Bàn phím gõ tiếng Việt, tin vui cho người Việt- June 25, 2019

Hoàng Lan Chi -Bàn Phím Gõ Tiếng Việt, Tin Mừng Cho Người Vi ệt- June 25, 2019

Hoàng Lan Chi

Tin Mừng Cho Người Việt-Bàn Phím Gõ Tiếng Việt

(Bài này sẽ được đăng ở Nguyệt san Bút Tre, Arizona)

LGT: Một vấn nạn lớn cho người trung niên hoặc cao niên: gõ tiếng Việt có dấu. Muốn gõ, họ phải bỏ ra vài ngày cho đến vài tuần cho nhớ, dù là gõ kiểu VNI hay Telex. Vài năm nay, Facebook là môi trường mở, rất good và quyến rũ nhiều người tham gia thảo luận về mọi vấn đề thế nhưng vấn nạn trên đã hạn chế người Việt trung niên hay cao niên. Giới trẻ thì ít bị vì họ đã học gõ từ lâu. Tuy vậy hôm nay xin chính thức báo tin mừng: kể từ nay quý vị “mù gõ” (tức là không biết gõ tiếng Việt có dấu) sẽ hết bị “mù”! Chúng ta đã có bàn phím gõ tiếng Việt. Xin mời Hoàng Lan Chi phỏng vấn Alex Tang (tên Việt là Đường Hoàitrung).

Hàn Quốc và Nhật Bản đều có bàn phím riêng. Việt Nam thì chưa. Cá nhân tôi nghĩ rằng đây là một đóng góp lớn, là “niềm tự hào dân tộc”. Tuổi trẻ Việt ở hải ngoại vẫn yêu, vẫn nhớ tiếng Việt, và đã dành 10 năm để tìm tòi hầu đóng góp vào việc gõ tiếng Việt nghĩa là góp phần “người trẻ hải ngoại bảo vệ tiếng Việt”.

****************

Hoàng Lan Chi: Xin chào Alex Tang. Tôi đang sử dụng bàn phím gõ tiếng Việt do Alex gửi tặng. Dùng rất tốt. Tôi muốn phỏng vấn Alex Tang về “Hành Trình Bàn Phím Gõ Tiếng Việt”. Trước hết xin vui lòng cho biết đôi chút về tiểu sử?

Alex: Chào cô Lan Chi và khán thính giả. (Alex rời VIỆT NAM lúc 9 tuổi, cùng ba má và em trai 6 tháng tuổi vượt biên và vượt biển qua Hồng Kông, sau đó bay sang Phi Luật Tân, và cuối cùng bay đến Hoa Kỳ. 27 năm qua, gia đình định cư tại Houston, TX do ông dượng bà dì đón về). Hồi nhỏ Alex thích đọc sách và thả diều. Ba của Alex nói là học ngôn ngữ có lợi đến bộ não. Nên đêm về má của Alex thường đọc chuyện nhi đồng bé chờ đón giao thừa ru Alex ngủ. Mỗi lần đưa tiễn thân nhân tại phi trường Tân Sân Nhất, má đều mua cho Alex chiếc máy bay bằng mốp có động cơ xoắn dây thun. Chơi không lâu thì máy bay đó nếu không bị gãy cánh, thì cũng bị sút chong chóng. Rồi má Alex lấy báo cũ, tre khô, và cơm nguội dạy Alex làm diều. Khi đi học, Alex chọn ngành kinh doanh, ngoại ngữ và hàng không. Học xong, Alex nhập ngũ Không Quân Hoa Kỳ (US Air Force). Sau khi giải ngũ, Alex làm việc tại phi trường Bush và Hobby của Houston Airports System. Gần đây thì Alex đã nghỉ làm việc cho Cơ Quan An Ninh Vận Chuyển (TSA) của Bộ Nội An (DHS) để tập trung toàn thời gian vào Ablenaut Corporation, một Tiểu Thương Mại của Cựu Quân Nhân (SVOB) do Alex thành lập năm 2017. Dưới đây là tấm hình con đội nón, má ôm bằng chụp tại buổi lễ tốt nghiệp Đại Học Hàng Không Embry Riddle (ERAU ) vào năm 2018.

Hoàng Lan Chi: Xem như Alex làm việc về “hàng không”. Vậy cơ duyên nào đã khiến Alex có ý tưởng về một bàn phím gõ tiếng Việt?

Alex: (Alex đã từng phụ giảng Việt ngữ vào mỗi sáng chủ nhật, đã từng làm thông ngôn tại bệnh viện, và đã từng dịch văn bản cho chính phủ địa phương trong lúc theo đuổi ngành quản lý hàng không trên 10 năm qua. Những việc Alex vừa kể đều có liên hệ mật thiết đến chữ Việt và bàn phím.) Tiếng Việt là phần mềm của bộ não cũng như Window là phần mềm của điện não. Cái khổ của người Việt khi dùng bàn phím là chữ Việt ta chưa có bàn phím Việt chính thức tuy hiện nay thế giới có khoảng 14* phần mềm gõ chữ Việt. Điều ngạc nhiên nhất là đã gần 400 năm qua từ khi Chữ Việt đầu tiên được hình thành trong quyển từ điển ba ngôn ngữ Việt Bồ La, Chữ Việt ta vẫn chưa có bàn phím Việt do người Việt phát minh, chế tạo, và phổ biến ra ngoài. Đối với riêng Alex, đây là một sự thiếu sót của Chữ Việt, là một sự thiệt thòi của Tiếng Việt, và là một sự thất thoát của Người Việt. Vì thế, bao năm qua Alex đã miệt mài nghiên cứu và phát triển bàn phím Việt tiêu biểu để cống hiến đến mọi người. Có bàn phím Việt thì mới gõ tốt chữ Việt thì mới bảo tồn tiếng Việt thì mới tự hào người Việt như các dân tộc bạn.

Hoàng Lan Chi: Thời gian từ khi “thai nghén” đến khi hoàn tất là bao lâu?

Alex: Dạ thưa cô Lanchi, quá trình là trên 10 năm tìm tòi, nghiên cứu, và 2 năm phát triển. Tổng cộng là hơn 1 chu kỳ 12 con giáp.

Hoàng Lan Chi: Tại sao lại quá lâu như vậy?

Alex: Dạ lâu vì có vài yếu tố tác động. Lúc đầu Alex tìm tòi chữ Việt vì do tính hiếu kỳ của sở thích cá nhân, một mình một bóng. Sau này Alex nghiên cứu chữ Việt vì có nhu cầu viết bài và dịch ngữ, rồi bắt đầu chia sẻ với người chung sở thích. 2 năm gần đây những lỗ trống kiến thức đó được phát triển và những thông tin lặt vặt liên quan đến chữ Việt xưa kia nay tụ thành hệ thống căn bản. Nói tóm lại là nghiên cứu để tìm tòi những kiến thức mới chưa bao giờ có. Tuy chậm, nhưng có tiến triển đều là chuyện thường (research leads to new knowledge, it is slow and steady which is normal). Ta có thể ví nghiên cứu như tre mọc rễ và phát triển như trúc mọc thân vậy. Lúc đầu chậm, lúc sau nhanh.

Hoàng Lan Chi: Alex tìm tòi một mình hay có ai cùng làm việc?

Alex: Vì đây là quá trình nhiều thử thách để bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa, đương nhiên là Alex làm việc chung với hai bậc sư phụ khả kính và khả tin: thầy Nguyễn Văn Nghĩa và giáo sư Mai Thanh Truyết cùng tìm tòi những vấn nạn thường gặp trong chữ Việt. Có nhiều ngày hai vị này nhẫn nại ngồi nghe Alex thêm bớt ý kiến cả 4 tiếng đồng hồ. Thường thì thầy Nghĩa và Gs Truyết đặt vấn đề rồi đêm về Alex là người suy nghĩ nát óc bạc tóc tìm giải pháp.

Hoàng Lan Chi: còn gia đình, ví dụ cha mẹ, cô dì hay người yêu. Họ đã đóng góp ra sao cho việc “tìm tòi” này của Alex?
Alex: À! Cảm ơn cô gợi ý.Ông bà ta có câu, “ở nhà nhờ cha mẹ, ra ngoài nhờ bạn bè”. Đúng vậy, ngoài hai thầy và song thân ra, người bạn mà Alex muốn dành chút thì giờ cảm ơn là người bạn đồng hành trong bốn năm trời qua, người bạn thông cảm cho sự miệt mài quên đêm, và cũng là ánh sáng trong bóng tối, cô Đỗ Nguyệt Ánh.

Hoàng Lan Chi: Có thể kể sơ lược các giai đoạn tìm tòi?

Alex: Hỏi đến đây thì Alex nhớ đến mùa học cuối của dự án tốt nghiệp 2018. Vào năm 1977, NASA phóng ra quả đất hai chiếc phi thuyền thám hiểm không gian tên Voyager 1 và Voyager 2. Trên mỗi chiếc phi thuyền thám hiểm này đã chứa một chiếc dĩa vàng (Golden Record). Mặt dĩa đã ghi khắc nhiều thông điệp bao gồm hình ảnh, âm thanh, và tiếng chào của 55 ngôn ngữ của nhiều sắc tộc trên quả đất. Mục đích của NASA là nếu có loài thông minh nào từ hành tinh khác trong vũ trụ khám phá và giải mã được thông điệp trên chiếc dĩa vàng này, thì sẽ biết là ở tại thái dương hệ này, trên hành tinh thứ ba từ mặt trời này, có một nền văn minh đang mong mỏi muốn được kết bạn với nền văn minh của quý vị trong vũ trụ này. Vậy quý vị muốn biết Alex khám phá được gì không? Trên chiếc dĩa vàng đó có một câu TIẾNG VIỆT lưu lại và gửi gắm cho người hành tinh khác. Nếu hiện tại người nói thông điệp này còn sống và xem được buổi phỏng vấn hôm nay do cô Lanchi chủ bút, thì Alex xin chân thành gửi đến anh bạn lời chào thân hữu.

Nghe phút 4:53 https://www.youtube.com/watch?v=PPDn7-TKwZs

https://www.youtube.com/watch?v=L6zulqXLPUw

http://www.collectspace.com/news/news 090517a voyager 40th anniversary golden record.html

Hoàng Lan Chi: Thế mạnh của Unikey là “Bảng gõ tắt”. Nó tương tự tool “Auto correct” của Word. Vậy software hỗ trợ cho bàn phím gõ tiếng Việt của Alex có tool này không và cách vận hành của nó như thế nào?

Alex: Điểm mạnh của bàn phím Vitoky™ là nó có 47 nút chánh bao gồm 45 ký hiệu như sau: 27 phụ âm, 12 mẫu âm, và 6 thanh điệu. Thứ nhất, các chữ và dấu kể trên được sắp đặt trên mặt nút. Mỗi chữ một nút, mỗi dấu một gõ. Nếu ta thấy được, thì ta gõ được. Nghĩa là trọn bộ 39 mẫu tự và 5 dấu đều hiện trên bàn phím Vitoky™. Nếu dùng bộ gõ Unikey để gõ 44 ký hiệu đó, ta phải gõ 63 lần (bao gồm 11 chữ đôi và 7 chữ đơn phải gõ từ 2 đến 3 lần thì chữ mới hiện ra. Vậy ta biết là bàn phím Vitoky™ giảm số gõ đến 30%. [(44÷63)x100=70%]. Điểm đáng lưu ý nhất là bàn phím Việt này có thể thay thế bàn phím Anh vì nó có chức năng song ngữ. Về phần gõ tắt, đương nhiên là ta có bộ gõ Việt Tốc Ký™ như sau và xin tóm lược bằng bốn câu bảy chữ (thất ngôn tứ tuyệt) dưới đây:

Hoàng Lan Chi: được biết có thể Alex sẽ hợp tác với Luraco, một công ty khá lớn mà chủ nhân là “hậu duệ VNCH” để nghiên cứu sản xuất ra bàn phím gõ tiếng Việt. Xin vui lòng chia sẻ?

Alex: Hiện tại thì Alex được cô Lan Chi giới thiệu đến anh Tom Lê (CEO) và anh Ts Huy Lê (Founder) của Luraco tại Dallas, TX để hy vọng mình sẽ có thể cống hiến bàn phím này đến người Việt. Trước mắt Alex đang lập kế hoạch và sẽ công khai kết quả sau buổi hợp trong tương lai gần đây.

Hoàng Lan Chi: Nếu bây giờ mọi người muốn mua thì phải làm thế nào? Giá tiền kèm cước phí nội địa HK là bao nhiêu?

Alex: Nếu khán thính giả muốn mua, xin gửi điện thư đến banphimviet2019. Hãy nhớ điền tên họ, địa chỉ, và ý kiến thiết kế. Ví dụ: 1, 2, hay 3 màu, 1 hay 2 ngôn ngữ, và để tên hay không và mấy chữ. Giá tiền là tùy vào lựa chọn, chỉ khoảng ($40-50) hoặc (75- $100) cho các loại bàn phím khác nhau. Bưu phí khách hàng trả riêng.

Hoàng Lan Chi: tôi đề nghị 100 người ghi danh đầu tiên mua sẽ đặc biệt được Alex “thiết kế keyboard” có tên của họ, được không?

Alex: Đương nhiên được nếu là 100 người đầu tiên.

Hoàng Lan Chi:

Bàn phím do Alex tặng Hoàng Lan Chi

Xin được giải thích thêm cho quý độc giả: 1-2 màu có nghĩa bàn phím mầu đen, các chữ mầu ( trắng-white hay xanh-bleu). Tên riêng được in ở phím space bar và có mầu tùy ý thích người mua. Trong hình chụp keyboard của Hoàng Lan Chi: chữ mầu trắng là chính, các chữ phụ mầu bleu và tên Hoàng Lan Chi có mầu vàng. Keyboard này sẽ không phải là “keyboard chuẩn của Mỹ”. Một số vị trí các key của “keyboad chuẩn” đã bị thay đổi. Ví dụ:

1) Dấu hỏi ngã được đưa lên hàng 3 ở bên phải.

2) Các dấu sắc huyền hỏi ngã nặng : được dùng trên keyboard. Nhìn thấy rõ ràng. Không cần nhớ quy tắc như gõ kiểu VNI hay telex hay VIQR…

3) Các chữ đặc biệt ư, ơ,, a, ă, â ở hàng trên cùng ( nơi có các number của keyboard chuẩn Mỹ). Đặc biệt hàng này có thêm những chữ Việt hay dùng như Nq, Nh, Ng, Ch

4) Gõ chữ thường như keyboard Mỹ. Chữ Hoa: Shift hoặc Capslock.

5) Bấm phím Shift ở bên phải: sẽ dùng các ký tự mầu xanh.

6) Muốn dùng “number” : dùng bên phải.

Do đó với những cao niên hay trung niên chưa học gõ tiếng Việt bao giờ: có lẽ sẽ nhanh hơn những người như Hoàng Lan Chi ( vì đã học kiểu gõ VNI hay telex cả trên 10 năm rồi). Tuy thế, vì bàn phím Vitoky™ giúp ích nhiều cho những người viết Anh-Việt nên hiện giờ Hoàng Lan Chi đang dành mỗi ngày 10 phút để học bàn phím này.

“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. ( NBH)”.

Vì thế nếu như bạn có nhu cầu viết tiếng Việt, tham gia Facebook với bạn bè Mỹ Việt thì nên dành thì giờ học gõ tiếng Việt với bàn phím Việt. Bạn không phải nhớ muốn gõ sắc thì phải gõ 5 keys này (s, a, số 8, số 1, c) mà đơn giản chỉ gõ 4 keys ( s,ă,c, dấu sắc). Mọi cái cho quý bạn nhìn thấy ở bàn phím. Như thế quý bạn sẽ không còn là “những người mù gõ”, gây khó chịu cho người khác khi gõ không dấu. Quý bạn có thể tham gia cho ý kiến (comment) về mọi vấn đề với bạn hữu qua mail, Facebook bằng chữ Việt có dấu. Ý tưởng của quý bạn sẽ được netters đọc nhanh và hiểu khá dễ dàng, không mất thì giờ “đoán” mà có khi còn “đoán sai”.

Bài này từ trong nước nói về các loại keyboards: https://my-best.vn/15417/. Quý bạn có thể chọn keyboard tùy ý thích và “order” riêng.

MUA BÀN PHÍM GÕ TIẾNG VIỆT

GỬI MAIL CHO: banphimviet2019. Hãy nhớ điền tên họ, địa chỉ, loại $40 hay $75 và ý kiến thiết kế. (Muốn chữ mầu gì; tên được ghi ra sao và mầu gì). Kèm check deposit 25%. Đề tên người nhận check: Ablenaut Corporation.

Hoàng Lan Chi thực hiện

6/2019

This entry was posted in Phỏng Vấn, Tạp Ghi. Bookmark the permalink.