Tôi không biết từ bao giờ tôi có mặc cảm ấy. Từ khi thoát VC ra được thế giớ tự do đọc nhiều hồi ký của người lính chăng? Hôm nay đọc cuốn hồi ký Dốc Biển của Tam Giang Hoàng Đình Báu, tôi lại trĩu nặng mặc cảm đó.
Người sĩ quan phải đem vợ con ra sống cùng vùng tuếyn đầu. Sau ít lâu cả vợ con đều quen với cảnh suốt ngày chui xuống hầm. Nỗi băn khoăn khi hai đứa con đến tuổi học và trường không có. Cuộc sống ở một vùng không xa Sài Gòn lắm mà thiếu thốn đủ bề.
Tôi thấy lòng quặn thắt. Nước mắt cứ rưng rưng. Ngày xưa tôi cũng chẳng sung sướng gì nhưng ít ra cha đi làm, mẹ ở nhà lo các con. Tôi ý thức được hòan cảnh và chăm chỉ học, không chú tâm cái gì khác. Tình không chú tâm đã đành mà cuộc sống chung quanh, tôi nhắm mắt làm ngơ. Bài vở nhiều và nặng, tôi tự trọng không bao giờ quay cóp nên lo học. Tôi không dám chú ý đến quân đội. Dù vài lần sau này khi có truyền hình, xem hình ảnh đoàn quân trở về sau chuyến hành quân, tôi chua xót. Nhưng tôi gạt đi ngay vì tự biết mình yếu đuối. Rất yếu đuối. Nếu tiếp tục để hình ảnh cuộc chiến ám ảnh, tôi rất có thể bỏ ngang việc học và như thế mọi cái đều dở dang…
Có lẽ chính vì thế khi đến bến bờ tự do, nhìn lại quá khứ, nhìn lại dòng lịch sử, tôi luôn mang mắc cảm mang nợ! Mang nợ những người lính đã sống vô vàn khổ cực, đã hy sinh đủ thứ và cả những người ngã xuống để tôi được yên ổn học hành. Tôi rất muốn viết và nói cho thế hệ con tôi nhưng tôi cảm thấy bất lực. Thứ nhất cuộc sống hiện tại của tôi cũng chưa ổn định. Thứ hai tôi không được đào tạo để “thuyết phục” ! Tính tôi nóng lắm. Nên sau này khi tôi không áp chế được con cái như khi chúng còn nhỏ, chúng trêu chọc mẹ là người chống cộng … quá khích. Tôi tức điên lên và lại dùng quyền làm mẹ để …chửi om sòm, át giọng nó …qua phone.! Nhiều lúc tức quá, tôi cúp phone cái rụp. Đến con mình, mình còn chưa thuyết phục được nó thì thuyết ai đây????
Bọn chúng sinh ra sau tời chiến, không chứng kiến cái gì cả và lũ VC thì dối trá bịp bợm và cả dẹo quẹo khi lường gạt thế hệ trẻ!