Giới thiệu CD Sài Gòn Vĩnh Biệt –Nam Lộc P 1

Câu Chuyện Âm Nhạc là một chương trình trực thuộc đài TNT, Texas nhằm giới thiệu những vấn đề liên quan đến âm nhạc như tác giả với tác phẩm, thính giả với một dòng nhạc ưa thích và giới thiệu giọng ca mới. chương trình này do Hoàng Lan Chi thực hiện. Mọi ý kiến xin liên lạc amnhaclanchi@gmail.com  

 

Link để nghe:

SaigonVinhBiet1.mp3


 

HLC: CD Sài Gòn Vĩnh Biệt của nghệ sĩ Nam Lộc được phát hành năm 2005 bởi TT Thúy Nga. CD này gồm các nhạc phẩm ưng ý của NL và được trình bầy bởi khá nhiều ca sĩ như Khánh Ly, Trần Thái Hòa, Thế Sơn, Như Quỳnh, Thu Phưong, Minh Tuyết và cả chính tác giả. Hòa âm bởi Nhật Trung, Đồng Sơn và Tùng Châu.

12 nhạc phẩm thì đến 4 là dòng nhạc lưu vong. Còn lại là những nhạc phẩm nhạc ngoại lời của Nam Lộc hay nhạc của Tùng Giang, Vũ Thế Hưng. Đặc biệt lại có một nhạc phẩm do NL phổ từ thơ Trần Mộng Tú.

Bây giờ xin mời quý vị bước vào dòng nhạc Nam Lộc và đặc biệt trong chương trình hôm nay ngòai nghệ sĩ Nam Lộc California, còn có sự tham gia của Khôi An từ San Jose và  Ngũ Lang từ Oklahoma.

 

KA: Em xem lọat bài chị phỏng vấn nghệ sĩ Nam Lộc về phong trào nhạc trẻ thập niên 60-70 và phải nói em rất thú vị vì thuở đó tuy chúng em có nghe nói đến nhạc trẻ thật nhưng để biết rõ thì không. Một chi tiết khiến em thú vị nhất là nghệ sĩ Nam Lộc bảo rằng ông không giỏi nhạc lý nhưng có vài bản nhạc của ông lại rất nổi tiếng. Theo chị tại sao vậy?

HLC: KA biết không chị cũng rất ngạc nhiên khi biết điều đó lúc phỏng vấn nghệ sĩ Nam Lộc. Cá nhân chị ưa thích bài “Trưng Vương khung cửa mùa thu” nhưng đây lại là nhạc ngọai quốc. Chị cũng ưa cả “Em đã quên mùa thu” nhưng khổ nỗi lại là nhạc của Tùng Giang.

KA: Tiếc nhỉ. Hình như chị tòan thích những bài không phải do anh Nam Lộc viết nốt nhạc!

HLC: Không đâu. Từ khi còn ở trong nước chị đã thích “Sài Gòn vĩnh biệt”, thì đó là nhạc và cả lời là của Nam Lộc. Nhưng để hỏi anh Nam Lộc là nhạc phẩm này anh viết trong bao lâu và có ai sửa nốt nhạc cho anh không và sửa chỗ nào nhé.

Nam Lộc: Cám ơn cô Lan Chi, tôi sáng tác nhạc phẩm Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt vào tháng 11, năm 1975 khi vừa xuất trại tỵ nạn Pendleton và dọn về “share apartment” với một người bạn (cựu đại úy cảnh sát Nguyễn Văn Cư, hiện đang sống tại Los Angeles ). Đây cũng là tác phẩm đầu tiên mà tôi soạn cả nhạc lẫn lời, nhưng không thể ngờ được là chỉ trong vòng 45 phút tôi đã hoàn thành xong bài hát. Anh Cư là một nhân chứng sống và cho đến bây giờ anh vẫn thường nói, chính niềm thương nhớ ray rứt cùng nỗi đớn đau của thân phận lưu vong ấp ủ trong suốt thời gian sống ở trại tỵ nạn, đến một lúc nào đó bỗng dưng tuôn trào như dòng suối chẩy, khiến tôi không thể ngăn được những lời nhạc mà anh ta cho là rất chân thành, từ đáy tim của một người tỵ nạn đã giúp tôi viết được bài hát SGVB. Tôi đã ghi vội những khung cùng nốt nhạc sơ sài, và sau đó đã nhờ nhạc sĩ Huỳnh Anh kẻ lại cho chính xác bằng bút chì, mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ bản thảo đó như một chứng tích kỷ niệm quý giá ở trong đời.

1) Sài Gòn vĩnh biệt- Nam Lộc hát

KA: Sài Gòn Vĩnh Biệt có thể nói là bài nổi tiếng nhất c ủa n/s Nam Lộc nhưng em cũng biết một số người rất thích bài Nguời Di Tản Buồn. Em còn nhớ sau năm 75, Sài Gòn Vĩnh Biệt và Người Di Tản Buồn hay đuợc hát lén ở các bu ổi họp bạn. Những lời như

“Cho t ôi xin l ại n ụ c ư ời n ở tr ên môi nguời y êu dấu .

Cho tôi xin lại bờ rừng nơi từng chiến đấu bên nhau”

đã l àm cho chúng em vô cùng cảm động. Người Di Tản Buồn cũng là một bài mà nhạc và lời đều là của nhạc sĩ Nam Lộc, phải không thưa chị ?

Nam Lộc: Nhạc phẩm Người Di Tản Buồn đối với tôi không phải là một bài hát, mà lời trần tình đối với quê hương đất nước, đối với gia đình và đặc biệt là đối với các chiến hữu của mình. Tôi đã dựa vào dòng tâm tư cùng hình ảnh và những kỷ niệm có thật xẩy ra trong cuộc đời để hoàn tất bài hát này. Từ những hàng cây dài bóng mát ở các ngôi trường thuở học trò. Hình ảnh con đê dài ở làng Nội Duệ, tỉnh Bắc Ninh, nơi tôi đã chào đời. Cho đến thời kỳ khoác chiến y, cầm súng chiến đấu bên cạnh những người bạn đồng ngũ, sống nay, chết mai. Những đêm hành quân trong rừng hay đóng trại trên những ngọn đồi nghe tiếng bom đạn triền miên. Và chính khuôn mặt của từng người tử sĩ mà tôi đã một thời chiến đấu bên cạnh họ đã là động lực chính để tôi hoàn thành ca khúc nhiều nước mắt này!

2) Nguời Di Tản Buồn-Thế Sơn

HLC: KA có biết là sau 75, anh NL mang nỗi buồn ở trọ nên lại viết một nhạc phẩm khác trong dòng nhạc tương tự không,  Mẹ ơi khi con vừa trở lại! Mời quý thính giả cùng nghe với chúng tôi  nhé.

3) Mẹ ơi khi còn vừa trở lại- Khánh Ly

KA: Tuy nhạc di tản của nhạc sĩ Nam Lộc rất nổi tiếng, nhưng, cũng như chị, em phải nói là em thích nhất là bài Trưng Vương Khung Cưả Muà Thu. Tuy nhạc sĩ Nam Lộc chỉ viết lời cho bản nhạc này thôi, nhưng những lời đó quá hay và quyện với notes nhạc một cách quá khéo léo nên người ta yêu thích và nghĩ về bài này như một bản nhạc Việt thuần túy . Những lời như “Nắng vẫn vương nhẹ gót chân…

Trưng Vương vắng xa anh dần.

Muà Thu đã qua một lần.

Chợt nghe bâng khuâng, lá rơi đầy sân…”

thật là quá đẹp và quá Việt Nam. Từ khi bài này nổi tiếng “khung cưả muà Thu” đã thành một biểu tuợng đẹp để nói về trường Trưng Vương. Em nghĩ ngày xưa chắc nhạc sĩ Nam Lộc đã đến truờng Trưng Vương nhiều lần lắm, và đã nhiều lần đứng ngắm lá rơi ở con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm nên mới nghĩ ra được một cách diễn t ả đẹp như vậy. Em hơi tò mò … em muốn hỏi ngày xưa nhạc sĩ Nam Lộc  có bao nhiêu cô bạn gái ở Trưng Vương và cô nào đã là đối tuợng cho nhạc phẩm Trưng Vương Khung Cưả Muà Thu ?

HLC: Anh NL có cho chị xem hình của cô ấy nhưng tất cả bây giờ đã là kỷ niệm. Không biết anh NL có can đảm kể lại không.

NL: Có chứ, kỷ niệm không cần phải can đảm, nhất là kỷ niệm đẹp thì lại càng phải nên nhắc đến, chỉ sợ không có người để ý hay có ai muốn nghe mà thôi. Nhưng nói thì nói vậy chứ kể lại chỉ thấy buồn và nhớ vì có thể cả trăm năm sau Trưng Vương vẫn còn đó những khung cửa muà Thu, và dù:

Trưng Vương hôm nay mây vẫn giăng đầy trời,

Công viên năm xưa hoa vẫn rơi tuyệt vời,

Nhưng …

bóng người thì mịt mùng… !

Biết đâu mà tìm phải không Lan Chi?

4)Trưng Vuơng khung cửa mùa thu- nhạc ngọai quốc- lời Nam Lộc- Minh Tuyết

 Xin tạm biệt và đón nghe Phần 2 

This entry was posted in Câu Chuyện Âm Nhạc. Bookmark the permalink.