Các ý kiến với bài ( Viên Linh, kẻ kiêu căng khó ưa) -Dec 30, 2016

Hôm qua, Hoàng Lan Chi bất bình và có viết bài ( Viên Linh, kẻ kiêu căng khó ưa). Sau khi đăng facebook, có vài ý kiến và Hoàng Lan Chi cũng trả lời. Xin chia sẻ với các bạn, các ý kiến đó. Nếu có thì giờ, bạn nên xem để biết đứng trước một vấn đề, một thái độ, một nhân cách như Viên Linh-Tà Cúc thì chúng ta nên có thái độ gì? Sau nữa, vì sao tác phẩm đánh máy của Viên Linh lại được giải Văn Học Nghệ Thuật hả các cụ văn học trước 75? Hoàng Lan Chi không hiểu?

Thân mến

Hoàng Lan Chi

*********************

Top of Form

Comments

Hoanglan Nguyen Theo y của toi ,văn cung nhu người , tự nó co cái giá trị của chính nó , không nên " miệt thi " ( mượn chử của HLC ) . Tiếc la minh không co " tài " nhu HLC , nhung minh rất dong ý voi suy nghỉ cua HLC

Hong Van Nguyen Nếu ai đã đọc " Chim hót trong lồng" thì không thể không thích Nhật Tiến … Tôi đã từng mê đọc truyện của ông. Viên Linh chỉ là một nhà thơ quân đội, và tôi rất ngạc nhiên trước lời nhận xét của ông về NT và Nhất Linh trong TLVĐ..!

LanChi Hoang
Hong Van Nguyen, Hoanglan Nguyen: đúng vậy. Em nhớ có đọc vài tác phẩm của Nhật Tiến khi em còn là sinh viên hay hậu sinh viên gì đó,trong đó có cuốn Chim Hót Trong Lồng làm em rớt nước mắt. Văn ông nhẹ nhàng trong sáng. Ông bạn em vừa reply vầy

(Hoàng Lan Chi viết: Ô Viên Linh là quân đội có lẽ cũng viết các loại tương tự như thế chăng?
BXC trả lời: Chẳng thấy ai nói ông Viên Linh là quân đội ! Ông làm gì trong quân đội ? vào thời gian nào? ở đâu ? Không ai biết gì cả !!)

Thế đấy. Viên Linh-Tà Cúc ngỡ mình là ai, nhỉ? Em cũng không nghe tiếng Viên Linh trước 75 đâu.

To Gia Hong Ngoc

Em viết như suy nghĩ của chị vậy, Hoàng Lan Chi. Thời Tiểu Học chị đọc hết sách của cụ Hà Mai Anh trước khi là hàng xóm của Cụ ở Chí Hoà. Tủ sách nhà chị vẫn lưu giữ sách của Tự Lực Văn Ðoàn và những sách ngày xưa, để khuyến khích các con chị đọc vì sau này tụi nhóc đâu được học như mình. Chị chưa đọc ông Viên Linh.

Hong Van Nguyen Viên Linh chỉ là một nhà thơ. Trước 75, Ông chỉ là hạ sỹ quan làm việc trong báo tiền tuyến. Sau làm Tổng Thư ký dưới Mai Thảo ( chủ bút) cho báo Kịch Ảnh cuả bố tôi. Ông dịch tin điện ảnh từ báo ngoại quốc để viết thành bài… Ra hải ngoại VL làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút Nguyệt san Khởi Hành, tự viết bài, lấy quảng cáo , in ấn và gửi bán cho một số độc giả mua dài hạn ở những tiểu bang xa. VL viết truyện ngắn, phê bình… ít tác phẩm, hình như chỉ có: Thị trấn miền đông và Tình nước mặn … là chuyện dài viết ở hải ngoại… Lối phê bình của VL có lẽ ảnh hưởng bởi Tà Cúc, được biết đến như là Mai Siêu Phong vì ngòi bút dữ dằn của mình !

LanChi Hoang

Hong Van Nguyen, xem net thì thấy vầy về Viên Linh: Trong thời gian từ 1964 tới 1975, cho xuất bản gần 20 tác phẩm; cuốn Gió Thấp, bản đánh máy, được trao Giải Nhất Giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc 1974 (danh xưng của giải thưởng lúc đó).

1-Hóa ra , trước 1975, VL không được nhiều người bên ngoài giới văn nghệ biết tới vì chuyên làm Thư ký/tổng thư ký và tác phẩm cũng không nổi danh lắm. Dù vậy VL có giải Văn Học Nghệ Thuật của Tổng thống. Sinh khoảng 1934 gì đó mà là hạ sĩ quan thì có vẻ ô VL không may mắn trên bước đường tự học. Sau 1954, nhiều người cỡ tuổi VL, cũng mất hết khi di cư, phải tư lập và họ đã có bằng Tú tài Hai. Thậm chí có người còn tự học lai rai để có cử nhân Luật. Bằng cấp học đường vẫn có một giá trị nhất định cho cái gọi là KIẾN THỨC của một con người. Về một phương diện nào đó, bằng cấp học đường tức Nền Giáo Dục của Quốc gia, vẫn có giá trị bổ sung thêm cho cái gọi là TƯ CÁCH/ ĐẠO ĐỨC của một con người.

2-Ô Viên Linh, hạ sĩ quan trước 75, đã buông lời miệt thị Nhóm Tự Lực Văn Đoàn, phải chăng (tôi đang hỏi ạ. ) vì ông không có may mắn đến nhà trường suốt 7 năm trung học? Hay “mầm mống phủ nhận” đã có trong con người ông từ trước 1954 đối với Tự Lực Văn đoàn? Trong một trả lời phỏng vấn, VL viết vầy “ Tôi được sống qua nhiều lớp sóng phế hưng. Lớp Sáng Tạo đánh vào bãi Tự Lực Văn đoàn, lớp Hiện sinh đánh vào bờ Lãng mạn. Tôi đã thấy lớp Hiện tượng, lớp Cơ cấu. Cuộc tung hoành của Nguyễn văn Trung, Lê Tôn Nghiêm và Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Ngô Trọng Anh trên các tờ Đại học, Đất nước và Tư tưởng, Vạn Hạnh. Cái trung dung của Bách khoa, Văn, cái xông xáo của Khởi Hành.”. Cá nhân tôi rất ghét cái câu “Lớp Sáng Tạo đánh vào bãi Tự Lực Văn đoàn”. Tại sao? Sáng Tạo đã làm được những gì? Vài người ráng đánh trống khua chiêng cho nhóm Sáng Tạo nhưng thử hỏi cái gọi là “thơ hũ nút” của Thanh Tâm Tuyền ngày ấy, thì ngày này còn ai làm theo, còn ai nhớ đến loại thơ ấy? Hay là đa số dân chúng vẫn yêu mến, truyền tụng và thuộc những vần thơ “không hũ nút” của Thanh Nam, Hà Huyền Chi, Hoàng Anh Tuấn, Mường Mán? Tôi biết khi tôi viết như trên thì “ông chú bắn súng cà nông không tới”, LS Trần Thanh Hiệp, sẽ “bực mình” với cô cháu lắm lắm ! Nhưng ông ấy thừa hiểu, Hoàng Lan Chi là người không hề biết sợ ai và thíchbày bày tỏ suy nghĩ THẬT của mình thay vì “a dua, áo thụng vái nhau, hay “sủa theo đàn, múa theo bầy, ăn theo cỗ”.

3- Một nick XYZ ở net viết vầy :
Cái tôi muốn nêu ra đây là các anh đã ròng rã đánh nhà văn Nhật Tiến mấy năm nay, trong lúc nhà văn Nhật Tiến chẳng rủ rê ai về nước để làm chó cho chế độ Hà Nội cả. Mấy anh viết bản án kết tội nhà văn NT mà tôi đọc hoài cũng không hiểu rõ lắm. Vì mấy anh chỉ biết lên án, nhưng về phần trình bày thì thiếu trong sáng, vì cứ chửi liên tục, đến nỗi tôi đọc mà không thấy rõ ràng cái tội của nhà văn Nhật Tiến như thế nào ???

Anh Kim Âu trích lại những gì ông Nhật Tiến đã viết trên tờ Khai Phóng:

"Không biết ông Nhật Tiến có thấy ngượng chút nào vì hai tiếng “dũng cảm” đó không? Khi ông sống trong nước, từ năm 1975 đến năm 1980, theo lời ông kể trong hồi ký của ông đăng trên tờ báo Khai Phóng ở Hoa Kỳ năm 1982, ông đã không có một xu dũng cảm nào, ông đã sợ hãi quá đỗi. Năm năm sống trong lòng Sài Gòn đau thương, quằn quại, rên siết.., không những ông không viết được một cái truyện ngắn cò ke lục chốt nào, ông còn không dám giữ cả quyển vở ông ghi chép những chuyện tang thương ngẫu lục xẩy ra quanh ông.

Trong năm năm ấy ông cẩn thận giữ mồm, giữ miệng, ông không ngồi cả buổi ở những quán cà phê vỉa hè chờ bọn văn nghệ sĩ Ngụy đến góp tiếng chửi cộng sản cho đỡ căm phẫn, ông không nghe, không loan những tin đồn quân phục quốc sắp trở về lấy lại thủ đô, ông không tiên đoán chuyện bọn Bắc Cộng sẽ chạy vắt giò lên cổ về Bắc không kịp, ông không làm gì, ông không nói gì để bọn Bắc Cộng bắt ông đi tù, ngày ngày ông tích cực đi “sinh hoạt” ở nhà văn hóa quận, ông dạy những em thiếu nhi khăn quàng đỏ cháu ngoan Bác Hồ cái trò xếp giấy thành hình con chim, bông hoa – tên tiếng Nhật của cái trò xếp giấy ấy là Origami." Ngưng trích.

XYZ viết tiếp: Đó không phải là một cái tội khi chúng ta phải nép mình sống với bạo lực và không phải một mình ông Nhật Tiến mà hàng triệu người Miền Nam đều như thế cả. Có những trường hợp phản kháng. Nhưng chúng ta không dùng những "tấm gương" đó để phán xét rằng "ông Nhật Tiến là đáng khinh". Thái độ lên án đó là một thứ "self-righteous" (công bình riêng), những gì mình phán xét là đúng. Tuy nhiên nếu cá nhân mình cũng nằm trên thớt như những người mà mình chê trách, thì mình có "anh hùng" không ? Cuối thập niên 70, nhà văn Mai Thảo (và nhà thơ Du Tử Lê) đến Mỹ và có đi vài nơi tại các tiểu bang xa. Nhà văn Mai Thảo cũng kể lại những ngày mà ông trốn tránh chế độ, phải đi ngủ nhờ từ nhà này sang nhà khác trong khi tìm đường vượt bên. Trong hoàn cảnh đó mà anh KIm Âu bảo ông Mai Thảo hay ông Nhật Tiến "phải sáng tác" ? Sáng tác cái gì ? Có an toàn khi mang theo bên người hay không ?

Tôi ( Hoàng Lan Chi ) đồng ý với XYZ. Tôi đọc mails qua lại ở net và vẫn không hiểu ô Nhật Tiến có tội tày trời gì? Nếu là do kẻ khác xưng tụng NT thì đi mà chửi kẻ đó chứ. Nếu vì NT về nước xin in sách thì đáng trách thật nhưng “tội” đó không đáng xử trảm vì có khá nhiều người như thế dù là cựu đại tá hay cựu đại úy! Có một ông nhà văn vùng Boston còn có thái độ quỵ lụy trơ trẽn khi về nước in thơ, in sách nữa kìa.

Tóm lại: tôi hoàn toàn bất bình trước thái độ miệt thị người viết văn cho tuổi thơ, miệt thị nhóm Tự Lực Văn Đoàn, của ( cựu hạ sĩ quan VNCH, cựu Tổng Thư Ký vài báo trước 75), đương kim chủ báo Khởi Hành, ô Viên Linh.

LanChi Hoang

Hong Van Nguyen, To Gia Hong Ngoc:

1-Chị To Gia Hong Ngoc đáng yêu ở chỗ chị KHÔNG HÈN. Chị không viết bài ( có lẽ vì lười!!) nhưng chị luôn bày tỏ ý kiến ( chỉ vài hàng ngắn ngủi thì có gì mà không viết được so với cả giờ lang thang bên hàng dậu! 🙂 ) về những sự việc khá quan trọng. Vd việc này là một. Tại sao khá quan trọng? Lý do: 1) Không cháp nhận thái độ mạ lị cá nhân khi tranh luận của Viên Linh-Tà Cúc. 2) Không chấp nhận thái độ mạ lị các nhà văn viết về tuổi thơ là đồ xòang xĩnh của Viên Linh-Tà Cúc. 3) Không chấp nhận thái độ mạ lị Tự Lực Văn Đoàn ( khuếch đại tài năng vô danh) của Viên Linh-Tà Cúc. Vai trò lịch sử và công trạng của TLVD, không ai có thể phủ nhận. Với cương vị, trách nhiệm của mình sau 1954, tại miền Nam tự do, nhóm Tự Lực Văn Đoàn có nghĩa vụ tìm hay lancer những "ngòi bút vô danh". Họ, những ngòi bút vô danh đó, được sự nâng đỡ ban đầu của người đi trước và họ sẽ khẳng định được tên tuổi của họ theo thời gian. Lúc đó, các "ngòi bút vô danh" sẽ là "hữu danh" hay "nổi danh" , tùy vào tài nghệ cá nhân của họ. Thầy giáo dạy học như nhau nhưng đậu hay rớt còn tùy vào học trò. Sự miệt thị " người đưa đò" ( Nhóm TLVĐ), của Viên Linh-Tà Cúc, khi họ giới thiệu các cây bút trẻ: ĐÁNG LÊN ÁN.

2- Chị Hong Van Nguyen từng là nhà báo nên thái độ có vẻ xông pha, tỏ tường hơn. Chị nêu vấn đề và bày tỏ ý kiến. Khi nào quá lười (!) thì chị nêu vấn đề xong và có thái độ tỉnh như ruồi là "passer" sang cô em Hoàng Lan Chi !!! Chị cũng từng bỏ thì giờ góp ý kiến khi chị quan tâm nhiều đến một chuyện nào đó. VD vụ khen nhau vô tội vạ, áo thụng vái nhau nơi công cộng chứ không phai ở phòng riêng, chị thẳng thắn tỏ ý đồng tình với Hoàng Lan Chi mà không hề sợ bị người khác mích lòng.

Hello Andy Nguyen, CẦN BÀY TỎ THÁI ĐỘ ĐỂ LÀM SẠCH XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG LÀ NGHĨA VỤ CỦA MỌI NGƯỜI, ĐÚNG KHÔNG ANH? đừng sợ mích lòng vài người bạn mà rụt cổ, mũ ni che tai!

BÀI VIẾT CỦA HOÀNG LAN CHI:

LanChi Hoang .

Yesterday at 8:30am ·

Trích LanChiYesterday-Những vụn vặt đời sống quanh tôi

VIÊN LINH: KẺ KIÊU CĂNG KHÓ ƯA

Trước khi viết xuống vài ý kiến, xin được nói trước là cá nhân tôi không biêt ai, không thân cận ai và không ngả về ai cả trong vụ dưới đây: Kiều Phong-Nhật Tiến với Viên Linh-Tà Cúc.

Mấy hôm trước đọc mail của bà Tà Cúc gửi diễn đàn, tôi khó chịu với kiểu kiêu căng của bà. Hôm nay đọc bài dưới đây của Kiều Phong có đoạn này thì tôi lại khó chịu với ô Viên Linh. Trích (Viên Linh viết: Tôi vốn không đọc Nhật Tiến, tác giả của những truyện về trẻ mồ côi, về các bà sơ có lòng nhân ái, những đề tài thích hợp với mấy cậu nhỏ thuở mơ làm văn sĩ, bước vào giai đoạn sáng tác thì nhân vật cốt truyện đề tài văn chương được bao lăm, đọc chi cho mất thì giờ.”) Ngưng trích.

Sau đó, tôi còn đọc được như vầy: Kiều Phong viết rằng (VL viết: “Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (1905-1963), sinh ở Hải Dương, cuối thập niên ’60 xuất bản tạp chí Văn Hóa Ngày Nay ở Sài gòn, đăng bài vở của một nhóm vô danh mà tài năng của họ được Nhất Linh khuếch đại quá đáng, trong có Nguyễn Thị Vinh, Duy Lam, Nhật Tiến, …”) Ngưng trích

Tôi nghĩ vầy: một vườn hoa đẹp không chỉ bởi hoa hồng sắc lộng lẫy, hương tỏa ngát mà còn bởi hoa lan nhuốm hoang dại núi rừng, bởi hoa cúc dịu dàng, bởi dương xỉ mềm mại và còn bởi cả thảm cỏ xanh mướt. Văn sĩ cũng như hoa cỏ trong vườn. Mỗi người một thể loại. Để viết được truyện cho thiếu nhi, cho tuổi thơ, có lẽ phải là người có tâm hồn trong sáng, thánh thiện, yêu mến tuổi nhỏ. Đa phần người trong lãnh vực này đều xuất thân nhà giáo như Quyên Di, Nhật Tiến. Cá biệt là Duyên Anh nhưng DA lại nổi tiếng với cái kiểu viết khác dù cũng là cho thiếu nhi. Những truyên viết cho thiếu nhi rất cần thiết cho con em chúng ta. Trẻ nhỏ như một tờ giấy trắng, một giải đất trống. Viết những giòng chữ đẹp, trồng những hạt giống hoa đẹp là cần thiết. Đến tuổi trưởng thành, thường là 18 như luật pháp quy định, thì những truyện có nội dung xấu sẽ như cỏ dại, không thể nào lấn át được tờ giấy đã đậm nét Rồng Tiên. Vì thế thể loại viết cho tuổi thơ CẦN, RẤT CẦN cho học sinh mẫu giáo, tiểu học, và cả trung học. Họ, học sinh và cũng là những “mầm non tổ quốc” sẽ có một nhân cách hoàn hảo hơn khi bước vào đời, vào môi trường dân sự hay cả quân ngũ ( như ô Viên Linh chẳng hạn).

Ô Viên Linh viết về thể loại nào thì tôi không biết và tôi cũng không đọc ông. Lý do không đọc là vì thuở tiểu học, tôi phải đọc “Tâm Hồn Cao Thượng” do Hà Mai Anh dịch (và các sách tương tự). Thuở Trung Học, từ học đường đến ngoài đời tôi đọc những tác phẩm đẹp của Tự Lực Văn Đoàn và các nhóm tương tự. Tôi bận học thi hai cái Tú Tài nên không có thì giờ ngó đến những “feuilleton” trên các báo của vài nhà văn quân đội. Tôi không thú vị vì dài lê thê, toàn là đối thoại qua lại. Nội dung thường là gái đẹp, vũ trường, nhảy nhót, nếp sống xa hoa..Tôi không rút ra bài học gì cho cuộc đời tôi qua những truyện đó. Ô Viên Linh là quân đội có lẽ cũng viết các loại tương tự như thế chăng?

Dù viết về thể loại nào đi chăng nữa thì ô Viên Linh không nên buông lời “miệt thị” những nhà văn viết truyện cho tuổi thơ như vậy. Điều đó chỉ khiến cá nhân tôi bất bình (nhuốm chút coi thường) và không tăng chút giá trị nào cho ông cả. Khi tranh luận, ông nên đi vào đề mục chính thay vì ông miệt thị cá nhân như vậy. Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì cá nhân này (ông Nhật Tiến) từng là hội viên Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục, Phó chủ tịch Hội Văn Bút ( ông Viên Linh viết vậy).

Tóm lại, chuyện cãi nhau giữa Viên & Linh Tà Cúc- Kiều Phong & Nhật Tiến là gì tôi không biết. Tôi chỉ không ưa cái giọng điệu kiêu căng của bà Tà Cúc, cái giọng điệu miệt thị nhà văn viết cho tuổi thơ của ô Viên Linh.

Bài của Kiều Phong ở đây:

http://khaiphong.net/showthread.php?16700-%93TH%26%237912%3B-S%C1CH-%26%23272%3B%CA-H%26%237840%3B%94-Ki%26%237873%3Bu-Phong

Hoàng Lan Chi
12/2016

Bottom of Form

This entry was posted in Tạp Ghi. Bookmark the permalink.