Từ “ Những Điều Không Nên Làm” đến “ Bài Viết của Vài Cao Niên”
Hoàng Ngọc An
Những Điều Không Nên Làm
Đành phải nói là sau bao ngập ngừng, đắn đo thì phải nói thôi. “Nói” này sẽ đụng chạm đến người này người kia và gây ân oán giang hồ. Nhưng nếu không nói thì xã hội cứ tồn tại mãi những điều ấy. Do đó, “đành nói” vậy vì mình yêu cộng đồng. Trong cộng đồng ấy thì mình là một phần tử, phải không nào. Mong rằng những “đương sự” bị “nói” đến, đừng giận nhé!
Những Câu Nói Nơi “Trà Dư Tửu Hậu”
Khi bạn bè bù khú thì vui đùa là chủ yếu. Vì thế những câu nói đùa nơi này nhuốm đủ vẻ: phóng túng, bông lơn và cả sai sự thật. Một người có ý thức sẽ không bao giờ phổ biến rộng rãi những câu nói nơi trà dư tửu hậu này. Một người có ý thức cũng không bao giờ tiếp tay phổ biến những bài viết mà trong đó tác giả đang làm cái việc “ngồi lê đôi mách”. Những người nào làm việc trên thường cho tôi cái liên tưởng sau: cha mẹ bảo một thằng bé đi học khôn; trên đường đi, nó không tạt vào nhà thầy đồ mà thấy chỗ nào đông đúc cãi nhau, nó bèn ghé vào; sau đó nó tha những rác rưởi từ đám cãi nhau đó về nhà cho cha mẹ nghe!
Khi viết những điều này, tôi nhớ đến một sự kiện. Đó là trong bài viết chỉ trích nhạc sĩ Phạm Duy của bà Bông Giấy, bà viết rằng theo lời kể của ai đó, PD nói “Tôi chống gậy chứ chống cộng gì”. Còn ông Phạm Duy thì cãi như sau: “Tôi nghĩ: chỉ có những kẻ ngây thơ hay ngu si thì mới tin lời LHM hay BG. Muốn bạch hóa, chỉ cần một câu hỏi : PD “tuyên bố” câu đó ở đâu, có thu thanh được tiếng nói của ông ta về chuyện đó không? Có đọc được những lời “tuyên bố” đó đăng ở sách nào, báo nào không”. Thật tình mà nói tôi không quan trọng chuyện PD có nói hay không. Cho dù PD có nói thì hãy thử nghĩ xem, vào năm 2002 (có lẽ vậy, lúc đó PD chưa về VN), trong lúc bù khú với bạn bè, nếu ai đó khen PD làm nhạc chống cộng hay thì PD, với cái tính ngông nghênh của người có tài sẽ cười cười “Ối, tôi chống cộng cái gì, chống gậy thì có”. Vậy thì câu nói ấy trong ngữ cảnh đó chả có ý nghĩa gì lớn lao.
Người nào cố tình khai thác những câu nói “hớ hênh”, “lỡ lời” của những “public figure”, là những người tâm địa xấu. Họ, một là đố kị, ghen tị; hai là thích ngồi lê đôi mách.
Chúng ta, là thính giả/độc giả/khán giả, có lẽ phải tự nâng cao trình độ của mình lên bằng việc hãy cho điểm những bài viết ấy con số 1. Với số điểm 1 thì không nên chuyển tiếp, thế thôi.
Hãy Tôn Trọng Chính Cái Tên Của Mình
Nhiều “public figure” đã tự làm hoen ố tên tuổi họ khi họ có những hành vi cẩu thả, coi thường người khác. Một hành vi phổ biến là vài văn nghệ sĩ đã rất cẩu thả khi viết nhận xét hay phê bình tác phẩm người khác. Nói rõ hơn, một văn sĩ lớn sẽ “hạ cố” viết vài dòng hay nửa trang cho một “văn sĩ mầm non” bằng những giòng chữ khá “lố bịch”. Hoặc một văn sĩ dạng tào lao luôn có kiểu “ban ơn” cho người khác bằng những bài viết khen tưới hột sen của mình cho người ấy. Tôi nghĩ rằng những vị trên đã không tôn trọng chính cái tên của mình.
Hai người trong phần mà tôi dán cái mũ “ban ơn” là hai nhà văn quân đội: Huy Phương và Giao Chỉ Vũ Văn Lộc. Bất cứ một câu chuyện tình nào qua ngòi bút hai vị này thì đều biến thành diễm sử cả. Bất cứ một thành tựu nào qua tay hai vị này thì đều trở thành chiến công vĩ đại hay thành công vô tiền khoáng hậu cả.
Tôi còn nhớ mẩu chuyện sau: năm 2007 nhà văn Đỗ Văn Phúc chuẩn bị in cuốn “Cuối Tầng Địa Ngục”. Ông nhờ tôi viết cái gì đó và đang bận nên tôi “passer” sang cho ông boss lúc bấy giờ là TS Nguyễn Đình Thắng. Phải nói chưa bao giờ tôi thấy ai viết Lời Bạt hay như vậy cả. Ngắn gọn chính xác và theo kiểu “nói có sách mách có chứng” chứ không viết bừa bãi. Tuy vậy điều tôi ưng ý là sau đó ô Phúc hỏi tôi rằng “Ts Thắng đề nghị không đăng bài của ông Huy Phương trong sách, bà nghĩ sao?”. Tất nhiên tôi hoàn toàn đồng ý “Hoan hô. Bài Huy Phương ca tụng quá đáng trở thành lố bịch, kệch cỡm. TS Thắng nói không đăng là phải. Nó sẽ làm giảm giá trị cuốn sách ông chứ không phải ngược lại đâu”.
Từ 2007, không bao giờ tôi xem cái gì của hai ông trên vì tôi cho rằng các ông “bơm” quá đáng, không đúng sự thật.
Cổ nhân đã nói “Kẻ chê ta đúng là thầy ta, kẻ khen ta sai là kẻ thù của ta”, cũng không ngoài ý khuyên chúng ta nên cẩn trọng trong khen chê. Khen quá lố cũng tai hại như chê ác ý.
Người tự trọng không bao giờ chấp nhận những bài viết mà tác giả đã đưa mình lên tận mây xanh. Với những bài viết kiểu này, số 1 cũng là một điểm số xứng đáng. Với số điểm 1 thì không nên chuyển tiếp, thế thôi.
Hãy Tôn Trọng Khán Giả
Trước 75, không có hiện tượng như thế này “Xin một tràng pháo tay”.
Nếu ca sĩ hát hay, tự khắc khán giả vỗ tay. Hơn thế nữa họ còn yêu cầu tiếp tục hát bằng “Bis”.
Sau 75, hải ngoại bắt chước trong nước và từ đâu không hiểu thịnh hành cái kiểu “Xin một tràng pháo tay”. Khi xin như vậy có nghĩa là ca sĩ hát dở nên phải xin? Hay cho là trình độ thưởng thức của khán giả là “lỗ tai trâu” không biết nghe nên phải xin?! Xin còn làm phiền khán giả vì lắm khi họ đang …ăn, nghe xin, lại phải buông đũa để vỗ tay.
Tốt nhất hãy “Chúng ta hãy chào đón ca sĩ XYZ”. Thế là đủ. Còn thì để tùy khán giả vỗ tay hay không cho tài nghệ của ca sĩ.
Hãy Tôn Trọng Ca Sĩ
Ca sĩ đem tiếng hát đến cho thính giả vui. Do đó nếu không thích thì cũng không nên có những hành động phũ phàng. Sự ít vỗ tay cũng đã cho ca sĩ biết được sự thực rồi không cần đến những câu nói thô thiển.
Ngoài ra, một chương trình nhạc thính phòng đã bắt đầu, nếu đến muộn thì hãy lịch sự chờ ở ngoài cho đến khi bài hát chấm dứt rồi hãy vào. Hãy thử nghĩ xem một ca sĩ đang để hết tâm hồn trình diễn, ban nhạc đang say sưa dạo nhạc mà cửa thính phòng cứ mở/ đóng thì có phải là khán giả đã khiến ca sĩ bị phân tâm không? Hoặc ngay cả khi ca sĩ đang hát ở thính phòng mà bỏ vào phòng vệ sinh, theo tôi cũng là điều bất nhã.
Thái độ ra/vào khi ca sĩ đang trình diễn, có lẽ điểm Không là xứng đáng nhất.
Hãy Hỏi Trước Khi Viết Bài Chỉ Trích
Net hiện giờ phát triển mạnh và như một con dao nhiều lưỡi chứ không phải hai lưỡi nữa. Vì thế đưa đến tình trạng một nick ảo nào đó viết sai nhưng một số “người thật” lại tiếp tay fw. Đến những người thật khác thì vì tin tưởng vào người thật fw nên điều sai qua nhiều chặng bỗng biến thành đúng.
Một ví dụ cụ thể là từ lâu trên net cứ loan truyền tin ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc là sui gia với Thủ Tướng VC. Tuy không thích ông Giao Chỉ ở nhiều điểm nhưng trước khi viết bài, tôi đã e mail hỏi trực tiếp thì câu trả lời từ Giao Chỉ là Không. Sau đó ông Giao Chỉ gửi thư lên net rộng rãi nội dung cám ơn tôi đã hỏi để ông có cơ hội xác định là không hề là sui gia của VC gộc. Và từ đó tin đồn này đã không còn.
Sau này tôi cũng chính thức hỏi cô Carina Hoàng, một người được ông Giao Chỉ viết bài ca tụng nhưng bị vài người trong cộng đồng tố cáo vài chuyện. Những câu hỏi của tôi đã được Carina Hoàng trả lời như sau. Từ mail trả lời này, tôi xác định được vị thế, thái độ của tôi đối với Carina Hoàng và khi tôi viết thì không rơi vào sự hồ đồ:
1-Cô có về VN từ 1987 và ở đến 1996, vì lý do gì?
Sau khi Bố của tôi ra khỏi tù CS, tôi đi qua đi về Việt Nam để làm thủ tục bảo lãnh gia đình đi định cư ở Hoa Kỳ.
2-Cô có phải là hội viên chính thức của “Hiệp Hội Doanh Nghiệp Người VN ở Nước Ngoài” , một tổ chức Việt Gian tay sai của Việt Cộng tại Mỹ hay không?
Tôi không phải là hội viên của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Người VN ở Nước Ngoài.
3-Cô có nói câu “…được sống trên chính quê hương của mình là hạnh phúc nhất.” (trong buổi phỏng vấn ngày 7/7/2005 với “chuyên san Người Viễn Xứ” tren VietnamNet cua VC) hay không?
Đã trên 7 năm rồi, tôi không nhớ rõ những câu hỏi cũng như câu trả lời. Tuy nhiên, nếu có ai hỏi thì tôi vẫn trả lời :Được sống trên chính quê hương của mình là hạnh phúc nhất. Quê hương của tôi là miền Nam thân yêu với đại gia đình đoàn tụ như trước năm 1975.
4- Cuốn Boat People của Carina, có in hình Kim Phúc và T Nguyễn Ngọc Loan không? Nghe nói có ai đó phản đối và cô mới lấy ra?
Trong sách của tôi dứt khoát không có 2 hình ảnh như vậy. Nội dung trong Sách Boat People hoàn toàn không liên quan đến những hình ảnh như bà đã nêu dù chỉ để minh họa. Tuyệt đối không có việc tháo gỡ hình ảnh trong 4,000 cuốn sách, mỗi cuốn nặng 1.5 kg có ghi số trang liên tục. Tin tức ‘nghe nói’ là tin xuyên tạc.
Đến …Bài Viết của Vài Cao Niên
Bút Tre là một nguyệt san có sự “đề huề” của hai thế hệ Già Trẻ. Đó là một điểm son. Bảo tồn văn hóa qua người cao niên và phát triển văn hóa qua người thanh niên.
Tuy vậy một vài cao niên đã viết theo những gì quý vị được học từ thuở xa xưa thời Việt Nam Cộng Hòa. Vì thế đã gây “khốn khổ” không ít cho Ban Biên Tập. Thời gian dùng để “edit” bài cho quý cụ ngốn khá nhiều thì giờ của BBT. Ban Biên Tập nhờ chúng tôi viết bài này để giúp quý cụ viết “đúng” hơn để khi tờ báo in ra sẽ được đẹp mắt hơn.
Thời VNCH có kiểu mở bài “trực khởi hay lung khởi”. Lung khởi là ví dụ như muốn nói yêu nhưng không nói ngay mà lòng vòng theo kiểu:
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mấy vàng
Rồi sau đó mới:
Ước gì anh lấy được nàng
Thì anh mua gạch Bát Tràng về xây…
Thời buổi net bây giờ, thì giờ là “carbon grafit” chứ không phải kim cương nữa nên chúng ta hãy theo kiểu Mỹ: đó là trực khởi. Câu đầu tiên trong bài viết kiểu Mỹ bao giờ cũng là chủ đề chính của bài.
Điều thứ hai của vài vị cao niên khiến Ban Biên Tập “khốn khổ” là bỏ dấu không đúng chỗ khiến bài khi in ra sẽ không đẹp mắt. Ví dụ vài cao niên thích bỏ dấu phẩy, dấu hỏi, dấu chấm than cách xa chữ một space. Hãy tưởng tượng bài in báo, tự nhiên dấu phẩy ..chạy xuống hàng dưới thì bài mất đẹp rồi phải không nào.
“Đành Phải Nói” xin ghi lại đây vài quy tắc bỏ dấu và cách giúp vài cao niên chữa cho các bài viết cũ của mình.
Vài Tools Có Ích Khi Viết Văn
Vài tool có ích trong word: Replace (thay thế hàng loạt chữ A bằng chữ B của một văn bản), Auto Correct ( tự động sửa chữ ABC thành XYZ khi gõ bài) Auto Text (mở nhanh một văn bản hay sử dụng)
Replace
Công Dụng: Được dùng để thay thế toàn bộ các chữ, ví dụ chữ A trong 1 document bằng chữ B thay vì bạn phải sửa từng chữ.
Tuy vậy nên áp dụng khi phải gõ tên dài. Vd Hiroshima Tawaki. Bạn hãy gõ ví dụ Hj thôi, sau đó dùng tool Replace để thay Hj bằng Hiroshima Tawaki
Cách dùng: (cho Office 2003) click menu Edit ở vị trí thứ 2, cạnh File, sẽ thấy Replace. Click vào đó. Một bảng hiện ra. Đọc theo bản đó để gõ chữ muốn thay ở hàng trên và chữ được thay ở hàng dưới. Chọn Ok rồi close. Word sẽ báo có tổng cộng bao nhiêu chữ được thay.
Có thể áp dụng Replace khi quý cao niên chót dùng gạch nối khá nhiều. Quý vị chỉ việc replace gạch nối bằng Space thì toàn bộ dấu gạch nối sẽ bị xoá hết.
Hoặc khi bạn gõ thư tình cho cô Mai, bây giờ cũng muốn gửi y chang cho cô Huệ thì dùng replace để thay Mai bằng Huệ, bạn sẽ được như ý muốn rất nhanh!
Gõ tắt ở sofware gõ tiếng Việt
Đa số các sf gõ tiếng Việt đều có phần gõ tắt. Hãy áp dụng để gõ cho nhanh. Lấy ví dụ Unikey.
Mở bảng gõ tắt. Sẽ thấy một bảng, 2 cột (Thay thế – Bởi). Hãy gõ chữ muốn thay thế ở cột trái (Thay thế) và chữ được thay thế ở cột phải (Bởi).
Hãy tự đề ra một quy tắc riêng cho mình dễ nhớ. Hãy viết ra tập, tất cả những cái bạn gõ tắt. Sau một thời gian sẽ nhớ.
Vd tôi áp dụng cho riêng tôi như sau
Thay thế |
Bởi |
t1 | Trước |
t6 | Tôi |
ktqv | Kính thưa quý vị |
hsinh | Học sinh |
qdg | Quý Độc Giả Thân Mến |
Nhờ áp dụng cách gõ tắt, chúng ta sẽ gõ được nhanh hơn, nhất là tiếng Việt, phải bỏ dấu.
Auto Correct
Trong word có tool auto correct để sửa khi gõ vội nên sai. Tôi dùng word 2003. Word 2007 hơi khác, cứ tìm sẽ thấy.
Mở document, menu INSERT, vị trí thứ 4, từ trái sang. Click vào đó, chọn Autotext. Hiện ra một bảng. Chọn trên bảng đó, tab Auto correct. Và có 2 phần Replace với With. Gõ chữ muốn thay ở ô Replace và chữ được thay ở ô With. Làm xong chọn Ok.
Tôi cũng áp dụng tool này để coi như gõ tắt cũng được. Vd tôi cài khi gõ “bbt” thì tự động nó sẽ ra “Báo Bút Tre” chẳng hạn.
Auto Text
Công Dụng: để mở một văn bản mà bạn hay sử dụng. Ví dụ Thư Mời.
Mở văn bản, vd một thư mời nào đó của bạn . Chọn hết văn bản (bấm cùng lúc 2 key CTrl và chữ A).
Click menu Insert à AutotextàNew
Đặt tên tắt cho văn bản , vd thumoi ở ô Please name your auto text entry
Ok.
Từ nay bạn sẽ mở văn bản này rất nhanh bằng cách gõ cái tên mà bạn đặt cho văn bản là “thumoi” rồi enter ở ngay word. Xong, nó sẽ mở cho bạn file này ngay tức khắc.
Rule của Mỹ
Quý cao niên bỏ quá nhiều chấm than, vân vân tùy tiện, dấu phẩy thì đứng lẻ loi, ngoặc kép mở hay đóng không ôm chữ bên trong mà “lạnh lùng” đứng riêng.
Đây là rule của Mỹ
Sai |
Đúng |
Giải Thích |
……Tôi là phụ nữ | …Tôi là phụ nữ | Vân vân là 3 dấu chấm thôi. Sau dấu thứ 3 là 1 space. |
v.v….Tôi là phụ nữ | v.v. Tôi là phụ nữ | Vân vân là một chấm sau chữ V. Sau chữ V thứ 2, có 1 space. |
Tôi là Phong , con là Trúc | Tôi là Phong, con là Trúc | Dấu phẩy phải ôm chữ trước không có space, đằng sau là 1 space. |
Vào mùa xuân năm 1975 | Vào Mùa Xuân năm 1975 | Viết hoa Mùa Xuân vì ám chỉ mùa xuân năm 1975. Không viết hoa khi nói: tôi yêu hoa mùa xuân. |
Vào tháng năm, tôi đi chơi | Vào tháng Năm, tôi đi chơi | Phải viết hoa chữ Năm. |
Tôi viết cuốn Lịch Sử Việt Nam | Tôi viết cuốn Lịch Sử Việt Nam | Tên tác phẩm chỉ Hoa và Italic không được bold. |
Bộ Quốc gia giáo dục | Bộ Quốc Gia Giáo Dục | Viết hoa cho tất cả 5 chữ. |
Hoàng hoa Thám | Hoàng Hoa Thám | Viết hoa cho tất cả. |
Họ nói “ Chúng tôi là Việt Nam “ | Họ nói “Chúng tôi là Việt Nam” | Ngoặc kép mở hay đóng phải ôm chữ bên trong, không có space. |
Gia đình tôi có 3 con | Gia đình tôi có ba con | Viết chữ, không dùng con số trong bài văn chương. |
Ngô-Đình-Diệm | Ngô Đình Diệm | Không dùng gạch nối như xưa nữa. |
Tôi nói “ Phải đi thôi vì Lan viết “Urgent”” | Tôi nói “ Phải đi thôi vì Lan viết ‘Urgent’” | Trong ngoặc kép nếu muốn dùng lần nữa thì nó sẽ là ngoặc đơn. Không ai dùng ngoặc kép trong ngoặc kép cả. |