Máu ngụy biện- April 9, 2019

Copy từ Facebook
LanChi Hoang

14 hrs ·

MÁU NGỤY BIỆN

Không biết đã bao lần tôi tranh luận với thiên hạ về chuyện bỏ dấu chữ Việt nhỉ? Không nhớ nữa.

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi.

À, tôi yêu tiếng Việt. Tôi yêu chữ Việt. Chữ là để diễn tả những gì mình suy nghĩ, ấp ủ. Vì thế cần diễn tả cho đúng chứ. Với lại thời buổi net có rất nhiều thứ phải đọc mà vấp phải chữ Việt không dấu thì y như đang ăn bát cơm gạo Nàng Hương mà vấp phải hạt sạn nhỏ.

Tôi lại là người ưa thích tranh luận đủ mọi vấn đề. Thì ngạn ngữ Tây Phương hay của ông triết gia nào đó từng phán rằng “Tôi phản đối tức là tôi hiện hữu”. Ừ nhỉ, bác bỏ thì phải chứng minh lý do. Phản đối cũng phái nói rõ vì sao. Điều đó cho thấy tôi không là hòn cuội tròn trĩnh nằm im vô hồn mà là viên sỏi nhỏ đang lăn “những vết lăn trầm”. Tranh luận mà gặp những người không bỏ dấu thì thiệt là bực. Tôi gọi những người không bỏ dấu cho tiếng Việt là "người mù dấu".

Vài người không bỏ dấu đã ngụy biện đủ thứ cho chuyện không bỏ dấu của họ.

Tất cả chỉ là ngụy biện.

Xem ra, già trẻ, trai gái, có học vô học, tất cả đều có “máu ngụy biện”.

HOÀNG LAN CHI

********************************************************

🍀PHỤ LỤC

Hậu quả của việc viết không dấu:

SỐ 1: Xưa, khi PC chưa gõ được tiếng Việt unicode có lẽ vào khoảng 1993 ở VN: Một ông vội vàng, cầm nhầm tờ diễn văn version 1 do đệ tử soạn dùm, chưa được bỏ dấu. Đến nơi, ông ta cứ thế đọc vầy " Thưa quý vị, dao nào cũng là dao dù là dạo cạo dái" ( sorry ạ) trong khi chính là vầy ( Đạo nào cũng là đạo dù là đạo cao đài)
SỐ 2: 1 ông mail kể cho bạn " e, may co nho Thinh ko? no lay vo hai. Chi ay la nguoi dam dang". Ông kia đọc " chị ấy là người đảm đang"ra thành "chị ấy là người dâm đãng"!!!
SỐ 3: cô A viết " tay bung dia muoi cham gưng". Cô B phản đối " dĩa muối là có chấm gừng chứ không thể là chậm gừng được". Bà A lại giải thích, lần này bả ráng gõ có dấu " cham là chạm đó chị"!
Đấy, cái kiểu gõ không dấu một bài dài: ai mà đọc được? Lại còn làm cho bạn bè đọc sai!!!

🍀 PHỤ LỤC 2:

1-Nếu tuổi già không biết đọc chính tả cho Ipad gõ dùm tiếng Việt, không biết install sofware để họ cách đánh máy tiếng Việt ở PC:
-Thì đừng tham gia viết bài, đừng tham gia tranh luận bằng cách cho comment. Hãy im lặng và chỉ xem mà thôi.

2-Gõ không dấu nhanh hơn có dấu:
-Dù là người có học/ không học " typing" tiếng Việt thì hiển nhiên là gõ có dấu phải chậm hơn không dấu. Nhưng vì tiếng Việt có dấu thì phải chịu thế.

3-Không có thì giờ học cách gõ có dấu:
-Thì hãy im lặng. Đừng viết bài. Đừng cho comment.

4-Bận đủ thứ, gõ có dấu lâu quá:
-Quỹ thời gian 24 như nhau. Nợ áo cơm: như nhau. Nợ gia đình: như nhau. Nếu bận thế thì hãy im lặng, đừng viết bài, đừng ghi comment

5-Hãy chú ý vào nội dung, đừng bắt bẻ hình thức:
-Không dấu thì đã không muốn đọc. Lấy đâu ra việc hiểu nội dung khi không đọc.

5-Nếu cứ bắt bẻ thế, sẽ mất tư tưởng của người viết nếu để thì giờ phê bình dấu hay không dấu
-Không có chuyện phê bình cái gọi là dấu/không dấu. Nói đúng ra là lên án! Lên án người viết đã viết 1 status ở "public" ( tức là được setting cho mọi người đọc được. Tức là độc giả có quyền phê bình) mà thiếu tôn trọng người đọc khi không bỏ dấu. Tư tưởng của người viết có phải là thứ cao siêu không? Chưa chắc nhiều hơn "có chắc" ! Trên đường internet, nhiều người tài ba, đã diễn tả suy nghĩ, tâm tình của họ bằng giọng văn giản dị, dễ hiểu và không làm người đọc ngộ nhận ( đảm đang là dâm đãng) bằng tiếng Việt có dấu .

This entry was posted in Tạp Ghi. Bookmark the permalink.