Tại sao phải viết ngắn?
Viết là khó rồi, viết ngắn có vẻ còn khó hơn. Xin trình bày nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề “viết ngắn”.
Nếu so sánh giữa viết và nói thì đôi khi nói có vẻ dễ hơn. Khi nói có thể trùng lắp câu hay chữ và “lời nói gió bay”. Viết thì không được trùng lắp nhiều và “mọi chứng cớ vết tích còn đó”. Viết ngày xưa khác viết bây giờ. Xưa, chưa có nhiều phương tiện truyền thông. Xưa, chưa có nhiều phương tiện giả trí như bây giờ. Xưa, còn say sưa “ngốn” những tác phẩm vĩ đại kiểu “Docteur Zivago” “Sông Đông Êm Đềm” hay “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà”. Nay, có vẻ 24 giờ không đủ để sống, làm việc, giải trí. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành computer với Iphone, Ipad và sự thống trị toàn cầu của internet khiến viết ngắn đã trở thành một yêu cầu. Một người trung bình một ngày phải thâu thập rất nhiều tin tức từ internet, TV nên cần phải viết ngắn nếu như người viết muốn tư tưởng, lập trường hay quan điểm của mình được phổ biến rộng rãi.
Ai thường viết dài?
Khoanh vùng trong phạm vi văn hóa Việt, có vẻ các vị cao niên ở độ tuổi lục thập trở lên thường có thói quen viết dài. Đây là những lớp người hấp thụ nền văn hóa xưa. Kiểu văn hóa không nói trực tiếp mà gián tiếp và ngành Việt văn gọi đó là “nhập đề lung khởi”. Toàn bộ bài viết của một số vị cao niên hay rơi vào trường hợp viết lan man và có nhiều điều lạc đề. Vì thế bài dài nhưng ý tưởng trình bày trong bài thì không tương xứng. Hậu quả là độc giả thường ngán ngẩm khi phải đọc một bài quá dài. Độc giả có tuổi mỏi mệt vì đôi mắt già đã đành mà độc giả trung niên cũng mỏi mệt.
Học Viết Ngắn
Có nhiều cách để học viết ngắn. Cách hay nhất là ghi danh học vài lớp “Writing” tại một “college”. Hoa Kỳ có các lớp “writing” rất hay. “Student” phải học vì sau này phải viết khi đi làm. Viết report, viết phát biểu, viết bài phổ biến kinh nghiệm trong lãnh vực của mình. Nếu không có thì giờ đến lớp thì học “online” cũng có thể được. Giáo dục Hoa Kỳ dạy rất hay. Họ cho thực tập và chỉ rõ những ý tưởng lạc đề trong bài học viên.
Vài ví dụ cho Viết Ngắn
Trong một lớp Writing ở college, yêu cầu là chỉ được từ 8-10 câu để viết một “paragraph”. Tất nhiên paragraph phải đủ nghĩa là có đủ mở bài, thân bài, kết luận như chúng ta được học ở bậc tiểu học ở giáo dục Việt Nam Cộng Hòa. Mỹ thì giống Việt thôi. Đó là ngay câu đầu đã phải giới thiệu ý chính của bài. Khai triển ý ở thân bài và kết luận là tom tắt những ý đã được nói hay trình bầy cảm tưởng.
Đề: nói về Braille. Rất ngắn gọn đầy đủ như sau:
Braille is a special system of writing and reading for blind people. Braille letters are made of dots, or bumps. Blind people read thes dots by running their fingerstips across them to recognize the patterns of the dots. Braille uses a special code of sixty-three characters. Each character has one to six dots. These dots are arranged in a six-position pattern. For example, in the pattern of letter C, the top two dots are raised, but the lower four are not. Braille gets its name from the inventor of this writing system. Louis Braille, a blind science and music teacher, invented this special alphabet in France in the 1980s. Today millions of blind people all over the world are able to read and write because of this simple yet effective communication system. [1]
Nhận xét: Tittle là Braille. Vì thế câu đầu tiên đinh nghĩa ngay Braille là gì. Sau đó khai triển về braille như who, what, how…Câu cuối cùng là tóm tắt, ở đây nói về hiệu quả to lớn của braille. Tổng cộng chỉ có 10 câu.
Kết Luận:
Viết ngắn là một yêu cầu hiện nay cho cả báo in và báo net. Trừ tiểu thuyết thì không nói làm gì, [2]các bài viết cho một số lãnh vực đòi hỏi phải ngắn gọn cô đọng nếu muốn được phổ biến rộng. Các chương trình phát thanh radio hiện nay cũng giới hạn 8 phút cho một đề mục. Để viết ngắn nên ghi danh học ở trường hay tự học.
Vạn sự khởi đầu nan. Viết ngắn khó hơn viết dông dài. Vì thế nên chọn ý tưởng, lập dàn bài trước khi viết. Hãy thử tưởng tượng nếu các bài trong một tờ báo giới hạn chỉ từ 1-4 trang tức 3 cột hay 5 cột thì độc giả dễ hấp thu và đồng thời gia tăng số lượng bài vở hữu ích cho báo. [3]
Hoàng Lan Chi 2013