Mơ!
Hôm qua tôi nhận mail về một “job” ở DC. Thấy mà mê. 184,000/năm. Đây là cái job summary:
The Federal Deposit Insurance Corporation (FDIC) is one of the most respected forces in America’s financial community. Our mission is to maintain stability and public confidence in the nation’s financial system by insuring deposits, examining and supervising financial institutions, and managing receiverships.
Đây là cái duties:
DUTIES:
Back to topServes as a recognized technical expert in the area of IT portfolio management and iterative software development methodologies such as Rational Unified Process (RUP) and its successors.
Responsible for guiding efforts to fully implement comprehensive programs for identifying, prioritizing, monitoring and evaluating enterprise-wide IT work efforts.
Under the general direction of the Chief, Program Management Office (PMO), incumbent brings forward industry best practices for broad organizational use and advises senior management on policies, methodology enhancements and process improvements in the project, program and portfolio management areas.
Assists in cultivating organization-wide adoption of structured, efficient and risk-based portfolio management techniques.
Sau khi xem, tôi viết cho bà con họ hàng rằng tôi mơ, phải chi tôi đến Mỹ năm 80 tức là chỉ mới ngoài 30 tuổi, thì tôi sẽ học về computer vì tôi mê nó sau y khoa. Khi mình mê cái gì thì mình sẽ làm giỏi về cái đó, đúng không nào. Tử vi của tôi cho thấy tôi là người rất thích “leader” (lũ em trong nhà gọi tôi là Bà Tổng!), “leader” trong công việc thôi nhé, chứ không phải “leader” về mấy cái chính ttrị đâu đấy, thì tôi sẽ cố gắng trong lãnh vực “manager”. Tôi nghĩ là tôi có thể “cover” cái “duty” này ở tuổi 45, nghĩa là sau khi đến Mỹ học và đi làm trong 15 năm. 10 năm cho sự phát triển skill manager, đâu có gì quá đáng phải không nào.
Con gái tôi nói tôi mơ. Ờ thì mơ vì dream đâu có tốn tiền!
Người Việt Ngây Thơ
Khi tôi gửi bài của Ngô Kỷ, một bà viết cho tôi như sau:
Cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ bước đầu tiên hiện nay là bất bạo động. Khi cần thiết hãy qua bạo động. Vì thế Trúc Hồ nói có gì là sai trái đâu vì càng tiết kiệm được xương máu thì càng tốt.Chỉ đổ máu khi cần thiết. Trúc Hồ đã bỏ công sức viết những bài hát tranh đấu chống cộng rất hay, khuấy động lòng yêu nước thương dân. Chúng ta cần cẩn thận, tránh tất cả mọi hiểu lầm, thêu dệt, vạch lá tìm sâu những hành động ném đá nối dài bàn tay tiền bạc CS.
Đọc mail bà ta, tôi …chán đến tận cổ và tôi vắn tắt cho biết tôi không thích tranh luận với những người hời hợt kiểu đó nữa.
Tuy vậy, tôi có cảm tưởng đám đông dân chúng hời hợt ngây thơ giống bà trên thì phải.
Ơ hay, Ngô Kỷ tố cáo Trúc Hồ đã có những câu phát biểu trên các show TV của anh ta hầu như có lợi cho cộng sản. Vậy thì trước khi muốn phát biểu hãy “nghe” cái đã. Không chịu “nghe” rồi phát biểu, cái mà tôi gọi là “ngây thơ, hời hợt”.
Một, Ngô Kỷ không nói gì về cuộc đấu tranh nên bạo hay bất bạo động. Việc bà lý luận nên đấu tranh bất bạo động là lạc đề và vô duyên.
Hai, Ngô Kỷ không hề nói Trúc Hồ sáng tác nhạc dở. Việc bà khen Trúc Hồ viết nhạc hay cũng là lạc đề và vô duyên. Mở dấu ngoặc ở đây, nếu bà cho rằng Trúc Hồ là người đáng tin cậy vì bỏ công sức ra viết nhạc đấu tranh hay, khuấy động lòng dân, thì điều đó chứng tỏ sự ấu trĩ của bà. Trước Trúc Hồ, đã có bao nhiều người “bỏ công sức” để sáng tác nhạc đấu tranh, bà biết không? Không! Chỉ vì bà quá hời hợt, bà không tham gia đọc bài net. Bà chỉ là một “mợ già’ xem TV. Vì chỉ xem TV nên với phương tiện truyền thông của Trúc Hồ, bà cho rằng nhạc đấu tranh của Trúc Hồ hay lắm. Trời đất ơi là trời đất ơi. Với tôi, các bản nhạc đấu tranh của Trúc Hồ và kể cả “Việt Nam tôi đâu” của Việt Khang, là một thứ nhạc trung bình. Điều bà phát biểu càng chứng tỏ cho mọi người thấy, cái “nguy hiểm” của người nắm truyền thông trong tay mà họ có tư tưởng “mờ ảo”.
Ba, những câu nói của Trúc Hồ được trưng ra như một bằng cớ hiển nhiên mà bà nói “hiểu lầm, thêu dệt, vạch lá tìm sâu”? Lý luận kiểu đó, ai mà chịu được? Có ai thêu dệt nhét điều không nói cho Trúc Hồ không? Có ai hiểu lầm Trúc Hồ không? Có ai vạch lá tìm sâu câu Trúc Hồ nói không? Không! Trúc Hồ nói rất rõ và không ai ép anh ta phải nói cả. Anh ta cứ việc nói con đường dân chủ. Không ai dí súng sau lưng bắt anh ta phải nói “Quốc Hội Mỹ phải giúp VN. Không kêu gọi lật đổ vì như vậy là sai. Phải mang tình yêu xóa hận thù. [1]
Trình độ dân trí như vậy chả trách cộng đồng vẫn còn bị gạt dài dài bởi những kẻ hoạt đầu. Cách đây ít lâu, vô tình lang thang net, tôi bắt gặp nhiều hình ảnh “ rất mật thiết” của Trúc Hồ với Hồng Thuận, đảng viên VT. [2] Bên cạnh đó nhiều người cho biết sau này VT xuất hiện nhiều trên SBTN của Trúc Hồ.
Do đó nếu cộng đồng có “phiền muộn” về Trúc Hồ là vì dường như anh ta đang đi với VT. Vì thế anh ta mới tuyên bố theo kiểu “rất hòa hợp hòa giải”.
Khi Cô Giáo Làm Học Trò
Tôi không biết những người gõ đầu trẻ khác khi họ có cơ hội là học trò thì họ nghĩ gì về người thầy? Cá nhân tôi, tôi tự thấy mình thuộc loại “chĩu khọ”.
“Chĩu khọ” vì tôi ngắm nhìn và xét nét người thầy bằng lăng kính của một người thầy. Term này tôi nghĩ rằng tôi hên vì tôi gặp được một vị giáo sư tận tâm. Sức học của cả lớp tiến bộ hẳn. Tôi sẽ không phải càu nhàu “ Xin vài người hãy tôn trọng người đi học lấy kiến thức là tôi!”
Đây là bài tôi viết về vị giáo sư tôi yêu mến. Cần gấp để đăng báo Bút Tre nên tôi không kịp dịch và đành nhờ người khác dịch:
Cô Giáo Dạy Anh Văn của Tôi
Trước 75, dù không thích nghề gõ đầu trẻ nhưng cuối cùng ma đưa lối quỷ dẫn đường và tôi lại cũng chui vào nghề giáo. Khỏi dài dòng, mọi người có thể đoán rằng tôi là một cô giáo khó tính. Thì đúng thế! Xuất thân là con nhà giáo, lại là một loại nhà giáo cổ xưa thì đương nhiên tôi rất khó tính.
Sau mấy chục năm, tôi lại làm học trò. Khi làm học trò, có vẻ như tôi bị ảnh hưởng bởi những gì ngày xưa khi tôi từng là giáo sư. Nghĩa là tôi quan sát cách dạy của các giáo sư và có nhận định về những cách đó.
Ngày ở trung học Gia Long, tôi học Pháp Văn là sinh ngữ chính và Anh Văn là sinh ngữ phụ. Sinh ngữ phụ chỉ được học ba năm từ đệ tam đến đệ nhất. Khi vào đại học năm 1967, tôi đã không có cơ hội học hay trau dồi thêm về cả Anh văn lẫn Pháp văn.
Đến Mỹ muộn ở tuổi 55, (muộn vì nhờ ơn VC không cho đi!) và giai đoạn đầu, tôi phải đi làm để kiếm sống nên không có thì giờ đi học. Việc làm của tôi lúc đó lại toàn là những việc trong cộng đồng Việt, vì thế tôi không có cơ hội nào để nói hay nghe tiếng Mỹ cả.
Thời buổi kinh tế khó khăn, sau khi bị laid off, tôi chuyển về Cali để đi học. Sở dĩ chuyển về Cali vì tại đây có đông họ hàng và học phí không đắt như ở VA. Tôi có ý định lấy một chứng chỉ về “web designer” sau khi học tiếng Anh kha khá. Tôi rất thích web và computer. Có lẽ sau y khoa thì computer là lãnh vực mà tôi ưa thích.
Đầu tiên tôi ghi danh học ESL ở các center vì chưa đủ “in state”. Tôi rất mến hai vị giáo sư ESL ở Lincoln center là cô Dinane Hyde và Thầy Davis Mejia. Niên khóa vừa qua, tôi bắt đầu vào “college” ở Cali là Coastline Community College. Khi làm test, họ xếp tôi ở level cao hơn nhưng tôi tự biết khả năng nghe và nói của mình rất kém, chỉ có văn phạm là khá (lý do: ngày xưa Gia Long dậy rất kỹ) nên tôi đòi học level 2. Term vừa qua, tôi rất hài lòng với sự tận tâm của Bà Sue Chase. Term này, tôi hài lòng hơn nữa với Bà Katherine Sleep.
Tất nhiên tôi không hoàn toàn đồng ý với tất cả mọi phương cách giáo dục của Bà nhưng tôi nghĩ rằng đa số các cách của bà đem lại nhiều kết quả tốt.
Trước tiên tôi muốn nói về cái cách bà “control” lớp. Để việc học có kết quả cho mọi học sinh thì trước tiên phải đưa các học trò “thiếu kỷ luật” vào nề nếp. Trong lớp, có vài vị không học nghiêm chỉnh. Họ có nhiều tật xấu: quên tắt cell phone, nói chuyện ồn ào trong lớp. Bà Sleep đã hỏi ý kiến cả lớp và từ đó bà áp dụng nghiêm ngặt: 25 cents cho (nói tiếng Việt trong lớp, không tắt cell). Bên cạnh đó, bà chịu khó đi xuống bàn chót đứng ngay sau lưng những nhân vật “hơi làm biếng” để xem bài vở của họ. Ngoài ra, bà không ngần ngại đổi chỗ ngồi. Những “cặp đôi” thích nói chuyện bị tách, một người phải lên bàn nhất ngồi cạnh người khác. Đối phó với học sinh dù ngồi bàn nhất vẫn không chừa tật nói chuyện, bà gọi người đó liên tục trong năm câu hỏi liên tiếp.
Thật tuyệt vời. Bà đã control được lớp học mà không phải la lối, tức giận hay mỏi miệng. Từng đi dạy nhưng tôi đã không biết áp dụng phương pháp đó của bà. Kết quả to lớn nhất mà tôi nhận thấy là cả lớp rất tiến bộ, ngay cả những vị nghịch ngợm cũng trở nên chăm học hơn. Bà, mới chính là người thực hiện được đúng câu sau đây “Sự thành công của học sinh là mục đích của chúng tôi!”
Thứ hai, bà có một phương cách rất hay giúp học sinh ESL nhớ từ mới. Mỗi ngày, bà có thể đọc “dictation” từ một đến hai lần về những chữ mới trong bài mà bà vừa giảng. Những chữ khó được bà đọc chính tả nhiều lần. Cá nhân tôi vô cùng biết ơn bà về cách này. Nó giúp tôi nhớ được nhiều từ mới. Cách làm này rất nhanh vì chỉ cần giấy nháp để viết khoảng 15 từ. Chính khi nghe bà đọc, chúng tôi học được về cách phát âm và cả nhớ mặt chữ.
Thứ ba, trong môn Writing, bà giúp học sinh nhớ những lỗi của họ bằng cách phát những “sample”. Mỗi sample gồm 3 bài mẫu về cùng một đề tài. Bài 1, dở; bài 2, khá hơn; bài 3, hoàn chỉnh nhất. Những sample này giúp học sinh thấy rất rõ và nhanh những lỗi thông dụng của mình.
Thứ tư, bà phát các bài “conversation” ngắn. Chúng tôi nghe bà hướng dẫn lần đầu và thực tập đọc ở nhà. Sau đó, bà gọi ngẫu nhiên hai người lên thực tập bằng cách đứng trước cả lớp để đối thoại. Vì bài ngắn, chúng tôi học dễ dàng và đọc khá trơn tru.
Thứ năm, bà muốn chúng tôi sử dụng nhuần nhuyễn từ điển Oxford nên mỗi ngày đều thực tập một ít. Phần này thì đa số chúng tôi không thích. Lý do, phải đem theo từ điển rất nặng. Thứ hai, chữ trong từ điển quá nhỏ khiến chúng tôi rất mỏi mắt khi tra cứu. Chúng tôi nghĩ rằng, tra trong e-condictionary hay từ điển online, tiện dụng hơn nhiều. Chúng tôi nghĩ rằng, bà nên chia lớp làm bốn (4) nhóm. Mỗi nhóm cùng sử dụng một cuốn từ điển Oxford. Bà nên phát khoảng ba (3) tờ hướng dẫn và nhóm sẽ làm việc theo sự hướng dẫn đó. Điều này giúp học sinh tiết kiệm không phải mua từ điển Oxford vì đa số chúng tôi sử dụng e- dictionary hay online. Điều hai, chúng tôi không phải mang nặng mỗi ngày. Học sinh ở những lớp chuyên ngành của college sẽ tự mua và sự dụng từ điện giấy này ở nhà.
Thứ sáu, về Reading, bà cho chúng tôi đọc trong “VOA-learning English”. Phần này, chúng tôi cũng không mặn mà. Lý do: trình độ ESL 2B không cần những news của VOA. Chúng tôi cần những “reading” giản dị, hấp dẫn, tương tự như “True Story”. Khi lên lớp cao hơn, trên net có những bài về Reading rất hay, với nhiều levels khác nhau. Mỗi bài đều có câu hỏi ở dưới. Điều đó giúp học sinh mau tiến bộ về “đọc” và “hiểu”.
Tóm lại, bốn giờ với bà Sleep, chúng tôi làm việc đôi khi “cật lực”. Tuy vậy chúng tôi rất hài lòng vì chúng tôi cảm thấy mình tiến bộ nhiều.
Tôi nhớ lại môt câu nói mà ngày xưa tôi từng nói với học trò: “Tôi được trả tiền để dạy các em học. Nếu tôi vào lớp và chơi,không dạy thì coi như tôi là một kẻ ăn cắp. Tôi ăn cắp tiền của chính phủ và ăn cắp thì giờ của các em”.
Tôi viết bài này với mục đích tri ân bà Sleep đã tận tụy trong nghề của bà, sau nữa là hy vọng các vị giáo sư khác cũng suy nghĩ, tìm tòi ra nhiều phương cách để dạy cho có hiệu quả cao nhất.
Sự tiến bộ của học trò là phần thưởng lớn nhất cho các giáo sư vì ngoài sự tri ân của chúng tôi, còn là sự tri ân của các phụ huynh và cả sự tri ân của xã hội.
My English Teacher
Bản dịch NNM
Before 75, though not interested in pedagogical career, but in the end as though leading by demons, I ended up joining the profession. Not beating around the bushes, everyone can guess that I was a demanding teacher. That it should be so. Being descendant of a teacher who observed traditional methods, of course, I am a difficult one.
After some decades, I once again became students. The problem is that during my high school years at Gia Long High, my primary foreign language was French while I only studied English for three years. I did not learn any foreign language in college. Arriving late in the United States at age 55 (because the Communist would not let me migrate earlier), and having to work to make a living, I did not have time to go to school. My work revolved around the Vietnamese community, so I did not have the needs or opportunities to speak or listen to English.
After being laid off during the economic downturn, I moved to California to go back to school because that is where I had many relatives, and tuition was not as expensive as in VA. I intend to obtain a certificate of “web designer” after my English gets better. I love the webs and computer. Perhaps after medical field, computer is my favorite area.
I first could only enroll in ESL at English language centers because I had not earned “in state” status. I love the two ESL teachers at Lincoln center: Hyde Dianne and Davis Mejia. During the past school year, I began to go to “college”. After taking the test, I was put at a higher level. However, except for grammar (thanks to my old school) my listening and speaking ability was poor, so I requested to be put at level two. I was very pleased with the dedication of Mrs. Sue Chase during the last term, and I am even more satisfied with Mrs. Katherine Sleep during this term.
Of course, I do not always agree with all of her teaching methods, but I think the majority of her ways brings good results.
First, I want to talk about how she “controls” the class. To have good results, all “undisciplined” students must first be put into order. Several uninterested students do not take learning seriously. They have many bad habits: forgetting to turn off the cell phone, talking loudly in class. Mrs. Sleep took a poll of the class about “punishment”, and we all agreed that each violator would pay 25 cents for each incident: speak Vietnamese in class, not turning off the phone etc…). In addition, she would go down to the last table and stand right behind the character that was “a little lazy” to check their papers. She does not hesitate to make students change their seats. The ones who like to talk would be separated; one person would be moved to the front-row table. As for those who are at the front rows but continue to talk, she would have him/her answer five consecutive questions.
It works marvelously! She gains control of the class without having to do all the shouting or getting angry… While I was teaching, I never thought of these methods. The most noticeable results are that the whole class moves along nicely; even the naughty ones become more studious. She practices the exact essence of the logo: “The success of our students is our goal!”
Second, she has a very good way to help ESL students remember new words. Each day, she reads “dictation” once or twice the new words in the lessons she has taught, and rereads difficult words several times. Personally, I am extremely grateful to her for this. It helps me remember new words. This method is very fast because one has to write just about 15 words on scrap paper. Upon listening to her, we learn how to pronounce and remember the words.
Third, in writing, she helps students remember their errors by giving out samples. Each sample consists of three samples of the same subject. Sample 1: bad; sample 2: better; last sample: best. The samples help students see clearly and quickly the common errors.
Fourth, she distributes short “conversation” paper. We first listen to her guidance and practice at home. Then she randomly called two people to practice by reading in front of the whole class. Because the lesson is short, we learn easily and read quite smoothly.
Fifth, she encourages us to be familiarized with the Oxford dictionary by learning from it a few words each day. A majority of us do not like this part because we have to carry the heavy dictionary, and the letters in the dictionary are so small that we become very tired after looking up them up for a while. In our opinion, e-dictionary or online-dictionary is much handier. It would be better if she gave out instructions to three groups and had them practice with about four dictionary in the offices. That way, by working in groups, we would still understand the lessons without having to buy dictionaries.
Sixth, as for reading, she let us read “VOA-learning English”. We are not interested in this part because at ESL level 2B, we do not need VOA news. We need simple, attractive “reading” materials similar to the True Story. At higher levels, the Internet offers better reading materials for many different levels. Each post is accompanied with questions, which help students progress faster in their “reading”.
In summary, we sometimes have to work “hard” during the four hours with Mrs. Sleep. However, we are pleased with our progress. When I was teaching, I often said to my students, “I have to teach you properly, and, in return, you must learn accordingly. If I did not teach, then I would be a thief of two things: one is money from the government that was paid to me; and two, I would steal the time of the studious students. You set aside the time for my class when I am not teaching, that is thievery on my part.”
I write this article to show my gratitude to Mrs. Sleep, who has dedicated her life to her career, as well as to help other teachers think and explore ways that are more effective.
The progress of students is the biggest reward for teachers, for in addition to the students’ gratitude, they also also get thanks and appreciations from their parents and the societies.
Hoàng Lan Chi
[1]
“Đã đến lúc Quốc Hội phải là người Hoa Kỳ thật sự, đã đến lúc Quốc Hội phải giúp đở nước Việt Nam của chúng ta. Chuyện quan trọng đầu tiên Quốc Hội cần phải làm giúp chúng ta là cái gì? Chúng ta không bao giờ kêu gọi lật đổ chế độ (cộng sản) hay là bạo động hay là gì hết, cái đó hoàn toàn sai. Trong thế giới chúng ta đang sống bây giờ, chúng ta tất cả mọi thứ chúng ta đều nên hành động một cách nói chuyện với nhau. Nước Việt Nam chúng ta quá nhiều chiến tranh, chúng ta không nên kêu gọi chiến tranh, không nên kêu gọi hận thù, mà chúng ta phải nên mang tình yêu xóa tan hận thù. Chúng ta là những người Việt đã từng bị nạn nhân của nhiều chuyện, nhưng mà thôi, chúng ta đã vượt qua tất cả rồi, chúng ta phải hãnh diện chúng ta đã vượt qua cái sự chết, và chúng ta đã sống lại, và chúng ta sống lại để giúp người chứ chúng ta không phải sống để mà moi cái này, móc cái kia, để mà nói người này nói người kia cái nọ.”
“Chúng ta không có đòi hỏi nhiều, chúng ta chỉ xin là quyền căn bản làm người thôi, cái quyền đó nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa đã là thành viên của Liên Hiệp Quốc thì chắc chắn là họ phải chấp nhận theo cái gọi là Bản Tuyên Ngôn, Hiến Chương Về Nhân Quyền mà đã ký năm 1948, chắc chắn họ phải bắt buộc
“Trong năm nay chúng ta không kêu gọi gì hết, chúng ta chưa bao giờ kêu gọi bạo động, chúng ta chưa bao giờ kêu gọi lật đổ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
“Và Quân Đội Nhân Dân, những người lính, những người mà Hồ kính phục, kính nể, phải làm thiên chức của người lính là phải bảo vệ quê hương đất nước của mình
“Ba mươi mấy năm qua chúng ta đã thấy gì? Chúng ta không thấy gì hết! Chúng ta chỉ thấy chúng ta biểu tình và chúng ta đi về”…(ngưng trích)