hồi bé tí vào March 2023. Sau vài tháng đã có trái. Được 12 quả. To, ngon. Tôi đã chiết được hai cây. Một tôi cho cậu carer. Nó đi du lịch và làm chết. Giận ghê! Cây chiết thứ hai tôi đang trồng. Mận lên nhanh như ngọc lan. Năm nay có vẻ được rất nhiều trái. Hồi 2023, hai cô cháu ngồi dưới gốc cây mận hái trái ăn và cười hỉ hả. Mận ở quê nhà thì không quý nhưng xứ người thì đắt lắm. Có khi đến 30$/ký.

Cây ớt đá sắc, giống lùn, chỉ cao chừng 40 cm, tươi trở lại vào mùa xuân. Hạt rơi và cây con mọc tưng bừng. Lại phải đi cho!Tropical Sunset hơi giống Harry Whitcroft nhưng không đẹp bằng:

Vườn có gần 30 loại hồng khác nhau. Chăm hết nổi. Kỳ này nhất quyết bán và không mua nữa.

Hoàng Lan Chi

10/2024

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on HLC- Hoa Cỏ Vào Xuân- Oct 10, 2024

Âm nhạc cuối tuần- Mấy Dặm Sơn Khê- Nguyễn Văn Đông -Oct 18, 20 24

Tôi hay xem youtube vào buổi tối. Đôi lúc xem chương trình A và youtube tự động đưa chương trình B lên. Cách đây hai hôm, tôi “nhận” PBN 125- Chiều Mưa Biên Giới- Tưởng Nhớ Nguyễn Văn Đông từ cách thức đó.

Tôi đã xem nhiều lần. Một, nhạc Nguyễn Văn Đông. Hai, chương trình đó có sự đóng góp rất nhiều của tôi. Ba, chương trình tưởng nhớ và vinh danh một trong hai nhạc sĩ tôi yêu mến. (Người kia là Phạm Duy)

Từ phút 1:25, ông Ngạn giới thiệu về việc TT Thuý Nga đã từng mời Nguyễn Văn Đông nhưng cuối cùng ô Đông không đi. Ô Ngạn nói rằng tài liệu viết về Nguyễn Văn Đông có vẻ rất ít vì ông là sĩ quan VNCH cấp cao, bận bịu nhiều, lại coi ba hãng đĩa. Ôn Ngạn chỉ tìm được một đoạn Hồ Trường An viết về Nguyễn Văn Đông. Hồ Trường An cho rằng Mấy Dặm Sơn Khê là sợi tơ lộng lẫy nhất của Nguyễn Văn Đông. Tôi chỉ đồng ý với Hồ Trường An một phần. Bởi vì với tôi những nhạc phẩm coi như cùng vị trí phải là Chiều Mưa Biên Giới, Mấy Dặm Sơn Khê và Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp. Tiếp theo sau có thể là Phiên Gác Đêm Xuân, Anh Trước Tôi Sau, Sắc Hoa Mầu Nhớ, Hải Ngoại Thương Ca

Link youtube PBN 125:

https://youtu.be/X22hU5hR0uk?si=jrxD3a81WFBqQnOs

Ông Ngạn kể về Mấy Dặm Sơn Khê và giới thiệu khá duyên dáng vì ông nhắc lại chuyện ngày xưa, Nguyễn Văn Đông hát với Thái Thanh và bây giờ Thuý Nga giới thiệu thế hệ tiếp nối Thái Thanh là Ý Lan. ( chi tiết Nguyễn Văn Đông hát với Thái Thanh là ô Ngạn kể từ thư Nguyễn Văn Đông gửi cho tôi). Ô Ngạn chỉ kể nét chính yếu, đây là thư Nguyễn Văn Đông gửi Hoàng Lan Chi thì đầy đủ hơn. Hồi đó qua tôi giới thiệu, cố chủ nhiệm Người Việt Tây Bắc, ô Phạm Kim có hỏi Nguyễn Văn Đông và Nguyễn Văn Đông trả lời chung cho hai anh em chúng tôi:

From: Nguyễn Văn Đông
Sent: Tue, Jan 28, 2014 9:20 am
Subject: Re: Xin anh Đông cho lời dẫn giải để có bài viết về :MẤY DẶM SƠN KHÊ –

Chào anh Phạm Kim,

Cám ơn anh quan tâm bản Mấy Dặm Sơn Khê. Theo yêu cầu của anh, tôi ghi lại một số tài liệu sau đây:

1/ Trần văn Trạch và Lệ Thanh là hai nghệ sĩ đầu tiên thâu thanh ra đĩa 45 tours của hãng Tân Thanh vào năm 1960. Trần văn Trạch sử dụng chất giọng đặc Nam bộ, pha luyến láy làn điệu “Bình Bán” cổ phương Nam, nghe rất duyên dáng (Đính kèm MP3 – Trần văn Trạch và Lệ Thanh). Năm 1961, tác giả và ca sĩ Thái Thanh cùng Nghiêm Phú Phi, trình bày lần đầu tiên trong Đại nhạc hội Trăm Hoa Miền Nam, một tổ chức văn nghệ quy mô vào thời đó do bà cố vấn Ngô Đình Nhu chủ toạ, diễn ra suốt 10 đêm tại rạp hát Hưng Đạo, Thủ đô Saigòn. Tôi nhớ khi ấy tác giả cùng Thái Thanh song ca thì nhạc sĩ Lê Thương đánh nhịp Ban nhạc Đại hoà tấu, còn nhạc trưởng Nghiêm Phú Phi ngồi đàn dương cầm dạo Prélude (Đính kèm MP3 – Thái Thanh). Sau đó một số nghệ sĩ như Hà Thanh, Hùng Cường, Tuyết Mai trình bày MDSK cũng rất thành công. Thời gian sau, vào tháng 11/1961, Bộ Thông Tin ra thông báo cấm lưu hành và trình diển 2 bài Chiều Mưa Biên Giới và Mấy Dặm Sơn Khê trên toàn quốc.

2/ Lý do lệnh cấm Mấy Dặm Sơn Khê vì ấn phẩm đầu tiên có lời ca mà Bộ cho là không thuận lợi cho cuộc chiến. Đó là những phân câu sau đây: “ Chít lên vành tang trắng”

Xin giải thích dụng ý câu “ Chít lên lên vành tang trắng” là chít lên vành khăn tang trắng lên người goá phụ có chồng là tử sĩ, không nhằm gợi ý trừu tượng hay ẩn dụ về “Sương trắng phủ ngang mấy dặm sơn khê” như anh đặt câu hỏi. Thời gian sau, tôi có chỉnh sửa, đặt lại lời 2 theo yêu cầu của Nhà Xuất Bản như sau: “Khoác lên vòng hoa trắng”.(Ý nói đoàn binh khoác vòng hoa chiến thắng thay vì chít khăn tang trắng lên người goá phụ tử sĩ).

3/ Bản Music sheet MDSK lần này được chụp hình lại và Scan bằng máy thật tốt nên có chất lượng trội hơn bản trước gởi anh (Đính kèm music sheet MDSK).

4/ Trong binh nghiệp, tác giả MDSK phần lớn thời gian phục vụ ở các đơn vị tác chiến, xuyên dọc qua các vùng chiến thuật, có cả vùng thượng du rừng núi Bắc Việt năm 1954, đi gần hết chiều dài cuộc chiến. Vì vậy, Mấy Dặm Sơn Khê có thể là phản ánh vùng núi rừng cao nguyên miền Trung hay Thất Sơn miền tây Nam Bộ mà tác giả đã từng sống và chiến đấu ở các nơi đó. Mong anh hài lòng với giải đáp này. Đính kèm 6 files.

Ngưng trích thư Nguyễn Văn Đông gửi Hoàng Lan Chi

Ý Lan mặc áo dài trắng coi sang trọng, đẹp. Giọng hát Ý Lan hay nhưng tôi không thích lắm vì Ý Lan điệu quá. Nhiều người “kêu” và Ý Lan nói rằng không sửa được vì đó “là từ trong máu” ra. Có lẽ thế thật. Vì thấy Quỳnh Hương, em ruột Ý Lan cũng có cách nói chuyện “giông giống” Ý Lan ( chỉ là ít điệu hơn). Có lẽ cái giong giống đó lá …từ cô Thái Thanh. Gì chứ cô Thái Thanh cũng điệu rơi điệu rụng.

Ý Lan là thế hệ 1,5 nên sẽ khó “cảm” được nhạc lính. Chỉ Thái Thanh, Hà Thanh và Trần Văn Trạch là hát Mấy Dặm Sơn Khê hay. Cô Thái Thanh hơi “cao” quá. Hà Thanh hát rất vừa độ cao. Tôi đã gọi tiếng hát Hà là tiếng hát hoa đào vì nó tinh khiết, đẹp nhu mì nhưng không kém phần quyền rũ là anh đào. Anh đào thường gắn với Phú Sĩ Sơn. Tiếng hát Hà cũng thế. Lồng lộng trời cao và mọi cái cứ như giòng suối từ đỉnh núi cao rót xuống. Hà không cần “điệu”. Hà hát tự nhiên như hơi thở. Có lẽ những người thế hệ Một hoặc cựu quân nhân VNCH sẽ yêu thích như tôi. Giản dị là họ đã từng nghe Hà hát trước 75 với một giọng hát “lồng lộng” tràn trề sinh lực mà không quá vũ bão. Nó như một giòng suối trẻ cứ thế tuôn chảy, len qua mọi ngóc ngách, trèo qua bao ghềnh thác mà không cần “gào rú” ầm ầm. Giọng Hà là như thế đó.

Tôi chọn youtube của em gái Hà, Trần Kiêm Thuý Vy:

https://youtu.be/y7AH1zkT7_M?si=2XF91pZBOdAkowis

Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng

Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê

Non nước ơi, hồn thiêng của núi sông

Kết trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa

Bao ước mơ giữa khung trời phiêu lãng,

Chờ mùa Xuân tươi sáng, nhưng mùa thắm chưa sang

Anh đến đây, rồi anh như bóng mây,

Chốn phương trời ấm lạnh hòa chung mái nhà tranh

Anh như ngàn gió, ham ngược xuôi, theo đường mây,

Tóc tơi bời lộng gió bốn phương …

Nước non còn đó một tất lòng, Không mờ xóa cùng năm tháng,

Mấy ai ra đi hẹn … về dệt nốt tơ duyên, Khoác lên vầng hoa trắng,

Cầm tay nhau đi anh Tơ trời quá mong manh

Anh hỡi anh, đường xa vui đấu tranh,

Giữa khung trời gió lộng, nghìn sau tiếp nghìn xưa

2014 Nguyễn Văn Đông có viết cho tôi về Mấy Dặm Sơn Khê như sau:

Nhân đây kể cô nghe vài tình tiết về bài Mấy Dặm Sơn Khê. Trần văn Trạch và Lệ Thanh là người đầu tiên thu âm bài này năm 1960, ghi ra diã 45 tours. Năm 1961, Bộ Thông Tin ra lệnh cấm 2 bài CMBG và MDSK, khi ấy hầu hết các báo Saigòn đăng tin ở trang nhất, gây dư luận sôi nổi. Quân đội phạt tác giả 15 ngày trọng cấm, loại ra ngoài danh sách thăng cấp trong 2 năm. Lý do tác giả là quân nhân không tuân thủ lệnh trình duyệt qua hệ thống quân đội. Dù trước đó, bà Ngô Đình Nhu đại diện Tổng Thống VNCH trao giải thưỏng âm nhạc cho đương sự do tổ chức thành công “Đại Hội Thi Đua Văn Nghệ Toàn Quốc” vào năm 1959 tại Saigòn. Thời gian sau khi dư luận lắng xuống, anh Đông có sửa lời ca bài MDSK, tài liệu có đính kèm theo đây. Bài MDSK có nhiều ca sĩ trình bày nhưng anh Đông chỉ ưng ý Hà Thanh, Thái Thanh, Hùng Cường, Trần văn Trạch và Lệ Thanh. Sau năm 1975, anh bị tịch thu tài sản, mất hết kho tài liệu âm nhạc trong chiến dịch bài trừ văn hoá đồi truỵ. Thời gian gần đây có thân hữu gởi cho anh Đông cái file Mp3- MDSK do Trần văn Trạch và Lệ Thanh ca mà từ lâu biệt tích trong nhân gian và trên mạng. Giọng ca Trần văn Trạch trong MDSK thật duyên dáng, khi áp dụng làn điệu miền Nam qua luyến lái hơi “Bình Bán” cổ xưa vào bài này với Ban đại hoà tấu do Nghiêm Phú Phi điều khiển. Anh Đông gởi cô nghe cái hay lạ Trần văn Trạch, khác biệt với các ca sĩ khác. Còn các bài do Hà Thanh, Thái Thanh, Hùng Cường thì có đầy rẩy trên mạng rồi. Vài hàng thăm cô và chúc cô dồi dào sức khoẻ, học giỏi toàn thời gian.

Trần văn Trạch và Lệ Thanh hát:

http://nhacdanca.net/may-dam-son-khe.html

Hùng Cường hát: (trước 75)

https://www.youtube.com/watch?v=n5ax7l5Feok

Ngưng trích

Vì quý mến Nguyễn Văn Đông nên tôi nghe thử Trần Văn Trạch hát nhưng tôi thấy không ai qua được Hà Thanh và Thái Thanh. Trần văn Trạch giọng ấm rất hay.

Mấy Dặm Sơn Khê rực rỡ vì lời hay và melody “đẹp”. Tôi đã mê “Nghìn Sau nối nghìn xưa” và dùng nhóm chữ trên gần như là “trade mark” cho web cá nhân.

Năm 2018, sau khi TT Thuý Nga thực hiện chương trình Chiều Mưa Biên Giới, tưởng nhớ Nguyễn Văn Đông thì có bạn có comment và tôi trả lời bạn ấy như sau:

Thao Le Tối nay xem livestream của trung tâm Thúy Nga và nữ danh ca Thanh Tuyền qua chủ đề Tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông tôi thấy nó đầu voi đuôi chuột làm sao ây. Tưởng niệm Ông mà chỉ nói sự nghiệp chứ không nhắc đến binh nghiệp, trong khi cuộc đời binh nghiệp của ông gắn liền với sự nghiệp. Những bản nhạc nổi tiếng của ông đều lấy cảm hứng từ người lính và rõ nét nhất là khi binh nghiệp kết thúc thì sự nghiệp của ông cũng tiêu vong. Từ sau ngày 30/4/75 cho đến lúc chết ông không viết thêm ca khúc nào. Thúy Nga chọn một nửa sự thật của nhân tài để tưởng niệm hay làm thương mại? Tôi không chụp mũ Thúy Nga như nhiều người khác, nhưng hành động lần này khó hiểu.

LanChiHoang Thươngmại!
-Thúy Nga đã chọn con đường sẽ về VN. Nên họ triệt tiêu con đường binh nghiệp của ông. 🙂 Nhạc của ông với tên Nguyễn Văn Đông đều là nhạc lính nhiều hơn. Bút danh Phượng Linh để viết bolero cho Thanh Tuyền và Giao Linh hát.
-Câu phê phán "Thúy Nga chọn một nửa sự thật của nhân tài để tưởng niệm hay làm thương mại?" làm tôi chảy nước mắt. Phê rất đúng. Và tôi đau cho anh, người nhạc sĩ tôi yêu mến. Nhưng thôi, xem comment từ hai chương trình của Thúy Nga mới thực hiện cấp tốc bằng cách phát lại toàn bộ các bài của anh có trong các chương trình PBN thì thấy khán giả trẻ ưa thích. Muộn màng nhưng có còn hơn không. Người trẻ VN đã biết Phạm Duy và nay họ "biết" thêm Nguyễn Văn Đông . Người nhạc sĩ nào cũng cần khán/thính giả. Ông sẽ mỉm cười khi thấy rất nhiều người trẻ bây giờ đang "biết" đến ông.

TruongSa Hoang Hầu hết những người sanh ra từ thập niên 50 trở về trước hay nói rõ hơn là ngoài 50 sẽ có nhiều cảm súc và thương nhớ nhiều tới Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông , hơn là giới trẻ hiện tại, bởi sau năm 75 nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phải đi tù vì Cộng sản và ít ai có dịp nhắc tới Ông . . Thúy Nga Paris bynight hay Asia hay những trung tâm băng nhạc nào khác , tất cả chỉ tựu trung , thuần túy là về âm nhạc . Thế nên khi họ vinh danh một nhạc sĩ nào đó , nó có ý nghĩa là cảm tạ và tri ân tới người nhạc sĩ đó , đã đóng góp cho đời . Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nguyên là một Đại Tá trong Quân Lực VNCH , Ông đã là một Chiến sĩ Của Quân Lực VN CH , Ông đã chiến đấu vì Tổ Quốc Danh Dự và trách nhiệm thế nên bất cứ một chiến sĩ nào của QL VNCH cũng đều đươc Tổ Quốc ghi ơn mặc dù Ông chưa nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh cho Tổ Quốc . Trong hoàn cảnh hiện tai, có ai hay bất cứ tổ chức đoàn thể nào hội đủ tứ cách đại diện để làm lễ truy điệu cho một cựu chiến binh , từng là một sĩ quan cao cấp như Đại Tá Nguyễn Văn Đông ? Tại Viet Nam lại càng không thể phủ lá cờ vàng trên quan tài của người chiến sĩ này được . Tôi đồng ý về những nhận xét của bạn về sự vinh danh đối với cố nhạc sĩ NVĐ chỉ là một nửa , chỉ là đầu voi đuôi chuột ! Nhưng rõ ràng thực hiện và vinh danh được con đường " sư nghiệp " âm nhạc cho Cố nhạc sĩ NVĐ cũng là quí lắm rồi , nhưng chính yếu là con đường binh nghiệp thì biết làm sao đây ???? Đọc tiểu sử , nói về đời binh nghiệp thiển nghĩ nó không thích hợp với hoàn cảnh của Cố Nhac sĩ Nguyễn Văn Đông hiện tại. Mong rằng có rất nhiều những người có tấm lòng như bạn , hay ít ra cũng có cùng một tâm hồn đồng điệu . Xin hãy thắp một nén hương hay cầu xin cho hương hồn cố Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được về cõi vĩnh hằng.

Ngưng trích comment

Vâng, họ, những nhạc sĩ, đều cần khán giả, thính giả là những người dân, là đồng bào của họ.

Thuý Nga đã làm được một việc tốt. Không nên khắt khe quá. Chính Thuý Nga đã khiến người trẻ trong nước biết được tên tuổi và giòng nhạc Nguyễn Văn Đông.

2018 Nguyễn Văn Đông ra đi. Đã sáu năm. Nhạc ông vẫn sống mãi. Chắc ông đã mỉm cười. Nơi ấy. Rất xa.

Hoàng Lan Chi

10/2024

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on Âm nhạc cuối tuần- Mấy Dặm Sơn Khê- Nguyễn Văn Đông -Oct 18, 20 24

Bài báo HLC phỏng vấn Phan Ni Tấn ở Bút Tre đẹp quá – Á Châu Tự Do Phỏng vấn Bút Tre ( Mộng Tuyền) vào 2010- O ct 9, 2024

Hôm trước tôi đăng ở Facebook một bài về Phan Ni Tấn. Nội dung, tôi chụp hình tờ báo Bút Tre ở AZ của chủ nhiệm Mộng Tuyền. Tuyền là hậu duệ VNCH. Tôi quen Tuyền khi phỏng vấn Tuyền vào khoảng 2007 về việc Tuyền đã kêu gọi quyên góp giúp BPSOS trong chương trình HO đợt 2. CT này KHÔNG HỀ được tài trợ từ bất cứ cơ quan nào. Nó được đồng hương giúp đỡ vì mục đích là giúp các cựu quân nhân, vì lý do nào đó, đã không đi kịp trong đợt 1. Điều này cho thấy Ts Nguyễn Đình Thắng, BPSOS, đã giúp người lính VNCH ra sao. NHưng có những kẻ, rất táng tận lương tâm, dù già, dù đáng tuổi chú của Nguyễn Đình Thắng nhưng đeo theo vu cáo, mạ lị. Ô Thắng, trong đơn kiện tập thể Voice Canada và Úc, Nam Lộc, Trịnh Hội, Kim Âu HVS, Holly Ngô…, đã thương hại tuổi già của người này và một cụ ở Na Uy nên không đưa vào đơn kiện. Sau đó tôi cộng tác với Tuyền. Mục Trò Chuyện với Lan Chi. Tôi thích báo của Tuyền. Rất đẹp. Tuyền rất ngoan, lễ phép. Đương nhiên là Mộng Tuyền rất “mê” những bài phỏng vấn của tôi vì theo Tuyền “hiếm có ai phỏng vấn đặc sắc, có chiều sâu như cô”. Năm 2016 sang Úc, tôi lười và xin tạm nghỉ. Thế mà “nghỉ luôn cho tới tận bây giờ” vì lười quá. Thật ra, thỉnh thoảng khi cần giới thiệu ai đó hoặc viết về cái gì đó có ích thì tôi cũng phỏng vấn và lại đưa Bút Tre đăng.

Một số hình khi Mộng Tuyền ghé CA và đến thăm cô vào 2015 . Tuyền tặng cô giò lan:

Đây là bài của tôi ở Facebook:

Tan Phan Ni Mèn ơi Bút Tre đẹp quá trời!

Hoanglan Nguyen Quá giỏi luôn

LanChi Hoang: tôi trả lời Mộng Tuyền: thôi không lấy nhuận bút. Tặng lại con gái. Để làm từ thiện ở chỗ con. Mộng Tuyền là 1 trong vài chủ nhiệm báo tuyệt vời. Hậu duệ VNCH. XInh đẹp. Nhiều tài. Hay từ thiện giúp TPB VNCH. Báo này nổi tiếng ở AZ.

Chụp hình 2 mail từ Mộng Tuyền:

Hoàng Lan Chi

2024

Bài liên quan: Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn Bút Tre vào 2010 :

https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/LiteratureAndArts/But-tre-magazine-a-group-of-vietnamese-oversea-youngest-writers-mlam-08222010133723.html

Tạp chí Bút Tre

Bốn bạn trẻ này tuổi đời của người lớn nhất chưa quá 31 và người nhỏ nhất chỉ 23 tuổi. Tuy bận bịu với công việc chuyên môn nhưng bốn người trẻ này đã rất thành công khi điều hành tạp chí Bút Tre tại tiểu bang Arizona trong nhiều năm qua.

Điều hành bởi 4 cô gái trẻ

Bút Tre được phát hành trên nhiều tiểu bang và số lượng mỗi kỳ in ra là 5 ngàn số, một con số không nhỏ trong lĩnh vực báo chí Việt Ngữ tại Hoa kỳ.Chúng tôi có cuộc nói chuyện với 4 nhân vật trẻ tuổi này xoay chung quanh hoạt động của họ trong những năm qua trên lãnh vực báo chí.

Họ gồm bốn cây viết nữ, người trẻ nhất là Thu Tâm sinh năm 1987, Quỳnh Như sinh năm 1982, Lục Bạch Mai sinh năm 1976, và Nguyễn Lê Mộng Tuyền sinh năm 1979. Tất cả bốn cây viết trẻ tuổi này đều tốt nghiệp đại học, hai người đã xong cao học và hai người còn lại đang học chương trình MBA tại Arizona.

Điều gì đã khiến họ theo đuổi nghề báo, một nghề được xem là không thể sinh lợi tại Hoa Kỳ trong khi bằng cấp chuyên môn của họ có thể gọi là đã vững vàng? Mời quý vị theo dõi cuộc nói chuyện sau đây giữa chúng tôi và nhóm bạn trẻ Bút Tre.

Kính thưa quý vị, ngày hôm nay bốn người đó là cô Quỳnh Như, Thu Tâm, Lục Bạch Mai và Mộng Tuyền đều có trong phòng ghi âm của chúng tôi và chúng tôi được hân hạnh nói chuyện với 4 cô gái này về kinh nghiệm của họ trong việc điều hành tờ báo Bút Tre, một tờ báo đã được lưu hành trong nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ.

Việc đầu tiên chúng tôi cũng xin nhắc lại rằng ở Nước Mỹ có rất nhiều người Việt làm báo và cách làm báo tại hải ngoại – nếu mà sống bằng tờ báo thì rất là khó khăn chứ không phải đơn giản, chỉ có những người tại California mới có thể sống bằng nghề báo được nhờ quảng cáo, nhờ những cơ sở kinh doanh lớn để nuôi sống tờ báo, và báo ở Mỹ hoàn toàn không bán được. Đó là sự thật. Và chúng tôi rất ngạc nhiên khi 4 cô gái trẻ này bước chân vào nghề báo một cách rất là mạnh mẽ và quyết liệt trong vòng vài năm qua họ liên tục làm và họ chưa có ý định nghỉ ngơi.

Mỗi lần con vẽ truyện tranh như vậy thì con lên internet con đọc lại truyện và từ đó con thấy những cốt truyện nào quan trọng thì con sẽ vẽ những bức tranh đó và con sẽ tóm tắt lại cái phần đó thôi.

Mặc Lâm: Câu đầu tiên chúng tôi muốn hỏi Quỳnh Như, người trẻ nhất trong 4 cô gái này, cô sinh năm 1987, qua Mỹ vào lúc 6 tuổi. Đây là một điều rất là đáng ngạc nhiên! Và trước khi đi vào cuộc phỏng vấn này chúng tôi nói chuyện riêng với cô và được cô cho biết rằng lúc đó cô hoàn toàn không biết gì cả. Nhưng mà bây giờ xin hỏi Quỳnh Như sao khi qua Mỹ lúc mới 6 tuổi mà Quỳnh Như có thể can đảm cầm viết để làm tờ báo như vậy?

Quỳnh Như: Trước hết con xin chào chú Mặc Lâm cùng quý vị thính giả của Đài Á Châu Tự Do. Thưa chú, con rất là tình cờ được gặp chị Mộng Tuyền vào một hôm mà con đi với chị con để gặp anh Thiện Thành của Đài SBTN thì lúc đó con đến gặp anh Thiện Thành thì cũng gặp chị Mộng Tuyền.

Lúc gặp con mới biết chị Mộng Tuyền là chủ báo của báo Bút Tre thì lúc đó con muốn theo chị liền mà không biết tại sao con cũng được chị nhận. Con nghĩ con rất là may mắn tại vì mình muốn theo không có nghĩa là mình được theo và chị Mộng Tuyền có ý định là muốn con vào để giúp Bút Tre, và đó là con đường mà con vào để giúp chị.

Mặc Lâm: Và khi Quỳnh Như được chị Mộng Tuyền cho hợp tác thì việc đầu tiên Quỳnh Như làm gì trong tờ báo?

Quỳnh Như: Dạ, trước tiên là con – lúc đó con khoảng 19 tuổi mà tính con có thể nói còn rất là bé nên chị Mộng Tuyền giao cho con phụ trách Góc Của Bé (cười).

Mặc Lâm: Rồi "Bé" viết cái gì?

Quỳnh Như: (Cười) Dạ, lúc đó "Bé" mới bước vào thì "Bé" bắt đầu vẽ tranh. "Bé" bắt đầu vẽ tranh như là truyện tranh Đức Thiên Chúa, như là truyện Quả Dưa Hấu, Công Chúa Thủy Cung.

Mặc Lâm: Khi Quỳnh Như viết Công Chúa Thủy Cung thì cái vốn liếng Tiếng Việt để diễn tả câu chuyện đó thì Quỳnh Như học ở đâu?

Quỳnh Như: Dạ, cái này mỗi lần con vẽ truyện tranh như vậy thì con lên internet con đọc lại truyện và từ đó con thấy những cốt truyện nào quan trọng thì con sẽ vẽ những bức tranh đó và con sẽ tóm tắt lại cái phần đó thôi.

Tại sao “Bút Tre”?

Mặc Lâm: Vâng, đó là cô gái trẻ nhất trong nhóm, đó là Quỳnh Như sinh năm 1987, phụ trách trang thiếu nhi của tờ báo Bút Tre. Sau đây chúng tôi xin được hỏi Mộng Tuyền, người chủ trương tờ báo này.

Mộng Tuyền có thể cho biết nguyên nhân nào dẫn tới chuyện Mộng Tuyền chọn chữ "Bút Tre"?

Mộng Tuyền: Dạ vâng. Thưa chú, cũng như việc làm báo rất là tình cờ, cái tên "Bút Tre" cũng rất là tình cờ mà thôi.

Thật ra ở bên Việt Nam mình ngày xưa người ta vẫn còn nhớ là những gì liên quan đến tre như lũy tre xanh ở các đồng quê, hay tên của mình được ghi vào sử xanh thì sử xanh đó được ghi trên những phiến bằng thẻ tre, thì mình nhớ lại những cái đó và không biết sao từ đó lại nảy ra cái tên "Bút Tre".

Và Mộng Tuyền cũng muốn nói thêm là "Bút Tre" này chẳng có liên quan gì đến nhà thơ Bút Tre mặc dầu trường phái thơ Bút Tre là một trong những trường phái mà Mộng Tuyền cũng khá ngưỡng mộ.

Và từ từ mình mới nhận thấy là quý độc giả cũng có nhận xét là "Bút Tre" thì nó rất bình dị và nó cũng giống như là tất cả những người cầm bút của "Bút Tre" đây rất là bình dị, viết rất là giản dị, không có gì cầu kỳ sâu xa cả. Và mình viết gọi là cho tầng lớp bình dân đọc, hiểu và biết ngay là người viết cũng như người đọc hiểu nhau liền, không có cần phải suy nghĩ sâu xa gì hết.

Và từ từ mình mới nhận thấy là quý độc giả cũng có nhận xét là "Bút Tre" thì nó rất bình dị và nó cũng giống như là tất cả những người cầm bút của "Bút Tre" đây rất là bình dị, viết rất là giản dị, không có gì cầu kỳ sâu xa cả.
Mặc Lâm: Trong tờ báo Bút Tre được biết Mộng Tuyền là người chủ bút và là người viết nhiều nhất, Mộng Tuyền có thể cho biết những bài nào, những tiết mục nào mà Mộng Tuyền thường tham gia vào?

Mộng Tuyền: Dạ vâng. Công việc chính của Mộng Tuyền là viết lá thư viết từ tòa soạn. Những khi cần thiết thì Mộng Tuyền cũng phỏng vấn, cũng như viết những bài phóng sự.

Nếu mà có dịp thì Mộng Tuyền và các bạn trẻ ở trong đây, mình không có tham vọng là mình có khả năng để viết những bài tham luận, những bài bình luận sâu xa, đó là hoàn toàn không nằm trong khả năng, trong tầm tay của mình, bởi vậy ngoài Mộng Tuyền ra thì còn có rất nhiều những sự đóng góp của những nhà báo mà Mộng Tuyền xin phép được gọi là lão luyện và già dặn, có những mục này để độc giả của Bút Tre có thể thưởng thức tất cả những tài năng, chứ không chỉ là cầm tờ báo lên đọc những lời hết sức là ngô nghê của bọn trẻ chúng cháu mà thôi.

Mặc Lâm: Tôi cũng được biết là trong tờ báo của các bạn thỉnh thoảng cũng có đề mục viết bằng Tiếng Anh ở ngoài gởi vào, thì người "edit" những trang Tiếng Anh này có phải là Lục Bạch Mai không?

Bạch Mai: Dạ phải.

Mặc Lâm: Lục Bạch Mai có thể cho thính giả biết là khi mà người ta gởi vào những trang viết bằng Tiếng Anh như vậy đó thì việc đầu tiên của Lục Bạch Mai là làm gì?

Lục Bạch Mai trả lời bằng Tiếng Anh, đại ý rằng cô đọc những bài viết mà độc giả gởi tới từ những người lớn tuổi và cảm hứng của nhiều người trong họ thuộc thế hệ trước. Có người đã đến Mỹ 20 năm hoặc hơn, nhiều khi họ viết bằng Tiếng Anh để cho người trẻ có thể đọc. Bổn phận của Lục Bạch Mai là giúp cho họ sửa lại Tiếng Anh cho trôi chảy hơn để có thể làm cho các bạn trẻ dễ hiểu hơn.

Cũng xin được giới thiệu với quý vị là Lục Bạch Mai cũng đã lấy được bằng MBA tại Trường ASU (Arizona State University). của Arizona năm 2006, và với trình độ hiểu biết như thế thì chúng tôi tin chắc rằng Bạch Mai có thể dễ dàng để "edit" những bài vở thông thường trên tờ báo Bút Tre.

Tinh thần vô vị lợi

Bìa tạp chí Bút Tre số ra tháng 7 năm 2010. Photo courtesy of Bút Tre Magazine.

Quay lại với Mộng Tuyền, Mộng Tuyền có thể cho biết là viết và trình bày tất cả các bài báo thì tuy rằng trẻ nhưng mà cũng tạm gọi là dễ dàng, nhưng mà khi phát hành tờ báo để lấy tiền lại để mà in thì ai là người phụ trách chuyện này?

Mộng Tuyền: Dạ vâng. Cảm ơn chú đã đặt câu hỏi này. Bởi vì mọi người còn nhớ cô Như Hảo đã nói lúc trước cô cũng có làm báo nhưng mà làm được sau một vài năm thì phải chạy bởi vì điều hành một tờ báo là một công việc khó khăn, và theo Mộng Tuyền đó phải là một công việc toàn thời gian chứ không phải là bán thời gian.

Và sau giờ làm việc như là chúng cháu đang làm đây, tuy nhiên chúng cháu cố gắng bằng cách là mình phân chia những công việc cho rất nhiều những tình nguyện viên khác nhau của Bút Tre. Và Mộng Tuyền cũng xin thưa thêm Bút Tre là một tổ chức vô vị lợi, có nghĩa là tất cả quý anh chị làm trong Bút Tre thật ra là không có đồng lương nào cả, thế nhưng mình làm với tất cả tấm lòng, và vì thế công việc sau khi làm báo tức là sau khi đánh máy, edit, rồi layout báo gần 200 trang thì nó cũng chiếm rất nhiều thời gian của chúng tôi.

Và Bút Tre chủ trương mình không lấy những bài đã đăng trên internet hoặc những thông tin lấy lại, mà đó phải là những thông tin mà chúng tôi trực tiếp lấy từ các nhân vật hoặc là từ sự kiện, thành ra vì lẽ này mà nội dung Bút Tre cũng khó khăn hơn rất là nhiều.

Và sau khi báo đã hoàn tất từ nhà in lại đến khâu phân phối là mình có những quý vị chuyên môn đi phân phối ở các cơ sở thương mại và sau đó qua khâu đòi tiền. Quý vị cũng biết là mình quảng cáo cho các cơ sở thương mại Việt Nam thì ngoài công việc "business" nó còn khía cạnh gọi là tình nghĩa nữa. Mà nhiều khi người ta cứ than là không có tiền trả thì mình cũng không nỡ nào mà đến lấy tiền hoài.

Thưa chú, công việc làm đã 10 năm rồi thì nó cũng dạy cho Bút Tre rất là nhiều những kinh nghiệm và những nghề khác nhau, và những cái này thì nếu mà mình đã học được qua trường lớp thì nó dễ hơn lắm nhưng mà các chị em tự mò mẫm và làm việc với nhau thì tới đâu hay tới đó, nhưng mà đến nay đã 10 năm rồi thì hình như nó cũng đang đi đến đâu đó, thành ra tất cả rất là vui mừng.

Bút Tre là một tổ chức vô vị lợi, có nghĩa là tất cả quý anh chị làm trong Bút Tre thật ra là không có đồng lương nào cả, thế nhưng mình làm với tất cả tấm lòng.
Mặc Lâm: Còn riêng vai trò của Thu Tâm trong tờ báo Bút Tre thì như thế nào, Thu Tâm?

Thu Tâm: Thưa, trước khi trả lời câu hỏi của chú Mặc Lâm, Thu Tâm xin chào chú và chào quý thính giả đang nghe Đài Á Châu Tự Do. Trong tờ báo Bút Tre là phụ tá chủ bút thì con đảm trách việc edit những bài của độc giả gởi vô hàng tháng; ngoài ra đôi khi con cũng có viết về những phóng sự ở cộng đồng địa phương và những bài phỏng vấn những người ở địa phương, chẳng hạn như những người học giỏi thì con muốn giới thiệu đến với cộng đồng để biết mặt những người đó và các em trẻ có thể noi gương mà học hỏi giống như những người được phỏng vấn đó.

Mặc Lâm: Và có bao giờ con gặp những người mà người ta hỏi lại con mà con không trả lời được không?

Thu Tâm: Dạ có giống như vậy đó. (Cả nhóm cùng cười).

Mặc Lâm: Bây giờ quay lại với Mộng Tuyền. Tờ báo Bút Tre theo như tôi thấy, phải nói là nó đạt được một trình độ có thể chấp nhận được, tuy rằng các cháu cũng còn rất là trẻ, đang mới ra đời thôi, nhưng mà đã làm được như vậy tất nhiên là khả năng thì là một lẽ rồi nhưng phải có một quyết tâm cao lắm mới làm được tờ báo như thế.

Bên cạnh công việc hàng ngày để làm việc sau khi ra trường thì thì giờ bỏ ra làm báo chừng bao lâu trong một ngày?

Mộng Tuyền: Dạ vâng. Đối với cá nhân Mộng Tuyền thì mỗi ngày dành khoảng 2 tiếng đồng hồ để chăm lo công việc của Bút Tre, như là trả lời thư độc giả hoặc giải quyết những công việc của Bút Tre. Ngoài ra, mỗi khi tờ báo sắp ra thì trước đó khoảng một tuần đã phải chuẩn bị, tất cả anh chị em gặp nhau để cùng nhau đánh máy hoặc soạn lại những bài.

Còn riêng cá nhân Mộng Tuyền thì phải thú thật là trước khi báo đến nhà in thì mình phải thức ít nhứt từ 2 đến 3 đêm, mà đêm nào cũng gần như thức trắng để mà hoàn tất layout cũng như edit và cho hình ảnh. Và tờ báo này nói chung là một việc làm rất là cực và như chú đã nhận xét là nếu như mình không có cái đam mê thì mình dễ bỏ "cuộc chơi" lắm.

Mặc Lâm: Nhưng mà mình đam mê thì đam mê, nhưng mà mình phải nghĩ tới có một người bạn trai để đi cùng đường với mình chứ?

Mộng Tuyền: Dạ vâng, nãy giờ con than như vậy rồi ạ. Anh nào mà dám theo là con khen hay. (Cả nhóm cùng cười).

Phát hành 5.000 số mỗi kỳ

Bìa tạp chí Bút Tre số 20. Photo courtesy of Bút Tre Magazine.

Mặc Lâm: Quay lại với Thu Tâm. Thu Tâm có thể cho thính giả đang nghe Đài biết là tờ báo mình phân phối ra bao nhiêu tiểu bang không?

Thu Tâm: Dạ thưa chú, Bút Tre hiện nay đang được phân phối chính tại các tiểu bang – Arizona là chính rồi – đến tiểu bang Utah và tiểu bang New Mexico. Ngoài ra Bút Tre cũng được phân phối ở các vùng phụ như là San Jose (California), Denver (Colorado), Dallas và Houston (Texas), thưa chú.

Mặc Lâm: Vow! Với một số lượng như thế chắc in cũng phải nhiều lắm. Mỗi một kỳ in như vậy là bao nhiêu số?

Thu Tâm: Dạ thưa mỗi một kỳ mình in như vậy là 5 ngàn quyển đó chú.

Mặc Lâm: Vâng. Một lần nữa xin cảm ơn 4 cô gái Bút Tre đã có một cuộc nói chuyện cho quý thính giả ở trong cũng như ngoài nước được biết rằng một hoạt động của người Việt tại hải ngoại, bên cạnh những hoạt động kiếm sống thì họ còn những hoạt động về văn hóa và đặc biệt về chữ nghĩa bằng Tiếng Việt. Cũng chúc 4 cô được toàn vẹn những điều mình đã theo đuổi và công trình ấy sẽ đạt được kết quả về lâu về dài. Cảm ơn 4 cô gái ạ.

Bút Tre hiện nay đang được phân phối chính tại các tiểu bang – Arizona là chính rồi – đến tiểu bang Utah và tiểu bang New Mexico. Ngoài ra Bút Tre cũng được phân phối ở các vùng phụ như là San Jose (California), Denver (Colorado), Dallas và Houston (Texas).

Mộng Tuyền: Dạ vâng. Mộng Tuyền xin phép được thay mặt các chị em cảm ơn chú Mặc Lâm đã ưu ái dành cho tụi con buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Và Mộng Tuyền xin phép được đọc một câu rất ngắn trong một bài tham luận mà mình đã chọn ra cho ngày hôm nay cũng như là để chia sẻ với quý vị mục đích và hy vọng của Bút Tre, cũng như là những khắc khoải của Bút Tre:

"Đôi lúc có cảm tưởng mình giống như những người đi khai phá quá khứ, và mỗi lần tìm được những tâm sự trên trang báo Bút Tre chúng tôi có thêm niềm tin rằng việc làm báo đã và đang tạo cho chúng tôi cơ hội tìm lại và bảo tồn những gì chúng ta hiện đang sợ mất dần, không chỉ là ngôn ngữ mà cả cách sống, cách nghĩ và những di sản to lớn không kể được về văn hóa – văn học. Không giữ được những di sản dân tộc, chúng ta còn gì cho tương lai?"

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on Bài báo HLC phỏng vấn Phan Ni Tấn ở Bút Tre đẹp quá – Á Châu Tự Do Phỏng vấn Bút Tre ( Mộng Tuyền) vào 2010- O ct 9, 2024

HLC-Cầu Chúc Thầy Chu Phạm Ngọc Sơn đến được nơi Thầy muốn- Aug 14, 2024

Hoàng Lan Chi

Cầu Chúc Thầy Chu Phạm Ngọc Sơn đến được nơi Thầy muốn

Bạn Facebook báo tin: Cô Thu Vân gọi điện thọai báo tin GS Chu Phạm Ngọc Sơn mất. Tôi bình thường.

Bạn đồng khoá Khoa Học báo. Tôi trả lời “ Em có đi viếng, khấn thầy dùm chị một cái. Dù sao cũng là Thầy. Chào lần cuối”. Nhưng bà ấy cũng không đi. Thì thôi vậy.

Rồi sư huynh cũng báo.

Tôi học chứng chỉ Lý Hoá 1 với Thầy Sơn. Tôi không có một cảm tình gì đặc biệt vì tôi lấy Cử Nhân Hoá Hữu Cơ thì Lý Hoá 1 chỉ là chứng chỉ nhiệm ý Lý bắt buộc. Nếu không bắt buộc, tôi cũng không học. Thời gian đó, cựu Khoa Trưởng, Gs Trưởng Ban Hóa là Thầy Lê Văn Thới. Đó mới chính là “giáo sư chính yếu” của tôi. Tuy thế, Thầy Thới khó tánh nên đa số sinh viên sợ. Trong lớp học, tiếng muỗi vo ve cũng nghe. Khi Thầy mất, linh cửu quàn ở Hội Trí Thức Yêu Nước (chúng tôi hay gọi đùa là Hội Trí Thức yêu Nước Ngoài vì đa số mở các lợp cho cư dân Sài Gòn học, chuẩn bị đi nước ngoài!). Theo đúng tinh thần “Tôn Sư Trọng Đạo”, một chữ cũng là Thầy nửa chữ cũng là Thầy mà ở đây cả gần 2-300 trang gì đó chữ kia mà nên tôi đến viếng Thầy! Quỳ lạy hai lần.

Còn với Thầy Sơn, tôi có một kỷ niệm “khó chịu”. Đó là ngày ấy tôi hay viết tạp ghi cho Chính Luận (tờ báo lớn nhất Sài Gòn thời đó) với bút hiệu Quỳnh Couteau. Tôi chơi chữ vì tên thật là Quỳnh Giao và “Couteau” là “con dao” theo tiếng Pháp. Ngày ấy còn hai cây bút sinh viên khác: Thu HippyThảo Gàn ở Y Khoa và Nha Khoa (nếu tôi nhớ không lầm. Tuổi già nhớ lộn xộn quá!). Một lần tôi kể chuyện chứng chỉ khoa học. Không biết một tên masculin mắc toi khỉ gió nào đó, đã nhiều chiện mách lẻo cho Thầy Sơn mà nó “lẻo sai” nữa chứ. Ô Sơn có thái độ “kỳ kỳ”. Hôm sau giờ của Thầy, ông lên lớp và nói theo kiểu bình dân là “chửi phông long”, nói theo kiểu Bắc Kỳ là “chửi bóng gió”. Ý như Thầy tưởng lầm Quỳnh Couteau viết bài chỉ trích chứng chỉ Hoá Lý 1 của Thầy.

Tôi ngạc nhiên, rồi bực mình, rồi oan ức. Ayda ngày đó là “em hiền hơn ma sơ” chứ không phải “bà chằng” như bây giờ. Tôi kể chuyện với anh THA, giảng nghiệm viên Hoá Mô Tả của tôi. Ảnh khuyên nên viết thư cho Thầy nói rõ “ trò Quỳnh Giao không hề nói gì đến thầy cả”. Tôi nghe lời anh THA viết thư trần tình. Hôm sau thầy Sơn vào lớp. Cũng cái kiểu nói “bâng quơ” như hôm trước. Rằng, “tui nhận được thư rồi. Biết rồi. Người đó đừng có nghĩ gì nữa hết

Thầy Sơn người Nam và có vẻ không ưa Khoa Trưởng Nguyễn Chung Tú, người Bắc. Thầy Lê Văn Thới, trưởng ban Hoá, cũng giống Thầy Sơn. Ơ đâu thì cũng có “kỳ thị” hết cả. Khó lòng mà “hết hoàn toàn kỳ thị”. May mắn cho tôi thời đó là “mon patron”, GS Trưởng Ban Vật Lý Địa Cầu, Nguyễn Hải, là người Bắc 54 như tôi. Tôi được Gs Khoa Trưởng Nguyễn Chung Tú, GS Trưởng Ban Nguyễn Hải, “cưng” là đủ. “Bổn cô nương” đây không sợ ai nữa hết! Chả quan tâm đến thái độ kỳ thị người Bắc 54 của Thầy Thới, Thầy Sơn, và vài ông Thầy “nho nhỏ” khác. (cười)

Khoảng 1980 gì đó, tôi gặp hai vợ chồng Thầy Sơn ở nhà bà chị ruột tôi ở đường Tự Đức cũ. Một ông Xoài nào đó mang gạo tặng Thầy Sơn và để ở nhà anh chị tôi (anh rể tôi là Quản Hùng, Trưởng Phòng gì đó của Đài Truyền Hình). Hồi đó đang đói ghê lắm. Được có 10 ký gạo ngon cũng là “quý” lắm. Cô Sơn cũng khá đẹp nhưng chỉ phải cái hơi lùn. Người Bắc như tôi thì phải. Có vẻ cũng “sắc sảo”. Nghe nói sau này, khi Ủy Ban Quờ Quạng phải “dùng” Thầy Sơn thì thầy xin cho vợ con được đi Canada. Cá nhân Thầy không đi. Thầy ở lại lập gia đình với A., một người thua tôi có lẽ sáu bảy tuổi. Dường như tôi gặp cô này một lần. Tôi thích chị Nhứt Hoa hơn. Coi chị khá xinh, hiền lành, nhu mì. Chị được học bổng tu nghiệp Pháp và chết ở phòng thí nghiệm. Chị là học trò cưng của Thầy Sơn. Khoa Học có một cái, không biết gọi là gì: sau chị Nhứt Hoa thì Anh Đào, khoa Sinh, cũng tu nghiệp Pháp và cũng chết bất ngờ trong phòng thí nghiệm. Anh Đào cùng thời hay sau tôi một năm. Đào xinh xắn nhưng lùn lắm.

Thầy Sơn phụ trách một trung tâm khoa học ở gần nhà chị tôi, đường Tự Đức cũ. Sau này tôi cũng về đó ở. Một lần, tôi “bò sang” gặp thầy Sơn để xin mượn cái sân của thầy cho nhóm học võ của con gái. Lý do, ông thầy dậy võ mướn địa điểm ở cái đình nhưng họ không cho mướn nữa. Thầy Sơn trả lời cái gì đó tôi quên rồi. Đại khái là không được và sau đó con tôi phải đến nhà riêng của thầy dậy võ để học.

Thầy Sơn giỏi. Một trong những người được Mỹ đào tạo. Nhưng sau 75, Thầy ở lại và hợp tác hết sức chặt chẽ với vc. Với Thầy, tôi không vui không buồn, không yêu không ghét. Dửng dưng. Vì môn Hoá Lý 1 chỉ là nhiệm ý Lý trong văn bằng cử nhân của tôi. Đương nhiên tôi chẳng ưa gì chứng chỉ này. Ngược lại Thầy Sơn cũng vậy. Vào lớp thì nhiều lần Thầy mỉa mai đám cư dân SPCN như tôi. Ngày đó khờ. Chớ như bây giờ tôi sẽ viết bài “ Đề nghị Viện Đại học cứu xét: Hoá Lý 1 không phải là chứng chỉ nhiệm ý Lý bắt buộc cho Cử Nhân Hoá”!! (cười).

Cô, người đầu tiên, mẹ của các con Thầy Sơn, nghe nói đã mất khá lâu ở Canada. Vài em, con của Thầy, có về VN.

Rồi cũng xong một kiếp người.

Thầy Chu Phạm Ngọc Sơn, về phương diện khoa học: là người tài; nhưng về phương diện chính trị: Thầy không phải là người có lý tưởng quốc gia Cộng Hoà.

Thôi thì một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy thì ở đây, tôi có cả hơn 100 trang quay roneo chữ của Thầy, tôi xin kính chúc Thầy ĐI CHUYẾN TÀU CHÓT BÌNH AN VÀ SẼ ĐẾN NƠI NÀO MÀ THẦY MUỐN.

Rừng gió Brisbane

Hoàng Lan Chi

Xin phép bạn hữu quốc gia cho tôi post cái này:

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on HLC-Cầu Chúc Thầy Chu Phạm Ngọc Sơn đến được nơi Thầy muốn- Aug 14, 2024

Hoa xôi, cá xôi- Lên đường thôi, “bà chằng” ơi – June 30, 2024

Hoàng Lan Chi

HOA XÔI, CÁ XÔI

Ăn mừng Tổng Thống 45 Trump đè bẹp “con rối” của Quạ Đen

Tôi thích đồ gia chánh. Mới mua. Nhận về đúng ngày debate. Hôm nay mới có thì giờ làm. Là vì hôm kia thì tổng kết, hôm qua thì “những giọt lê thương đau của 10 media thổ tả”, hôm nay làm xôi với khuôn hoa.

Xôi macadamia. Không ai nấu hết nha, chỉ có “Bà Tổng” HLC là có sáng kiến ấy. Chưa mua bút vẽ thực phẩm nên phải dùng tiêu đen cho nhuỵ hoa.

Khuôn con cá để làm bánh nhưng tôi làm xôi, cũng được mà. Khuôn mua ở Temu. Rẻ lắm. (không quảng cáo cho nó đâu nha. Vì có khi nó bán dỏm lắm)

Cover của Facebook Hoàng Lan Chi

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on Hoa xôi, cá xôi- Lên đường thôi, “bà chằng” ơi – June 30, 2024

Người Mẫu” Lucky rất ngoan trong Vườn Phật- May 14, 2024

Trích LanChiYesterday-Những vụn vặt đời sống quanh tôi

“NGƯỜI MẪU” LUCKY RẤT NGOAN

Vô tình tôi khám phá ra tôi có một “người mẫu” (!) ( gọi vậy cho đáng yêu. Nói “cẩu mẫu” không hay!) thật đáng yêu. Không õng ẹo. Bắt nằm, ngồi, trèo, leo, lội nước đủ cả để chụp với hoa mà không hề phàn nàn.

Cuối Thu, hồng lác đác phục hồi sau những trận mưa dầm dài ngày với đủ thứ bệnh. Từ khung cửa sổ phòng ngủ, mỗi khi mỏi mắt vì net, tôi chỉ việc nhìn ra thì là một góc của khu vườn nhà tôi với cỏ xanh sạch (vì là cỏ giả) ô vườn xinh xinh xinh hình thoi tôi trồng các loại hoa thấp. Cây ngọc lan sát cửa sổ thỉnh thoảng phà chút hương thơm vào phòng. Còn muốn ngăm cóc Thái, tắc ngọt, mận thì phải mở cửa ra sân. Cây ăn trái toàn be bé xinh xinh vì tôi thích vậy.

Giàn thiên lý gợi nhớ quê nhà ra nhiều hoa quá đến phát mệt. Qua mùa đông này, chắc phải tỉa bớt không cho mọc nhiều. Chỉ một giàn be bé xinh xinh thôi. Ớt đa sắc thật đáng yêu ghê. Em dễ trồng, dễ sống và đặc biệt em lùn nhất nhà. Em chỉ có bốn đến sáu cm thôi. Lùn vậy mà trái vẫn to. Vẫn ăn không hết và cứ vứt đi.

Tri túc tiện túc đãi túc hà thời túc

Tri nhàn tiện nhàn đãi nhàn hà thời nhàn

Ở tuổi này, cứ vui với vườn tược là thích nhất. Cứ loay hoay “sáng chế các món ăn” cũng thích

Tháng này tôi có hai sáng kiến: để kem hơi chảy giống sữa đặc rồi ăn với bánh mì que (baguette)! Ngon lắm đó

Hai là mua các khoanh tròn mỏng kiểu jambon (heo, bò, gà) từ Woolworth rồi cứ thế cuốn với chút rau salad mềm, một dưa leo, một cà rốt, một ngó sen chua, một húng quế, một khế ngọt (vì mới hái khế vườn nhà!) . Chấm tương ăn bì cuốn. Ngon vô cùng. Làm nhanh vô cùng. Không mất thì giờ nhúng bánh tráng rồi bún rồi cuốn!

Cái này là “đồ nguội cuốn kiểu “Bà Tổng” HLC”!!

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on Người Mẫu” Lucky rất ngoan trong Vườn Phật- May 14, 2024