Facebook : Cải Lương, Một thời để yêu và một thời để nhớ- July 2 1, 2018

Trích LanChiYesterday-Những vụn vặt đời sống quanh tôi

CẢI LƯƠNG, MỘT THỜI ĐỂ YÊU VÀ MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

Tôi là người thích đủ thứ. Mê tân nhạc, thích cải lương, yêu hồ quảng, mến hát bội, thương hát chèo, ưa ca trù…Tân nhạc đã, đang và sẽ phát triển. Vài môn khác cứ phai tàn dần với thời gian. Tôi là người Sài Gòn vì tôi theo cha mẹ di cư vào Nam năm 1954 nên tuổi thơ của tôi là Sài Gòn. Sài Gòn với mưa nắng hai mùa. Sài Gòn với câu hò, với cải lương, “hồn” của người miền Nam, “hơi thở” của người bên dòng sông Cửu.

Thập niên 60 là thời hoàng kim của cải lương. Sau chiến tranh chống Pháp, với nền độc lập non trẻ nhưng được Mỹ giang tay bảo bọc, che chở, viện trợ, VNCH vội vã phát triển về mọi mặt. Từ 1954 đến 1960, khi chưa có cái gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” thì quả là đất nước thanh bình. Ruộng đồng trù phú. Tôm cá Biển Hồ vẫy vùng. Khi áo cơm tạm no đủ thì nhu cầu tinh thần là tất nhiên. Cải lương từ radio vang khắp những cánh đồng trĩu vàng, những con đường đất đỏ Ban Mê, những ngoại ô đèn vàng Sài Gòn hoa lệ…Các gánh hát cải lương ra đời liên tục. Giải Thanh Tâm chào đời đem lại danh vọng cho các cô đào trẻ, rất trẻ, thậm chí có khi chỉ vừa mười sáu.

Continental là một trong vài hãng dĩa thời đó. Giám đốc nghệ thuật, cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã tâm sự “ Chính cải lương đã nuôi sống tân nhạc. Trong lãnh vực tân nhạc thì chính bolero nuôi sống kiểu nhạc sang”. Điều đó có nghĩa là số dĩa cải lương bán được gấp nhiều lần so với dĩa tân nhạc.

Ngày ấy có một điều khá lạ với tôi. Kim Chung, “Tiếng Chuông Vàng Bắc Việt” từ miền Bắc di cư vào miền Nam, vậy mà sau này đã phát triển mạnh mẽ lấn các gánh khác. Nói theo ngôn ngữ đá bóng, Kim Chung đã “chiếm sân” của cải lương, một “đặc sản của miền Nam”.

Kim Chung 1 rồi Kim Chung 2 rồi Kim Chung 3. Mỗi đoàn có nghệ sĩ nam nữ chính riêng cho đoàn ấy. Tôi còn nhớ Lệ Thủy, Mỹ Châu cũng về đầu quân cho Kim Chung. Cá nhân tôi dành cảm tình cho Kim Chung có hai lý do: khi vào Nam, các bà cô của tôi mê cải lương thường dắt tôi đi theo. Tôi còn nhớ ngày ấy, nhìn hình Kim Chung, Bích Hợp: tôi thích lắm. Vở tuồng tôi còn nhớ tên tận bây giờ : “Sầu Lên Ngọn Ải”. Lý do thứ hai là chỉ mới đây, vào khoảng 2014 khi cố Ns Nguyễn Văn Đông mail kể cho tôi nghe vầy “Năm 1954, ông quan hai Nguyễn văn Đông (chưa có danh từ Trung uý nên gọi quan hai) ra Hà nội học, kết thân với cô đào Kim Xuân em của Kim Chung, chàng quan hai được yêu cầu lên sân khấu “Tiếng chuông vàng Bắc Việt” hát bài tân nhạc Lỡ Chuyến Đò của Anh Việt, Bắc kỳ vỗ tay rần rần. Ngày di cư, quan hai Nguyễn văn Đông tiếp tay “Bầu Long” dọn gánh hát Kim Chung từ Hànội ra Hải Phòng. Đến lúc vào Nam, khi nhạc sĩ Nguyễn văn Đông làm Giám Đốc nghệ thuật hãng đĩa Continental, Sơn Ca, Premier, làm thầy tuồng cải lương, thì giúp tuyển lựa đào kép cho đoàn Kim Chung. Thân vớí Bầu Long và Kim Chung lắm. Rất đáng đồng tiền bát gạo cho một bài phỏng vấn”.

Tôi đâu ngờ, “chàng quan hai” lại là người tiếp tay bầu Long dọn gánh hát Kim Chung vào Nam! Tôi cũng đâu ngờ, “chàng quan hai” tuyển lựa đào kép cho bầu Long. Tôi càng không ngờ, “chàng quan hai” hát “Lỡ Chuyến Đò” và được dân Bắc Kỳ “vỗ tay rần rần”. Tôi vẫn chê chàng quan hai là “giọng nói anh nghe rặt miệt zườn”! Thì tại vì tôi là “cô Bắc Kỳ lai” và quen nghe giọng Bắc của quá trời xướng ngôn viên. Nói nào ngay, XNV Mai Liên là người có giọng Sài Gòn rất hay.

Ngày ấy, tôi thích Thanh Nga, Ngọc Giàu, Phượng Liên, Út Bạch Lan…Tôi không ưa Bạch Tuyết. Tôi thích vẻ đẹp của Mộng Tuyền nhưng giọng hát của cô không quyến rũ tôi. Nam thì tôi thích Út Trà Ôn, Thành Được…Với tôi, Thanh Sang giọng hơi mỏng, hơi yếu.

Hồ Quảng thì người gây ấn tượng nhất cho tôi là Phượng Mai. Vẻ đẹp và vai diễn Na Tra của PM đã hút hồn tôi. Sau này xem Phượng Mai thời 90 ở Nam CA: càng mê hơn vì nhan sắc, vì giọng hát. Sau Phượng Mai, tôi mê Bạch Lê, Thanh Tòng.

Từ khoảng 1963, đệ nhị Cộng Hòa thành lập. Vũ trường được phép mở lại. Quân đội Mỹ đổ vào miền Nam. Xã hội bị xáo trộn vì các cô gái quê lấy chồng Mỹ hoặc gái thành thị làm sở Mỹ đã tiêu tiền vô tội vạ. Nhạc trẻ và nhạc ngoại quốc nở rộ song song với tân nhạc. Khán giả trẻ có vẻ không say đắm cải lương như thời cha ông. Gánh hát phải về tỉnh để trình diễn nhiều hơn. Rạp ở Sài Gòn không được như xưa.

1975.

Tôi không nhớ nhà cầm quyền mới đối xử ra sao với cải lương vì chúng tôi phải kiếm sống song song với tìm tự do. Sau nữa, báo chí chỉ một chiều của Đảng, đọc chán chết.

Họ, người cầm quyền, từ miền Bắc, có vẻ thích giữ gìn “hồn ca trù” hơn cải lương thì phải. Cũng phải thôi, những năm sau 1975, người miền Bắc còn “khống chế” nhiều nên họ đầu tư để giữ hồn quan họ Bắc Ninh và lơ là với cải lương. Chỉ sau khoảng mười năm, khi đất nước kiệt quệ, nhóm miền Bắc phải trao quyền nhiều hơn cho người gốc Nam và Nguyễn Văn Linh đã “cởi trói” khá nhiều. Võ Văn Kiệt đã giúp Sài Gòn vẫn là “đi đầu”.

Nhưng cải lương vẫn vậy. Không bao giờ có lại thời huy hoàng cũ. Chỉ là có phục hưng nhưng ánh huy hoàng của thời 1960 đã không còn

2018

Một đạo diễn trẻ trong nước, Huỳnh Tuấn Anh, có ý tưởng thực hiện một bộ phim để nhắc nhở giới trẻ là miền Nam đã từng có một bộ môn nghệ thuật đẹp như bạch kim: cải lương.

Ý tưởng hay.

Tôi mong Huỳnh Tuấn Anh nên viết “proposal” trình Bộ Văn Hóa Thông Tin. Với ngân khoản quốc gia thì tài liệu lịch sử về cải lương sẽ được viết lại đầy đủ. Vài soạn giả, nghệ sĩ cải lương gạo cội vẫn còn. Họ sẽ là những nhân chứng quý báu để kể cho thế hệ sau về “Cải lương, một thời để yêu và một thời để nhớ”.

Hoàng Lan Chi

7/2018

**************

Nhung Tran Cô viết quá hay!

Ming Mia Nguyen Em vẫn mê cải lương..Hồi nhỏ thích Ngọc Hương diễn bà chúa ăn mày…Thích Thanh Hải ca Tống tửu Đơn ơn Hùng Tín nữa chị hai

LanChi Hoang Chị Hai còn thích nhiều người mà già, quên tên họ rồi.

Huỳnh Tuấn Anh Cô ơi con vô cùng cảm ơn cô
Đây là những "cứ liệu" sống đông của một người sống ở thời điểm đó. Nhất là bác Nguyễn Văn Đông.
Con xin cô bản word để con dẫn về FB con cho anh em đồng nghiệp đọc và hiểu và làm thật đúng.

Huỳnh Tuấn Anh Con muốn đăng lại sẽ nhiều người được đọc hơn vì hiện lên newfeed của bạn bè con

Má Gấu · Friends with Tr Tai Pham and 11 others

Em cũng k thích Bạch Tuyết, nhất là sau 75 diễn quá điệu, chỉ sau khi cô Thanh Nga chết BT mới lên lại.Thanh Nga quả thật là ngôi sao bắc đẩu chỉ tiếc là star belong to sky always

guyễn Thái Bình Riêng cái dzụ ‘cầu hôn’, thì e là HTA không thuộc biên chế nào, sống bước tự tại… liệu có phải ‘nương tựa’ cửa quan, dự án, đấu thầu, cắt phế chăng.

Huỳnh Tuấn Anh Đúng ông ạ ! Có thì tốt.Không thì cố thêm chút

Nguyễn Thái Bình Khỏi tag… Luôn thầm lặng dõi theo HTA độc hành bóng Lorca 🙂 Mà, đọc giọng văn, lối viết của các Cô chú SG xưa, nghe tinh khôi và nhẹ nhàng, trí tuệ hén… <3 Một nền giáo dục minh triết!

Huỳnh Tuấn Anh Nguyễn Thái Bình đó là thành quả "trồng người"
Đấy ông ạ ! Từ thời pháp đến trước 75. Là một hành trình không phati tự dưng mà có ông ạ

LanChi Hoang Nguyễn Thái Bình viết (Mà, đọc giọng văn, lối viết của các Cô chú SG xưa, nghe tinh khôi và nhẹ nhàng, trí tuệ hén… <3 Một nền giáo dục minh triết!)

Hoàng Lan Chi viết: Làm tôi nhớ đến Lê Đức Cường. Một người Sài Gòn du học sớm, làm băng dĩa , đã về Sài Gòn ở khá lâu, đã viết như sau "
Lê Đức Cường : LanChi Hoang, Hôm nay về quê nhiều việc nhà quá nên đuối , đọc thêm các bài giới thiệu nhạc của chị, thể loại văn này cao quá, sau thế hệ của chị hình như giờ ko viết xúc tích như vậy được nữa, ở vài show bên VN em thấy MC cố gắng lắm , nhưng vân như gượng ép, nghe như hơi cứng nhắc , điệu đà , nói rõ chút , là cải lương lắm, lối hành văn của chị , tuy trong Nam mà Bắc lắm, như giọt nắng bên thềm, hay chiếc lá thu phai , … lãng đãng mây trôi … nhẹ dịu không quá màu , em ko giỏi về bình văn nhưng hiểu được văn của chị, như câu này đây , có thể trích để giới thiệu 1 bài nhạc của em trong dịp tới : " Thế là mùa đông đã về thật rồi. Trời đông u sầu ảm đạm, tuyết trắng mênh mông thường làm nỗi nhớ thức dậy. Nhớ về một thưở xưa với người yêu dấu làm cho mùa đông tê tái lại tái tê hơn. " Thể loại văn này em ko nghĩ là em có thể viết được ! Chị phân khoa Hóa đáng lý ra phải rất khô khan chứ, lại giỏi văn chương mới ngộ, quả đa tài , một văn sĩ thì đúng hơn !"

Huỳnh Tuấn Anh à: đúng đấy. "Trồng người" của hai thời VNCH là những sản phẩm hao hao Hoàng Lan Chi.

This entry was posted in Tạp Ghi. Bookmark the permalink.