Phạm Duy- Forgive or Forget

Phạm Duy- “Forgive or Forget”
 
LGT: Lẽ ra tôi chỉ viết một bài “Phạm Duy Trong Mắt Tôi” thôi là đủ. Đủ để cảm ơn nhạc sĩ về những gì tôi thụ hưởng từ thuở ấu thơ đến tuổi trưởng thành. Đủ để một số người, những người bình tĩnh sẽ lắng đọng để đọc và có suy nghĩ, nhận định riêng. Nhưng một bài viết từ ông Nguyễn Hữu Nghĩa (Làng Văn) đã khiến tôi phải lên tiếng, rồi kéo theo sự lên tiếng của Nhạc Sĩ Châu Đình An. Điều này  khiến tôi nghĩ có lẽ tôi phải viết bài này. Một lần, tách bạch và rõ ràng. “Forgive hay forget”.Vị nào thấy không thích hợp  xin bỏ qua đừng đọc. [1]
 
Năm Điều Đáng Quý Trong Gia Sản Âm Nhạc của Phạm Duy
 
Tài sản âm nhạc Việt Nam có sự đóng góp của nhiều người  và Phạm Duy là một. Nhưng sự đóng góp của ông phải nói rất “giàu có” và theo thiển ý tôi không ai bằng. Không phải nhạc của ông là hay nhất mà do sự đóng góp đó bao gồm cả phẩm và lượng. Có những nhạc sĩ tài danh thì tiếc thay lại yểu tử nên chỉ có vài bài như Đặng Thế Phong. Lại có người vì kẹt lại miền Bắc nên sự nghiệp cũng đành đóng khuôn trong cái chật hẹp của xã hội chủ nghĩa như Văn Cao.
 
Với tôi, có năm điều đáng quý trong gia sản âm nhạc Phạm Duy.
 
Điều đáng quý nhất trong cái gia sản âm nhạc của Phạm Duy là những tình ca quê hương thấm đẫm tình tự dân tộc với dân ca của ba miền đất nước. Điều đáng quý thứ hai là sự đóng góp nhạc chiêu hồi cho lý tưởng tự do. Điều đáng quý ba là tình ca cho tuổi trẻ và đôi lứa tình yêu. Điều đáng quý bốn là tị nạn ca cho thời lưu vong. Điều đáng quý năm là Hương Ca viết cho Truyện Kiều. Trong cái gia sản ấy thì tình ca quê hương là nổi trội nhất rồi đến tình ca đôi lứa.
 
Từ thuở bé, tôi biết yêu quê hương qua những trang sử hào hùng và cả những nhạc phẩm tình tự dân tộc của PD. Tuổi nữ sinh và sinh viên, tôi tiếp tục sống trong tình ca của Phạm Duy. Những lúc nhìn hỏa châu rực sáng, hay ngắm đoàn quân trở về, áo lấm bụi mờ, khuôn mặt gày gò khắc khổ trên màn ảnh nhỏ,  tôi yêu đoàn quân ấy, biết ơn những mầu áo lính ấy cũng qua tình ca và cả chiêu hồi ca của PD. Sau 1975, khi bị kẹt lại quê nhà, lén nghe được tị nạn ca của PD thì tâm hồn tôi tiếp tục được nuôi dưỡng.
 
Vì được nuôi dưỡng từ tấm bé cho đến trưởng thành bằng những giòng sữa âm nhạc đầy ắp tự tình dân tộc ấy mà tôi vẫn tiếp tục yêu quê hương và tôi nghĩ là tôi yêu cho đến hơi thở cuối cùng. Tình yêu ấy đã khiến tôi dành thì giờ làm một số việc mà tôi nghĩ là tôi có đóng góp cho quê hương.
 
Và vì thế tôi tự coi như là mình “nợ” Phạm Duy một món nợ.  Món nợ âm nhạc nuôi dưỡng tâm hồn tôi để biết yêu đời, yêu người và yêu đất nước.
 
Thử Xỏ Chân Vào Đôi Giày của Phạm Duy
 
 
Hiển nhiên PD không thể về như Tạ Tỵ vì những tác phẩm chống cộng của ông trải dài từ 1954.
Hiển nhiên nếu chỉ muốn dưỡng già thì PD không cần về VN.
Hiển nhiên PD cảm thấy cần số thính giả mấy chục triệu trong nước hát nhạc mình sau khi Mỹ bình thường hóa với VN cộng sản vì ông là nhạc sĩ.
Hiển nhiên nếu không có cộng sản thì  đại gia đình PD sống ung dung với âm nhạc.
Hiển nhiên lợi tức từ âm nhạc của những năm sau 75 không bằng so với trước 75.
Hiển nhiên lợi tức âm nhạc năm 2005 không bằng bây giờ.
Hiển nhiên gia đình PD về VN thì kiếm nhiều tiền hơn so với ở VN (thời điểm 2005).
Hiển nhiên nhạc sĩ không phải là nhà cách mạng nghĩa là hy sinh cá nhân cho tập thể, hy sinh gia đình cho tổ quốc.
Hiển nhiên đám con PD cũng di truyền từ cha nên khả năng âm nhạc nổi trội hơn “chữ nghĩa”.  Nói cách khác, vài đứa con của PD không theo đuổi đại học hay cao đẳng Hoa Kỳ.
Hiển nhiên ánh đèn sân khấu vẫn hấp dẫn đại gia đình PD hơn là một cuộc đời công chức hay công nhân (sau 75, ở Mỹ).
 
Vì chỉ là ca nhân, tự nhận mình là “kẻ hát rong”, là “con chuồn chuồn khi vui nó đậu khi buồn nó bay” nên PD đã quyết định trở về.
 
Hiển nhiên cái giá của sự trở về, sự cho phép nhạc phẩm được phổ biến, sự cho phép mở phòng trà là những gì PD đã làm như vào hộ khẩu, giả vờ quên những tị nạn ca, chỉ trích người chống cộng.
 
Tôi Chọn Thái Độ Gì?
 
Tất nhiên sự trở về của PD làm buồn lòng  nhiều người trong đó có tôi. Nhưng khi “cân đong đo đếm”, tôi cho rằng công của PD vẫn nặng hơn. Sự trở về của PD không ảnh hưởng đến ai, không lung lay lập trường của người hải ngoại. PD chỉ là nhạc sĩ, không phải nguyên thủ quốc gia hay tướng tá quân đội. Trong khi đó nói như giangkq@yahoo.com thì giòng suối âm nhạc ấy trải dài suốt cuộc đời tôi và như tôi nói ở trên, nuôi dưỡng cho tôi biết yêu người, yêu đời và yêu quê hương. [2] Cái gia sản âm nhạc ấy đồ sộ thế, lộng lẫy thế, đẹp đẽ thế kia mà.
 
Vì thế, tôi chọn sự im lặng và không giao thiệp kể từ khi ông về Việt  Nam năm 2005. [3]
 
Khi Phạm Duy ra đi, tôi nghĩ rằng viết “Phạm Duy Trong Mắt Tôi” là phần nào trả món nợ âm nhạc nuôi tôi lớn ấy. Tâm tình thật của PD qua những mails mà ông viết cho tôi là những “khách quan, vô tư” mà tôi gửi mọi người. Một số người từ đó hiểu ông hơn.
 
Nhưng bài viết mạ lị Phạm Duy và được ngụy trang khéo léo của ông Nguyễn Hữu Nghĩa làm tôi nổi giận.
 
Năm 1998, khi tôi còn ở trong nước, Nguyễn Hữu Nghĩa cùng vợ là Nguyên Hương dùng tờ Làng Văn để “đánh” Phạm Duy. Tôi tự hỏi, nếu tôi đặt giả thuyết rằng NHN cũng chính là thủ phạm lá thư nặc danh của năm 1988 tấn công PD thì phải chăng một âm mưu đã được sắp đặt từ hồi đó? Nghĩa là một Trần Văn Khê tỉ tê, một thư nặc danh vu khống năm 1988, dùng Bông Giấy khai thác những chuyện linh tinh, những câu phát biểu “dấm dớ” nơi trà dư tửu hậu để đánh Phạm Duy năm 1998, tất cả là để Phạm Duy, kẻ nghệ sĩ yếu đuối bước hẳn qua bên kia lằn ranh?
 
Châu Đình An cũng nổi giận với bài viết của Nguyễn Hữu Nghĩa.
 
Chỉ những người nào nghĩ rằng mình nợ PD món nợ âm nhạc, hưởng thụ giòng sữa ấy tràn trề trong cả cuộc đời mới nổi giận khi thấy người chết bị giết lần thứ hai, khi thấy một gia đình với hai cái tang liền nhau trong vòng một tháng mà vẫn bị mạ lị.
 
Người Việt  Nam chân chính luôn ân oán phân minh.
Người Việt  Nam chân chính sẽ tha thứ cho kẻ thù sau một thời gian nào đó,  nếu sự phạm tội ấy không có hậu quả lớn lao.
Người Việt  Nam chân chính với nền đạo đức Đông Phương không bao giờ vu khống mạ lị đời tư cá nhân người đã chết vì người ấy không thể đính chính. Nhất là người ấy không gây ra hậu quả to lớn như bán nước cầu vinh hay giết hại hàng triệu dân lành.
Người Việt  Nam chân chính không bao giờ vì một “lỗi vừa”  mà  phủi bỏ một “công lớn”.
 
 
Tôi đã giận Phạm Duy vì ông về nước, vì những lời tuyên bố, trả lời phỏng vấn của ông.
 
 Nhưng tôi cũng đã tha thứ cho Phạm Duy ngay sau khi ông nhắm mắt lìa đời. Cái chết, đôi khi là giòng suối rửa sạch mọi oan khiên. Tha thứ ấy nằm trong tâm khảm tôi. Chỉ thế thôi. Ngày hôm nay nếu tôi có viết ra, có bày tỏ thì cũng chỉ vì cảm thấy bất nhẫn trước những hành động bắn bồi thêm sau khi một người đã chết.
 
“Forgive or forget”.
 
Tôi chọn “forgive” vì tôi không muốn “forget” cái gia sản âm nhạc đồ sộ, lộng lẫy, đẹp đẽ ấy. Tất nhiên quyền chọn “Forgive” hay “Forget” là của mỗi người và không ai ép ai.
 
Với cá nhân tôi, tân nhạc Việt  Nam sẽ có lộng lẫy, tươi đẹp, muôn mầu, muôn sắc không nếu không có Phạm Duy xây dựng, bồi đắp và ôm ấp cả một đời ông? Cái tội, nếu có, về nước năm 2005, có đáng để bị nguyền rủa mãi mãi không? Luật pháp có những án treo, và cũng có án tù cho tháng, năm hay chung thân. Có những cái chết lưu xú ngàn thu nhưng cũng có những cái chết rửa oan tình ngay khi một cuộc đời vừa chấm dứt.
 
Vâng, forgive hay forget, tùy mỗi người. Tôi đã chọn Forgive. Sự đóng góp cho âm nhạc Việt  Nam to lớn, tận tụy đã vẽ vào tay tôi chữ Forgive.
 
Hoàng Lan Chi 2013
 
Những bài liên quan:
 
Phạm Duy Trong Mắt Tôi
Phạm Duy: Còn gì đâu trong cuộc được thua
Tài liệu “Gió Tanh Mưa Máu” do PD gửi Hoàng Lan Chi năm 2003 ( Vụ Nguyễn Hữu Nghĩa-Làng Văn- đánh Phạm Duy): https://dl.dropbox.com/u/89792831/PhamDuy/2giotanhmuamau.html 
Phạm Duy viết về Hoàng Lan Chi năm 2003: https://dl.dropbox.com/u/89792831/PhamDuy/4lanchi.html 

Cựu Đồng Nghiệp TT Quốc Gia Điện Ảnh

 

 

 

 

 


[1] Bài viết của Châu Đình An về Nguyễn Hữu Nghĩa tại đây: Kẻ cưỡng hiếp xác chết
[2]giangkq@yahoo.com viết:
 
Những kỷ niệm trong đời của chúng ta có nhạc PD thấp thoáng đâu đây, có nhiều lắm chứ. Đã bao lần chúng ta hẹn hò với người yêu ở 1 quán bên đường để ” uống ly chanh đường , uống môi em ngọt …” . Đã có những lúc chúng ta ,lặng người cầm Sự vụ lệnh để  nhận 1 nhiệm sở trên 1 thành phố nơi cao chỉ mơ hồ nghe nói đến, bên tai như nghe văng vẳng : ” Anh sẽ ra đi về miền mênh mông , cơn gió Cao nguyên, nhiều đêm lạnh lùng …”. Chúng ta đã từng, tay ôm súng bước quân hành mà  trong lòng còn thổn thức vương vấn cuộc đời học sinh sinh viên, miệng hát bài hát Xuất Quân của ai nhỉ? Thời gian tù ngục bởi CS , nhạc PD cũng đã được cất lên lén lút bằng những giọng hát chỉ được nuôi dưỡng bằng củ sắn và bo bo. Khi ra đi vượt biển trên chiếc tầu nhỏ, lúc phải tăng tốc độ tàu để vượt khỏi cơn bão đang đuổi tới sau lưng, mọi người dưới khoang đang bình yên say ngủ , làm sao quên được bài hát với người bạn thân ” Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần đi dạt bến lau thưa … ” . Và bây giờ, đã về hưu, với những  cái chết của bạn bè đã hiện diện , với cái chết của mình đang  rình chờ trước mặt, mấy ai nghe: “Lá vàng rơi ! Lá vàng rơi!Như chút hơi người giã ơn đời trên nẻo đường hấp hối …” mà không cảm thấy xót xa cho cuộc sống ngắn hạn?
 
 
[3] Một cựu nữ sinh Gia Long, cô Túy Hương đã viết rằng cô không quan tâm đến đời tư PD và cô chỉ xét thái độ chính trị vì ông là một nhạc sĩ lớn như sau:
 
“Cuộc sống riêng tư của một nhân vật, chúng ta, ngoại nhân không có thẩm quyền phê phán. Vì sao, vì chúng ta chỉ dựa vào chủ quan mà phê bình. Hơn thế nữa, chúng ta dựa vào cái “đạo đức” do xã hội và truyền thống quy định mà xét đoán. Như vậy ai có thể xác định  cái nào đúng và cái nào sai? Sẽ có người cho là cái truyền thống mà xã hội quy định là sai là khe khắt. Lịch sử đã chứng minh là quan niệm xã hội luôn thay đổi cho phù hợp với tiến triển của nhân loại.
 
Nói như vậy, TH không bào chữa cho NS PD, vì chính TH là một trong những người bất mãn ông ta bởi thái độ chính trị của ông ta.
 
Đời tư của ông, TH không chú ý, vì đã nói là đời tư, ông ta có quyền chọn lựa cách sống của chính mình, là người cha tốt, hay người chồng chung thủy, hoặc một người “lãng mạn”, sống phóng túng  bất chấp thuần phong mỹ tục của xã hội VN quy định. Nhưng vì ông ta đã trắng trợn phản bội xương máu của những người đã bỏ ra để cho ông có thể an nhàn mà sống và sáng tác trong “cơn mê dài” ( 1954-1975, dựa theo lời phát biểu của ông). Sự phản bội đó cá nhân TH không thể tha thứ vì nó quá trắng trợn và “hạ tiện” qua những lời phát biểu từ miệng một “nhạc sĩ có tầm vóc lớn” như NS PD. Lẽ ra càng cao danh vọng càng phải giữ mình cho xứng đáng với sự quý trọng của mọi người.”
 
Update vào cuối tháng: một số ý kiến về bài viết của Hoàng Lan Chi và Châu Đình An cho Phạm Duy:

14-From: Loc Chu
Sent: Wednesday, February 20, 2013 9:51 AM
To: lanchi7@yahoo.com
Subject: RE: BAI MOI CDA Kẻ cưỡng hiếp xác chết

Bai ” Pham Duy trong mat toi” la vo tu nhat va phan anh trung thuc nhat vi do la but tich va tam su that cua PD.

13-From: Sent: Friday, February 22, 2013 1:09 AM
To: LanChi
Subject: Re: Hoàng Lan Chi- Phạm Duy, Forgive hay Forget

Bai viet hay lam Chi oi. Dong y hoan toan voi Lan Chi. Cang ngay cang sau xac day. Courage! :))

12-From: Thu Dinh
Sent: Thursday, February 21, 2013 5:45 PM
To: HoangLanChi
Subject: RE: Hoàng Lan Chi- Phạm Duy, Forgive hay Forget

Bai viet hay, xin co them y kien:

PD không cần ai forgive, vì ông không trực tiếp lầm lỗi gì qúa, có thể  làm minh buồn một chút vi cuối đời ong khong di cung huong voi minh. Tuy nhien khong  ai hieu that ro ly do sau tham cua ong. Biet dau, gia du thoi nhe, PD khong biet luc nao VN minh se het CS, nen dung nhung ngay thang con lai cua ong de nguoi dan VN trong nuoc, nhat la nguoi tre, duoc biet ve nhac PD, de yeu que huong hon, nhu Lan Chi cung da vi tham nhuan nhac cua ong ma yeu dat nuoc, yeu dan toc hon, va nhu vay ong se co cong hon co toi .
Con forget, theo toi chac chan bat cu nguoi nao da tung o tren que huong , da tung nghe nhac PD thi khong the nao quen duoc dong nhac cua PD duoc. Thu hoi, nhung nguoi dang xum lai chi trich PD, co phai cung dang nhap nhep hat theo,  khi nhac cua ong duoc troi len khong ?Vay thi lam sao forget ong duoc day, tru khi bi mang oc ra rua thoi.  Tom lai, cong hay toi , phai doi thoi gian lich su se tra loi .
Con noi ve xung ho, mot cu gia gan 100 tuoi , du la ban cung lua cung phai xung ho voi nhau la Cu , hay it nhat cung la Ong hay Bac. Tai sao lai co nguoi dam goi la anh ? hon nua nguoi duoc goi la anh lai la nguoi da khuat, dieu do cung la. Vi ngay tu khi con o tieu hoc, toi da duoc day do rat ky ve cach xung ho.  Khong phai vi nguoi ta khiem nhuong cho minh ngang hang, ma minh dam nhan va treo cao. Da noi la van hoa Viet can bao ton, lai  noi den ca mot  Lang Van nua, ma xung ho khong dung thi con van voi ve gi nua cho xau ho !

 

11-From: Thinh Van <
Date: February 19, 2013, 1:00:00 PM EST
To: Chau dinh an <chaudinhan@gmail.com>
Subject: Re: BAI MOI CDA / Kẻ cưỡng hiếp xác chết
Kính NS/NV CĐA

Cám ơn anh đã gởi 1 bài viết .

Mới đây, tôi có đọc bài viết của anh về NS PD cho biết lý do thầm kín “khó khăn kinh tế” khiến Ông NS lớn phải về VN sống cuối đời, tôi tin và tôi khen anh can đảm, dám lên tiếng bảo vệ 1 người đang bị lên án mạnh mẽ ở HN (cũng như trước kia vụ NV NNN bị lên án dai dẳng, anh cũng đã dám viết 1 bài xin hãy stop. Ở đời sự can đảm sẽ làm nên giá trị trong mọi lãnh vực (có gan làm giàu…)

Thật ra, riêng cá nhân… tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm mà ít chú trọng đến đời tư. Tôi nghĩ hễ là người VN thì chúng ta nên sống bao dung với nhau. Chính người Việt xưa cũng đã rất đại lượng dễ bỏ qua những sai sót, bất đồng… vì thế mới có tam giáo hoà đồng, nạn cuồng tín cũng ít hơn dân Hồi giáo, người VN đã được tiếng hiền hòa chung thủy nặng tình hơn lý.

Đối với các NS thiên tài như TCS, PD tôi thông cảm đời tư của họ, vì họ là nghệ sĩ, không phải nhà chính trị, nhà đạo đức hay thánh nhân. Việc nói lên  đời tư của bất cứ ai trên mặt báo là điều không nên, nhất là khi họ đã chết. Thật ra đời tư của họ cũng đâu có khác mình, họ cũng cần ăn, cần sống, cần yêu… có cả tốt lẫn  xấu, bởi nhân vô thập toàn. Tốt nhất là mình nên tập trung suy xét quán tưởng về mình.

Đọc bài viết sau của anh, rất khẳng khái, đầy can đảm, nhưng cũng khá gay gắt. Nếu tôi, thì tôi sẽ viết êm ái nhẹ nhàng hơn.

Còn bài viết của Ô NHN, gọi cụ PD bằng “anh”  trên mặt báo, tôi thấy hình như không được ổn, đáng lý nên gọi bằng “ông” (dù sinh thời cụ  PD có cho phép gọi bằng anh, đó là trong gia đình, nhưng trước công chúng thì nên dùng chữ “ông” phải phép hơn. Còn về nội dung, không nên khẳng định, công khai hóa những điều nhỏ nhặt hay thầm kín về đời tư 1 người khác mà mình mới chỉ có nghe, bởi chỉ “nghe” cũng chưa đủ, có thể sai sự thật.

Vài ý kiến có tính cách riêng tư, thô thiển cho vui đầu năm, nếu có gì sai lầm cũng xin anh xí xóa bỏ qua cho.

Kính chúc anh chị CĐA-DH năm mới vạn sự an lành, may mắn.

Thân,

VH

 10-From: cong dien Vo
Sent: Wednesday, February 20, 2013 6:23 AM
To: Chau dinh an

Subject: Re: BAI MOI CDA

Thưa anh Châu Đình Ân

Bài viết của anh quá tuyệt, bản thân tôi rất đồng cảm với bài viết nầy. Tôi chỉ tiếc rằng khả năng viết lách hạn chế mà không thể lên tiếng cho gia đình nhạc sĩ Phạn Duy như anh được.

Tôi cũng chưa được đọc bài viết của ông Nguyễn Hữu Nghĩa nào đó, tôi sẽ đọc nó sau để chắc chắn rằng trong cuộc đời nầy lại có thể sinh ra một con người tồi tệ và độc ác đến thế.

Các câu chuyện nói xấu nhạc sĩ Phạm Duy và gia đình xuất hiện nhiều nhất trên mạng là sau năm 2005 kể từ khi ông quyết định trở về quê hương sinh sống trong những ngày cuối đời. Sự trở về nầy có lẽ đã làm cho một số người không hài lòng, như vậy có ích kỷ quá không?

9-From: Le Huu

Sent: Tuesday, February 19, 2013 11:19 PM
To: Chau dinh an
Cc: HoangLanChi
Subject: Re: BAI MOI CDA-Kẻ cưỡng hiếp xác chết

Cam on anh Châu Đình An gửi cho đọc. Bài này thật xuất sắc!
Đúng là tên “cuong hiep xác chết”, vừa hèn vừa bẩn (nói như cn HLC).
Le Huu
8-From: Le Huu
Sent: Monday, February 18, 2013 10:55 PM
To: LanChi
Subject: Re: Nhận xét về bài “Nguyễn Hữu Nghĩa viết về Phạm Duy”

Nhan xet rat chính xác. Loài “cỏ bẩn” cần nhổ sạch…
bt

7-From: Thu Dinh [mailto:thuthidinh@hotmail.com]
Sent: Monday, February 18, 2013 5:35 PM
To: HoangLanChi
Subject: RE: Nhận xét về bài “Nguyễn Hữu Nghĩa viết về Phạm Duy”

Lao nay an noi khong ra gi , chui cung phai

6-From: tan phan
Sent: Monday, February 18, 2013 2:35 PM
To: LanChi
Subject: Re: tìm trẻ lạc đã thấy mặt

Chờ tôi hỏi nghen
Nhận định bài viết về NHN của LC rất nhân bản. Tuyệt

5-From: Mr.Than
Sent: Sunday, February 17, 2013 10:01 PM
To: LanChi
Subject: Re: Lan Chi-Phạm Duy Trong Mắt Tôi

Cám ơn LC nhiều, đọc trọn bài viết của PD chia sẻ với LC, anh mới nghiệm ra ông ta cũng không đến nỗi tệ đã bị người đời chê trách, anh tâm đắc cụm từ… “Thế nhưng trong xã hội vào thời đại 2000, trước sự ngọai tình vô tội vạ của phái Nam, chúng ta có thể duy trì sự khắt khe đối với phái Nữ không? Phụ nữ ở Âu Tây đòi bình quyền, ngoài quyền ăn nói, làm việc, còn có cả quyền tư do luyến ái…

Chúc LC vui khoẽ, một buổi tối êm ả bình an.

Thân,

 From: Thu Hang

Sent: Friday, February 15, 2013 7:18 PM
To: LanChi
Subject: Re: Lan Chi-Phạm Duy Trong Mắt Tôi

Hay qua la hay. Em cam on chi rat nhieu. Nha van LanChi.

4-From: Phung Huynh

Sent: Friday, February 15, 2013 12:31 PM
To: LanChi
Subject: Re: Lan Chi-Phạm Duy Trong Mắt Tôi

Cám ơn chị đã gởi cho bài nầy để hiểu thêm về những chuyện bên trong và con người thật của Phạm Duy .

3-From: Tu To:Sent: Friday, February 15, 2013 7:13 PM
Subject: Fw: Lan Chi-Phạm Duy Trong Mắt Tôi

Cám ơn Nhạc Sĩ Nguyễn-Tuấn đã gơỉ baì viết về cố nhạc sĩ Phạm-Duy rất hay…!

2-From: Pham Anh Dung
Sent: Saturday, February 16, 2013 10:11 AM
To: LanChi
Subject: Re: FW: Lan Chi-Phạm Duy Trong Mắt Tôi

Chi viết bài này hay
PAD
Pha.m Anh Du~ng

1-From: Huy
To:
Sent: Saturday, February 16, 2013 3:31 AM
Subject: Fw: Lan Chi-Phạm Duy Trong Mắt Tôi
Ai từng chửi hay nghe chửi PD nên đọc cho biết.

 

 

 

This entry was posted in LanChiYesterday and tagged , . Bookmark the permalink.