Từ “To Kill a mockingbird” đến “Thời thơ ấu của tôi và cha”

Thoạt đầu đọc “To kill a mockingbird” rất chán. Chán vì tác giả viết bằng ngôn ngữ nói. Nghĩa là mấy câu đối thoại viết như vầy:
-‘s not any furnier’ n yours.
-Now lemme think..reckon we can rock him…

Đọc sang tiếng Việt thấy cũng chán. Nghe CD thì hầu như cả lớp muốn ngủ gục. Tôi kiện với ông Thầy rằng thì là cuốn này chỉ cho lớp cao, not for ESL. Ông thầy bác bỏ “ .. academic”. Hừ, thế thì thầy xem đi, bổn cô nương đây không xem. Tôi bỏ về sớm hai buổi khi đến giờ đọc Mockingbird. Tất nhiên là sau đó chỉ hiểu lơ mơ.  Về sau thì chịu khó xem tiếng Việt trước rồi vào lớp nghe tiếng Anh sau. Mọi việc có vẻ OK. Rồi từ lúc nào cuốn sách hấp dẫn tôi thì “I don’t know”. Tôi đoán có lẽ vì mấy chương dính líu đến vụ kiện. Vốn dĩ tôi thích đọc những loại sách “lý luận”. Sau nữa cuốn truyện đưa tôi ngược về thời thơ ấu. Thời mà tôi say sưa với Tâm Hồn Cao Thượng, với Hoàng Tử Bé, với Vô Gia Đình . “Mockingbird” cũng “trình làng” thời thơ ấu của ba đứa trẻ, cũng khắc họa nhân vật “father” thật lý tưởng. Là mẫu người đạo đức, sống cho người khác.

Tôi mê mẩn bài biện hộ của ông Luật Sư. Bình thường tôi không thích nghề luật nhưng khi đọc tôi thấy yêu. Có vẻ tôi trở lại như thời học trò, ảnh hưởng bởi bất cứ cái gì đi qua tim. Và óc.

Ông thầy báo tin sẽ có bài test với 50 câu sau khi đọc hết truyện. Thế là cuối tuần qua tôi vùi đầu vào đọc 376 trang tiếng Anh của “To kill a mockingbird”. Một cuốn tiểu thuyết với rất nhiều bài học đạo đức, những ẩn dụ, những triết lý. Giê su ma lạy chúa tôi, với một người học tiếng Pháp 7 năm, vỏn vẹn tiếng Anh 3 năm thời trung học, bỏ từ 1967 khi vào đại học, lai rai một năm khoảng 1984, lại bỏ, mới cắp sách đến trường năm ngoái mà chúi mũi đọc kiểu sách trên thì tôi phải tự thưởng mình, một ly cà phê thật thơm cho mỗi sáng. Chúi mũi đọc và không trò chuyện với bạn bè vào mỗi tối như thường lệ, không mail nhiều. Tôi cắm cổ đọc, ghi note, ghi chữ khó. Buổi tối thứ hai, 11 giờ đêm tôi gọi cho người bạn “ Mệt quá, giời ơi!”Lại con mockingbird kill em phải không” “Đúng thế, sáng nay đi học, ông thầy hỏi weekend thế nào, em nhăn nhó chìa cho ổng coi mớ giấy em ghi note và nói rằng con mockingbird của thầy đã giết mấy ngày weekend nên tôi không có gì vui cả. Ông thầy cười quá xá và khen cô học trò siêng năng!”. Anh bạn muốn nói chuyện khác (có vẻ anh ấy vô cùng chán con mockingbird!) nhưng hôm nay tôi không giữ phép lịch sự nữa! Phép lịch sự là nói về điều người khác quan tâm, hôm nay tôi nói về điều tôi quan tâm. Tôi quan tâm bài biện hộ của ông Luật sư. Hay hết xẩy con cào cào. “Tại em hay cãi lộn nên em thích bài biện hộ chứ gì!” “ Đục anh bây giờ. Tại sao dám nói bổn cô nương hay cãi lộn? Cô nương là giữa đường thấy việc bất bằng chẳng tha. Còn hơn chán vạn kẻ hen huyền!” “ Như anh hả” “ Ừa.” “Sai, anh không có Hen huyền. Anh là tu đã đắc đạo. Anh đã đến cuối đường, em chỉ mới ở giữa thôi”. Tôi hét lên chói lói. Ờ mà vì tôi hay tranh luận (đã gọi là tranh luận thì phải giành phần thắng). Muốn thế phải nói có “lý lẽ”, nên tôi ưa thích những gì biểu lộ sự thông minh sắc bén nhưng tất cả phải là chánh, không được tà. Tà, là tôi “bụp”!

Viết đến đây lại nhớ một ông anh văn chương, MPĐ.

Anh viết khi xem hình bãi biển Laguna của tôi “Một điều đặc biệt của Lan Chi là : Khi đi, đứng hay ngồi hai cái đùi lúc nào cũng khép lại. Thử nhìn lại xem?”
Tôi hỏi why,  Anh trả lời tiếp: “Tính tình cô em có chút mạnh bạo của đàn ông, cách nói, cách viết có pha chút ngỗ ngáo, nhưng ngược lại hơi mặc cảm phong kiến nên lại e dè, khép nép ? Sao thế, tớ không hiểu vì chưa được hân hạnh đối diện một lần?”

Tôi buồn cười. Suy nghĩ của anh khá trùng hợp với một cô em, cũng là một “fan”. Cô ta cũng nhận xét tôi là mẫu người có vẻ “hight tech”, biết nhiều thứ thời nay, thông minh như đàn ông (?!) nhưng vẫn có cái “nề nếp gia giáo cũ”. Vậy thì, những ngôn ngữ ở trên là cái “ngổ ngáo” đó chăng? Nhưng cũng có lúc hết sức nhẹ nhàng kia mà. Như PXT đã viết về văn tôi “…nhõng nhẽo một cây”. Tôi bật cười vì PXT đọc thấy những cái “nũng nịu hết sức nữ tính” của tôi trong một số bài văn.

Có bài ngổ ngáo, có bài dịu dàng. Tôi thích vậy. Hôm nay áo đỏ, mai xanh, mốt tím. À, như thế là không chung thủy đấy. Cũng được, không sao.

Trở lại với “nỗi cằn nhằn đêm khuya vì bị mockingbird giết”. Tôi căng thẳng nên gọi cho bạn để cãi nhau cho vui. Sáng hôm sau làm bài test, tôi mở mắt hết lên. Mấy ngày liền vùi đầu đọc cuốn sách với chữ nhỏ tí. Ờ mà Mỹ cái gì cũng to, sao chữ lại nhỏ thế nhỉ. Mấy cái “guide” cho cell phone, đọc muốn đui mắt. Sách cũng vậy. Tôi bị sai khá nhiều. Ông thầy nói cả lớp đa số điểm C là khá rồi vì cuốn sách và câu hỏi là khó. Hừ, khó quá đi chứ. Nhưng kỳ tới, tôi sẽ đọc ngay từ đầu và không để nước đến chân mới nhẩy.

Tuy vậy, bài “writing” thì được P hai cộng. Chả là ông thầy cho viết 3 đoạn. Tất cả dựa vào cuốn Mockingbird mà chúng tôi phải học. Đoạn một viết về thời thơ ấu, một chút về dòng họ và phải giải nghĩa vì sao nhớ lại thời thơ ấu. Đồng thời nhắc kỷ niệm về trường học. Đoạn hai giải thích lý do vì sao thời thơ ấu chấm dứt. Giải thích nếu có một sự kiện đặc biệt nào đó đã chấm dứt thời thơ ấu. Đoạn ba ghi theo luật phối cảnh về  cách thức bạn nhìn lại thời thơ ấu. Giải thích bây giờ bạn hiểu ra điều gì mà trước  kia không hiểu. Sự lớn lên đã giúp hay ngăn bạn nhìn về quá khứ…

Tôi đọc đề bài mà bắt mệt. Một bài luận văn theo tôi hiểu gồm có mở bài, thân bài, kết luận sẽ khác với ba “paragraph” mà ông thầy yêu cầu viết. Đã thế còn hạn chế một câu chỉ được chín chữ! Có lẽ ông sợ học trò viết dài sẽ sai văn phạm tá lả chăng? Kệ, khi cần tôi vẫn cho dài 12 hay 15 chữ.

Mấy nhỏ trong group nói “Sao cô viết đến ba trang. Con rặn mãi không ra được một trang”. Giời! Nhỏ không biết cô Cindy là zăng sỡi siu? Lan Chi thì lấy tên Cindy cho “thầy bà” dễ gọi! Tôi làm bài “writting” sự thật chiếm đến 80%. Thú vị là ở đoạn mô tả cha tôi không ăn hối lộ, ông thầy viết “How beautiful, he was your Atticus”. Atticus là tên ông Luật Sư trong “To Kill a mockingbird”. Ông là người chính trực.

Đây là bài viết của tôi. Ông thầy sửa khoảng bẩy chỗ về văn phạm. Lý do, trước đó anh NNA đã sửa dùm cho cô em rồi. Không có ông anh, chắc cô em sai các thì của động từ nhiều hơn! Tôi để bản tiếng Việt do tôi tự dịch ở trên và tiếng Anh ở dưới.

Thời thơ ấu của tôi và cha

Thật là khó khăn để viết về thời thơ ấu của mình.  Đó là một sự trộn lẫn giữa hạnh phúc và đau khổ. Tôi sinh ra trong một gia đình theo nếp cổ ở Thái Bình. Tôi là đứa con gái thứ hai của cha mẹ tôi. Thời đó các bậc cha mẹ thường thích con trai hơn con gái. Vì thế tôi không có tình thương từ cha mẹ như chị và em tôi. Nhiều người trong đại gia đình tôi hành nghề giáo. Bác và cha tôi mở một ngôi trường nhỏ ở Thái Bình. Một vị Thủ tướng của Việt Nam Công Hòa là học trò của bác và cha tôi, đó là Nguyễn Cao Kỳ. Chúng tôi di cư vào Nam năm 1954 sau khi hiệp định Geneva chia đôi đất nước. Lúc đó gia đình tôi rất nghèo vì chúng tôi ra đi với hai bàn tay trắng. Để có việc làm sớm, cha tôi phải đi dạy ở  Sóc Trăng, một thành phố nhỏ xa Sài gòn. Một năm cha tôi về nhà hai kỳ, nghỉ hè và Tết.

Tôi sống với cô vì mẹ tôi phải đi làm và không ai đưa tôi đi học. Cô tôi cũng là “thầy giáo” và đã dậy những chữ đầu đời cho tôi. Cô rất khó và hay khẻ tay. Tôi khóc mỗi chiều khi tay đau và cũng vì tôi nhớ nhà nữa. Hồi đó tôi ghét cô và bây giờ thì không còn. Bây giờ tôi chỉ còn nỗi buồn mỗi khi nhìn về quá khứ. Tôi nghĩ rằng tôi không có thời thơ ấu đẹp đẽ như những đứa trẻ khác. Có một kỷ niệm hồi đó làm mọi người cười. Số là đồng hồ nhà đi chậm mười phút. Vì thế khi tôi đến trường bằng taxi, thấy đồng hồ chỉ giống ở nhà, khi về tôi bảo cả nhà “ Ồ, hôm nay cháu đi học không mất phút nào!” Mọi người bò ra cười và tôi thì ngớ ra không hiểu vì sao.

Tôi về nhà sống với cha mẹ vào năm lên tám. Lúc đó tôi có thể đi học một mình được rồi. Tôi thích môn Việt Văn. Tôi thích đọc, viết và vẽ. Mỗi hè tôi đắm chìm vào đống tiểu thuyết. Tôi rất thích truyện Pháp như San Famille, Les Miserable. Tôi thích vẽ và giả vờ như mình là nàng công chúa được một hoàng tử đẹp trai đến cứu. Cha tôi không thích tôi vẽ hay viết. Ống nói rằng văn sĩ hay họa sĩ thường nghèo. Đa phần, khi họ nổi tiếng là lúc họ đã qua đời. Dù không đồng ý nhưng tôi vẫn vâng lời ông. Thời thơ ấu của tôi trôi qua êm ả cho đến một ngày kia khi tôi gặp một cậu bé ở nhà thương Nhi Đồng. Em trai tôi bịnh nằm ở đấy và cậu bé kia cũng vậy. Chúng tôi đứng cạnh nhau trò chuyện ở balcon. Cậu bé nắm tay tôi và khen mắt tôi đẹp. Dù chỉ gặp một lần nhưng tôi cảm thấy nhớ cậu bé nhiều đêm sau đó. Cho đến bây giờ tôi cũng chả biết tên cậu. Dẫu sao cậu có một khuôn mặt dễ thương mà tôi còn giữ trong tâm trí mình. Đó là vào năm 1959, tôi, lúc đó chỉ mới mười tuổi.

Cha tôi càng ngày càng làm việc gần nhà hơn. Ông là Hiệu Trưởng Bến Lức, Cần Đước khoảng từ 1959-1965. Từ 1966, ông về dậy Anh Văn ở Petrus Ký. Ông dạy tôi và em tôi môn Anh Văn. Nhờ thế tôi được điểm cao. Những quy tắc của ông rất nghiêm khắc và kỷ luật. Ông nói rằng chúng tôi được trả ¼ tự do sau khi có bằng Trung Học. Sau đó mỗi ¼ cho Tú tài 1, 2 và đại học. “Tự do” có nghĩa là được quyền có bạn trai hay gái. Tôi và chị không có thì giờ tìm bạn. Chúng tôi chỉ biết học, học và học. Ông còn là người liêm khiết. Ông ghét hối lộ tham nhũng. Khi làm Chánh Chủ Khảo kỳ thi, đã có người đưa tiền và ông không nhận. Cô tôi nói rằng ông dại quá nhưng mẹ tôi thì đứng về phía ông. Điều đó quá sự hiểu biết của tôi.

Sau khi ra trường năm 1971, tôi là giảng nghiệm viên cho Đại Học Khoa Học và dạy hóa ở vài trường tư thục. Mọi khuyên bảo cho học trò của tôi đều từ cha mà ra. Từ 1973, tôi có dịp gặp nhiều học trò cũ của cha. Họ rất ngưỡng mộ ông. Một người kể rằng trường không có lớp 12. Học trò phải lên Sài Gòn. Khi cha tôi làm Hiệu Trưởng, ông can thiệp để Bộ Giáo Dục phải mở. Từ đó học trò không phải đi xa để học lớp 12 nữa. Những người khác ngưỡng mộ tư cách cha tôi. Ông coi tất cả học trò như nhau, không vì địa vị hay tài sản. Ông luôn từ chối quà hối lộ từ các phụ huynh giàu có.

Bây giờ khi đã trưởng thành và có đời sống riêng, tôi nhận thức rằng cha tôi đúng.

Ông đúng khi buộc chúng tôi phải có bằng đại học.
Ông đúng khi bắt chúng tôi phải có nghề riêng để sống.
Ông đúng khi ông nói rằng phụ nữ cũng phải có nghề riêng như đàn ông để gầy dựng chăm sóc gia đình.
Ông đúng khi không nhận hối lộ.
Ông đúng khi cư xử nhã nhặn và tử tế với mọi người.

Cha tôi là một nhà giáo gương mẫu. Tôi tự hào là con gái ông. Tôi đã và sẽ theo con đường của ông.

My Childhood with my father
It is hard to write about my childhood. It was a mixed bag of innocent joys and sorrows. I was born into an old-fashioned family in Thai Binh. I was the second daughter of my parents. Many Vietnamese parents at that time preferred sons to daughters. So, I did not get much love from my parents as my older sister and my younger brother did. Many members of my  family were teachers. My uncle and my father opened a small school in Thai Binh.  A former Vice President, Mr. Nguyen Cao Ky, was my father’s student. My family migrated toSouth Vietnamin 1954 when The Geneva Agreement divided my country. We were very poor because we went with empty hands. To get a job as a teacher, my father had to go to Soctrang, a small city with a small school. My father went back home twice a year for vacation and the Tet Festival.

I lived with my aunt because my mother had to work and nobody could help me go to school. My aunt, who was a teacher, taught me my first words. She was very hard and I was struck many times. I cried in the afternoon just as I remembered the pain in my hand.  I used to hate my aunt but I don’t hate her now. I am just very sad when I look back upon my childhood. I don’t think I had a happy childhood as many other children did. I remember  a small story that made everyone laugh.  When I got in the taxi, my watch showed 6:30AM.  However, when we arrived at the school, the clock still showed 6:30 AM. At home that night, with excitement, I shouted: “Hey everyone, today I go to school without losing a minute!” My whole family was laughing, but I did not know why. ! I rejoined my family when I was eight years old. At that age, I could go to school by myself. I could go to school by myself. I learned very good Vietnamese literature. I liked reading, writing, and drawing. Every summer, I immersed myself into a pile of novels. I preferred French fiction such as Les Miserable and Sans Famille. I also drew many pictures and pretended that I was a missing princess that had been rescued by a handsome prince. My father didn’t like that. He told me that writers and painters were usually very poor. They became famous only after their deaths. Although I disagreed with him, I obeyed him nevertheless. Many years had passed before I recognized his wisdom. My childhood had gone peacefully until the day I met a boy at the hospital. My six-year old brother was there because he was sick. So was the boy. We stood together at the balcony. We talked a lot. He held my hand and told me that my eyes were beautiful. Althought I only met him once, I missed him many nights later.  To this day, I still do not know his name. However, his beautiful face has remained alive in my memory. The year was 1959, and I was only ten years old!

Gradually, my father found works closer to home. He was the Principal of Can Duoc and Ben Luc Schools from 1959-1965. By 1966, he was hired an English teacher at Petrus Ky High School in Saigon. My younger brother and I learned English from him. Thanks to him, I had good points in class. He set strict rules and discipline. We would earn ¼ of our freedom for each “milestone” that we reached. The milestones consisted of 9th, 11th, and 12th grades. Thus, by graduating high school we would earn three-quarters of our freedom. Total freedom would come after our graduation from university. “Freedom” meant we could “start having boyfriends or girlfriends”! My older sister and I never had time to look around.  All we did was study, study, and more study. On the other hand, my father was a righteous person. He despised corruption. As superintendent, he always turned down money offered by people who wanted to pass the baccalaureate exam.  My aunts thought he was silly, but my mother was on his side. For me, it was beyond comprehension.

After my graduation in 1971, I became an assistant at The University of Science and teach Chemistry  for some schools. The guidance I gave my students was that of my father. Since 1973, I have had many chances to meet many of my father’s old students. They had to hand it to him. They benefited from my father’s assignment to their school.  One of my father’s student told me that his school had not had 12th grade classes. Students had to go to Saigon to continue their study. When my father became the principal, he requested the Education Council to establish 12th grade classes for BL School. Because of his effort, students did not have to travel too far for their education. Other people admired my father because of how he treated his students. He loved them equally regardless of their social or financial status. He always turned down bribery from wealthy parents.
Now, more mature and living on my own, I realize that my father was always right. He was right when he insisted that his children had to have college degrees. He was right when he wanted us to have good professions to support ourselves. He was right when he said that it was as important for women as it was for men to have their own careers, which was necessary to build solid family foundation. He was right when he turned down bribes. He was right when he treated others with fairness and kindness.
My father was an exemplary teacher. I am proud to be his daughter. I have and will continue on the road that he paved.

 

This entry was posted in Tạp Ghi and tagged , . Bookmark the permalink.