Chuyện Làng Cỏ
Làng Cỏ bao giờ cũng có những cái chả giống ai.
Ví như vầy, bình thường thì khi một người nằm xuống và người còn lại viết ai điếu với tiếc thương và kỷ niệm đẹp. Và cũng bình thường là vầy: dù là kẻ thù thì cũng tạm “hưu chiến” trước cái chết của đối phương.
Còn Làng Cỏ thì thế nào? Đạo đức của Làng Cỏ là như thế này: một người già 93 tuổi vừa nằm xuống sau cái chết của đứa con trai ngoài 60, chủ nhân Làng Cỏ viết một bài. Bài này chả biết nên gọi là gì? Ai điếu thì dứt khoát là không, tâm tình cũng chẳng, tạp ghi cũng “No”. Đa số nội dung là chuyện tẹp nhẹp, linh tinh giống như chuyện chui xuống gậm giường nhà người nghe trộm.
Vài người cảm thấy bất nhẫn và lên tiếng. Thay vì im lặng để chứng tỏ sự biết lỗi của mình thì chủ nhân Làng Cỏ lại viết bài trả lời. Lý luận không có, viết lăng nhăng thì lẽ ra chúng tôi để bài ấy ở vị trí đúng của nó: đám cỏ. [1]Nhưng cảm thấy cần cho làng cỏ biết “ thế nào là lễ nghĩa thông thường” nên chúng tôi xin lên tiếng lần này là cuối. Cái đinh đã đóng cái bảng trước lối vào Làng Cỏ. Chủ nhân có biện hộ bằng hàng ngàn bài thì dân chúng cũng đã đọc thấy những gì Làng Cỏ hành động. Đó là hành động bắn phát súng thứ hai vào xác chết mà có người gọi đó là “Cưỡng hiếp xác chết”. Có lẽ từ nay nên gọi chủ nhân Làng Cỏ là “kẻ cưỡng hiếp xác chết” chăng?
Làng Cỏ cãi cái gì?
Cãi rằng “những chuyện tôi kể là PD từng kể cho nhiều người đến nhà đấy chứ”. Ơ, nếu thế thì có gì hay ho để phải kể nữa? Sau nữa, Làng Cỏ có vẻ muốn chơi cái trò cũ mèm : quàng thêm người khác vào chịu chung trách nhiệm. Nếu lỡ có bị “dí” thì đã sẵn có vài cái nick ma, nick quỷ và vài đàn em thân tín sẵn sàng “Lê Lai cứu chúa”! [2]
Cãi rằng “Đó là những điều mà tôi nghĩ là ông hãnh diện để khoe — hay bất chấp những trói buộc đạo đức xã hội — khi nói, nên không còn tính cách riêng tư.” Ơ hay, có một câu chuyện hài hước dân gian là một ông bị bắt gặp quả tang ngoại tình thì chối là ông ta đang chữa bịnh đau bụng cho cô ả. Nay chủ nhân Làng Cỏ đem gán ghép câu chuyện hài đó cho người chết 93 tuổi! Khi Làng Cỏ bị người khác chỉ trích thì lại cãi là “chuyện mà người chết hãnh diện đem khoe”. Rốt cuộc người đọc lại nghi ngờ rằng chính chủ nhân Làng Cỏ đã bịa đặt ra chuyện ấy. Đúng là ngựa ông đập lưng ông.
Cãi rằng “tôi không nói xấu PD, tôi tả ‘cá tính’ đấy chứ”. Ơ hay, PD thì khối người biết cá tính, có gì lạ đâu mà phải “nhặng xị” ngay sau khi PD chết? Có phải là Làng Cỏ thích làm chuyện mà các cụ gọi là “ Cầm ..cho nó đái” hay không?
Cãi rằng “Có người đem chuyện Khánh Ngọc, Julie để tên tôi bên cạnh rồi gọi tôi là kẻ cưỡng hiếp xác chết”. Ơ hay, tự khoe là chủ nhân Làng Cỏ mà khả năng đọc chỉ có thế ư? Chỗ nào trong bài viết của người kia nói rằng vì chuyện Khánh Ngọc, Julie mà gọi chủ nhân Làng Cỏ là “Kẻ cưỡng hiếp xác chết”? [3] Độc giả tiểu học cũng hiểu cái hành động đâm bồi người đã chết mới bị gọi là “kẻ cưỡng hiếp xác chết” đấy chứ.
Cãi rằng “cái người chỉ trích là người chui vào quan tài nằm cạnh xác chết để chụp hình đăng báo”. Ơ hay người ta viết ai điếu, người ta kể kỷ niệm đẹp và người ta có hình ảnh từ thuở xa xưa. Đó là đúng theo phép thông thường. Còn Làng Cỏ thì “phép bất thường” nên đã “vịn chân người chết” bằng cách kể lể những chuyện nghe trộm từ gậm giường nhà người chết.
Cãi rằng “tôi không nói xấu, tôi chỉ trình bầy sự kiện”. Ố là la, thì đây là những sự kiệnđược chủ nhân Làng Cỏ trình bầy: “trẻ con” nhà người chết kể ông bố chửi tục, người chết nói người khác là mặt l.., người chết ngoại tình và gạt vợ, người chết khuyên chủ nhân Làng Cỏ nên đi hát thay vì đi học…Thế mà cãi là tôi không nói xấu. Tội cho chủ nhân Làng Cỏ là độc giả lại đánh giá ngược lại người viết.
Cãi rằng “thà nát với cỏ cây chứ không ké ‘xú danh’”. Ố là la, người bình thường nếu cảm thấy “xú danh” thì tránh xa. Còn chủ nhân Làng Cỏ thì “bất thường” nên cảm thấy “xú danh” mà lăn xả vào, tìm tòi trong đống gạch nát dĩ vãng, vớ được dăm cục thủy tinh, vội vàng đem ra “khoe” dưới ánh nắng mặt trời. Đấy, xú danh mà “khoe” tôi được phép gọi là Anh, khoe hát chung, khoe soạn nhạc chung v.v.
Chủ nhân Làng Cỏ đã quên không “khoe” một điều: sau những “ân tình” ấy, năm 1998, tôi đã “đánh” Phạm Duy. [4]
Chuyện Làng Cỏ bán “cỏ bẩn” có lẽ xếp lại được rồi ấy nhỉ. Nói thêm, chỉ bẩn miệng mình. Phải thế không!
Hoàng Lan Chi