Vĩnh Định -Thử xét nghiệm cách gieo vần trong thơ mới

LGT: Tôi không biết tác giả Vĩnh Định này. Tôi nhận từ net. Tác giả nhận xét về Nhất Hùng, một nhiếp ảnh gia ở cộng đồng thủ đô, trong mục thơ Đường Luật. Người thứ hai ở DC được nhắc đến là ô Lưu Nguyễn Đạt, thơ mới. Thời trung học, chúng tôi phải học Kim Văn, Cổ Văn. Đường luật với niêm luật của nó khiến người làm thơ sẽ mất thì giờ nhưng nếu đã quen thì chắc không tốn nhiều thời gian. Tuy thế, để châm biếm thì Đường Luật ưu thế. Tôi ưa văn hơn thơ. Thỉnh thoảng viết thơ, tôi nghiêng về kiểu 7 chữ và một vần hay 8 chữ và hai vần. Lục bát đễ làm thơ trở thành ca dao. Thơ tân hình thức cũng có cái nét độc đáo riêng. Trở lại với Nhất Hùng. Ngoài nhiếp ảnh, ông tình nguyện làm người đưa tin trong cộng đồng. Tuy thế, có vài ông vừa qua của Hoa Thịnh Đốn đã có thái độ không trưởng thành. Họ nặng bè phái nên khi thấy Nhất Hùng chuyển bài viết từ tôi thì họ bài xích. Kẻ vô lý nhất trong vụ này là ông Sơn Tùng, môt người đã từng là chủ tịch Hội Văn Bút Hải Ngoại. Vì tư cách của ông trong vụ bà Lưu Lệ Ngọc (giám đốc Đài VNHN cũ) giao du với cán cộng nên tôi đặt tên cho ông là “cú già Hoa Thịnh Đố”. Có vẻ ô Sơn Tùng rất cay cú Nhất Hùng nên đã đả kích, không phải một mà nhiều lần, chỉ vì ông Nhất Hùng phổ biến mails từ cả đôi bên. Càng già, càng thâm thúy nhưng Sơn Tùng thì càng già càng thiếu tư cách.

Hoàng Lan Chi

*********

THỬ XÉT NGHIỆM CÁCH GIEO VẦN TRONG THƠ MỚI

Vĩnh Định -NVD

Thơ trong văn chương Pháp là tuyệt điểm của nghê thuật. Nhà thơ Sully Prud’homme của Pháp lãnh giải Nobel Văn chương đầu tiên năm 1911. Từ mấy thế kỷ trước đó, thi sĩ Pháp, kể cả Sully đều làm thơ theo thi pháp đúng với lý thuyết thi ca, cho mãi đến giữa thế kỷ XX mới có nhiều nhà thơ phá thể làm thơ Tư Do mà họ gọi là Wers Libres, trong số có Jacques Prevert với quyển thơ Histoire là nổi bật hơn cả. Vậy, lý thuyết thơ Pháp trải nhiều thế kỷ gồm những loại thơ nào? Quan trọng hơn là cách gieo vần ra sao? Nếu thơ không vần thì chỉ là văn xuôi -prose.

Cả thế giới, thi sĩ làm thơ nhất định phải có vần. Đường Thi có rất nhiều bài thơ tuyệt tác. Thơ Việt Nam từ nghìn xưa phỏng theo theo thơ Trung Hoa, nhưng các nhà thơ VN, từ ngày có chữ nôm, đã chứng tỏ bản sắc riêng với Song Thất Lục Bát như Chinh Phu Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, và thơ Lục Bát với Thiên Nam Ngữ Lục và Đọan Trường Tân Thanh. Hai thể thơ nầy còn được trân trọng giữ gìn đến ngày nay. Nhưng song song với thơ Đường Luật, Song Thất Lục Bát, Lục Bát, đến các thập niên ba mươi, bốn mươi, năm mươi thế kỷ XX, các nhà tân học từ Âu Châu, nhất là từ Pháp về đã mang vào thi ca Việt Nam những dòng thơ phỏng theo kiến trúc lý thuyết thi ca Pháp, gọi là "Thơ Mới". Bản sắc của Thơ Mới là tư tưởng mới và hình thức mới, như ngủ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyết hay bát ngôn tứ tuyệt, phần lớn là thơ lãng mạn, nhưng cách gieo vần đúng như các loại thơ Pháp có thay đổi ít nhiêu. Gọi tứ tuyệt vì một đoạn gồm bốn câu, hay thường gọi là một khổ thơ có bốn câu. Một bài Thơ Mới có bao nhiêu đoạn cũng được.

Trở lại các thể loại thơ và cách gieo vần thơ Pháp, ta thấy họ có rất nhiều thể thơ như Anh hùng ca -la poésie épique, Thơ Trữ tình -la poésie lyrique, thơ Giao huấn -la poésie dictatique, và Kịch thơ -la poésie dramatique. Các cước thơ -differentes sortes de pieds: trong mỗi câu thơ có từ một đến mười hai âm tiết -gọi là pieds- thề hiện trong các loai thơ Tám Câu Hai Vần -le Triolet; Mười Ba Câu, ba đoạn, hai vần -le Rondeau; Thơ Ba Đoạn hai vần và thêm một nửa đoạn -la Ballade; và Thơ Mười Bốn Câu -le Sonnet- thí dụ như bài Sonet của Arvers "lòng ta chôn chặt mộ́i tinh, tình trong giây phút mà thành thiên thu" -mon âme a son secret, ma vie a son mystère, un amour éternel en un moment concu… mà ai học Trung học chương trình Pháp đều biết. Thơ mười hai cước-12 pieds là l’ Alexandrin hay Roman d’ Alexandre. Nhưng cách gieo vần trong bất cứ thể loại thơ nào cũng rất chặt chẽ, không thề tùy tiện. Vần gieo trong từng một khổ bốn câu thơ, hay một tứ tuyệt. Câu hỏi đặt ra là vần trong một tứ tuyệt gieo như thế nào?

Gieo vần bắt buộc phải theo quy tắc sau đây:

1) Gieo vần suông -Rimes Plates hay Survies (les rimes se suivent deux a deux: là cách gieo vần trong một khổ thơ -hay đoan bốn câu, nếu đoạn thơ dài tám câu hay mười hai câu thơ, cũng chỉ tính vần gieo ở mỗi khổ bốn câu:

Chữ cuối câu 1 và câu 2 cùng một vần,

Chữ cuối câu 3 và câu 4 cùng một vần với nhau.

Bài thơ có bao nhiêu đoan bốn câu, cũng được. Nhưng suốt bài thơ phải theo cách gieo vần suông, nghĩa là tất cả các đoạn bốn câu đều gieo vần giống nhau. Cho dù nội dung của bài thơ thật hay, nhưng chỉ một đoạn bốn câu nào đó trong toàn bài thơ có nhiều khổ, gieo khác vần, thì các nhà bình luận phái Formalisme – Hình thức luận, sẽ không cho là tuyệt mỹ.

Khi các thi sĩ tân học VN mang cách gieo vần này vào thơ, gọi là Thơ Mới, ta thấy có một thay đổi nhỏ chấp nhận được vì nó giúp cho dòng thơ mạnh thêm, hay hơn. Xin đọc một vài đoạn thơ của Thế Lữ dưới đây:

HỔ NHỚ RỪNG

Gặm một mối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.

Khinh lũ người ngạo mạn, ngẫn ngơ,

Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm.

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi.

Chịu ngang hàng cùng bọn thú dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già,

Với tiếng gió gào ngàn với giọng nguồn hét núi.

Với khi thét khúc trường ca dữ dội

Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc.

Trong hang tối mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật thảy im hơi.

Ta biết ta là chúa tể của muôn loài,

Giữa chốn thảo nguyên không tên không tuổi.

Nào những đêm trăng vàng bên bờ suối

……………………………………………………………

…………………………………………………………….

Trên đây là biến thể của cách gieo vần suông -rimes plates- của thơ Pháp do các thi sĩ tân học VN đem từ thơ Pháp về Việt Nam, đến ngày nay nhiều thi nhân VN đều theo. Nhìn kỹ suốt bài thơ: chữ chót của câu thứ nhất đoạn dưới bắt vần với chữ chót của câu chót đoạn trên, dù là đoạn thơ bốn câu, tám câu hay mười hai câu.

2) Gieo vần cách hàng -Rimes Croisées ̣(alternant une à une):

Câu 1 bắt vần với câu 3,

Câu 2 bắt vần với câu 4 trong một khổ tứ tuyệt.

Nghĩa là gieo vần cách một câu, gọi là vần cách, câu lẻ ăn vần theo câu lẻ, câu chẵn ăn vần theo câu chẵn, từ đầu cho đến cuối bài thơ dù cóbao nhiêu đoan bốn câu, tám câu, hay xuyên suốt.Xin đọc bài thơ dưới đây của nhà thơ Huy Văn:

MỘT MÙA HỌC TRÒ

Mái tóc Em dài như bóng nắng

đổ mền như suối, nhe như sương

Gần trong tay với mà xa vắng

nên chi lặng thầm, thương nhớ thương.

Tôi thường theo em vào lớp học

ngồi ngắm bờ vai xoả tóc huyền

Những chiều đếm bước về học

Em trước tôi sau…thả dốc nghiêng

Từ lâu tôi chỉ là chiếc bóng

thầm lặng theo em bước chung đường

Em là hoa thắm vườn xuân mộng

còn tôi con bướm lạc chiều sương

Một mùa trọ học, mấy mùa hoa

Em vẫn vô tình mãi cách xa

Con nước về xuôi cho suối nhớ

Tình như gió thoảng chốn quan

Chia tay khi chiều buông nắng nhạt

Nói chi thêm thừa câu vấn vương

Em sẽ là Em: ơi Đà Lạ̣t !

Tôi mãi là tôi của dậm trường !

HUY VĂN

(Nhớ mùa Tổng Động Viên 1972)

Bài thơ nầy kết vần theo quy cách rimes croisée; nội dung thì đẹp, mà hình thức thì hoàn toàn… hỏng. Chỉ nội bốn câu áp chót gieo vần không thống nhất là sẽ không được… coi là bài thơ hay hợp cách. Huống chi toàn bài không bỏ dấu, thỉnh thoảng lại bỏ dấu; đến đoạn bốn câu chót lại thêm vào dấu (:) và (!). Đây là lối kiểu cách tự phá hỏng vẻ thẩm mỹ của thơ. Và kiểu cách bỏ các dấu lung tung…cũng không hợp cách.

3). Gieo vần ôm -Rimes Embrassées. Trong một đoạn hay khổ bốn câu thơ, câu 1 ăn vần với 4, câu 2 ăn vần với câu 3. Tức là câu đầu và câu chót của khổ tứ tuyệt ôm hai câu vần khác vào giữa. Xin xem bài thơ dưới đây của Tế Hanh:

RÉT VÀO BÂN

Khi em đan áo cho anh

Gió thổi qua bàn tay lạnh

Những đôi chim tìm nhau ủ cánh

Mây đầy trời rơi rớt nắng mong manh

Em vội dệt thời gian sợi thẩm

Những giờ trưa không nghỉ những đêm thâu

Sợi len mịn so sợi lòng rối rấm

Áo đan rồi, mùa lạnh hết còn đâu !

Em gởi áo lo anh giận dỗi

Nhận áo em anh lại ngại em phiền

Đời cán bộ ít giờ nhàn rổi

Vì việc chung đôi lúc nhẹ niềm riêng

Hoa bắt đầu rơi rớt giữa đường Xuân

Cành cây đã sum suê lá đậm

Tháng ba đến với những ngày nắng ấm

Bỗng mùa Đông trở lại ! Rét nàng Bân

Nàng Bân xưa đan áo ấm cho chồng

Áo đan xong không còn mùa lạnh nữa

Nàng Bân khóc, đất trời thương lệ

Cho rét về đáp lại nỗi chờ mong

Anh mặc áo của em và cảm thấy

Bàn tay yêu nhân ấm hai lần

Thời gian hiểu lòng ta biết mấy !

Có tình người nên có rét nàng Bân

Tế Hanh

1957

Nhà thơ Tể Hanh, theo phê bình chung của nhiều người không phải là nhà thơ lớn của VN, nhưng là một nhà thơ nổi tiếng. Mặc dù ông có được bài thơ hay nhất là Quê Hương, nhưng ông không thể là một Thế Lữ, một Xuân Diệu hay một Hàn Mạc Tử. Xem bài thơ trên đây ta thấy rằng nhận xét trên là đúng. Tế Hanh mắc phải sai lầm như Huy Văn, mắc dù ông là tiền bối trong Thơ Mới. Bài thơ nầy ông làm hai mươi năm sau bài thơ Quê Hương nổi tiếng là tuyệt tác của ông năm 1937. Tôi không hiểu tại sao đã lão luyện trong Thơ Mới trên hai thập niên mà ông còn phạm sai lầm như vậy? Hay là ông sáng tác tùy hứng, bất cần thi pháp, hay ông muốn làm một cải cách thơ?

Trước tiên phải ghi nhận về nội dung bài thơ gói ghém tâm tình của chàng… đi bộ đội ở xa bỏ người vợ, nàng Bân, ở lại quê nhà. Chàng nhớ thương nàng và nàng gởi gấm nổi thương yêu chồng, sơ muà Đông rét mướt, vào tấm áo len đan. Nhưng khi tấm áo đan xong… mùa Đông đã qua rồi. Khi chàng nhận được chiếc áo trễ, mặc vào người mới cảm thấy được cái… rét trong tấm lòng người vợ. Tình cảm nhẹ nhàng nhưng lời thơ ray rức, tùng chữ làm cho lòng người đọc rung động, từng chữ của từng câu thơ mang trong nó sự rung cảm nhẹ nhàng nhưng diệu vợi như câu này chẳng hạn "Mây đầy trời rơi rớt nắng mong manh". Đẹp và buồn. Nhưng khi những chữ và những dòng thơ nầy kết hợp lại với nhau…thành một bài thơ thì chẳng khác nào chiếc áo may bằng thứ vải quí bị rách vá chùm vá đụp.

Thử xét nghiệm lại: Khổ thơ bốn câu đầu, câu dài câu ngắn, gieo một loại vần… lạ mà mãi đến sáu bảy mưới năm sau mới có một nhà thơ khác chuyên dụng. Tôi sẽ nói sau về nhà thơ nầy. Khổ thơ thứ hai, thứ ba và khổ thơ chót tác giả gieo vần song cách -rimes croisées, số chữ cũng không thống nhất. Khổ thơ thứ tư và thứ năm gieo vần ôm -rimes embrassées, là thứ vần mà tôi đề cập ở mục nầy.

Tóm lại bài thơ có chất liệu cảm xúc và từ ngữ vô cùng tuyệt vời, chẳng khác nào một kiến trúc sư có vật liệu quí hiếm, nhưng ngôi nhà xây lên xoàng xĩnh. Bài thơ này cuả Tế Hanh gọi là Thơ Mới không phải, gọi là thơ Tư Do cũng là cưỡng chế. Người làm thơ không thể viện lý do "cảm hứng đến đâu thì viết tới đó". Nếu nói như vậy và làm thơ như vậy là tự mình làm mất đi vẻ tuyệt hảo của thi ca do mình sáng tạo. Cái đẹp của thi ca là đẹp cả nội dung lẫn hình thức, dù là bài thơ ngắn hay dài, nếu nói về Thơ Mới gieo vần theo lối thơ Pháp mà các nhà thơ tân học mang về VN từ các thập niên ba mươi, bốn mươi thế kỷ XX cho đến nay. Vì muốn thoát ra khỏi sư gò bó của cách gieo vần theo Thơ Mới nên sau đó it́ lâu nhiều thi sĩ đã làm thơ Tự Do, phóng túng hơn về số chữ trong mỗi câu thơ và cách gieo vần.

4). Gieo vần ôm biến thể -transformation des rimes embrassées: Nhiều nhà thơ tân học thời điểm đó rất nhiều vị uyên thâm chữ Nho, cũng nhấn thấy rằng ba cách gieo vần của thơ Pháp quá khắt khe nên họ cũng du nhập cách gieo vần thơ Hán-Nho vào trong Thơ Mới. Cách gieo vần nầy giống với cách gieo vần rimes embrassées của thơ Pháp, nhưng có thể áp dụng phong phú hơn và đọc hay ngâm lên nghe êm tai hơn. Cách gieo vần biến thề nầy là trong một khổ thơ bốn câu, câu 1, 2 và 4 hợp một vần với nhau, không để ý đến câu 3. Xin xem bài thơ Hán-Nho dưới đây:

Thanh Bình Điệu

Vân tưởng y thường hoa tưởng dung

Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng

Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến

Hội hướng Giao Đài nguyệt hạ phùng

Lý Bạch (701-762)

( Dịch: Xiêm áo như mây, mặt như hoa. Gió xuân bên ngoài lất phất ngát sương hoa. Người đẹp, nếu như không thấy ở đầu núi Quần Ngọc. Thì ắt là đã gặp đâu đó dưới trăng ở Dao Đài. PKT 02/12/2016). Bây giơ xin xem bài thơ dưới đây của Hàn Mặc Tử, cũng gieo vần như bài Thanh Bình Điệu:

Một Nửa Trăng

Hôm nay còn một nửa trăng thôi

Một nửa trăng ai cắn mất rồi !

Ta nhớ mình ta thương đứt ruột !

Gió làm nên tội buổi chia phôi !

Và một bài thơ Trăng khác cúa Hàn Mặc Tử:

Trăng Vàng Trăng Ngọc

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, là Trăng!

Ai mua trăng ta bán trăng cho

Không bán đoàn viên, ước hẹn hò…

Bao giờ đậu trạng vinh qui đã

Anh lại đây tôi thối chữ thơ.

Không, không ! Tôi chẳng bán hồn trăng

Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng

Tôi nói thiệt, là anh dại quá:

Trăng vàng trăng ngọc bán sao đang.

Trăng! Trăng! Trăng! là Trăng, Trăng, Trăng!

Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi

Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi,

Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi

Trăng mới là trăng của rạng ngời.

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, là Trăng!..

Trên đây là hai bài thơ Trăng tuyệt tác của Hàn Mặc Tử, gieo vần theo Hán-Nho, hay gieo vần theo vần ôm -embrassées- biến thể của thơ Pháp do những nhà thơ tân học của thế kỷ trước mang vào vào VN gọi là Thơ Mới làm cho thi ca Việt Nam sáng chói một thời. Nhưng sau đó, từ nửa hậu bán thế kỷ XX, nhiều thi sĩ tân học mới hơn cũng học từ các trường Pháp trở về như Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa hay những thi sĩ trong nước ở Miền Nam như Thanh Tâm Tuyền, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tô Thuỳ Yên, hay ở Miền Bắc như Hoàng Cầm, Quang Dũng đã đem thơ Tư Do vào thi ca, không còn bị gò bó vào cách gieo vần và số chữ trong mỗi câu như một bài thơ thuộc loại Thơ Mới trước đó. Tuy nhiên Thơ Mới vẫn được không ít thi sĩ VN trong nước và nhất là ở hải ngoại vẫn dùng để sáng tác. Nhưng đã chọn sáng tác bằng Thơ Mới thi phải theo đúng cách gieo vần và số chữ thống nhất trong các khổ tứ tuyệt cho cả toàn bài thơ. Thà dùng vật liệu bình thường mà cất một căn nhà với kiến trúc đẹp cân đối còn hơn dùng vật liệu tốt mà cất căn nhà thiếu vẻ thẩm mỹ. Một nhà phê bình nghiêm túc hay một người biết thưởng thức thơ không thể bỏ qua những xù xì, nhám nhúa của một bài Thơ Mới không theo đúng quy cách sáng tạo về lý thuyết.

Bây giờ tìm được một bài thơ Thơ Mới trác tuyệt về nội dung cả hình thức thât là…không phải dễ. Xin nói thêm là mặc dù hiện nay thơ Tự Do phổ biến hơn, được dùng để sáng tác rộng rãi hơn, nhưng các nhà thơ VN vẫn tiếp tục sáng tác thơ Đường Luật, Lục Bát và Thơ Mới. Thi sĩ ở hải ngoại vẫn giữ đúng quy cách của Thơ Mới. Đến nay đã hơn bốn thấp niên, loại thơ nầy vẫn còn mang giá trị truyền cảm đậm đà. Đặc biệt có nhiều thi sĩ còn muốn chuyển hóa cách gieo vần độc đáo thể loại Thơ Mới nầy. Lục Bát thì có quá nhiều người sử dụng đề sáng tác. Đường Luật, nỗi bật nhất là Nhất Hùng. Ông nầy là một nghiếp ảnh gia ở Virginia và Washington D.C. nhưng là một nhà thơ Đường Luật xuất sắc. Ông sáng tác hơn cả trăm bài thơ Đường Luật viết về mọi thề tài… rất điêu luyện. Nhưng Thơ Mới thì quả thật không thể đếm hết những thi sĩ, quá nhiều, ở hải ngoại. Đặc biệt, có một nhà thơ trí thức ở hải ngoại hình như muốn hồi phục lại Thơ Mới với lối gieo vần gây ấn tượng.

Thi sĩ này là Tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt, người chủ trương website Việt Thức, một mạng thông tin điện tử bình luận chính trị và văn học nổi tiếng thế giới, cũng ở Virginia và Washington D.C. Ông này chuyên làm thơ Tự Do, nhất là Thơ Mới với cách gieo vần đặc biệt là trong mỗi khổ thơ bốn câu đều chỉ gieo có một vần, dù bài thơ dài bao nhiêu khổ cũng vậy. Xin bỏ chút thì giờ quay lại đọc khổ thơ bốn câu đầu của bài thơ "Rét vào Bân" của Tế Hanh và khổ thơ cuối bài thơ "Trăng Vàng Trăng Ngọc" của Hàn Mặc Tử. Lối gieo vần nầy các nhà thơ trên chỉ sử dụng có một lần, nhưng Lưu Nguyễn Đạt sử dụng rất nhiều lần viết rất nhiều bài thơ trong tập thơ ông mới xuất bản trong năm qua. Tôi không biết tựa của tập thơ. Trước khi xuất bản TS. LNĐ có gởi bản thảo tập thơ hỏi ý kiến tôi. Tôi chỉ có thể nói rằng những bài thơ tiếng Việt của ông, tuy có lối kiến trúc khá độc đáo về lối gieo vần như đã nói, nhưng không đặc sắc như những bài thơ dịch ra tiếng Pháp của ông.

Bài thơ dưới đây là bài duy nhất do tôi làm gieo chỉ có một vần trong mỗi khổ tứ tuyệt…

ĐƯỜNG CHIỀU

Nắng nhạt đường chiều buông lửng lơ,

Chẳng ai hò hẹn chẳng ai chờ…

Mây không vương vấn buồn không gió,

Trời vắng ngày hoang đến hững hờ!

Bước bước ngập ngừng theo bóng ai,

Đường sương lành lạnh ánh trăng dài…

Hỏi thôi mấy nẻo rừng quan ải…

Ai biết ai chờ, ai đợi ai

Hoang vắng tưởng chừng đêm đã qua

Bàng hoàng nghe nở một loài hoa…

Thoảng hương khuya lạnh thương thương quá,

Mộng đã không thành ta trách ta !

Bỏ lỡ một đời có biết không?

Mang chi cho nặng gánh tang bồng,

Trời xa đã mõn cánh chim hồng…

Bao giờ trả hết nợ non sông ?..

Hãy trả cho nhau một chút tình,

Em xinh em mộng vẫn còn xinh.

Chỉ riêng ta mãi còn mê tĩnh,

Trời đất muôn trùng thăm thẳm xanh…

Văn Nguyên Dưỡng

Tháng 7-2016

Vĩnh Định -NVD

Tháng 7/2016

This entry was posted in Tạp Ghi. Bookmark the permalink.