HLC-Những người biết một và chưa biết hai, Chuyện bên lề của Vũ Linh, Cử Nhân Luật của VNCH có được xem bằng tương đương ở Mỹ ha y không- March 22, 2022

NHỮNG NGƯỜI BIẾT MỘT VÀ CHƯA BIẾT HAI

(Tại sao không hỏi mà căn cứ vào mail của người xấu để viết sai)

BIẾT MỘT VÀ CHƯA BIẾT HAI

Có vài người không chú ý, tin vội vã vào mail ở net rồi viết mail chỉ trích, xỉa xói, chụp mũ, vu cáo người khác. ĐiỀu này không đúng.

Cách đây nhiều năm, một số người tung tin ô Vũ Văn Lộc làm sui với Đỗ Mười. Tôi mail hỏi thẳng ông Lộc. Không có chuyện đó. Hoặc vài người chụp cho bà Đỗ Thuấn là bà con Đỗ Hoàng Điềm. Dù không ưa bà Thuấn nhưng tôi mail hỏi thẳng và bà Thuấn nói không có.

VD 1: viết rằng muốn được vc cho tiếp tục dạy học su 75 thì phải có liên quan gì đó ( bà con..) với VC là không đúng. Bằng cớ ở Sài Gòn, bạn bè tôi có chồng là sĩ quan VNCH bị tù và họ vẫn được dạy như thường

VD 2: viết rằng ông Xoài bị tù VC nên bị "khùng" mới nhờ bà vợ làm thơ ca tụng hồ tặc để được về. Thực tế: bà vợ cũ của ông Xoài viết như sau: khi đi thăm nuôi, ông Xoài biết bà làm thơ hay, nhanh nên nhờ bà làm vài bài để mỗi khi trong trại có thi đua văn nghệ trong các dịp lễ của vc thì ông có thơ nộp với hy vọng "quản giáo" sẽ dễ dãi đôi chút cho ông. Chỉ vì tên TG, một tên dơ bẩn, tục tằn, đã bóp méo sự thật viết bậy về bà vợ cũ của ô Xoài. Ai ở diễn đàn lâu, đọc mail qua lại, mail của bà vợ cũ ô Xoài đều biết SỰ THẬT là gì. Chỉ ai mới tham gia diễn đàn không lâu thì mới không biết.

VD 3: Viết rằng "Bà Ổi có ca tụng VC là quyền của bà, lúc ông chồng VNCH bị tù thì bà bỏ để theo VC cũng là là quyền tự do của bà, không ai có quyền nói đến , ăn phở chán thì ăn bún bò đơn giản vậy thôi… bà đâu phải con nít trẻ trung gì đâu mà không biết rõ chuyện bà đã và đang làm …

Tôi nghĩ rằng nếu không biết chuyện gia đình người ta thì không nên căn cứ vào những mail khác để viết sai. Mail bà Ổi trả lời có ở net, sao không đọc? Bà Ổi đưa các con đi vượt biên. Chuyện đó bình thường. Nhiều bà cũng phải đưa con đi vượt biên khi chồng đang tù. Có khi sau đó, họ nhờ người đi thăm nuôi. Cũng có khi họ mặc kệ cho gia đình chồng lo. Lý do: khi họ lấy chồng thì cả gia đình chồng lẫn người chồng đều đã có những hành vi 1,2,3,4 đối với họ. Lòng họ uất hận và nay họ thoát vc, đến được Mỹ thì họ làm đơn xin ly dị, để làm lại cuộc đời. Một vụ rất lớn, đa số cựu quân nhân khắp nơi đều biết là Cố Đại Tá Nguyễn Mạnh Tường, người được ca tụng là "mãnh sư chiến trường Bình Định", không biết vì sao mà bà xã ông đưa các con vượt biên, định cư ở Úc và bỏ phế ô Tường. Bạn bè phải thăm nuôi ông. Khi ông qua Mỹ thì có qua Úc tìm nhưng vợ con không nhìn. Khi ông mất, rất nhiều người thăm ông ở bịnh viện vì ngưỡng mộ ông. Vài người gửi tin, mail phổ biến khắp diễn đàn "van xin" nhưng bà xã và các con ô Tường vẫn im lặng, không lên tiếng. Cuối cùng tâp thể cựu quân nhân khắp nơi làm tang ma cho ô Tường. Đó là ô Tường không mang tai tiếng gì về " năm thê bảy thiếp" như một số cựu quân nhân khác. Do đó, không biết nội tình gia đình người khác, không nên viết những lời khó nghe và sẽ "gây nghiệp" báo.

VD 4: viết là bà Ổi có chồng 2 con rồi lấy ông kia để đi Mỹ giống như ám chỉ bà Ổi bỏ chồng lấy người khác để đi Mỹ vậy trong khi thực sự có thể bà Ổi đã là người độc thân cả 10-15 năm trước thì sao?

Trên đây là vài ví dụ của những cái gọi là " biết 1 và chưa biết 2". Đó là những người "vô tình" chứ không "cố ý". Theo tôi người tử tế không nên tin vội vã vào mails từ những kẻ 1,2,3,4. Muốn biết gì, hãy viết mail với ngôn ngữ tử tế, lịch sự, tôi nghĩ là người kia sẽ trả lời dưới nhiều hình thức.

CHUYỆN NGOÀI LỀ CỦA VŨ LINH

Hoàng Lan Chi viết: tôi đọc cái này của bác Vũ Linh, tôi chỉ mỉm cười thôi chứ không té ghế. Lý do, các cụ lớn tuổi rất hay "lãng đãng" như vậy. VD mới nhất của tôi: một cụ gửi mail nói rằng Tượng Đức Thánh Trần ĐÃ ĐƯỢC TÁI AN VỊ. Tôi "fix" dùm cụ: Tượng vẫn ở bờ sông. Mấy năm trước, cán A đem lư hương về Đền Thơ Đức Thánh Trần với lý do 1,2,3,4. Dư luận trong nước ồn ào phản đối. Năm náy VC phải trả lại nhưng NGƯỜI DÂN tiếp tục la lối vì lư hương mới không giống lư hương cũ.

Thay vì cám ơn tôi vì cụ ấy đọc nhanh ( Bạn cụ cho link có chữ LƯ HƯƠNG nhưng cụ không đọc thấy) nhưng cụ trả lời vầy ( cám ơn LAN CHI. Tôi không biết vì không về VN)!!! Mẹ ơi, tôi nên khóc, hay cười, hay "tốc váy .."? Nhưng lúc này nghe Thích Pháp Hòa ru ngủ hàng đêm (khỏi cần thuốc ngủ như trước kia) nên cũng nhớ lõm bõm vài thứ Thầy Pháp Hòa khuyên. Do đó tôi chỉ trả lời ngắn (anh đã đọc lộn. Tôi xem tin ở Facebook. Tôi không về VN kể từ khi sang Mỹ). Phải nói nhờ Thích Pháp Hòa chứ không tôi sẽ vặn vẹo ( Chuyện về/không về VN thì dính líu gì đến tin tức VN mà người ta có thể đọc ở net? Ông viết thế GIỐNG NHƯ LÀ ông ám chỉ tôi hay về VNCS chơi vậy. Kỳ vậy?)

VŨ LINH VIẾT: Liên quan đến chuyện dùng pháp luật để cản Putin, có một câu chuyện buồn cười thì ít mà thất vọng thì nhiều, mà kẻ này xin kể lại hầu quý vị.

Cụ tị nạn TVTích sống bên Âu Châu, ít theo dõi tin thời sự Mỹ, nên vẫn coi những định chế Âu Châu tại Geneve, Brussels hay The Hague là quan trọng nhất, nặng ký hơn thực tế. Cụ không bỏ lỡ dịp may, vội vã viết bài ca tụng và lập lại ý kiến của cặp ‘múa đôi’ Biden-Kamala về việc kêu gọi truy tố Putin như một tội phạm chiến tranh trước các tòa án quốc tế, như giải pháp vẹn toàn diệt được ác quỷ Putin, chấm dứt chiến tranh vậy.

Kẻ này đọc qua bài viết của cụ TVT, giật mình vì ngạc nhiên, xém té lăn xuống ghế, rồi suy nghĩ lại, thấy cụ TVT vẫn rất bén nhạy chụp đúng thời cơ. Dĩ nhiên, cụ TVT được ngay một số cụ đồng nghiệp và đàn em tung hô ngất trời xanh, như tiếng nói của một đại hiền triết, của lương tâm nhân loại, của… Cụ ơi, mấy cái tòa án quốc tế ở Âu Châu, chỉ có nghĩa lý với các nước nhược tiểu tép riu thôi, chứ với các đại cường Mỹ, Nga, Trung Cộng,… đều vô nghĩa.

Chuyện này, ta đã bàn trong phần trên rồi. Chuyện quái lạ, đáng nói hơn nữa là sau khi viết bài lập lại ý kiến truy tố Putin của cặp Biden-Kamala, thì bất ngờ và thật đáng thất vọng cho kẻ này, cụ TVT lại bồi thêm một email cho thiên hạ, nhắc nhở công "của tôi" đã nêu lên sáng kiến này, để rồi cả cụ Biden lẫn cả thế giới vội vàng nghe theo lời vàng ngọc của cụ TVT ngay. Dưới đây là nguyên văn email của cụ TVT, xin đăng lại để quý độc giả thưởng lãm ‘cái tôi’ của cụ TVT:

Tôi thì rất khoái chí vì thấy Tổng Thống Joe Biden gọi Putin là war criminal. Tôi đoán có lẽ Tổng Thống giỏi tiếng Việt và đã đọc bài "Dùng luật đánh Putin" của tôi.

Ngoài ra, tôi càng khoái chí hơn nữa khi càng ngày càng có nhiều tổ chức, đoàn thể, cá nhân v.v.. bàn đến chuyện đưa Putin ra toà án quốc tế*. Tôi không dè bài của tôi được phổ biến rộng rãi như vậy và hoàn toàn bất ngờ vì có quá nhiều người ngoại quốc thuộc đủ quốc tịch biết Việt ngữ nên đã đọc được bài viết của tôi**.

TVTich

*Nếu các Anh Em chưa biết thì tôi xin mời các Anh Em xem mục "Điểm báo Pháp" phổ biến trên Diễn đàn Mỹ Loan mấy hôm nay.

**Tôi cứ tưởng chỉ có Bauxite VietNam mới đọc và đăng bài viết của tôi cho người trong nước đọc.

– Về chuyện ‘Điểm Báo Pháp’: một số báo Pháp tiếp theo lời tuyên bố của bà Kamala và nhất là sau khi cụ Biden tố Putin là ‘war criminal’, đã hậu thuẫn ý kiến truy tố Putin ra trước công pháp quốc tế. Cụ TVT dường như cho rằng đó là hậu quả của việc ‘báo chí Pháp và cả thế giới thuộc đủ quốc tịch’ đã đọc bài viết của cụ.

– Gạch dưới các chữ "của tôi" là do VL làm]

Để tránh mang tiếng ‘hỗn’, kẻ này xin miễn bàn thêm về cái email nhận công trạng rất vui này, xin dành cho quý độc giả tự suy nghĩ và nhận định. Chỉ xin nhắc lại, cụ TVT viết và đăng bài của cụ SAU KHI bà Kamala đã nghe theo chỉ thị của cụ Biden, nêu ra ý kiến cần truy tố Putin như một tội phạm chiến tranh. Nghĩa là cụ Biden đã có ý kiến trước chứ không phải nhờ cụ "giỏi tiếng Việt và đã đọc" bài viết của cụ TVT

BẰNG CẤP VN CÓ ĐƯỢC MỸ COI LÀ TƯƠNG ĐƯƠNG KHÔNG KHI ĐỊNH CƯ Ở MỸ

Các dược sĩ VNCH rất biết ơn ô Tô Đồng vì ông là người đã nộp đơn xin chính phủ Mỹ hãy chấp thuận bằng dược sĩ của người VNCH tị nạn cs vào khoảng 1980 gì đó. Những dược sĩ này phải đậu Toffle và phải qua một khóa, có thể gọi là "update kiến thức dược" nếu tôi nhớ không lầm vì nghe bà chị dược sĩ kể lại đã lâu.

Tôi không thấy vị giáo sư nào ở Khoa Học làm giống ông Tô Đồng để những Cứ Nhân Toán, Lý, Hóa, Sinh…như chúng tôi ( học Đại Học Khoa Học) được chấp thuận. Nếu được thế, họ chỉ phải đậu Toffle, update kiến thức của ngành minh học và có ngay văn bằng đại học để đi làm.

Tuy nhiên một người bạn mới hỏi tôi là ngoài bằng dược thì bằng Luật sư có được công nhận không? Theo tôi có lẽ không vì Cử nhân Luật VN thì học luật VN là nhiều, Luật quốc tế ít hơn. Dường như không có vị tiến sĩ quốc gia ngành luật nào xin với CP Mỹ để cử nhân Luật VNCH được coi tương đương 4 năm học Luật của Mỹ cả. Cũng có thể ở "địa phương" nào đó, họ đã "du di" thì tôi không biết. Lý do ngành Khoa học như Toán, Lý, Hóa của chúng tôi còn không được công nhận thì làm gì Luật và nhất là Văn khoa được công nhận. Các quốc gia tư bản công nhận văn bằng Tú tài 2 của VNCH thì đúng và có thể ghi danh hay thi tuyển vào các trường đại học của quốc gia tư bản.

Hoàng Lan Chi

3/2022

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on HLC-Những người biết một và chưa biết hai, Chuyện bên lề của Vũ Linh, Cử Nhân Luật của VNCH có được xem bằng tương đương ở Mỹ ha y không- March 22, 2022

HLC- Có lẽ người “thương” tôi nhất bây giờ là mợ T! – March 21, 2022

NGƯỜI “THƯƠNG” TÔI NHẤT BÂY GIỜ CÓ LẼ LÀ…

Tôi nghĩ rằng có lẽ hiện nay người "yêu" tôi nhất là ..một mợ già! Mợ này còn hơn tuổi tôi chút xíu. Tại sao tôi nói vậy? Có gì đâu, mợ ấy không ưa Trump. Cả "lò" nhà mợ ấy ủng hộ Dân Chủ thổ tả. Đã hai lần tôi đem mợ ấy ra viết tạp ghi trêu chọc nhưng mợ ấy chỉ cười không giận gì "sất". Cuối cùng tôi bực mình, tôi bỏ tên mợ ra khỏi list mail. Thế mà một thời gian sau, mợ thỏ thẻ, đại ý là mợ đọc được bài tôi viết từ người khác chứ mợ không nhận được mail nên mợ không biết tôi có khỏe không. Tôi "ghét", không trả lời. Khoảng một tháng sau, mợ lại mail hỏi han. Đến lần thứ ba, tôi cáu sườn (!) và mail cho biết thẳng, tôi không nói chuyện với mợ nữa vì mợ ủng hộ Dân Chủ thổ tả (!) và nói sai về Trump vì mợ tin vào cháu mợ nói. Tôi lên án những người bầu cho Dân Chủ thổ tả nên bây giờ quốc gia bị nạn 1,2,3. Nếu muốn tôi "chơi" lại với mợ thì mợ phải thừa nhận những việc làm đúng của Trump! Mợ làm thinh. Tôi cũng làm thinh và nghĩ chắc phen này bả không hỏi thăm mình nữa. Bả sẽ để mình yên thân! ( cười).

Thế mà giời ạ, sau vài tháng, mới nhất mợ ấy lại "quăng" mail "Bạn hứa qua T chơi, T đợi đến… trọc dầu cũng không thấy dược người bạn thông minh của T hiện ra. T mong Lan Chi đến B… chơi lắm. Cứ tưởng tượng được đưa Lan Chi đi quanh chơi quanh vùng là vui rồi, thế mà chờ mãi không thấy, chờ dến già như bây giờ thì làm sao đưa bạn đi chơi được nữa. Hu..hu.T

Thú thật đọc mail tôi cũng hơi cảm động. Tôi trả lời như sau "T, HLC đã viết mail cho T rồi. HLC chỉ đến T khi T thừa nhận một số điểm đúng của Trump đã bị Dân Chủ thổ tả vu cáo! Nếu vậy thì HLC sẽ ở chơi với T có thể 1-2 tuần. HLC yêu nước Mỹ, yêu những người vì quốc gia dân tộc. Bọn media thổ tả cứ ngắt đầu đuôi, vu cáo cho ông, thấy tội nghiêp cho Trump quá"

Mợ ây lại trả lời " Lan Chi thương mến. Ông Trump nhiều fans. Số người trung thành rất nhiều và số người không thích cũng rất nhiểu. T thì ít khi quan trọng người, chỉ quan trọng cách hành sự của mỗi lúc , thời thế , giai đoạn…. Kiến thức của T có giới hạn. T chỉ nói những gì T nghĩ, với cái sense T có. Nếu Lan Chi đặt điều kiện T phải giỏi mọi sự thì chắc chắn T thua rồi.
T vẫn rất thích cá tính của Lan Chi vì Lan Chi cứng rắn, thông minh… trong cái thông minh có sự thành thật vì LC không nói khác với điều Lan Chi nghĩ. Văn chương thì gọn gàng, rõ và chắc nịch. T ước chi T biết viết hay như bạn mình. Lúc nhỏ T vẫn đứng đầu khi làm luận trong lớp nhưng so với LC thì T thua quá xa. T không mặc cảm chi điều đó vì T có phải là văn sĩ đâu, T tốt nghiệp ngành business ở Mỹ mà. Thăm LC nghe. Thân mến

Giời ạ, đến đấy… thì "bà chằng" HLC thua thôi. Mợ ấy "yêu" "bà chằng" như thế thì còn lòng dạ nào "giận" mợ ấy nữa. Tôi gõ "Thôi tôi tha tào cho chị đó".

Đấy, cuối đời và tuổi già lại có người bạn gái hơn tuổi (chưa gặp nhau bao giờ), thương mến đến độ nhường nhịn tôi quá xá cỡ luôn thì cũng là một hạnh phúc nho nhỏ phải không? Bà ấy không giỏi chính trị nhưng hát hay. Thôi điều quan trọng là bà ấy "ái mộ" tôi là đủ. Bạn gái “ái mộ” thì là đúng chứ mấy ông mà nói thì có khi “nghi nghi”!!

CÒN ÔNG NÀY THÌ…

Từ T, tôi nhớ đến một cụ ông khác. Cụ này giống mợ T là " lì đòn" ghê. "Bà chằng" có la lối, có mắng mỏ kiểu gì cũng không "si nhê" với ông ta. Một người bạn chung "lén" gửi mail của ông ta cho tôi. Đúng là đàn ông “lì”.

Nhớ Em HLC

Hôm nay tuyết trắng rớt đầy trời , gió lạnh thấu xương, nằm buồn một mình, tôi bỗng nhớ em HLC “của tôi “ quá, ông N à !

“ Chúng tôi “ giận nhau vì một chuyện lãng xẹt, chắc ông không thế tưởng tượng. Tôi vốn là một kẻ “ ngu nhất thế giới “, như em luôn nhắc cho tôi, vậy mà có một lần tôi quên tiệt đi mất, nên tôi dám cả gan chọc quê em về cái chữ em viết tắt TBO sao đó. Và em tôi đã giận dỗi quá trời cho tới hôm nay.

Tôi vốn biết em học giỏi, có Cử Nhân Hoá của ĐHKH danh tiếng . Nhưng em học chứng chỉ Hoá nào, thì tôi cũng học món đ. ó Hoá Đại Cương, Hoá Vô Cơ, Hữu Cơ, Hoá Lý của ông Sơn. Hoá Mô Tả của bà Sương… kể cả cái chấm chỉ Chimie Organic Structural Khó nhai của ông Thới tôi đều có học như Em. Em hơn tôi món “ Vật Lý Lầu Bầu” ( VL địa cầu) của ông Hải, thì tôi hơn em hơn em hai “ chấm chỉ “ Zoo I và Zoo II về dế, ếch nhái, cá mập, … của Cố đạo Hoàng Quôc Trương. Ấy là chưa kể 7 năm Đại Học …. Xét ra tôi đâu có thua những chàng xách dép cho Em, dù tôi vẫn thuộc về đám người ấy, theo như lời Em thường nói. Tôi muốn xách dép cho em lắm; bởi hễ xách dép, thì sẽ có lúc nắm được bàn chân, và biết đâu chả có lúc “nắm “ cao hơn. Vậy mà suốt bao nhiêu năm hầu em, chở em đi chợ, đi dọn nhà, đi mần báo, đi lấy đồ..tôi có dám “ xách “ em bao giờ !

Nay thì chúng tôi giận nhau rồi! Tôi biết em ghét tôi lắm. Khổ nỗi tôi vẫn nhớ Em da diết. Nói nào ngay, tôi vẫn coi Em như một nhỏ đanh đá ưa dẩu mỏ ra hờn dỗi, nhưng nếu Em ở gần, tôi dám vít cố em … hun đại một phát! Em mà đanh đá chửi tôi – tôi biết em không ngần ngại xổ nho và. … tốc váy – nhưng người ta đã nói: “ thứ nhất Đẹp trai, thứ nhì Trai mặt “, tôi không có cái thứ nhất, thì chỉ còn cái thứ nhì để Sài liều; cho dù sau đó có bị Em viết báo chửi cho Cả thế giới nghe và cười chê. Mẹ kiếp đã có tiếng là “ ngu nhất thế giới “ thì có bị cười chê thêm cũng đâu có xấu thêm. Rút cuộc, vẫn còn lời cái… hun liều. Còn như nếu Nàng làm dữ, ta mần tới luôn, xem ai thắng ai. Ôi! Nhớ Em W Á !

Ông này hay có kiểu văn chương tiếu lâm và "thậm xưng" như vậy. Ví dụ tôi mail trả lời vầy vầy thì ông cho là tôi mắng ông (ngu nhất thế giới !) Chúng tôi là bạn lâu năm. Vì là "thân" nên tôi tha hồ …mắng mỏ! Còn ông và ông N thì chuyên môn viết "nhảm nhí". Mà trên cõi đời ô trọc này chỉ có hai "tên khỉ gió" này dám viết "nhảm nhí" với "bà chằng" thôi. "Nhảm nhí" có nghĩa tán "bà chằng" nhảm. Nếu là người khác hay đứng trước mặt tôi thì …bị ăn bạt tai rồi nhưng qua mail nên "bà chằng" không "bụp" được thôi. Mắng và hai ông tướng này cứ "lì, trơ" ra nên cuối cùng…"Bà Tổng" HLC chịu thua. Y như chịu thua mợ T ở trên. Nghĩa là mỗi khi tôi viết bài và hai ông này dựa vào nội dung tạp ghi của tôi để trêu ghẹo tôi ( y như thời trẻ, thuở sinh viên) thì tôi "phe lờ" hoặc chỉ vắn tắt ONO (tức là mắng "ông nội ông’!!)

Đấy, chúng tôi cùng một "nề nếp, một giáo dục" nên chơi với nhau bền lâu. Già rồi mà nhiều khi trêu ghẹo nhau như thuở học trò. Mở ngoặc là "hai ông lì" ủng hộ Trump như tôi. Chỉ có mợ T là không ủng hộ thôi.

Brisbane sắp vào Thu. Trời khi nóng khi mát. Vườn hoa rất đẹp với mầu lá đỏ rực rỡ tươi thắm. Hoa hồng sau đợt bị aphid, giờ đang ra hoa lai rai. Ngọc lan thì đẹp quá. Lá non ra đầy cành.

Lúc này tôi đang ước phải chi có T và hai ông tướng "lì lợm" ở đây nhỉ. Ông kia sẽ viết nhạc cho T hát, ông nọ sẽ nấu canh rau đay mồng tơi cho "Bà Tổng" HLC xơi và "Bà Tổng" HLC thì chỉ việc "thưởng thức" và nêu nhận xét!

Đấy, hạnh phúc nhỏ bé luôn ở quanh ta. Phải thế không.

Hoàng Lan Chi

3/2022

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on HLC- Có lẽ người “thương” tôi nhất bây giờ là mợ T! – March 21, 2022

HLC- Khi tôi viết những điều “chướng tai gai mắt””- Feb 14, 2022

Trích LanChiYesterday-Những vụn vặt đời sống quanh tôi

KHI TÔI VIẾT NHỮNG ĐIỀU “CHƯỚNG TAI GAI MẮT”

Facebook hiện nay có số người dùng khá nhiều. Vì thế khi tôi viết những điều "chướng tai gai mắt" thì không có nghĩa tôi ghet hoặc có oán thù cá nhân với Xoài mà tôi chỉ muốn vạch ra cái "kỳ cục" của Xoài để giúp những em/cháu khác biết. Lý do, nhiều em và cháu TỰ HỌC LÀM NGƯỜI QUA SÁCH VỞ chứ không có cha mẹ/thầy cô dậy dỗ từng ly từng tí. Cũng có thể khi còn nhỏ cha mẹ có dạy nhưng quên thì nay khi đã trưởng thành có người lập lại thì sẽ "nhớ" thì sẽ không làm điều "kỳ cục" đó nữa.

Cái "chướng tai gai mắt" mới nhất là của một Facebooker post những hình rất dung tục, rất dơ và ĐIỀU TỆ HẠI NHẤT là bà ta chửi "rất mất dạy" những người phê bình hình đó là "dơ". Bà ta phải hiểu nếu bà ta để post ở phạm vi nhỏ, vd "family" hay " bạn thân" thì khác và khi bà ta post bài ở "public" thì khác. Đã là "public" thì ông đi qua bà đi lại đều có quyền tự do ngôn luận tức là cho ý kiến. Nhiệm vụ của bà là ‘tiếp nhận mọi ý kiến" trong lịch sự. Nếu có ai dùng chữ nặng nề thì bà có quyền nhắc nhở như sau " Cám ơn anh chị đã góp ý nhưng có thể anh chị nhìn hình thấy dơ, còn cá nhân tôi thì thấy đó là nghệ thuật. Còn thì chửi mắng tôi là làm đ..thì không nên". Đó là CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG. Đằng này bà Kim đó viết " rất mất dạy" như sau " nếu nhìn hình của Kim mà bạn thốt lên lời mạ lị thì chỉ là chăm bẵm vào đáy quần Kim" . Tôi đã "nổi giận" khi đọc câu đó. "Con ranh" này con cái nhà ai mà "mất dạy" vậy? Hóa ra có người mới cho tôi biết bà ta làm nail. Thật ra bạn bè tôi, tốt nghiệp đại học Luật Sài Gòn và qua Mỹ muộn, đùm đề con cái nên không học lại được và cũng sinh sống bằng nghề nail NHƯNG họ vẫn có cái "tư cách" của họ. Còn cái đám "ranh" made in VNCS, lớn lên sau 75 thì khỏi nói nếu cha mẹ họ không dám dạy dỗ con (vì sợ chúng vào đoàn đội và đi tố cha mẹ). Một số nhỏ nhóm này rất "hỗn xược, láo lếu, thiếu giáo dục".

Trở lại, quyền post hình là của bà Kim. Quyền phê bình là của mọi người. Không muốn bị phê bình thì đóng khung treo ở phòng ngủ. Nếu một người vô giáo dục vào nhà bà và buông lời mạ lị thì bà trả lời lịch sự một lần là đủ cho những người khác không mạ lị nữa. Nhưng cái câu viết " chăm bẵm vào đáy quần Kim" của bà thì phải nói ( cực kỳ mất dạy) và chúng tôi sẽ có quyền TẶNG BÀ NHỮNG CÂU NẶNG NỀ.

TrưỚc đó tôi phê bình ông Xoài vì lý do sau: một người post một bài nêu tấm gương tốt là (các bạn đồng nghiệp trong sở vệ sinh hùn tiền một ngày lương giúp ông bạn có con gái sắp vào đại học và cần một số tiền kha khá) thì ông Xoài nhảy vào cho comment không ăn nhập gì đến nội dung bài viết mà chỉ để "khoe" con gái Xoài cũng …sắp vào học Y khoa. Cái đó vừa là vô duyên vừa là "rởm đời" mà có lẽ KHÁ NHIỀU CAO NIÊN VN vướng phải. Đi đâu cũng khoe. Khoe nhà, khoe nhẫn hay Ipad chồng mới tặng, khoe xe hơi xịn mới mua…!!! Phải chi khoe cháu nội ngoại mặc áo dài hát tiếng Việt, khoe con gái đoạt giải nhất Cắm Hoa của trường, khoe con trai đoạt giải nhất vũ cầu…: thì thấy HAY! Còn những cái kia nên khoe trong phạm vi nhỏ là gia đình hay vài anh chị em ruột thịt với nhau thôi, bẩm mấy ông bà!

Hy vọng vài anh chị già như tôi nên viết những bài tương tự để giúp giới trẻ "biết sống" hơn. Hay là quý cụ sợ bị ghét và nhường hết cho "Bà Tổng" HLC việc quét rác xã hội? (cười).

Hoàng Lan Chi

2/2022

******************************************

PHỤ LỤC

HÌNH ẢNH NÀY LÀ DUNG TỤC HAY NGHỆ THUẬT

Dưới đây là hình chụp một stt từ Facebook của một bà tên Kim

CÁC COMMENT CHO BÀI TRÊN Ở FACEBOOK HOÀNG LAN CHI

Hoàng Lan Chi : Thượng đế tạo ra phụ nữ với 3 vòng và người phụ nữ giữ gìn cho đẹp và khỏe. Đẹp cho chính mình rồi cho gia đình ( ông/bà, cha mẹ, anh chị thuở xuân thì; chồng con cháu nội ngoại thuở về sau). Người phụ nữ có giáo dục tử tế từ cha mẹ sẽ chỉ phô diễn thân thể trước người tình hoặc người chồng. Ngay trong nhà cũng tránh không ăn mặc hở hang khi có cha, anh em trai, con trai, cháu trai.

Ngụy biện rằng (phô diễn thân thể ở Facebook không phải là điều xấu) chỉ có ở những đứa thiếu giáo dục gia đình. Không có người đàn ông ĐÀNG HOÀNG-CÓ GIÁO DỤC TỬ TẾ, lại chấp nhận ho vợ mình ăn mặc gần như "lõa lồ" và post lên "public" cho khắp thiên hạ nhìn vào. Đó chỉ có thể là hành vi của gái điếm "khoe hàng để kiếm mối".

Viết về những người góp ý là ( Trích Kim: những ai mạ lị thì chỉ là chăm bẵm vào đáy quần. Ngưng trích) là câu nói "RẤT MẤT DẠY". Rất nhiều người (già/trẻ, lớn/bé, trai/gái và đủ thành phần) đều thấy những hình ảnh trên KHÔNG CÓ TÍ NGHỆ THUẬT NÀO CẢ mà trái lại GỢI DỤC, RẤT BẨN. Những kẻ nào đồng tình với bà trên thì thuộc loại (ngưu tầm ngưu mã tầm mã) tức là thiếu giáo dục tư tế của cha mẹ, thầy cô khi còn nhỏ.

Mong rằng các cháu gái đang lớn dù ở trong hay ngoài nước hãy nhìn vào GƯƠNG CỦA BÀ TRÊN để hiểu rằng:

1) Thân thể đẹp có thể ‘Khoe" ở bãi biển trong y phục bikini

2) Thân thể đẹp gần như "lõa lồ" chỉ nên có trong phòng ngủ hoặc với chồng. Cấm xuất hiện trước Cha, anh em trai

3) Người phụ nữ VN đẹp, gợi cảm khi mặc kín đáo mà nửa kín nửa hở với tà áo xẻ hơi cao để thỉnh thoảng hé lộ chút eo.

4) Những loại phụ nữ trên: đàn bà con gái tử tế hãy tránh xa kẻo có ngày nó "cướp chồng" quý bà. Đàn ông hãy tránh xa kẻo có ngày nó dụ dỗ, quyến rũ và làm mình sa ngã gây tang thương cho gia đình.

Grace Yuong Thấy… gớm ( ý kiến riêng) . Ngày xưa cháu đi vẽ không bao giờ chọn người mẫu kiểu này đâu Cô ơi.

LanGiao Hoang : Thế mà nó cho đó là "hình nghệ thuật". Đúng lá thứ điên hoặc trình độ quá thấp kém

ThuyVi Le Grace Yuong Người mẫu này chỉ thấy thịt là thịt; y như cửa hàng butchery, thỗn thện

Victoria Tran Người mẫu nào mà tinh thịt là thịt vậy ThuyVi ơi, mình không nhìn thấy cái hình đó…

ThuyVi Le thì là 3 cái hình ô sin Kim mà chị Hai đăng trong stt

Hạnh Nguyễn cũng tùy khẩu vị mỗi thằng. Có thằng thích gặm xương nhưng đa phần thích ăn thịt mà

LanGiao Hoang COPY TỪ FACEBOOK CỦA DƯƠNG QUỐC ĐỊNH. Như thế này mới là nghệ thuật, hiểu chưa bà Kim? Hình của bà không nghệ thuật, rất dơ, rất hạ cấp

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on HLC- Khi tôi viết những điều “chướng tai gai mắt””- Feb 14, 2022

Phạm Công Luận- Có một thời xưa rất đẹp ở xóm nhỏ có tên “Lan C hi “- Feb 11, 2022

PHẠM CÔNG LUẬN

CÓ MỘT THỜI XƯA RẤT ĐẸP Ở XÓM NHỎ CÓ TÊN “LAN CHI “

Xóm Lan Chi, xóm nhỏ với cái tên dễ thương như vậy nằm ở đâu trong Sài Gòn? Không mấy ai biết đó là khu xóm nằm dọc theo đoạn đường Phan Văn Trị gần khu dân cư chợ Nancy cũ ở Quận 5, áp sát đường Cộng Hòa .

Tình cờ, xóm Lan Chi trở thành nơi cư ngụ của nhiều văn nghệ sĩ thuộc đủ các môn nghệ thuật, thành láng giềng của nhau trong mấy chục năm trước 1975. Khu xóm này, cùng với cư xá Chu Mạnh Trinh ở Phú Nhuận trở thành hai không gian sống quần cư của rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn trước đây.

Nhà thơ Nguyễn Bính vào Nam năm 1943 và cư ngụ ở xóm này. Lúc mới vào, Nguyễn Bính ở nhờ nhà người anh bà con là chủ tiệm bán nón ở Chợ Cũ trên đường Hàm Nghi. Ở được vài ngày thấy bất tiện, Nguyễn Bính theo bạn thân là nhà thơ Hoàng Tấn về chung sống ở xóm Nancy, trong căn nhà gỗ nhỏ mái lợp ngói nằm trong một thửa vườn xinh xắn có trồng hoa và mấy cây mít, xoài mà Hoàng Tấn và vài người bạn hùn nhau thuê.

Nguyễn Bính thích căn nhà này lắm nên viết được một số bài thơ ở đây. Ông trìu mến đặt tên không gian sống này là Lan Chi Viên (theo âm tiết Nancy). Từ tên ngôi nhà, giới văn nghệ sĩ dùng gọi tên xóm Nancy thành xóm Lan Chi.

Là người trong cuộc, nhà thơ Hoàng Tấn trong cuốn Nguyễn Bính, một vì sao sáng thuật rõ chi tiết câu chuyện trên. Ông hồi tưởng: “Từ ngày có Nguyễn Bính căn nhà sáng hẳn lên. Các văn nhân thi sĩ thường tới lui đàm luận thời cuộc, nói chuyện văn chương, trao đổi ý kiến nói chuyện thơ, bình cho nhau nghe những bài văn, bài thơ sáng tác.

Tới lui thường có: Thiếu Sơn, Lê Tràng Kiều, Khổng Dương, Nam Châu. Vô hình trung cái vườn nhỏ Lan Chi này thành Câu lạc bộ Tao Đàn. Đã có mặt ở đây nữ sĩ Thiện Minh, Ngân Hà, Xuân Miễn, Nguyễn Đức Hinh, nhưng ăn dầm nằm dề nhiều nhất là Hoàng Phố, Trúc Khanh và Thanh Bình. Ngoài ra còn một số bạn bè sinh viên học sinh yêu thơ mến mộ tài năng Nguyễn Bính tới lui thăm hỏi làm quà, kết nghĩa”.

Nhà thơ Đông Hồ xưa cũng ở xóm này nhưng không rõ trong khoảng thời gian nào. Trước nhà ông có trồng hai cây liễu nên Đông Hồ được gọi là Nhị Liễu tiên sinh.

Tại ngôi nhà nhỏ xóm này, Tết Giáp Thân năm 1944, Nguyễn Bính cho ra đời bài Xuân vẫn tha hương mà ông thức trắng đêm để viết. Ông nói với Hoàng Tấn: “Trước đây tôi đã có bài Xuân tha hương rồi. Nay có bài Xuân vẫn tha hương, rồi đây sẽ còn Xuân lại tha hương và biết đâu còn bài Xuân cứ tha hương trước khi bài Xuân cố hương ra đời”. Bài thơ dài và có những câu thơ gây xúc động, như mọi bài thơ của Nguyễn Bính:

Đêm ba mươi Tết quê người cũng,

Tiếng pháo giao thừa dậy tứ phương….

Chị ạ, em không người nước Sở,

Nhớ nhà đâu mượn địch Trương Lương.

Đất khách tình dâng hòa mắt lệ,

Ôi nhà! Ôi chị! Ôi quê hương!

Nhưng “thơ suông rượu nhạt” mãi ở Lan Chi cũng chán, nhất là khi bạn bè ai cũng bận việc kiếm sống nên để Nguyễn Bính nhiều khi ở nhà lủi thủi một mình. Thú vui xê dịch lại dấy lên, ông thường bỏ nhà đi ngao du sơn thủy từ vài ngày đến hàng tuần mới về.

Ông quay lại Chợ Cũ, đến trường đua Phú Thọ, sang Gia Định hoặc sang Cầu Kinh (nay là khu cư xá Thanh Đa, quận Bình Thạnh) với bạn bè. Trong một cú sốc vì đụng chạm với một nhà giàu xem trọng tiền bạc, Nguyễn Bính than thở:

Ở lại kinh thành với bút nghiên

Đêm đêm quán trọ thức thi đèn

Làm thơ bán lẻ cho thiên hạ

Thiên hạ đem thơ đọ với tiền!

Ông lại trở về vườn nhỏ Lan Chi cùng bạn Hoàng Tấn. Ở đó, với ba tờ giấy hồng điều dài thậm thượt, Nguyễn Bính lấy bút lông mực Tàu chép lại bài thơ Hà Tiên, người xóm rẫy treo giữa phòng khách. Bài thơ chạy dọc hơn nửa bức vách gỗ đập vào mắt mọi người. Hoàng Tấn kể: “Với màu đỏ nhạt duyên dáng của giấy hồng điều, như một vầng trăng dịu hiền nổi lên trên nền trời thu tháng tám. Bên cạnh lư trầm luôn ngát hương, bài thơ đặt đúng chỗ gây biết bao gợi cảm và làm cho căn phòng ngào ngạt một không khí thơ”.

Khu chợ Nancy đã có thời thơ mộng như vậy với nhà thơ Nguyễn Bính. Hai tri kỷ “uống rượu làm thơ, coi chuyện làm báo làm bung chán mớ đời này là một giấc bướm, một giấc Nam Kha chưa chín nồi kê”.

Cuộc sống thời chiến càng lúc càng khó khăn, nguy cơ đói đe dọa. Cả nhóm phải dọn đi nơi khác, từ giã xóm Lan Chi. Nguyễn Bính theo bạn về Bà Chiểu sống trong một căn nhà rộng, sau nhà có ao thả cá. Ông lại uống rượu, ngâm thơ hút thuốc bên bờ ao. Cái ao ngắm trăng lại được nhà thơ đặt tên “Ngoạn Nguyệt Trì”, như ngày xưa ông đặt tên cho xóm nghèo Nancy.

Xóm Lan Chi từ độ vắng bóng Nguyễn Bính trở lại thành xóm chợ Nancy bình thường, ồn ào chợ búa. Chỉ có mỗi Nguyễn Bính tạo thành một huyền thoại đẹp và ngắn ngủi như vậy, giống như cuộc đời của ông. Sau năm 1954, lại có một thế hệ nghệ sĩ về khu này sinh sống. Anh Hữu Thạnh, nhạc sĩ chơi đàn ở phòng trà Văn Cảnh trước 1975 cho rằng khu đó tụ được nhiều văn nghệ sĩ vì rất tiện ra trung tâm thành phố, lại không xa phòng trà Anh Vũ là phòng trà có sớm nhất ở Sài Gòn nằm ngay khu ngã tư quốc tế.

Xóm Lan Chi tiếp tục là nơi sinh sống của học giả Hồ Hữu Tường, nhà phê bình văn học Thượng Sỹ, nhà văn Thanh Nam, nghệ sĩ Bạch Tuyết, nhạc sĩ Hoàng Trọng, nghệ sĩ sáo trúc Nguyễn Đình Nghĩa và vợ là nhà văn Ngô Thị Diệu Tân, nhà văn kiêm họa sĩ Tạ Tỵ và nhà thơ Tô Kiều Ngân. Nhà báo Lô Răng Phan Lạc Phúc từng nhắc nhiều kỷ niệm thú vị về bạn bè văn nghệ sĩ của ông ở đây trong một bài viết. Ông kể, nhà văn Thanh Nam vào Sài Gòn từ năm 1953 đã đến đây cư ngụ. Cùng một nhà còn có nhà thơ Thái Thủy, một kịch sĩ cũng là giọng ngâm nổi tiếng ban Tao Đàn là Hoàng Thư và một nhà báo.

Họ “ở với nhau, không có đàn bà, không có trẻ con, ăn uống tùy tiện, tối đến sải chiếu ra, chăng màn ngủ, mỗi anh một góc, không phiền ai”, “Nhà một lũ độc thân nên anh em dễ dàng hội họp, gặp nhau ‘phùng trường tác hí’. Sải chiếu ra, ăn nhậu dài dài”.

Thời gian đó, khách đến chơi còn là “nhà thơ đàn anh Đinh Hùng có khả năng đặc biệt vừa nằm vừa viết văn chương Tao Đàn mà chữ nghĩa vẫn rồng bay phượng múa. Có ông Vũ Khắc Khoan gõ muỗng vào ly mà ‘Hồ trường, hồ trường, ta biết rót về đâu!’. Có ông Mai Thảo với ông Phạm Đình Chương rượu uống tì tì, càng uống mặt càng tái đi. Có ông Anh Ngọc say ngất ngư mà vẫn hát ‘Anh đến thăm em một chiều mưa’. Có ông Tạ Tỵ ngày Tết chạy sang, sải chiếu ra, rút bất”.

Bức tranh toàn cảnh về khu hẻm văn nghệ sĩ độc đáo này sau này chỉ có thể lặp lại ở một nơi khác thanh lịch và quy cũ hơn là cư xá Chu Mạnh Trinh ở Phú Nhuận. Cả hai đều đáng được gọi ngõ “văn nghệ” “Từ chợ Nancy quẹo vô ngõ Phan Văn Trị là nhà của nhà văn, nhà thơ kiêm ‘sáo sĩ’ Tô Kiều Ngân. Đi thêm dăm chục bước chân là nhà Thanh Nam. Trước cửa nhà Thanh Nam là nhà Tạ Tỵ họa sĩ, văn, thi sĩ. Ngay cạnh nhà Thanh Nam là nhà ban hợp ca Hạc Thành của anh em nhạc sĩ Nhật Bằng, Nhật Phượng, Thể Tần, Hồng Hảo. Xế bên kia một chút là nhà của ký giả lão thành Thượng Sỹ, nhà phê bình, điểm sách trên tờ Tin Mới của Hà Nội năm xưa”.

Có lẽ người ở đây lâu nhất, sau khi đi xa một thời gian lại quay về đây sống là họa sĩ kiêm nhà văn, nhà thơ Tạ Tỵ. Ông sống ở đây từ thập niên 1960, sau sang Mỹ sống gần hai mươi năm rồi hồi hương về xóm cũ Nancy sống cùng con và mất ở đây năm 2004.

Trong cuốn hồi ký Những khuôn mặt văn nghệ đã đi qua đời tôi, Tạ Tỵ kể nhà phê bình Thượng Sỹ, cùng di cư vào Nam và về sống cùng xóm, mỗi ngày đạp xe đến chỗ làm là Đài Phát thanh Sài Gòn khá xa, mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Ông luyến nhớ kỷ niệm xưa, khi họa sĩ Nguyễn Gia Trí đến thăm ngày Mùng Một Tết, đứng thật lâu xem từng bức tranh của Tạ Tỵ nhưng không nói gì, chỉ thấy đôi kính cận dầy cộp, cứ đưa lên hạ xuống nhiều lần.

Tôi gặp lại không khí êm đềm của khu xóm Lan Chi qua trang thư của một cư dân ngày xưa ở đây, anh Lê Quang Hiển, nay đã vào tuổi bảy mươi, sống trong xóm cách nay hơn sáu mươi năm trước. Gia đình anh dọn về sống trong căn nhà số 18/16 Phan Văn Trị năm 1957.

Chú bé Hiển mới được bảy tuổi, học ở trường tiểu học Trương Minh Ký (nay là trường tiểu học Nguyễn Thái Học, góc đường Trần Hưng Đạo-Nguyễn Thái Học). Anh kể, trong mắt nhìn của cậu bé trên dưới mười tuổi, khu xóm của anh, hẻm 18 ngày xưa yên bình và dễ thương, không xa lạ và ồn ào như lần duy nhất anh về thăm lại năm 2005, sau 44 năm rời xa. Ngày xưa hẻm còn rộng, xe hơi chạy vào thoải mái, hầu như nhà nào cũng có hàng hiên với vòng rào thấp, nhiều nhà có giàn hoa giấy.

Hẻm 18 chia thành hai khu riêng biệt. Từ đầu hẻm vào đến căn nhà số 20 là khu nhà giàu, kế nhà bà Phúc là một ngã ba có ngôi mộ cổ tròn nhìn rất xưa có cây trứng cá to trồng kế bên mà thỉnh thoảng đám con nít trong xóm trèo lên hái ăn.

Từ ngã ba đó trở đi đến các con hẻm khác thông ra đường Nguyễn Trãi bây giờ, được gọi là xóm nhà nghèo vì đa số là nhà vách gỗ mái tôn của những người lao động nghèo. Họ ít đi ngang qua khu nhà phía trên trừ buổi tối rất nhộn nhịp kéo nhau ra cây phông-tên nước ngoài đường Cộng Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ) để hứng nước gánh về xài. Vị trí cây phông-tên nước đó nằm đối diện nhà nghệ sĩ Bạch Tuyết. Thời đó Bạch Tuyết vừa mới nổi tiếng trong giới cải lương.

Anh nhớ đa số người sống trong hẻm 18 xóm Nancy thời đó là người Bắc di cư vào Nam năm 1954, hầu hết là nghệ sĩ thuộc đủ các bộ môn, ai nấy đều ăn bận lịch sự, đàn ông ra đường chạy xe Lambretta hay Vespa thắt cravate khác hẳn những người trong xóm.

Nhà thi sĩ Tô Kiều Ngân ở đầu hẻm. Vào trong hẻm, bên số chẵn là nhà họa sĩ Tạ Tỵ có chiếc xe hơi Simca màu trắng. Thỉnh thoảng chú bé Hiển đi ngang, đứng lại nhìn qua cửa sổ để ngắm mấy bức tranh ông bày trên tường.

Trong mắt chú bé, tranh gì thật quái lạ, vẽ người nhưng đầu thì móp méo, mắt ở một nơi còn mũi thì chẳng biết ở chỗ nào, mãi sau này mới biết ông họa sĩ vẽ theo lối lập thể như Picasso. Hiển nhớ họa sĩ Tạ Tỵ rất hiền, thấy thằng con nít nghiêng đầu nhìn tranh, ông chỉ cười.

Đối diện nhà của họa sĩ Tạ Tỵ là con hẻm cụt có khoảng hơn chục căn nhà. Đây là khu nhà của các ca sĩ ở đài phát thanh, nhà nào cũng trồng hoa trước hiên rất đẹp. Đáng nhớ nhất trong hẻm 18 là căn nhà số 18/18 sát vách nhà Hiển. Đó là nhà của nhạc sĩ Hoàng Trọng, người được mệnh danh là vua Tango, tác giả nhiều ca khúc nổi tiếng như Gió mùa xuân tới, Dừng bước giang hồ, Mộng ban đầu, Ngàn thu áo tím… Ông Hoàng Trọng thích nuôi chim yến nên dành cả một bức tường để treo các lồng chim đủ màu, đứng kế bên rào là nghe chúng hót inh ỏi. Ông có hai người con trai và một cô con gái út. Hai người con trai lớn là anh Đô và anh Pha (có khi nghe gọi tên là Cung).

Cô con gái út tên là Bạch La. Gia đình ông sống khép kín, ít khi thấy xuất hiện ngoại trừ cuối tuần mới thấy ông dắt chiếc xe Vespa ra để đi công việc. Chú bé Hiển nhớ kỷ niệm nhỏ, vào năm 1961 khi chuẩn bị thi vào Đệ Thất (lớp 6 bây giờ) để mong được vào trường Pétrus Ký thì thấy cô Bạch La đứng bên hàng rào vẫy tay gọi, đưa cho hộp bánh LU của Pháp và nói: “Bố em bảo tặng cho anh!”.

Thằng bé mười một tuổi lúc ấy cảm thấy giống như bị sét đánh, ú ớ chẳng nhớ lúc đó có nói được gì không, từ đó thành… tương tư cô hàng xóm (!). Tội nghiệp cái hộp bánh LU bị giấu kỹ lâu lắm mới lấy ra ăn. Mấy tháng sau, gia đình Hiển dời nhà đi nơi khác, nhưng câu chuyện sáu mươi năm trước đó anh nhớ đến bây giờ.

Tuy chỉ sống ở xóm Nancy bốn năm, anh Hiển nhớ nhất con hẻm thời con nít này. Anh viết trong thư: “Tôi chỉ muốn giữ cho mình kỷ niệm của ngày xưa chứ không phải hẻm 18 của bây giờ. Khi tôi về tìm lại vào năm 2005, con hẻm thay đổi quá nhiều, lạnh lùng và vô hồn”.

Cuộc tụ họp nào rồi cũng có lúc tan. Có thể đó là thời điểm 1975 hay trước nữa Trong số khách lui tới, có lẽ nhà thơ Đinh Hùng ra đi sớm nhất, năm 1967. Thanh Nam, Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Vũ Khắc Khoan, Nhật Bằng và cả Phan Lạc Phúc sang sống ở nước ngoài sau 1975 đều đã mất. Đông Hồ, Hồ Hữu Tường, Tô Kiều Ngân, Thượng Sỹ, Nguyễn Đình Nghĩa, Hoàng Thư cũng không còn…

Khi trở lại căn nhà cũ hẻm 18, họa sĩ Tạ Tỵ hẳn có tâm trạng giống như anh Hiển, có lẽ còn hụt hẫng nhiều lần hơn với muôn vàn kỷ niệm ở đây. Hẻm Phan Văn Trị giờ trở thành con đường nhỏ với nhà cửa san sát, không còn dấu vết thửa vườn xinh xắn có trồng hoa và cây mít cây xoài của Hoàng Tấn và Nguyễn Bính từng sống, cũng như cái sân vuông nhà “ngâm sĩ” Hoàng Thư ban Tao Đàn tập múa bài Trấn thủ lưu đồn… Không còn cả cái tên xóm Lan Chi thơ mộng, chỉ còn chút vết tích trên vài trang viết không mấy ai để ý.

(Trích trong cuốn “Với ngày như lá tháng như mây…” của tác giả Phạm Công Luận; công ty sách Phương Nam xuất bản 2022)

______________________

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on Phạm Công Luận- Có một thời xưa rất đẹp ở xóm nhỏ có tên “Lan C hi “- Feb 11, 2022

Lưu Trọng Văn- 10 năm- Trò chuyện giữa Trần Văn Thọ- Trần Song H ải ( cha là Đại Tá VNCH, Hạm Trưởng HQ 10- Hải là người tổ chức cho các “chú của HQ 10 cũ” mỗi năm ở Đền Đức Thánh Trần, hiện gi ờ là TGĐ Tàu cao tốc Sài Gòn – June 16, 2022

Lưu Trọng Văn

10 NĂM…

Gã cùng gs Trần Văn Thọ và Trần Song Hải đụng chuyện, góc phố sau lưng Nhà hát Lớn SG.

Gs Thọ từ Nhật về VN để ra mắt cuốn sách mới nhất của ông viết về sự phát triển thần kì của Nhật. Xoay quanh chuyện vì sao có sự khác biệt của VN và Nhật. Lý do lõi là gì.

Trần Song Hải ông chủ của "hạm tàu" cao tốc xanh đang làm chủ các tuyến SG- Côn Đảo, SG- Vũng Tàu, Đà Nẵng- Lý Sơn… kể chuyện gia đình mình. Ba của Hải là

đại tá hải quân VNCH được đào tạo cơ bản bên Mỹ, từng chỉ huy chiến hạm Nhật Tảo-HQ 10 mà sau này Nguỵ Văn Thà chỉ huy và hy sinh ở Hoàng Sa ngày 19.1.1974.

Sau sự cố 30.4.1975 ba của Hải vì muốn ở lại VN với hy vọng chuyên môn sâu của mình về hải quân và tàu chiến, ông sẽ đóng góp cho đất nước bảo vệ Biển Đông, nên đã không di tản. Ông cũng như nhiều sĩ quan VNCH bị bắt đi cải tại tập trung.

Một hôm ông được đưa khỏi trại, dẫn về SG. Ông được đưa lên nhiều tàu hải quân của VNCH để giảng dạy cho các sĩ quan hải quân VNDCCH về cách điều hành, sử dụng các tính năng của các loại tàu của Mỹ này.

Gs Thọ thích thú lắng nghe câu chuyện của Hải. Ông luôn dướn cặp kính dầy lên không rời mắt nhìn Hải chỉ sợ câu chuyện sớm chấm dứt.

Nhưng câu chuyện chấm dứt thật. Cụt ngủn. Gs Thọ hỏi, sau đó thì sao, ba của cậu có được trả tự do để làm cố vấn cho hải quân không?

Hải bẽn lẽn cười.

Dạ không. Ba em sau đó lại bị đưa vào trại ạ.

Chắc ông được ra sớm chứ?

Dạ không, 10 năm sau mới được ra ạ.

Gs Thọ im lặng hồi lâu rồi tháo cặp kính lấy khăn lau cặp kính.

Gã buông câu: Sự khác nhau chính ở chỗ này đây.

Các comment

LanChi Hoang :

Trần Song Hải ơi:

Mười năm mặt sạm soi khe nước

Ta hóa thân thành vượn cổ sơ

(Tô Thùy Yên)

Khi ba về, con có nhận ra ba

Hay mặt sạm đã làm cha thành vượn

Nhưng hề chi người trai thuở ấy

Mắt sáng ngời, con vẫn nhận ra cha?

Người hạm trưởng của một thời binh lửa. Đã có con nối dõi bước hải hành. Ta nghe nói hàng năm nơi Thánh Tổ. Con vẫn cùng đồng đội của cha. Họp mặt nhau ôn ngày tháng cũ. Con vẫn chu toàn cho các chú. Thật đẹp thay, giòng giõi Hải Quân

Ta về như lá rơi về cội

Bếp lửa nhân quần ấm tối nay

Chút rượu hồng đây xin rưới xuống

Giải oan cho cuộc biển dâu này

(Tô Thùy Yên)

Con hãy thay cha rưới rượu hồng. Cho cuộc biển dâu nhiều oan khuất. Giải oan từ giây phút này đây!

Cô, một người yêu "Tình Ca" của PD nhất.

… Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…Lý Lê Trần và còn ai nữa. Những anh hùng của thời xa xưa. Những anh hùng của một ngày mai…

Author

LanChi Hoang

Lưu Trọng Văn là con trai "công thần" Lưu Trọng Lư nên LTV sẽ có những bài viêt XYZ và những bài này cũng đã gặp nhiều comment chỉ trích, mỉa mai. Cá nhân tôi cũng góp phần khi "không thích một stts nào đó của LTV"

Còn topic này: LTV chỉ muốn giới thiệu Trần Song Hải, con trai Hạm Trưởng HQ 10 của Hải Quân VNCH. Tháng 4 1975, ông ấy không đi vì nghĩ là 1,2,3,4 và cái giá của sự suy nghĩ đó là 10 năm mặt sạm soi khe nước -Ta hóa thân thành vượn cổ sơ"! Tương tự, cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng thế. Ông không đi dù chức vụ/chức vị ấy muốn đi không khó vì vướng cha mẹ già nhưng cũng vì người nhạc sĩ ấy ( miền Nam, rất yêu quê hương, ruộng đồng, chịu ảnh hưởng Nho Giáo nên viết nhạc theo kiểu bi hùng như Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Mấy dặm sơn khê..) cũng nghĩ hao hao. Rằng tôi quê hương hết chiến tranh, đồng bào không phải chết là tốt. Cái giá Nguyễn Văn Đông phải trả là hơn 10 năm tù. VC chỉ thả khi ông đau nặng và VC cho về …để chết. Nhưng chị Thu đã tận tụy và đã đưa người về từ cõi chết. Rồi sau đó, Nguyễn Văn Đông sống lặng câm. Không hề cộng tác gì với nhà cầm quyền vc. Cứ mỗi năm gần 30/4 là tự động Nguyễn Văn Đông lăn đùng… ra ốm. Chẳng qua chỉ để tránh né lời mời/hăm dọa xa gần từ Mặt Trận Tổ Quốc! Nguyễn Văn Đông không "hèn", không "khốn nạn", không "bỉ ổi" như tên Trịnh Công Sơn ( TCS làm gì? tài liệu đầy ở net. Đám dư luận viên vc hay đám thích nhạc TCS đừng có mà vào đây cho comment láo lếu nhé) là viết nhạc đỏ. Cho dù bạn của Nguyễn Văn Đông là Trần Văn Khê, là Phạm Duy nhưng Nguyễn Văn Đông không hề cộng tác tí gì với nhà cầm quyền cs cả. Đổi lại, ông cũng né tránh hải ngoại. Tất cả chỉ để gia đình nhỏ được yên ổn sinh sống ( tiệm bánh mì giò chả Nhiên Hương) và để ông sông nốt chuỗi ngày còn lại. Người duy nhất được Nguyễn Văn Đông kể cho nghe nhiều chuyện, được phép thu âm ông, chỉ có một mình Hoàng Lan Chi!

Trở lại, topic này Lưu Trọng Văn không hề viêt kiểu bao che, biện hộ khéo léo cho một sự việc nào đó mà đã cho thấy "một người lính VNCH" đã suy nghĩ gì để rồi:

Ta về cúi mái đầu sương điểm

Nghe nặng từ tâm lượng đất trời

Cảm ơn hoa đã vì ta nở

Thế giới vui từ nỗi lẻ loi

(Tô Thùy Yên)

Người lính đã dạy dỗ con những gì mà sau này Trần Song Hải vẫn hàng năm mời các chú HQ 10 đến và tưởng nhớ "Trường Sa- Hoàng Sa". Cũng chính Trần Song Hải làm bia với tên Trường Sa-Hoàng Sa.

Tôi "hiểu" được những người lính VNCH đã "suy nghĩ" như hạm trưởng HQ 10 cũ. Tôi "thông cảm" cho người ở lại như Trần Song Hải

Chỉ thế thôi.

Xưa, Tô Thùy Yên viết :

Ta về như lá rơi về cội

Bếp lửa nhân quần ấm tối nay

Chút rượu hồng đây xin rưới xuống

Giải oan cho cuộc biển dâu này

Nay, tôi chỉ biết mơ ước, có ai đó giải oan cho cuộc bể dâu này.

Vuong Tran Ngoc

Nếu các nhà chính trị VN sau 1975 được học môn lịch sử cẩn thận thì đã không có những cách ứng xử tương tự- như cách kết thúc nội chiến miền Nam và miền Bắc ở Mỹ chẳng hạn!

Cho nên học lịch sử thế nào cho thực sự khoa học và khách quan , cần có những lời giải đáp nghiêm túc !

Võ Văn Tạo ·

Họ sợ cả đến những nấm mồ người lính VNCH ở Nghĩa trang Biên Hòa.

Thanh Vo Viet

Câu nói của giáo sư Thọ rất chuẩn. Đau lòng là đến bây giờ tư duy của người cầm quyền vẫn có rất ít thay đổi theo hướng tiến bộ, có chung những giá trị với phần đông nhân loại tiến bộ.

Thoa Pham

Câu kết chuẩn xác .Và .Nói lên tất cả

SỰ KHÁC NHAU CHÍNH Ở CHỖ NÀY ĐÂY !!!

Rất nhiều comment . Link để xem:

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=3256661321325749&id=100009457401127

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on Lưu Trọng Văn- 10 năm- Trò chuyện giữa Trần Văn Thọ- Trần Song H ải ( cha là Đại Tá VNCH, Hạm Trưởng HQ 10- Hải là người tổ chức cho các “chú của HQ 10 cũ” mỗi năm ở Đền Đức Thánh Trần, hiện gi ờ là TGĐ Tàu cao tốc Sài Gòn – June 16, 2022

Gia Long Brisbane thăm Cô Phương và Thầy- April 12, 2022

GIA LONG BRISBANE THĂM CÔ PHƯƠNG DẠY THỂ THAO

Xin được chia sẻ với các Gia Long khắp nơi

Với sự giáo dục cũ về tình Thầy Trò, chúng tôi , nữ sinh Gia Long Brisbane đã đến thăm GS Môn Thể Thao, cô Phương, ở Gold Coast vào Tháng 4/2022.

Vì đa số ở Inala nên một chị Gia Long đã lái xe 14 chỗ đưa chúng tôi đi. Có lẽ khoảng hơn một giờ

Thầy cô đã gần 90. Thầy coi vẫn khỏe, da dẻ hồng hào. Cô thì ngồi xe mấy năm rồi. Cô có thể chống gậy đi chút ít. Tuy thế, da dẻ cô coi vẫn tốt. Tinh thần vẫn minh mẫn. Niềm vui của mọi người già là được con cháu, học trò cũ thăm viếng.

Nhà Thầy cô rất đẹp. Vườn tược khang trang, đẹp, gọn , sạch. Ngay vườn trước là có Tượng Phật Bà Quan Âm. Tôi luôn đến lạy Phật mỗi khi thấy nhà nào có. Đường đi vào khu vườn sau nhà, hai bên đủ thứ hoa, cây trái mà nhiều nhất là cóc. Cóc thấp lè tè nhưng lủng lẳng chùm này chùm kia. Một giàn nhỏ mướp và khổ qua nho nhỏ coi rất xinh. Phía sau nhìn ra sông đẹp quá. Giòng sông phẳng lặng, sóng chỉ lăn tăn. Đôi chim thiên nga màu đen bơi thong thả, thanh bình.

Chúng tôi tụ tập ở bàn dài. Một chị đã đặt mỗi người một bánh giò, một bánh bao. Còn ai thích trổ tài thì mọi người hoan hô. Mỹ Duyên làm spagetti chay ngon quá chừng. Minh Huệ có món flan vừa miệng. Còn tôi thì mới "tối kiến" xôi macadamia thay vì (đậu phọng) nên có xôi, chả giò rế và bánh phồng tỏi. Tôi cũng đem bịch phồng tỏi (loại nhỏ) khá to để các bạn ai thích lấy một ít về chiên thử.

Phương Mai, con gái cô, cũng là Gia Long chuẩn bị nước uống, mít nhà ( rất ngon, ngọt) ( múi được tách và bỏ ngăn đá). Mai trổ tài tỉa trái táo thành cặp thiên nga rất đẹp.

Văn nghệ thì lúc nào cũng có chút đỉnh. Bích và ông xã song ca Cô Nữ sinh Gia Long. Nhật Minh hỏi " bài nào mà tất cả chúng ta đều còn thuộc lời há?’ Mấy cái miệng đồng thanh "Quốc Ca". Thật vậy, Quốc ca thì chúng tôi còn nhớ lời chứ Cô Gái Việt thì cả đám cũng phải mở cell phone đã coi lời!

Dễ thương nhất là chúng tôi "trẻ nhất" có lẽ cũng ngoài 60, già nhất cũng ngoài 70 mà khi hát, Nhật Minh đứng dậy khoanh tay " Thưa Thầy cô, tụi con xin hát bài Cô Gái Việt xin tặng thầy cô".

Kỳ trước thăm cô Phương, tôi hay trò chuyện với Thầy rồi Cô vì tính tôi thích phỏng vấn và đó là lần đâu tiên tôi gặp. Cô dạy tôi môn thể thao năm đệ ngũ hay đệ tứ gì đó. Kỳ này không thể trò chuyện vì không ngồi cạnh cô hay Thầy được.

Khi về, tôi nói to " Nào các bạn ơi, chúng ta khoanh tay chào Thầy cô ra về nào". Một số bạn đã chào, đã đi ra cổng, số còn lại đồng thanh chào "Thưa Thầy Cô, tụi con xin phép về" với tay khoanh y như thuở nhỏ nhỏ ngày nào. Tiếc là lúc đó không có ai bấm máy kịp.

Tôi chia sẻ bài này chỉ để cho thế hệ trẻ ngày nay thấy trước kia, chúng tôi được giáo dục ra sao và chúng tôi vẫn gìn giữ "NẾP NHÀ GIA LONG" ra sao dù đứa nào đứa nấy đã lục tuần, thất tuần và cô thì ngoài bát tuần.

Hoàng Lan Chi

GL 60-67

Link tại Facebook: https://www.facebook.com/lanchi7/posts/10229018152339894

Các bạn thông cảm, HLC chỉ xin được hình từ Quí nên vô tình Quí “bị” thành “người mẫu”!

Tuyết Nga-Kim Anh-Nhật Minh-Minh Huệ-Quí-Mỹ Duyên-Kim Hồng-Bích-Phưong Mai

Thầy-Cô Phương-Bà sui của cô-Hoàng Lan Chi
(HLC đã đứng dậy nhưng Minh Huệ ấn “chị cứ ngồi đó đi” nên bị lẻ loi!)

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on Gia Long Brisbane thăm Cô Phương và Thầy- April 12, 2022

HLC- 47 năm nhìn lại- April 25, 2022

Hoàng Lan Chi

47 NĂM NHÌN LẠI

Thế là lại 17 năm trôi qua. Khi viết " 30 năm nhìn lại" là tôi đang ở Virginia, thành phố tình nhân, xứ sở hoa anh đào. Khi ấy tôi đang bắt đầu cuộc sống mới sau chuỗi ngày dài bị giam trong nhà tù CHXHCNVN. Khi ấy tôi đang sung sướng như chim được sổ lồng vì được hít thở không khí tự do, được hát lại quốc ca, được cầm lá cờ vàng phất phới trong tay. Tôi được thực hiện các chương trình âm nhạc mà tôi "say đắm" trong đó có tình ca quê hương của Phạm Duy, có bi hùng ca người lính của Nguyễn Văn Đông, có du ca của Nguyễn Đức Quang, có thơ của Tô Thùy Yên, Hà Huyền Chi. Tôi được viết văn kể chuyện xưa. Tôi còn được tham dự biểu tình ở Hoa Thịnh Đốn, tường thuật live về Đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngọai, đài Việt duy nhất bấy giờ ở DC. Tôi cũng được tham gia các sinh hoạt cộng đồng mà nhiều người đã "ăn cơm nhà vác ngà voi" để bỏ gia đình vợ con ra cộng đồng vào các ngày cuối tuần điều hành cái gọi là "Tổ Chức Cộng Đồng", một tổ chức tôi xem đó là một thành trì của người Việt quốc gia chống cs. Họ đã be bờ cho cộng đồng từ sau 1990. Khi ấy chưa có cái gọi là nghị quyết 36 của vc.

Phải, tôi đã có được những ngày vui vẻ vì cộng đồng chưa phân hóa, vì thoát được cs. Giới nhạc sĩ tài tử khắp nơi gửi tặng CD để tôi giới thiệu. Tôi đã chăm chỉ nghe các sáng tác mới ấy, đã gửi ra cho thính giả của đài Việt Nam Hải Ngọai cũng như ở net. Chương trình ấy không dễ thực hiện vì tôi phải nghe, phải viết lời giới thiệu, phải tìm thính giả cùng nghe và cho ý kiến. Tuy vậy tôi không bao giờ thấy "mệt mỏi" khi làm những việc có ích, giúp cho nhiều người như thế.

Tuy vậy khi tôi vào Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển làm Chủ bút Nguyệt san Mạch Sống của tổ chức này, đồng thời phụ trách cả mảng Mạch Sống Media bao gồm cả truyền thành và truyền hình ( phát trên đài Việt Nam Hải Ngọai) thì tôi không thể thực hiện chương trình đó được nữa. Công việc bận lắm. Tối tăm mặt mũi. Cuối tuần nhiều khi bãi giữ xe mênh mông của Ủy Ban (chung với một tổ chức người Úc khác) chỉ có hai xe: xe của Giám Đốc Nguyễn Đình Thắng và của Hoàng Lan Chi! Ở đâu, trước hay sau 75, thì tôi cũng luôn làm việc hết mình và rất tận tâm, không hề ích kỷ, không hề tính toán thiệt hơn.

Không thể giới thiệu CD nhạc nhưng chương trình phỏng vấn có tên Trò Chuyện với Lan Chi thì thỉnh thoảng tôi vẫn thực hiện. Lý do, Mạch Sống Truyền Hình có chương trình "Lịch Sử qua lời kể" và tôi có nhiệm vụ phỏng vấn. (Tuy vậy sau này quá bận tôi không làm nữa). Lý do thứ hai, tôi vẫn dùng Trò Chuyện với Lan Chi để phỏng vấn mọi người về những gì có ích cho cộng đồng kể cả việc phỏng vấn Ts Thắng về chương trình HO đợt 2. Hoặc phỏng vấn Ts Hà Văn Hải cho cả chương trình của tôi hay của Võ Thành Nhân mỗi khi anh Hải ghé DC. Ts Hải khi ấy là đại diện cho HK tại Liên Hiệp Quốc. Cũng có khi tôi phỏng vấn mấy ông chủ tịch hoặc phó chủ tịch của các Tổ Chức Cộng Đồng khi mấy ông về VA do một sự kiện nào đó. Có thể kể ô Nguyễn ngọc Tiên, (Bắc CA), Nguyễn Kinh Luân (Dallas), Nguyễn Văn Tánh (Boston), Nguyễn Bác Ái ( Oregon)…

Sau này khi về CA học college, tôi vẫn có Trò Chuyện với Lan Chi ở Bút Tre (Arizona) nhưng từ 2016 thì …lười quá nên mail cho Chủ Nhiệm xin tạm nghỉ ít lâu. Ít lâu mà kéo dài đến hôm nay 2022. (cười)

17 năm qua, VNCS đã thế nào? Nhờ Mỹ bỏ cấm vận, nhờ NVL mà VNCS được "cứu" qua cơn khủng hoảng. NVL cổ vũ cho "đổi mới" và sau này được Võ Văn Kiệt tiếp nối. Sài Gòn vẫn là đầu tầu cứu cả con tàu VNCS.

17 năm, VNCS tung Nghị Quyêt 36. Hậu quả, một số không nhỏ văn nghệ sĩ ‘bò" về VN với các lý do 1,2,3,4. Hậu quả,một số không nhỏ các cựu quân nhân "bò về hưởng lạc" và khi trở qua hải ngoại thì dốc tâm "phản bội" lý tưởng quốc gia dưới nhiều hình thức (tham gia vẹm tân, mở nhiều tổ chức, hội đoàn để gây chia rẽ, chẻ đôi các Tổ Chức Cộng Đồng hay hội cựu quân nhân, chỉ trích những người ăn cơm nhà vác ngà voi với mục đích làm cho thế hệ 1,5 nản không ra cộng đồng làm việc nữa…). Hậu quả, hải ngoại bây giờ không như thời 1990. Phân hóa. Chia đôi, thâm chí chia năm xẻ bẩy.

17 năm. VNCS đã được Mỹ bỏ cấm vận từ 1990. VN có vị thế đặc biệt vì số lượng người Việt ở Mỹ rất đông và khối lượng người ở hải ngoại đã "chăm chỉ" gửi tiền, quà về. Những cái đó " giúp" cho VNCS qua được cơn hiểm nghèo.

17 năm. VNCS đã dùng tiền của quốc gia để lấn ra hải ngoại và trong nước thì đã xuất hiện những người chống chế độ. Họ được gọi là Tù Nhân Lương Tâm. Tôi nghĩ rằng trong số họ có khi là Thật và cũng có cả Giả.

17 năm. VNCS có Tự Do-Dân Chủ-Nhân Quyền chưa? dễ dàng trả lời "Chưa" vì còn đi theo chế độ độc tài thì làm gì có được những quyền "quý báu" ấy.

Nhưng bây giờ thì cá nhân tôi cảm thấy có chút vô vọng vì đã 47 năm trôi qua. Lứa chúng tôi, thế hệ Một đã và đang dần rơi rụng. Thế hệ 1,5 lứa đầu còn sức khỏe, có thì giờ hơn nhưng thế giới "đang già đi trông thấy", thế giới đang " buồn đi nhiều quá" và dường như nhiệt huyết trong họ cũng không sôi nổi như một thuở nào. Thế hệ 1,5 lứa sau thì có vẻ bị ảnh hưởng bởi giáo dục VNCS (nếu họ trưởng thành ở đây rồi mới qua Mỹ) hoặc chịu ảnh hưởng của giáo dục ở trung học Mỹ nên những suy nghĩ, lòng ái quốc, sự say đắm giòng lịch sử đẹp của đất nước, sự ngưỡng mộ những anh hùng thời lập quốc…, có vẻ khác chúng tôi rất nhiều. Buồn thay. Đau đớn thay.

Thôi thì cứ mặc cho con tạo xoay vần.

Gặp thời thế, thế thời phải thế *

Kiếp làm người cứ thế mà thôi!

Không lẽ như người xưa mà xin làm "cây thông đứng giữa trời mà reo" *

Rừng Gió Brisbane 2022

Hoàng Lan Chi

* Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Công Trứ

BÀI CŨ- 30 NĂM NHÌN LẠI

Những ngày cuối tháng tư người ta ra đi ào ào, còn tôi khờ khạo chẳng biết gì. Không tìm đường đi đã đành mà còn ngây thơ, cho rằng miền Nam không thể mất.Cha mẹ cũng không biết gì vì là nhà giáo.

Sáng 29, cậu em ruột đã xuống tàu lại trèo lên mua ổ bánh mì và bị bỏ lại. Ôi ổ bánh mì! Em tôi đẹp trai, học giỏi, thông minh, nếu đi đuợc lúc đó thì hẳn cả gia đình tôi sau này sớm định cư Mỹ rồi.Trưa 30 tháng 4 nghe Dương Văn Minh đầu hàng, tưởng như giấc mơ. Cứ nghĩ làm sao Mỹ bỏ rơi Việt Nam? Việt Nam, tiền đồn của thế giới tự do. Sau phút bàng hoàng, ngắm nhìn trời Sài Gòn giữa trưa hè bỗng u ám, sầm tối, tôi vội vã đi chùi móng tay và bỏ thùng rác- mọi thứ dính líu đến chế độ cũ hay Mỹ như quân phục của người thân, sách viện trợ có hai bàn tay Việt Mỹ đan nhau…

Tháng năm mùng 2, một cậu trong ban Vật Lý Địa Cầu đến nhà “chị vô trình diện nghe”. Vào trường, đủ mặt bá quan văn võ.Cô Y, giảng nghiệm viên trong ban chúng tôi, đang ở trong phòng “Ủy Ban Quân Quản” để làm nhiệm vụ ghi tên mọi người.Trước kia, cô ta nằm vùng bị cảnh sát bắt bao lần và Thầy Trưởng ban đã bảo lãnh cho ra tù. Mọi phòng bị niêm phong. Có lẽ họ sợ… tài sản bị phá? Chúng tôi ngồi lê la khắp nơi tán gẫu.

1975-1976

Sau khi ghi danh, trường đóng cửa nghỉ để tòan thể giáo chức đi học chính trị. Một năm. Thời gian đầu, tạm thời tôi vẫn đuợc giữ lương cũ nhưng phải bỏ những giờ dạy tư thục. Mọi trường tư đuợc quốc hữu hóa. Các trường đại học tâp trung học chính trị ở Giảng đường Luật Khoa. Học xong thì ai về trường đó, chia nhóm, gọi là tổ để thảo luận.

Tôi còn nhớ một kỷ niệm vui ở Giảng Đuờng Luật Khoa-chính trị viên nói :

-Chúng ta phấn đấu để sau này mỗi nhà có một loa phát thanh!

Cả đám nhà lá (ngồi trên lầu để dễ nói chuyện!)ngó nhau… rồi không nhịn đuợc phá ra cuời.Tiếng cười lan rộng khắp giảng đường. Ngay hôm sau Thành ủy cử chính trị viên khác đến giảng. Cũng tốt thôi để họ biết rằng đám này không phải là dân quê Bến tre mà muốn nói gì cũng được.

Chúng tôi học hành ba trợn. Thành phần cách mạng “Ba lẻ bốn” tức cách mạng sau 30/4 là ra sức học tử tế. Nhưng cuối cùng thì ai cũng đậu. Ai cũng có cái bằng chính trị Mác lê. Thú thật, chỉ sau vài tháng, tôi quên sạch những gì đã học.

1976-1977

Trường bắt đầu xét, cái gọi là biên chế. Lúc đó ai cũng sợ mất việc vì chỉ có công nhân viên là đuợc nhà nước lo.Tiểu thương bị lên án, gọi bằng từ khinh miệt “con buôn”. Sau đó viện cớ tôi “tréo cẳng ngỗng” (học Hóa mà làm bên ban Lý). “Họ” cho tôi làm Thủ thư Thư viện khoa lý. Cũng khỏe. Một mình một cõi.

1977-1980

Từ 1977, thành phố… đói.Chẳng biết gạo ngon đi đâu? Hàng tháng, lãnh nhu yếu phẩm gồm 13 ký gạo hẩm độn mì sợi, bobo, nửa ký đuờng, 100 gram bột ngọt, 10 gói thuốc lá, 4 lít xăng, nửa ký thịt. Thỉnh thỏang đuợc mua cái mùng, lốp xe đạp, vải may áo ….Bấy giờ mới thấm thía những gì người miền Bắc kể lương một tháng chỉ đủ mua một cái áo len”!

Những ngày đầu ôm cái… băng vệ sinh, cuộn giấy kiss me về nhà thấy ngượng ghê lắm. Mỗi khi có hàng đặc biệt về “đột xuất” như cá, công nhân viên bỏ việc, xôn xao, tôi thấy ngậm ngùi. Trí thức vuợt biên, nhiều nhất là năm 1979. Thành ủy phải “viện trợ” một số tiền hàng tháng, cao hơn lương cho các vị Giáo Sư (cấp Tiến Sĩ) để giữ chân những tinh túy này. Tôi sinh con trai đầu lòng năm 78. Thằng bé ra đời trong tình trạng đói kém của tòan thành phố. Tôi bán từng cái áo dài – một thời vàng son đi dạy –mua từng gram thịt cho con… Mẹ tôi, người phụ nữ chỉ biết ở nhà nuôi dạy con theo ý chồng đã phải ra vỉa hè bán cà phê. Lý do, vào Nam với hai bàn tay trắng và cha tôi rất thanh bạch. Chị tôi, dược sĩ cho thuê bằng trước 75, đi dạy thêm trường tư, trước kia sống dư giả thì bây giờ ngoài giờ dạy phổ thông, phụ mẹ tôi bán cà phê mà vẫn không đủ nuôi ba con. Đương nhiên chúng tôi, bao gồm họ hàng và cả gia đình ruột của tôi đều vượt biên. Nhưng bây giờ nghĩ lại, quả là chúng tôi rất dở. Thay vì cả họ chung tiền giao cho một người, lo mua tàu thì có lẽ cả họ đã thóat sớm. Đằng này, không ai tin họ hàng mà tin người ngoài. Mạnh người nào người nấy tìm “tuyeau” riêng! Để rồi ai cũng bị mất, chỉ là nhiều hay ít.

1980-1985

Rồi họ hàng lần lượt thóat. Tôi bị Phòng Xuất Nhập Cảnh từ chối cấp giấy xuất cảnh năm 83 với lý do ghi trong giấy đàng hoàng “trí thức ở lại xây dựng đất nước!” Khỉ nỡm, chỉ vì cả hai vợ chồng đều “thành thật khai báo” nghề nghiệp.Tôi lập tức bỏ trường. Ông xã vẫn tiếp tục với hy vọng sẽ xin được cái giấy “hứa nghỉ việc”. Lê la bán cà phê vỉa hè lại là những ngày vui. Tôi sinh con gái năm 84. Đỡ nghèo hơn trước kia vì cơ quan ông xã làm có tiền và họ hàng gửi chút đỉnh viện trợ. Tiền bán cà phê cóc vỉa hè hơn lương “giáo viên” khi ở Đại Học Khoa Học nhiều. Dạo ấy, Bác sĩ, Luật sư học tập về, đạp xích lô khá nhiều. Lặng nhìn nhau ngậm ngùi cho thân phận trí thức.

1985-1900

Thành phố vẫn còn nghèo dù số tiền và hàng viện trợ của “Việt kiều” gửi về rất khá. Tôi vẫn bán cà phê và đúng là đổ mồ hôi sôi nước mắt vì mái tôn che tạm của quán cóc lề đường chỉ cách đầu hai mét. Họ hàng lần lượt vượt biên. Gia đình tôi quá xui xẻo, không ai đi được.Chị ruột tôi đi chính thức năm 85 và sau đó lần lượt bảo lãnh gia đình và người cuối cùng rời Việt Nam năm 96 là cô em út. Tôi bị dính hồ sơ Úc bên chồng nên không đi Canada. Nhà nước cho nghỉ việc khá nhiều nhân viên của chế độ cũ, dành chỗ cho người từ miền Bắc vào. Thành phố Sài Gòn tràn ngập tiếng Bắc cao lanh lảnh. Giọng nói Hà Nội thanh lịch của thời 1950 không còn, thay vào đó giọng Bắc khá kỳ cục dưới con mắt chúng tôi.

Người ra đi lo chắt chiu gửi từng thùng đồ cho người ở lại. Người ở lại lo bán thùng quà sao cho được giá để bù vào đồng lương ít ỏi mà sống cho qua ngày đọan tháng. Cái ăn chi phối toàn bộ khiến con người không dám nghĩ đến cái gì cao xa hơn. Số lớn gia đình Sài Gòn đều có thân nhân đang tù “cải tạo”. Chỉ số ít tù nhân được về sau năm bẩy năm còn đa số trên mười năm. Những gia đình tan nát vì người vợ trẻ không nuôi được con, đành làm vợ cán bộ. Nhiều gia đình tang tóc vì thân nhân chôn vùi lòng đại dương.

1900-2000

Quả là xã hội mới …đã xóa ranh giới giữa trí thức và lao động. Trí thức – lương ít ỏi – có khi còn thua tài xế xe hàng. Vậy thì cực khổ cho con học làm gì? Nhiều gia đình đã nghĩ thế. Tôi bỗng nhớ đến trường cũ- năm 1977 gì đó, chúng tôi – bao gồm giáo sư cấp Tiến sĩ đến người lao công của Khoa Lý phải theo xe trường xuống cơ sở của trường ở Thủ Đức và thay phiên nhau …lao động trồng dưa hấu. Đất của khoa có sẵn, giống thì mọi người phải chung tiền mua và lao động tưới nước. Kết quả thu họach là mấy sọt dưa hấu như trái cam. Đám người cũ chúng tôi cuời và nói lén với nhau:

-Một nông dân làm bài tóan, mất hai giờ trong khi giáo viên mất mười lăm phút. Cũng như nông dân trồng dưa hấu sẽ to như dưa hấu còn giáo viên thì bằng trái cam! Xã hội đã phân chia ai nhiệm vụ nấy rồi. Bắt trí thức lao động chân tay để đề cao công nhân thì quả là ngu xuẩn!

Đổi đời là thế. Một người bạn nói với tôi “cách mạng là cách cái mạng!” Tôi tự hỏi nếu không có tiền và hàng từ giới tư bản gửi về thì sao nhỉ? Số cán bộ gốc to chắc sẽ chết nhiều hơn vì thuốc tây của khối xã hội chủ nghĩa không thể bằng được thuốc tây của Mỹ Pháp. Xã hội sẽ nghèo hơn vô cùng? Thế mà năm 87 còn ngu xuẩn tính hạn chế Việt Kiều gửi tiền và quà đấy. Cũng may sau đó dân nằm vùng phân tích và dân của cục R sửa sai. Dân nằm vùng, từng sống dưới chế độ tư bản của miền Nam nên biết nhiều hơn. Cục R, ở trong Rừng nên biết ít hơn. Rồi đổi mới và thành phần tư bản mới –được gọi là tư bản đỏ xuất hiện.Đám trí thức cũ của miền nam, dân tự trọng thì vẫn lềnh bềnh lều bều – dân thiếu tự trọng, vuốt đuôi thì cũng nhà cao cửa rộng …

Ba mươi năm. Tôi ngậm ngùi nhớ lại vần thơ viết cho con gái út :

Bé ơi ngàn dặm xa xôi quá

Ai đã xui nên nỗi đọan trường

Vận nước,vận ta, ừ chung nhỉ

Thì thôi, đây đó cũng một chương!

Bé ơi thôi nhé đôi giòng lệ

Ta nuốt vào trong dấu ngậm ngùi

Dõi mắt trông vời nơi cố lý

Nguyện cầu, bé nhỉ, một ngày vui!

Vận nước, vận ta…

Một thời hoa mộng của tuổi trẻ đã trôi hững hờ trong thời kỳ đói kém, đại gia đình tan tác và mình thì công danh sự nghiệp chỉ là con số không to tướng. Tuổi già vẫn long đong nơi xứ người, vẫn cô độc ngay thủ đô –thành phố hoa đào-của bến bờ tự do!

Viết tại Rừng Gió Virginia 2005

Hoàng Lan Chi

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on HLC- 47 năm nhìn lại- April 25, 2022

HLC-Không có thời mạt sách hay mạt pháp- May 24, 2022

VẪN CÓ NGƯỜI TÌM MUA SÁCH BỊ MẤT. KHÔNG CÓ THỜI "MẠT SÁCH"!

Nhiều người than thở là internet ra đời làm sách giấy, báo giấy bị "giết". Điều đó đúng. Bao nhiêu báo giấy phải chuyển qua báo "online". Giới trẻ và giới sồn sồn, có lẽ đa số thích xem trên Ipad, computer hoặc các cụ già thì còn chọn nghe audio book. Vừa nghe vừa làm vườn, bếp…Độc giả của sách giấy, báo giấy thưa dần.

Thế nhưng số người thích sách giấy vẫn còn. Không có con số thống kê nhưng những người này thật đáng quý. Tuy tôi là người thích đọc sách nhưng quả tình bây giờ cũng không đọc được vì mắt kém. Đọc ở net có thể tăng chữ cho to, sách thì không. Tôi để lại ở VA rất nhiều sách và CD nhạc là quà biếu của các tác giả. Tại CA thì "tặng cho tủ sách" của ông anh rể. Ông này có bạn bè nhiều, chắc muốn cho bạn bè ngưỡng mộ khi thấy tủ sách của mình hoặc để bạn bè có cái mà đọc khi họ lưu lại ở nhà ổng vài ngày.

Tuần rồi tôi nhận mail từ một độc giả không quen biết. Tôi fw mail đó cho nhà văn Trường Sơn Lê Xuân Nhị. Những ai qua Mỹ lâu hẳn còn nhớ Nhị có một số sách thuộc loại "best seller". Có lẽ vì Nhị chọn con đường "phóng tác" một số từ truyện "mafia của hải ngoại". Cũng như trước 75, Hoàng Hải Thủy cũng thế. Con đường phóng tác các truyện nước ngoài của ông thành công rực rỡ. Đa số sinh viên thời tôi đều đọc Kiều Giang của Hoàng Hải Thủy. Độc giả này bị mất sách đã mua của Trường Sơn Lê Xuân Nhị vì dọn nhà và nay xin mua lại một số Tôi fw cho Nhị và viết vài giòng " Đây là món quà nhỏ của độc giả dành cho tác giả là em đó. Đúng không".

Vâng, khi nhiều người KHÔNG BÁN được sách mà sách mình được "lùng mua" thì quà đó có thể không nhỏ như HLC viết đâu nhỉ?

Trích mail từ độc giả gửi HLC:

Kính Chào chị Hoàng Lan Chi

Em tên là Cảnh Trần , hiện đang sống ở Tiểu Bang New Jersey

Trước tiên xin chị thứ lỗi cho em vì đã đường đột gởi email để nhờ vả chị . Em tìm nhà văn TSLX NHỊ lâu rồi , tình cờ em có xem một bài viết của chị về sự trao đổi email giữa chị và anh Nhị , vì vậy em nhờ chị chuyển những lời nhắn nầy đến nhà văn TSLX NHỊ

Trước đây em có mua 3 bộ truyện của anh Nhị ( có thủ bút của Tác Giả đề tặng )

1/ Phát Súng Ân Tình

2/ Xếp Alcapone

3/ Ngày Chủ Tịch

Vì em dọn nhà 2 lần nên mấy bộ truyện nầy bị mất , nay em muốn order lại tất cả , giá bìa trên mỗi đầu sách mười mấy năm trước và bây giờ thì chênh lệch rất xa , vì vậy em xin được trả theo như giá bình quân hiện tại là mỗi đầu sách $35.00

Kính mong chị chuyển đến anh Nhị lời chúc sức khỏe , cầu mong anh Nhị sớm BÌNH PHỤC .

Em kính Chúc chị luôn Vui Khỏe

Em Cảm Ơn chị nhiều

Kính

Cảnh Trần

Thật ra, không chỉ Trường Sơn Lê Xuân Nhị mà cuốn "MẶT TRẬN ĐẠI HỌC" của Bạch Diện Thư Sinh cũng là loại TÌM MUA KHÔNG CÓ. Tác giả chỉ tái bản một hai lần gì đó rồi thôi. Xưa, tôi tình cờ biết được Kiệt Lê, một người Phủ Đặc Uỷ Trung Ương Tình Báo, phụ trách Mặt Trận Đại Học Khoa Học Sài Gòn. Vì thế tôi xem Kiệt là "sư huynh". Từ Kiệt, tôi biết đến Bạch Diện Thư Sinh và rất mê cuốn Mặt Trận Đại Học. Tồi bèn phỏng vấn và giới thiệu. Cuốn này "hút" vì viết về mặt trận tình báo giữa ta với vc trong các trường đại học.

ĐÂY CÓ PHẢI THỜI “MẠT PHÁP” KHÔNG

Nhiều khi thấy Dân Chủ thổ tả làm nhiều trò tệ hại, xã hội Mỹ ngày càng loạn, dơ thì chúng tôi bảo nhau "thời mạt pháp"!

Thế nhưng nếu đi một vòng youtube thì sẽ thấy số view, like cho các youtube của Thầy Thích Pháp Hòa hay Minh Niệm, tôi nghĩ rằng: không, không phải thời mạt pháp. Nhất là khi chứng kiến GIỚI TRẺ trong nước tham dự các buổi nói chuyện của Thầy Minh Niệm: tôi rất cảm động. Cảm động vì dưới chế độ CS, nhồi sọ bác, đảng và tràn đầy dối trá, lọc lừa nhưng nhiều người trẻ VẪN TỰ NUÔI DƯỠNG CUỘC SỐNG TINH THẦN bằng việc tìm đọc sách cũ học làm người trước 75. Do đó, họ vẫn đến Chùa để nghe thuyết pháp. Họ vẫn bật youtube để nghe các thầy giảng pháp.

Điều này làm tôi mừng. Rất mừng. Xin cảm ơn vẫn còn có người như Thầy Thích Pháp Hòa để giảng đạo pháp cho mọi người. Hãy tìm xem những youtube (Thầy Pháp Hòa giải đáp): rất hay, vui, thực tế. Rồi sau đó xem tựa mà chọn để nghe. Điều đặc biệt: Thầy Pháp Hòa có bộ mặt từ bi, phúc hậu, rất "đẹp trai". Nhiều phụ nữ còn không được những nét đẹp "mẫu" như Thầy: mắt to bồ câu, mũi thon gọn kín, miệng trái tim…Tôi nói hình Thầy đẹp như hình Phật Thích Ca nhưng chỉ có tai không được dài như Phật mà thôi

THẮC MẮC CÀ “CHỚN”!!

https://www.facebook.com/lanchi7/posts/10229257911093713

Hoàng Lan Chi viết: nhìn thầy Pháp Hòa, mắt bồ câu, mũi kín, miệng thì đúng là MIỆNG TRÁI TIM, đẹp vô cùng kể

Tui théc méc, Thầy có sửa sắc đẹp không há? Nhứt là sửa môi á. Sao mà viền môi của Thầy đẹp quá sức tưởng tượng vậy? Hay là thầy xâm??? Cái này, tui canh, chụp lại từ video à nha

Thầy coi đẹp như hình Phật Thích Ca ! Chỉ có điều Phật TC có tai dài hơn thôi. Video này, Thầy đẹp như Phan An tái thế: https://youtu.be/tMcxyN0Zsjw

Theo link, nhiều comment rất tếu vui

Hoàng Lan Chi

5/2022

Posted in Tạp Ghi | Comments Off on HLC-Không có thời mạt sách hay mạt pháp- May 24, 2022