Mây Mùa Thu- Jackie Bong Wright

Mây mùa thu là hồi ký của bà Jackie Bông Wright xuất bản năm 2002.Đây là một cuốn sách khá hấp dẫn đuợc trình bày rõ ràng, khoa học với giọng văn lưu lóat.

Tiểu sử: Bà Jackie Bông Wright là góa phụ Gs Nguyễn Văn Bông, cựu Viện Trưởng Học Viên Quốc Gia Hành Chánh, người sáng lập và chủ tịch Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến , bị  ám sát năm 1971. Tượng của GS Bông đuợc đặt tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh năm 1973.

Sách gồm 8 chương, trải dài từ khi bà chào đời cho đến năm 2001.

Tóm lược nội dung

Chương 1 và 2  đuợc viết về gia phả. Gia đình bà bao gồm người ở cả hai chiến tuyến đối nghịch. Hai phụ nữ theo CS, môt đã ‘giác ngộ’ và một vẫn “ tin tuởng”.

Chương 3 đuợc viết về nền giáo dục tại Việt Nam và Âu châu. Lý do, bà Bông đuợc du học tại Pháp, sau đó là Anh Quốc.

Chương 4 đuợc viềt về cuộc hôn nhân với Gs Bông, hòan cảnh nào,GS thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến và việc ông bị ám sát sau khi ông Thiệu mời ông làm Thủ Tướng.

Chương 5 đuợc viết về  cuộc sống cùa góa phụ Nguyễn Văn Bông:Chủ Tịch Ủy ban Chấp hành Hội Việt Mỹ, sáng lập Hội Hạnh Phúc Gia Đình, Câu Lạc Bộ “Kinh Doanh và Phụ Nữ Chuyên Nghiệp”

Chương 6 đuợc viềt về cuộc trốn chạy khỏi Việt Nam, trải qua 3 trại tỵ nạn

Chương 7 đuợc viêt về việc đinh cư tại Mỹ, những buồn phiền,gian nan  và việc kết hôn với Lacy Wright,một nhân viên ngọai giao mà Bà đã gặp khi ở Saigon, sau này là Đại sứ Mỹ tại Brazil…

Chương 8 đuợc viết về những suy tư của Jackie về cuộc chiến VN xuyên qua những kiến thức đuợc thu nạp từ Đại Học Georgetown ở Washington và những kinh nghiệm bản thân

 

Những điều lý thú:

Qua cuốn hồi ký, chúng ta sẽ đuợc nhìn cả một chặng dài lịch sử, từ cuối Pháp Thuộc, thời kỳ hỗn lọan 1945-1954, thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa.Tất nhiên chỉ có tích cách khái quát nhưng tôi vẫn cho rằng, kết hợp hồi ký của nhiều người , ta sẽ có một cái nhìn khá chính xác về lịch sử!
Một sự thật đuợc viết khá rõ ràng và không e sợ. Đó là, hai chị ruột theo Cộng Sản mà gia đình không ngăn cấm, một bà bị ép lấy một sĩ quan Nhật khi gia đình  ở Cao Miên. Một người anh gia nhâp Quân Đội VNCH, cấp bậc Thiếu tá và chết trong trại cải tạo. Bà Bông từng vào rừng thăm nuôi người chị theo CS thuở bà 12 tuổi.

Một sự thật khác, dễ thương: Gs Bông nghèo, không biết tán tỉnh nhưng Bà đã chọn thay vì chọn Bác Sỹ Để.

Các sự thật khác làm nao lòng : Gs Bông đã vuơn lên từ cực khổ nghèo nàn. GS đã làm việc cực nhọc để lấy tiền mua vé sang Pháp ( thời đó, các trường học ở Pháp đều miễn phí, SV chỉ cần trả ít tiền khi ghi danh và mướn sách), bị lao phổi ở Pháp vì học và làm thêm quá cực. Khi cuới chỉ đủ tiền tặng một cái nhẫn vàng. Suốt thời gian làm Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, người ta tìm cách hối lộ cả hai ông bà nhưng không thành công..

Sư gian nan khi thành lập Đảng đối lập QGCT và diễn tiến vụ ám sát Gs Bông. Đưa ra những giả thuyết ai là kẻ sát nhân nhưng bà Bông tin chính là Cộng Sản. Bà có cơ sở để tin vì chị ruột bà đã nói như thế sau năm 75 với mẹ bà và cả Tướng VC Nguyễn Văn Tây cũng xác nhận vậy.

Những buớc chân phụ nữ vào đời, nuôi ba con dại sau khi chồng bị ám sát đuợc mô tả giản dị, không cuờng điệu, huênh hoang. Việc phải ra đi khỏi ngôi biệt thự do chính quyền cấp cho GS Bông, về nhà mẹ ruột với một chi tiết cảm động đuợc kể : bữa cơm gồm ba phụ nữ góa, năm đứa nhỏ mồ côi cha. Việc bà phải chống trả dư luận khi bị kết án là gây phương hại đến danh dự chồng khi làm việc cho Hội Việt Mỹ.

Bà là người đầu tiên tranh đấu cho Kế họach hóa gia đình và thẳng thắn thú nhận trong hồi ký, động cơ hòan tòan cá nhân: Bà không múôn kết thúc cuộc đời với mười đứa con như mẹ và chị mình.

Giai đọan tháng tư 75, tìm cách trốn chạy.Những gian khổ ở ba trại tỵ nạn, những vất vả khi đến Mỹ. Một chi tiết lý thú : mọi người phản đối không xếp hàng chào đón Nguyễn Cao Kỳ theo yêu cầu của một tướng Mỹ phụ trách trại tỵ nạn.

Sự gặp gỡ bất ngờ với Lacy Wright, một nhân viên ngọai giao từng ở Saigon và cuộc hôn nhân đuợc quyết định sau khi hỏi ý các con, nhờ Đại Tá Y, thân phụ ca sỹ Nguyệt Ánh xem tử vi ! Bà đã trải qua những ngày tháng suy sụp tinh thần vì cú sốc chồng bị ám sát, chạy trốn, nước mất, gia đình còn kẹt lại VN.. Lacy luôn ở cạnh vợ..

Từ 78, bà , khởi sự ban đầu từ một sự vô tình  và sau thành nghề chính: Dịch Vụ Xã Hội cho người tỵ nạn Đông Dương và đuợc cử đại diện đi lãnh phần thưởng quốc gia.Chúng ta sẽ đuợc nghe kể về những họat động có ích này.

Trong chương “Những suy tư về cuộc chiến VN” , chúng ta sẽ đuợc nghe bà kể về những nhận xét của các Cựu Tướng lãnh Trần Văn Đôn,Tôn Thất Đính, Hòang Đức Nhã,Kissinger  và những ý kiến cá nhân của bà về chiến tranh. Tuy không phải tất cả ý kiến ấy đều đúng đối với tôi nhưng tôi chú ý đến những câu sau :

Ông Bill Colby , Cựu Trưởng Cục Trung Ương Tình báo  nói “ Mục tiêu căn bản của Mỹ ở VN là hòan thành một miền Nam Việt Nam hòan tòan độc lâp không công sản, có khả năng tự vệ với sư trơ giúp của Mỹ nhưng không tham chiến. Nhưng chính vào giờ phút nghiêm trọng, khi Cộng Sản Bắc việt từ bỏ chiến tranh du kích, chuyển sang áp dụng chiến lược quy ước quân sự , đã ngang nhiên vi phạm Hiệp Định đình chiến 1973 mà Quốc Hội Mỹ quyết liệt cắt giảm tài khỏan viện trợ khiến cho Saigon rơi vào tay Công Sản

Ông Kissinger vốn có ý muốn chấm dứt các mối quan hệ Mỹ-Việt Nam. Ông đã thành công nhưng Hiệp định Paris của ông đã chết non.

Tướng John Muray viết “ Hiệp ước hòa bình với Bắc Việt là một cái hôn của Judas”

Lời cuối khi giới thiệu cuốn sách này đến quý đọc giả,tôi xin trích dẫn câu viết của Jackie Bông :

Thưa mẹ, con mới viết xong hồi ký. Con đã cố gắng tìm cách chỉ cho mọi người biết rằng cuộc đời của chúng con đã do người Trung Hoa, Pháp, Nhật và cuối cùng là Mỹ cùng những cuộc chiến do họ gây nên đã thay đổi chúng con thế nào. Con đã tìm cách mô tả chúng con , không phải như những người Việt trong phim ảnh và sách vở – những người ngọai cuộc trong một vở tuồng mà người Mỹ đóng vai chánh, đứng đầu và giữa – mà là những con người thực đang đóng vai trò của mình hoặc tốt hoặc xấu.Con đã tìm cách nói lên lối sống của chúng con, những gì người ngọai quốc đã gây nên trong cuôc đời của chúng con và cách chúng con chống trả lại và tranh đấu để bảo tồn phẩm giá của mình.

Viết tại Rừng gió năm 2005

Hòang Lan Chi

This entry was posted in Điểm Sách. Bookmark the permalink.